intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cha mẹ và sự phát triển của con cái - Phần 15

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

136
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Được 3 tuổi, trẻ bắt đầu chịu nhiều ảnh hưởng của bạn bè. Trẻ từ 3 đến 4 tuổi đã chín chắn đủ để có sự tương tác với những trẻ khác - trẻ sẵn sàng chơi chung và biết cách chia sẻ với nhau. Vì thế đây chính là độ tuổi thích hợp để đưa con bạn tới trường hay một tập thể nào đó có tổ chức. Những tổ chức như vậy cho trẻ nhiều cơ hội để mở rộng những kỹ năng xã hội khi học cách hòa hợp với những trẻ cùng trang lứa. Chia...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cha mẹ và sự phát triển của con cái - Phần 15

  1. Sức thu hút của bạn bè Được 3 tuổi, trẻ bắt đầu chịu nhiều ảnh hưởng của bạn bè. Trẻ từ 3 đến 4 tuổi đã chín chắn đủ để có sự tương tác với những trẻ khác - trẻ sẵn sàng chơi chung và biết cách chia sẻ với nhau. Vì thế đây chính là độ tuổi thích hợp để đưa con bạn tới trường hay một tập thể nào đó có tổ chức. Những tổ chức như vậy cho trẻ nhiều cơ hội để mở rộng những kỹ năng xã hội khi học cách hòa hợp với những trẻ cùng trang lứa. Chia sẻ Khi trẻ 3 tuổi trở nên nhạy cảm hơn đối với tình cảm của người khác, trẻ sẽ dần dần từ bỏ những kiểu tự cho mình là trung tâm và bắt đầu chơi chung với các bạn. Trẻ em độ tuổi này có khả năng hiểu được sự thông cảm tốt hơn trẻ 2 tuổi, thay phiên nhau chơi, và cùng giải quyết vấn đề. Ví dụ, theo phương cách riêng của mình, nhiều trẻ 3-4 tuổi có thể nghĩ ra một giải pháp của riêng chúng khi tranh cãi về đồ chơi ưa thích. Vai trò của bạn là động viên những hành vi cộng tác như vậy dù vẫn giữ khoảng cách với chúng. Chỉ nên can thiệp khi thấy trẻ có thể sắp bị tổn thương hoặc buồn quá sức. Bạn có thể gợi ý cho trẻ dùng lời nói để giải quyết những mâu thuẫn thay vì dựa vào những hành động của thể lý hay những tình cảm bột phát. Nếu bạn có khuynh hướng nóng nảy trong những tình huống căng thẳng, thì bạn cố làm dịu những phản ứng của bạn khi có sự hiện diện của trẻ. Mặt khác,
  2. con của bạn có thể bắt đầu bắt chước những phản ứng mạnh mẽ của bạn khi nó cảm thấy căng thẳng. Phép thần kỳ của trò chơi đóng kịch Vì lứa tuổi này trẻ có nhiều trò chơi tưởng tượng nên con của bạn có thể bị cuốn vào những trò chơi đóng kịch với các bạn. Ðiều này có thể giúp trẻ phát triển những kỹ năng xã hội quan trọng như sự chú ý và giao tiếp qua lời nói cũng như hành động. Trò chơi giả vờ cho phép trẻ và búp bê thử bất kỳ vai diễn nào mà trẻ thích, như vậy có thể giúp trẻ bắt đầu khám phá ra những ý tưởng có tính xã hội phức tạp như lòng trắc ẩn, sự độc ác, và quyền lực. Cần cung cấp cho con bạn và các bạn của nó một thùng đồ cải trang cho trò chơi tưởng tượng (những trang phục làm việc tại nhà, quần áo đã sờn, những bộ chén dĩa nhựa), rồi để cho lũ trẻ diễn xuất trong một thế giới đầy tưởng tượng với nhau. Ảnh hưởng tích cực của bạn bè Mong muốn được nhóm bạn bè chấp nhận có thể khiến trẻ làm những điều mà trước đây chúng không bao giờ chịu làm cho cha mẹ. Ví dụ, chúng có thể ăn rau, cất đồ chơi, và ngủ trưa, đơn giản chỉ vì các bạn khác cũng làm. Tuy nhiên có thể bạn không may mắn lắm khi có lúc bạn phải dọn dẹp phòng chơi của trẻ. Ở đây, bài học cho các bậc cha mẹ là gì? Bạn bè có ý nghĩa quan trọng: vì thế bạn hãy biết ơn tất cả những ảnh hưởng tốt của bạn bè đối với cách sống của con bạn, sự tiến bộ, thói quen ăn uống, và giờ giấc ngủ nghỉ của chúng.
