intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

chiến lược marketing 2

Chia sẻ: Cac Tus | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

61
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'chiến lược marketing 2', kinh doanh - tiếp thị, tiếp thị - bán hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: chiến lược marketing 2

  1. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa xuất khẩu rồi đóng gói gạo xuất khẩu. Qui trình này bỏ qua các bước trung gian (giảm bớt chi phí) và rất chặt chẻ đầu ra nên Thái Lan hầu như là kiểm soát được chất lượng cũng như số lượng gạo xuất khẩu. - Tuy giá cao hơn gạo Việt Nam (theo bảng 6 thì giá gạo của Thái Lan luôn cao hơn Việt Nam 3 đến 25 USD/tấn) nhưng người Thái không lo sợ cạnh tranh về giá vì giá gạo do giá trị của gạo quyết định chứ không phải do chi phí cao. Một thuận lợi cho gạo Thái Lan nữa là các nước xuất khẩu khác (trong đó có Việt Nam) giảm sản lượng xuất khẩu. Một điểm mạnh nữa là các doanh nghiệp xuất khẩu gạoThái Lan đã có nhiều kinh nghiệm xuất khẩu trên thị trường thế giới. Về phía khó khăn thì: - Hiện nay nông dân Thái Lan đang đối mặt với tình trạng hạn hán kéo dài nhưng đây là khó khăn chung trên thế giới (Việt Nam cũng bị ảnh hưởng) - Khó khăn thứ 2 cho gạo Thái Lan là nguồn dự trữ quá thấp, theo dự đoán trên bảng 7 thì mức dự trữ mùa vụ 2003/2004 là 0 (xem bảng 7). Đây là điểm yếu của gạo Thái Lan. - 40 - SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
  2. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa Bảng 6:GÍA GẠO CHÀO BÁN TẠI MỘT SỐ THỜI ĐIỂM ĐVT:USD Thái Lan Ấn Độ Việt Nam Ngày 15% 25% 15% 25% 15% 25% 189 176 164 158 1/30/2003 152 2/27/2003 168 162 3/31/2003 157 170 165 4/28/2003 188 174 160 175 170 5/27/2003 196 181 175 168 163 6/30/2003 188 175 175 167 160 7/24/2003 189 178 175 171 165 8/31/2003 186 176 175 179 169 9/30/2003 185 179 175 185 175 10/23/2003 186 178 175 180 177 11/30/2003 191 183 185 180 12/31/2003 213 197 195 187 182 1/30/2004 206 201 195 198 193 2/27/2004 241 234 197 214 209 3/18/2004 175 151 140 171 4/10/2004 (Nguồn: Công ty ANGIMEX) 1.3.3.3. Gạo Ấn Độ : Trên thị trường thế giới, gạo Ấn Độ xuất khẩu đứng thứ 3 (chiếm thị phần 16% trên thế giới) nhưng lượng gạo chất lượng cao rất ít ỏi (các loại gạo cao cấp chỉ được trồng Haryana và Punjab với sản lượng ước lượng năm 2003 là 1,5 triệu tấn) Bên cạnh đó, cũng như Việt nam, có đến hơn 4000 giống gạo ở Ấn Độ, được phân chia thành 2 loại: loại thường và loại A do đó chất lượng gạo cũng không ổn định. Không được khả năng cạnh tranh về chất lượng, Ấn Độ tận dụng triệt để ưu thế về giá. Chính Phủ có mức hỗ trợ giá ở mức 120,8$/tấn lúa thường và 127,5$/tấn loại A. Chính phủ còn có chính sách cho phép công ty xuất khẩu được mua gạo trực tiếp từ nông dân và sẽ được hoàn trả lại chi phí vận chuyển. Trên - 41 - SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
  3. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa bảng 5 giá gạo của Ấn Độ luôn chênh lệch với gạo Việt Nam 2 đến 10 USD/tấn và giá chào mới nhất thấp hơn đến 31 USD/tấn. Tuy nhiên các công ty xuất khẩu gạo của Ấn Độ lại rất kém trong công tác marketing. Các nhà chuyên môn ví Ấn Độ như là “người mua giá” (price- buyer) vì nhà xuất khẩu chỉ bán khi có đơn đặt hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, giống như Thái Lan, mức dự trữ rất thấp (=0) cũng là điểm yếu của gạo Ấn Độ (xem bảng 7). Bảng 7:THỐNG KÊ CUNG CẦU GẠO THẾ GIỚI ĐVT: Tấn Chỉ tiêu 2001/02 2002/03 2003/04 Ấn Độ Dự trữ 0 0 0 Nhập khẩu 87.35 80.74 84.875 Nhu cầu trong nước 6.3 5.44 2.75 Xuất khẩu 24.48 11 12.405 Thái Lan Dự trữ 0.02 0 0 Nhập khẩu 9.77 9.92 10.2 Nhu cầu trong nước 7.25 7.55 8.75 Xuất khẩu 2.4 2.13 0.89 Việt Nam Dự trữ 0.04 0.04 0.04 Nhập khẩu 17.3 17.8 18.2 Nhu cầu trong nước 3.25 3.8 4 Xuất khẩu 3.49 3.47 2.56 (Nguồn:U.S Dept of Agriculture) 2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG: 2.1. Marketing: Hiện nay, công ty chưa có phòng Marketing riêng biệt. Công tác marketing do phòng Kế Hoạch- Xuất nhập khẩu và chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh đảm trách. 2.1.1. Mua hàng (xem bảng 8 ): - 42 - SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
