intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảnh báo bệnh dịch mùa đông bùng phát ở trẻ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

57
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dịch sốt xuất huyết và bệnh chân tay miệng vẫn là hai bệnh ở trẻ nhỏ được dự báo lưu ý trong những tháng cuối năm 2009, phụ huynh cần đặc biệt đề phòng. Thời tiết miền Bắc đang bước vào đợt rét đậm và kéo dài. Dự báo từ nay đến cuối năm, miền Bắc sẽ còn nhiều đợt rét đậm, là điều kiện cho các loại dịch bệnh bùng phát. Theo thông báo của Bệnh viện Nhi đồng I, tháng 11 vẫn là tháng cao điểm của bệnh sốt xuất huyết, trong khi đó bệnh tay chân miệng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảnh báo bệnh dịch mùa đông bùng phát ở trẻ

  1. Cảnh báo bệnh dịch mùa đông bùng phát ở trẻ Dịch sốt xuất huyết và bệnh chân tay miệng vẫn là hai bệnh ở trẻ nhỏ được dự báo lưu ý trong những tháng cuối năm 2009, phụ huynh cần đặc biệt đề phòng. Thời tiết miền Bắc đang bước vào đợt rét đậm và kéo dài. Dự báo từ nay đến cuối năm, miền Bắc sẽ còn nhiều đợt rét đậm, là điều kiện cho các loại dịch bệnh bùng phát. Theo thông báo của Bệnh viện Nhi đồng I, tháng 11 vẫn là tháng cao điểm của bệnh sốt xuất huyết, trong khi đó bệnh tay chân miệng vẫn còn ở mức cao và với tình hình thời tiết như hiện nay, các bệnh về đường hô hấp sẽ không giảm. Dự báo trong những tháng cuối năm, các bệnh này còn gia tăng ở trẻ. 1. Bệnh hô hấp Các đợt rét đậm kéo dài thường làm gia tăng bệnh hô hấp ở trẻ như: viêm phế quản, viêm phổi, cảm cúm,
  2. viêm mũi họng … Trẻ mắc bệnh hô hấp thường có các triệu chứng như: ho (có thể kèm sốt), khó thở, thở nhanh, mũi khô, mặt tím tái… Với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nếu có các triệu chứng trên, phụ huynh cần cho trẻ nhập viện vì viêm hô hấp biến chứng nặng có thể gây tử vong nếu điều trị muộn. Các đợt rét đậm kéo dài thường làm gia tăng bệnh hô hấp ở trẻ 2. Bệnh sốt xuất huyết Bệnh sốt xuất huyết bùng phát thành dịch vào các tháng 9, 10 và hiện vẫn còn diễn biến phức tạp với nhiều trường nặng có sốc (độ III, độ IV), khó điều trị.
  3. Dấu hiệu trẻ sốt xuất huyết: sốt kéo dài đến 7 ngày, không ho, không sổ mũi, không tiêu chảy, cơ thể nổi các nốt xuất huyết, giống vết muỗi cắn, đi ngoài phân đen hoặc ra máu, đau bụng hạ sườn bên phải… Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ bị biến chứng sốc (tay chân lạnh, suy kiệt, lừ đừ), xuất huyết tiêu hoá có thể dẫn tới tử vong. Khi trẻ có những biểu hiện : lừ đừ, tay chân lạnh, ẩm, đau bụng, ói ra máu, tiêu phân đen, chảy máu răng, chảy máu mũi…, cha mẹ cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện, đề phòng biến chứng nặng. 3. Bệnh chân tay miệng Bệnh tay chân miệng đang bước vào chu kỳ tăng trở lại và đang ở mức cao. Theo dự báo của các bác sỹ nhi Bệnh viện Nhi đồng I, số trường hợp nặng, có biến chứng thường rơi vào khoảng thời gian những tháng cuối năm, phụ huynh cần cảnh giác bệnh tay chân miệng có biến chứng.
  4. Hội chứng tay chân miệng do nhóm virus đường ruột gây nên. bệnh dễ lây lan do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh. Triệu chứng là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng; người nổi ban có bọng nước; đau miệng, miệng có các chấm đỏ tổn thương ở lưỡi, nướu và bên trong má; các ban khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Đối với những bệnh nhi đang mắc bệnh tay chân miệng, cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện khi thấy có một trong những biểu hiện sau: sốt cao, giật mình, hốt hoảng, nôn ói nhiều, người run, khó ngủ, da tím… 4. Bệnh tiêu chảy Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp do vi-rút Rota gây nên. Có thể phát hiện trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus với những triệu chứng như sốt, quấy khóc, nôn mửa, đi ngoài nhiều lần,
  5. phân lỏng… Biến chứng nguy hiểm của bệnh là khô kiệt do mất nước và mất muối. Tình trạng mất nước kéo dài từ 4 – 8 ngày và nếu không được bù nước kịp thời có thể dẫn đến suy kiệt cơ thể dẫn đến suy tim, tử vong. Bệnh dễ phát sinh thành dịch do nguy cơ lây chéo cao khiến tiêu chảy mùa đông bùng phát thành dịch rất nhanh.Trẻ bị tiêu chảy là do vi rút nên tuyệt đối cha mẹ không được cho trẻ uống kháng sinh. Khi trẻ có những dấu hiệu của bệnh, cần đưa trẻ đến ngay những trung tâm y tế, bệnh viện để được điều trị kịp thời và có một chế độ chăm sóc đặc biệt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2