intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHỦ ĐIỂM : LỄ HỘI MÙA XUÂN - KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 10 - Thứ 5

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

141
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'chủ điểm : lễ hội mùa xuân - kế hoạch hoạt động tuần 10 - thứ 5', tài liệu phổ thông, mầm non - mẫu giáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHỦ ĐIỂM : LỄ HỘI MÙA XUÂN - KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 10 - Thứ 5

  1. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN CHỦ ĐIỂM : LỄ HỘI MÙA XUÂN TUẦN X Thứ, Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Tên Hoạt động - Trẻ nói về - Trò chuyện 1 - ĐÓN - Trò chuyện - Trò chuyện - Trẻ kể về gia đình với trẻ về TRẺ với trẻ về với trẻ về thời công việc ở trong ngày lễ thời tiết mùa thức ăn trong tiết mùa xuân. nhà vào mùa hội, bố, mẹ xuân. ngày lễ hội. xuân. làm gì ? 2 -THỂ - Bài tập : hô - Ôn đội hình, - Bài tập hô - Bài tập - Bài tập hô DỤC hấp. đội ngũ. hấp. phát triển hấp. VẬN - Trò chơi : chung . ĐỘNG Kéo co. - THỂ DỤC - GDÂN : 3 -HOẠT : Mùa xuân đến - LQVT : - VĂN HỌC - TẠO HÌNH ĐỘNG Nhảy khép rồi. Số 5. : Thơ : Mùa Vẽ cây mùa
  2. CHUNG và tách chân - MTXQ : xuân. xuân. vào ô. Trò chuyện về - LQCC : mùa xuân, tết Tô chữ : Nguyên đán. l,m,n 4 -HOẠT - Quan sát - Quan sát làng - Quan sát cây - Quan sát - Quan sát ĐỘNG thời tiết mùa quê vào mùa cối xung hiện tượng bầu trời mùa NGOÀI xuân. xuân. quanh lớp vào thiên nhiên xuân. TRỜI mùa xuân. vào mùa xuân. - Xây dựng vườn hoa, chợ hoa, trong ngày lễ mùa xuân. - Góc phân vai : cho trẻ bán các loại hoa, bánh kẹo trong ngày lễ tết. 5 -HOẠT - Trẻ biết trồng hoa, cây cảnh để phục vụ ngày tết. ĐỘNG - Trẻ biết vẽ, nặn, tô các loại hoa có ở ngày tết. GÓC - Trẻ hát múa những bài hát về mùa xuân. - Trẻ làm 6 -HOẠT - Làm quen - Dạy trẻ làm - Trẻ làm quen quen với - Nhận xét ĐỘNG âm nhạc : quen với tiếng với thơ : Mùa tiếng việt. tuyên TỰ Mùa xuân việt. xuân. - Dạy trẻ làm dương, phát CHỌN đến rồi. - Giáo dục lễ - Giáo dục vệ quen với một phiếu bé
  3. phép. sinh. số bài thơ. ngoan. Thứ 5 1)Đón trẻ: TRẺ NÓI VỀ GIA ĐÌNH TRONG NGÀY LỄ HỘI. ANH, CHỊ, EM LÀM GÌ TRONG NGÀY TẾT I/Mục đích: - Trẻ biết được các thành viên trong gia đình, phải làm gì trong ngày lễ, ngày tết.. III/Phương pháp: - Đàm thoại. IV/Cách tiến hành : 1)Ổn định giới thiệu : - Cho lớp vừa đi vòng tròn vừa hát bài “sắp đến tết rồi” - Các con vừa hát bài hát nói về ngày gì sắp đếp ? - Ngày tết sắp đến bố con làm gì ? - Mẹ con làm gì ? - Anh, chị cháu làm gì ? - Còn con làm gì ?