  4. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa Công ty mua hàng để dự trữ và cung cấp cho hợp ký kết ( lượng cung cấp cho hợp đồng chiếm hơn 50% lượng mua vào). Thời điểm mua tập trung nhất thường là vào 2 mùa thu hoạch chính: vụ Đông Xuân từ tháng 2 đến tháng 4 và vụ Hè Thu từ tháng 6 đến tháng 9. Theo số liệu bảng 8 thì lượng gạo mua vào tăng đều qua các năm chỉ có năm 2002 thấp hơn (chỉ đạt 78,98% cùng kỳ). Đặc biệt năm 2003, sản lượng mua cao nhất trong vòng 5 năm, trong đó mua cao nhất là trong tháng 03 đạt 75.000 tấn, bình quân 2582 tấn/ngày với giá bình quân là 2171 đ/kg (giá mua vào cao nhất là tháng 10: 2484 đ/kg). Hàng năm thì có gần 25% lượng gạo thành phẩm trong tổng lượng gạo mua vào, mà giá gạo thành phẩm cao hơn so với tự sản xuất và chất lượng lại không đảm bảo, nhưng công ty vẫn phải mua để giao kịp hợp đồng. Điều này ảnh hưởng xấu đến thương hiệu công ty. 2.1.2. Bán hàng (xem bảng 8): Theo bảng 8, lượng hàng bán hằng năm đều tăng so với cùng kỳ, chỉ riêng năm 2002 giảm do lượng các hợp đồng xuất khẩu giảm. Trong đó, lượng bán nội địa chỉ chiếm số lượng nhỏ so với lượng bán chứng tỏ công ty chưa quan tâm nhiều thị truờng nội địa. Bên cạnh đó, lượng bán xuất khẩu trực tiếp lại tăng giảm bất thường không tạo nên sự ổn định đầu ra và đầu vào. Và hiện nay công ty cũng chưa chủ động tạo ra được nhu cầu thị trường xuất khẩu ổn định, mà nguyên nhân chủ yếu là do bán hàng chưa có thương hiệu. - 43 - SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
  5. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa Bảng 8:LƯỢNG GẠO MUA VÀO VÀ BÁN RA ĐVT: Tấn 1999 2000 2001 2002 2003 So với Thực hiện Kế hoạch Thực hiện So với cùng kỳ Thực hiện So với cùng kỳ Thực hiện So với cùng kỳ Thực hiện cùng kỳ 198028 197832 99% 287903 145.52% 227380 78.98% 382000 168.19% MUA VÀO 27818 41711 67008 160.65% 15863 23.67% 35180 133.25% Gạo thành phẩm 14.05% 21.08% 23.27% 6.98% 9.21% Tỉ lệ so với tổng mua 181496 179500 264482 146.67% 194703 77.88% 318070 163.11% BÁN RA 31265 34035.54 53247.52 302.51% 10893.44 BÁN NỘI ĐỊA 181496 148235 123.53% 230446.46 165.90% 141455.5 64.30% 307176.6 214.70% XUẤT KHẨU GẠO 123106 123.11% 114235 93% 179356 157.01% 83636 46.63% 270095 - Trực tiếp 17180 34000 93% 17602 155.62% 57819 109.28% 35102 70.7500% - Uỷ thác 41210 137.37% 31265 76% 106332 56.30% 53248 302.55% - Cung ứng xuất khẩu (Nguồn: Công ty ANGIMEX) - 44 - SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
  6. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa 2.1.3. Định giá: Hiện nay công ty định giá với khách hàng phụ thuộc vào giá cả trên thị trường và tham khảo giá do Hiệp Hội cung cấp. 2.1.4. Phân phối : Ở thị trường nội địa, công ty hiện nay chưa có hệ thống bán lẻ, còn khi xuất ra nước ngoài chủ yếu là cho các công ty nhập khẩu trung gian qua 3 hình thức: xuất khẩu trực tiếp, uỷ thác xuất khẩu và cung ứng xuất khẩu. Nhìn chung, công ty chỉ có hệ thống phân phối là các đầu mối trung gian và các nhà kinh doanh sỉ. Như vậy là công ty chưa đưa được sản phẩm đến người tiêu dùng trực tiếp. 2.1.5. Chiêu thị: - Hằng năm công ty có đưa cán bộ- công nhân viên ra nước ngoài tìm hiểu thị trường và khách hàng và công tác cập nhật thông tin về khách hàng khá tốt. - Công ty đang triển khai mạng luới thông tin toàn công ty để thuận tiện trong việc cập nhật thông tin mới về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về thị trường, về chính sách mới,…Mạng lưới thông tin này luôn được cải thiện để bắt kịp nhịp độ thương mại. - Công ty cũng thường xuyên tham gia các hội chợ quốc tế và trong nước nhưng chỉ ở mức độ tham khảo, chưa đưa ra hướng quảng cáo, khuếch trương công ty. - Mặc dù, công ty đã thành lập xí nghiệp Sản Xuất Kinh Doanh Bao Bì Vận Tải góp phần chủ động hơn trong công tác giao hàng và vận chuyển. Nhưng vẫn chỉ đóng gói bao lớn, nên khách hàng tiêu thụ cuối cùng vẫn chưa biết đến thương hiệu. Tóm lại, điều quan trọng nhất là sản phẩm của công ty đưa ra thị trường chưa có thương hiệu, gạo chỉ chứa trong những bao lớn, không in nhãn hiệu của công ty, chính vì vậy mà giá trị gạo của công ty chưa cao. Đây là vấn để cần giải quyết ngay trong bối cảnh hiện nay. - 45 - SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương Sưu t m b i: www.daihoc.com.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2