  3. Những ảnh hưởng không tích cực lắm từ bạn bè Trẻ ở độ tuổi chưa đến trường sẽ phải tốn mất một thời gian dài để thích ứng với suy nghĩ và cách đối xử hợp với bạn bè. Ðiều này có nghĩa là những hành động và lời nói của trẻ sẽ không hợp với những nguyên tắc mà bạn đã dày công dạy trẻ từ khi trẻ chập chững biết đi. Trẻ cũng bắt đầu nhận ra rằng có những giá trị và những quan điểm khác ngoài những điều mà trẻ đã được tiếp nhận từ gia đình. Trẻ có thể kiểm tra sự khám phá mới này bằng cách đòi làm những điều mà chúng không được phép làm như xem tivi nhiều hơn, ăn vặt, hoặc chơi những trò chơi bạo lực. Ðừng lo lắng nếu trẻ trải qua giai đoạn luôn thách thức bạn - hoặc hỗn láo trước mọi người. Hãy bình tĩnh biểu hiện sự không vừa lòng khi trẻ đối xử hỗn xược, nếu không, bạn sẽ đánh mất một cơ hội tốt để dập tắt thái độ hỗn xược trước khi nó đâm rễ sâu nơi trẻ. Một chuyên gia khuyên: "Các bậc cha mẹ đừng nao núng trước những cách hành xử như vậy, đó là tiến trình phát triển bình thường, bạn không cần phản ứng quá mạnh mẽ, thì nó cũng sẽ không thể kéo dài được. Chỉ cần bình tĩnh nói "Mẹ không thích như vậy. Hãy bỏ ngay." Vấn đề chọn lựa Ở độ tuổi này, trẻ tự kiếm bạn bè riêng của mình. Trong khi chơi ngay bên cạnh những bạn cùng độ tuổi, trẻ sẽ nhận ra rằng không phải mọi người đều nghĩ và làm những điều giống y như trẻ vẫn làm, và mỗi người bạn có những phẩm chất khác,
  4. một số phẩm chất trẻ thích và có những cái trẻ không thích. Trẻ bắt đầu lựa chọn ra một số bạn nhất định và phát triển tình bạn với những người bạn ấy. Khi trẻ xây dựng mối quan hệ xã hội này, trẻ cũng sẽ khám phá ra rằng trẻ có những cá tính độc đáo mà các trẻ khác khâm phục - sự khám phá này sẽ giúp nảy sinh lòng tự trọng nơi trẻ. Ðừng ép một tình bạn nếu chúng không giao cảm với nhau. Ðối với người lớn, không phải tính khí, nhân cách, hay tác phong của mọi trẻ đều ăn ý ngay với các bạn khác. Thay vào đó, vai trò của bạn là động viên những tình bạn đang phát triển này. Mời những người bạn của trẻ cùng đi nghỉ hè hay đến nhà bạn đó. Trẻ trong độ tuổi này có thể rất tự hào để chia sẻ gia đình của mình và những vật sở hữu với các bạn. (Xin lưu ý, gia đình chỉ cần niềm nở và tiếp đãi ân cần, đó là yếu tố giúp nuôi dưỡng lòng tự trọng của trẻ chứ không phải là sự giàu có hay đầy những đồ chơi đắt tiền.) Khi con bạn vừa mới đến 4 tuổi, trẻ buộc phải có một cuộc sống xã hội bận rộn với bạn bè, và rất có thể sẽ có một người bạn thân nhất (thường, chứ không luôn luôn, là cùng phái). Nếu con bạn không tiếp xúc với bạn cùng lứa tuổi như bình thường, thì bạn nên đưa trẻ đến với những trẻ khác ở những sân chơi hay những tổ chức hoạt động cho trẻ chưa tới trường, để trẻ có cơ hội gặp và làm bạn với những trẻ em khác cùng trang lứa.