  4. - Cô tóm tắt lại : Trong ngày tết gia đình bận nhiều công việc như : bố phải dọn dẹp nhà cử, mẹ làm bánh, mứt. Chị thì giúp bố, mẹ, còn các con phải giúp bố mẹ trông em, quét nhà nhớ chưa nào. 2)Kết thúc : Cho trẻ đọc thơ : Hoa đào ưa rét Hoa đào thắm đỏ Mùa xuân hội tụ Lấm tấm mưa bay Hoa mai dát vàng Niềm vui, nụ chồi Hoa mai chỉ say Thoắt mùa xuân sang Đào mai nở rộ Nắng pha chút gió Thi nhau nở rộ Đẹp hai phương trời. - Cho trẻ đọc 4-5 lần và nghỉ. -------------000-------------- 2)Thể dục vận động : BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG I/Mục đích: - Nhằm giúp trẻ phát triển về thể lực, rèn luyện cho trẻ tác phong biết xếp đội hình đội ngũ di chuyển từ dọc sang ngang, thành hình tròn. II/Chuẩn bị: - Sân tập bằng phẳng , rộng - Cô thuộc động tác. III/Tiến hành: 1/ Khởi động:
  5. - Cho lớp đi thành vòng tròn, đi làm theo người dẫn đầu : chim bay, cò bay, đứng một chân, chạy nhanh, chạy chậm,...(Khoảng 3 phút). - Sau đó chuyển đội hình kết hợp bài hát, xếp thành 3 hàng ngang tập bài phát triển chung. 2/ Trọng động : + ĐT Tay : Tập với vòng hoặc gậy - TTCB : Đứng thẳng hai tay cầm vòng thả dọc thân. - Nhịp 1 : Bước chân trái sang trái một bước (chân rộng bằng vai)tay đưa trước ( vòng trước ngực). - Nhịp 2 : Tay cầm vòng đưa cao, mắt nhìn theo vòng - Nhịp 3 như nhịp 1. - Nhịp 4 về TTCB. - Nhịp : 5,6,7,8 như trên nhưng đổi chân. + ĐT Chân : ngồi khuỵu gối - TTCB : Đứng thẳng hai tay cầm vòng thả dọc thân ( vòng hướng trước) - Nhịp 1 : Tay đưa lên cao, kiễng gót. - Nhịp 2 : Ngồi khuỵu gối, thẳng lưng, tay đưa ra trước,(vòng hướng trước). - Nhịp 3 : Như nhịp 1. - Nhịp 4 về TTCB. - Nhịp : 5, 6, 7,8 như trên. + Động tác lườn : Đứng nghiêng người sang hai bên . - TTCB : Đứng thẳng, hai tay cầm vòng thả dọc thân. - Nhịp 1 : Bước chân trái sang trái, hai tay đưa lên cao (vòng hướng trước).
  6. - Nhịp 2 : Nghiêng người sang bên trái tay thẳng lên cao. - Nhịp 3 : Như nhịp 1. - Nhịp 4 : Về tư thế chuẩn bị. - Nhịp 5,6,7,8 Nghiêng người sang phải, đổi chân. + Động tác bật : - TTCB : Đứng khép chân, tay chống hông vòng để dưới đất.(phía trước) - Nhịp 1 : Nhúp bật vào giữa vòng tròn. - Nhịp 2 : Bật ra khỏi vòng tròn. - Nhịp 3 : Như nhịp 1. - Nhịp 4 : Như nhịp 2. - Nhịp : 5, 6, 7, 8 như trên. Sau đó chuyển đội hình vừa đi vừa hát “Sắp đến tết rồi” và xếp hai hàng ngang đứng đối diện và cách nhau 3-4 m. 3/Hồi tĩnh : cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng. ---------------000------------- 3)HOẠT ĐỘNG CHUNG: MÔN : LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC ĐỀ TÀI : THƠ : MÙA XUÂN. I/ Yêu cầu : 1/Kiến thức - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. - Trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ, đọc thơ diễn cảm. - Thể hiện âm diệu, nhip điệu phù hợp với nội dung baì thơ. 2/Kỹ năng
