intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cắp vặt

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

91
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đi học về, không cần ai nhắc nhở là bé tự làm bài, học bài. Ăn cơm xong, bé giúp mẹ rửa chén đĩa. Cuối tuần, bé ở nhà dọn dẹp nhà cửa gọn gàng. Ai thấy bé cũng khen. Bé là niềm tự hào của ba mẹ. Vậy mà, có tin được không khi bé lại bị bắt quả tang khi đang lấy trộm đồ trong cửa hàng. Cả nhà gần như bị sốc. Tại sao bé lại ăn cắp? Gia đình đâu để cho bé thiếu thốn. Sao bé lại làm thế? Bé ngoan lắm kia mà....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cắp vặt

  1. Cắp vặt Đi học về, không cần ai nhắc nhở là bé tự làm bài, học bài. Ăn cơm xong, bé giúp mẹ rửa chén đĩa. Cuối tuần, bé ở nhà dọn dẹp nhà cửa gọn gàng. Ai thấy bé cũng khen. Bé là niềm tự hào của ba mẹ. Vậy mà, có tin được không khi bé lại bị bắt quả tang khi đang lấy trộm đồ trong cửa hàng. Cả nhà gần như bị sốc. Tại sao bé lại ăn cắp? Gia đình đâu để cho bé thiếu thốn. Sao bé lại làm thế? Bé ngoan lắm kia mà. Tại sao trẻ ăn cắp vặt? Cắp vặt không phải là thói quen thường thấy ở một lứa tuổi đặc biệt nào đó mà có thể xảy ra ở trẻ tuổi mẫu giáo, 6-7 tuổi và ngay cả trẻ ở tuổi thanh thiếu niên. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn trẻ đến hành động trên:  Trẻ nhỏ đánh cắp một vật nào đó mình thích mà không cần biết vật đó có giá trị không hoặc lấy một món đồ mà không trả tiền là sai.
  2.  Trẻ ở cấp tiểu học thì đã hiểu rằng không được lấy đồ trong cửa hàng mà không trả tiền nhưng rồi chúng cũng không cưỡng lại hành động sai quấy trên vì không tự chủ được bản thân.  Thanh thiếu niên chắc chắn đã nhận thức được đánh cắp là một việc xấu nhưng rồi chúng cũng không kềm nén được hoặc bắt chước chúng bạn. Thậm chí một số đứa trẻ tin rằng chúng có thể thoát khỏi nơi chúng đánh cắp đồ. Một khi cha mẹ cho chúng quá nhiều quyền quyết định và tự do, một số lại trở nên bất trị, nổi loạn, chúng thể hiện cái tôi của mình bằng cách ăn cắp đồ của người khác. Ngoài những lý do trên, cũng có những nguyên nhân phức tạp khác làm dẫn đến hành động trên. Trẻ giận dữ hoặc chúng muốn được người khác quan tâm đến chúng. Hành động đánh cắp phản ánh những vấn đề khó khăn và căng thẳng mà chúng gặp phải ở nhà, ở trường hoặc trong quan hệ bạn bè. Một số ăn cắp vì chúng cảm nhận hành động đó như một lời kêu gọi giúp đỡ khi bị tổn thương về tình cảm hoặc bị cha mẹ đánh đập.
  3. "Bọn trẻ cũng thường ăn cắp nếu chúng đang nổi giận, hoặc bất hoà giữa cha mẹ hoặc cũng có thể chúng muốn níu kéo cuộc hôn nhân của cha mẹ. Lạ hơn nữa chúng ăn cắp chỉ vì chúng muốn làm như vậy chứ không có một nguyên nhân sâu xa nào cả”, theo bác sĩ tâm lý Mary C. Gentile, bang Maryland. Một số ăn cắp vì chúng không có khả năng mua sắm những gì chúng cần hoặc thích. Trong vài trường hợp, trẻ con và cả trẻ ở tuổi thanh thiếu niên lấy trộm các món đồ hiệu hoặc để thoả mãn cơn nghiện của mình. Cha mẹ cần phải tìm ra nguyên nhân thì mớI có thể giúp trẻ bỏ được tật xấu này. Vậy thì phản ứng của người lớn phải như thế nào? Phản ứng của cha mẹ khi đứa con của mình bị bắt vì tội ăn cắp còn tùy thuộc vào số lần đánh cắp của nó, lần đầu tiên hay đã nhiều lần. "Nếu sự việc đó chỉ xảy ra một lần duy nhất và đứa bé tỏ ra ăn năn, lo lắng thì chỉ cần nói chuyện vớI bé một lần rồi thôi.Còn nếu hành động trên vẫn tiếp diễn thì vấn đề không còn đơn giản nữa”.