  5. Tại sao bé 2 tuổi thích leo trèo? Đến một lúc nào đó bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy đứa con hai tuổi của mình cứ đưa chân đòi bước lên cao! Mới cách đó 1-2 tháng, bé còn rất hớn hở khi được chạy khắp nhà. Bây giờ bé lại muốn “đi lên”, muốn lên cầu thang hoặc thích trèo lên bàn lên ghế. Động lực khiến bé thích leo trèo được hình thành từ 3 yếu tố: sự tò mò (tính sẵn có từ lúc mới sinh), sự phát triển về thể chất (bé chững chạc hơn) và sự tự tin (bé 2 tuổi coi trời bằng vung, không biết sợ là gì). Khi sự phối hợp tay và chân trở nên nhuần nhuyễn, đứa trẻ thường có những hành động sau: • Đứng yên và rồi cố gắng bật, nhảy cách xa một đoạn bằng 2 chân một lúc. • Di chuyển lòng vòng quanh nhà, đầu thì đang nghĩ đến “tìm vật gì để khám phá” mà không đâm sầm vào vật dụng nào cả. • Đẩy xe đồ chơi đi quanh nhà mà không tông vào đồ đạc trong nhà và cũng không bị vấp chân. • Tự mình bước lên bậc thang, trong khi bước xuống thì một tay phải vịn lan can hoặc dựa vào tường. • Nhảy từ trên bậc thang đầu tiên xuống mà không bị mất thăng bằng. • Leo lên cầu thang gỗ nhỏ có một bên là cầu trượt, leo lên thang rồi trượt xuống, thậm chí còn mạo hiểm leo lên bằng tay cầm cầu thang.
  6. Và rồi, không có gì lạ khi lúc nào bé cũng muốn được leo trèo dù là đang chơi hay đang ăn. Nhiều khi bạn không bắt được bé vì bé trèo quá cao và lại khóc đòi người lớn bế xuống. Vừa được mang xuống thì ngay tức khắc bé lại trèo lên. Vào ngày hôm sau, bé đã quên béng hết sự nguy hiểm, những rủi ro khi leo trèo. Khuyến khích nhưng có giới hạn Người lớn nên khuyến khích trẻ phát triển kỹ năng leo trèo của mình nhưng “an toàn là trên hết” nên phải chú ý đến giới hạn: Giải thích “an toàn”: Luôn nhắc nhở trẻ những quy định an toàn. Đừng hăm dọa làm bé sợ mà chỉ cần giải thích là bé sẽ bị đau nếu bé bị ngã từ trên cao xuống. Điều này rất quan trọng vì trẻ thường nghĩ rằng tai nạn chỉ xảy ra với người khác chứ không thể nào xảy ra với bé. Tạo cơ hội cho bé có thể leo trèo nhưng luôn đảm bảo an toàn: bé chẳng bao giờ chối bỏ một cơ hội nào để được leo trèo dù bạn có cho phép hay không, nên tốt nhất là tạo cơ hội cho bé có thể leo trèo nhưng luôn đảm bảo an toàn. Đừng quên cho bé ra ngoài chơi để vận động thân thể. Luôn để mắt đến bé: Không cần lúc nào cũng lẽo đẽo theo sát bé nhưng càng ở bên bé càng nhiều càng tốt nhất là khi bé đang chơi trò leo trèo, chơi ngoài sân hoặc trong công viên.
  7. Khen bé khi thấy bé leo cẩn thận: đó là khi bé leo chậm rãi, tay nắm chắc tay cầm và mắt nhìn chân; hãy khen bé và nói cho bé biết rằng bạn rất an tâm khi thấy bé không leo vội vã mà biết cách “leo cầu thang như một người lớn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2