  4. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ phảI giải thích cho bé hiểu ăn cắp là một việc làm sai, khi trẻ lấy một món đồ nào đó mà không hỏi ý kiến hoặc trả tiền cho món đồ đó thì nó sẽ làm ngườI khác phiền lòng. Nếu trẻ thuộc nhóm tuổi mẫu giáo lấy một cái bánh hoặc cây kẹo, khi cha mẹ phát hiện hành động đó của nó thì phải giải thích cho bé hiểu, đồng thời trả lại món đồ đó. Còn nếu nó đã ăn cục kẹo rồi thì phụ huynh phải dẫn bé trở lại cửa hàng, nhắc bé xin lỗi và trả tiền cho cục kẹo nó đã ăn. Đối với trẻ lớn hơn, điều quan trọng là phải trả lại món đồ trẻ đánh cắp. Khi bé học lớp 1 hoặc lớp 2, chắc hẳn bé đã được học và hiểu thế nào là “ăn cắp”. Việc trả lại món đồ bé đánh cắp sẽ khiến bé xấu hổ và đây sẽ là bài học nhớ đời của nó. Trải qua tình huống xấu hổ như vậy, việc cha mẹ giúp bé nhận ra điều sai và giải quyết được vấn đề là điều phải làm. Mắng nhiếc thái quá hoặc đánh đập là không cần thiết và có thể là phản tác dụng. Trẻ tức giận và lại có những việc làm tồi tệ hơn. Một khi bạn phát hiện trong balô của con mình có cái vòng đeo tay của bạn nó và khi bạn hỏi đến thì nó đưa ra những
  5. lý do hết sức vô lý hoặc chốI quanh thì bạn phảI giải thích cho bé biết cảm nhận của bạn bé như thế nào khi biết được cô bạn của mình lại là người đánh cắp cái vòng của mình. Khuyến khích trẻ gọi điện cho bạn xin lỗi, giải thích và hoàn trả lại. Đối với những sự việc tương tự xảy ra ở thanh thiếu niên thì cha mẹ lại càng phải để ý và tìm cách dạy trẻ vì mức độ nghiêm trọng cao hơn. Ví dụ, nếu được báo là trẻ bị bắt vì ăn cắp gì đó trong cửa hàng thì cha mẹ nên dắt trẻ đến phòng an ninh để giải thích và xin lỗi. Trẻ sẽ hiểu và không bao giờ tái phạm nữa. Nếu là lần đầu tiên thì rất có thể là người chủ cửa hàng sẽ chấp nhận lời xin lỗi, thông cảm và cho qua, không khiếu kiện. Tuy nhiên, hiếm có cơ may như vậy cho những lần sau. Trẻ ở bất cứ độ tuổi nào cũng cần phải được hành động ăn cắp như vậy sẽ ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của người bán hàng và giá tiền của món hàng đó cũng tăng lên. Ăn cắp là một hành động vô đạo đức và vi phạm pháp luật,
  6. nó có thể mang đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như bị tù chẳng hạn. Nếu trẻ lấy tiền của cha mẹ, hãy dạy chúng cách để trả lại món tiền đó như làm việc nhà. Tuy nhiên, điều quan trọng là cha mẹ không được giả bộ bất cẩn trong việc quản lý tiền bạc để bắt tại trận khi chúng đang ăn cắp. Có người than phiền rằng “Con tôi ăn cắp tiền của tôi và rồi tôi giả bộ để quên 50000 đồng trên bàn…”. Điều này là không nên vì bạn đang hủy hoại lòng tin của mình dành cho con và nếu trẻ biết được điều này, nó sẽ hết sức thất vọng vì cha mẹ không tin nó và có thể sẽ lại sai phạm. Giúp đỡ Nếu sự việc cứ lặp đi lặp lại. Bạn cần thăm hỏi ý kiến của các chuyên gia. Nếu không tích cựa giúp trẻ thì sự việc sẽ ngày càng nghiêm trọng. Chuyên gia tâm lý sẽ đánh giá vấn đề và có lời khuyên cụ thể. Nên thường xuyên nói chuyện với cô giáo và bạn bè của con và cũng đừng quên nói chuyện với chính con mình. Đôi khi những người láng giềng hoặc gia đình người bạn lại là người trẻ có thể trút
  7. bầu tâm sự khi trẻ không cảm thấy thoải mái để thổ lộ với cha mẹ mình. Tìm các tài liệu nói về tật xấu này và ghi nhớ số điện thoại của những người có thể cho bạn lời khuyên hoặc thông tin. Một phần ba trong số các đứa trẻ bị bắt vì tội ăn cắp cho biết chúng gặp nhiều khó khăn trong quá trình rèn luyện để bỏ tật xấu này vì vậy cha mẹ phải giúp trẻ hiểu được tại sao ăn cắp là hành động xấu trước khi nó trở thành vấn đề nghiêm trọng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2