  7. - Rèn luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm. - Kỹ năng trả lời câu hỏi. 3/Giáo dục - Trẻ biết yêu thiên nhiên. Yêu cảnh đẹp của mùa xuân. 4)Phát triển : - Phát triển ngôn ngữ : bồng bềnh, lồng lộng, xanh rờn, hây hẩy, đầm ấm, ríu rít. - Phát triển trí nhớ. - Phát triển khả năng cảm thụ văn học. II.Chuẩn bị: - Tranh minh họa nội dung bài thơ. - Bài thơ chữ to viết trên tờ lịch.(chữ in thường). - Một số tranh phong cảnh mùa xuân. - Cô thuộc thơ, đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng âm điệu, giọng điệu. III. Phương pháp - Trực quan, đàm thoại ,thực hành . - Tích hợp: âm nhạc, môi trường xung quanh, trò chơi. IV/ Cách tiến hành :
  8. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1)Ổn định, dẫn dắt giới thiệu: - Cho trẻ hát bài “Cùng hát mừng mùa xuân” và đến - Trẻ hát và đi theo cô. phòng tranh. - Trẻ đàm thoại cùng - Đàm thoại với trẻ về mùa xuân thông qua nội dung cô. các bứt tranh - Trẻ lắng nghe và trả + Các con thấy khung cảnh mùa xuân trong các bức lời. tranh này như thế nào ? - Trẻ trả lời. + Đố các con đây là hoa gì ? + Cánh hoa dài hay trong ? - Trẻ trả lời. + Hoa này có màu gì ? - Trẻ lắng nghe. - Giáo dục : Trong vườn có nhiều loại hoa, mỗi loại hoa có một màu sắc, hình dáng khác nhau. Hoa làm tăng - Trẻ về chỗ và hát thê vẻ đẹp nhất là vào ngày tết, nhà nào cũng cắm hoa. cùng cô. Vì vậy các con không được ngắt hoa nhé, hoa nở nhiều nhất vào mùa xuân. - Trẻ lắng nghe. - Dẫn trẻ về lớp kết hợp bài hát. - Cô và các con vừa đi đâu về. À 1 rất đẹp phải không các con, ngoài ra cô còn có một bài thơ nói về mùa xuân - Trẻ lắng nghe. có cảnh đẹp của thiên nhiên, trẻ rủ nhau đi chơi, chim ca - Trẻ trả lời. ríu rít đó là bài thơ “Mùa xuân” của Tú Mỡ. - Trẻ thực hiện. 2)Hoạt động nhận thức : - Trẻ lắng nghe. a) Giáo viên đọc thơ cho trẻ nghe: - Cô đọc thơ lần 1 : đọc diễn cảm.
  9. - Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả ? - Chuyển đội hình đến góc truyện tranh, kết hợp bài - Trẻ lắng nghe. hát : - Cô đọc thơ lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh. * Cô giải thích nội dung bài thơ : Trong bài thơ tác - Trẻ thực hiên. giả tả cảnh đẹp của mùa xuân. Bầu trời trong xanh, - Trẻ lắng nghe. những đám mây trắng bay giữa bầu trời, có nắng âm, mưa phún, cây cối đâm chồi nẩy lộc và đàn chim hát ríu - Trẻ chú ý lắng nghe. rít vì cảnh đẹp của mùa xuân. - Trẻ đọc cùng cô. * Giải thích từ khó : - Tổ đọc. + Bồng bềnh : trạng thái không bay lên, cũng không rơi - Nhóm đọc. xuống. - Cá nhân đọc. + Lồng lộng : không gian xa, rộng, có nghĩa là rất cao - Lớp đọc. và xa. - Trẻ vừa đi vừa hát. + Xanh rờn : màu xanh non rất đẹp . + Hây hẩy : gió nhẹ, đủ làm cho những chiếc lá rung - Trẻ lắng nghe. nhẹ. + Đầm ấm : cảm giác ấm cúng, xua đi cái lạnh. + Ríu rít : tiếng kêu, hát của chú chim. - Trẻ trả lời. - Cho trẻ về chỗ kết hợp bài thơ. - Cô cũng có bài thơ viết trên tờ lịch, bây gìơ các con lắng nghe cô đọc lại bài thơ nhé. - Cô đọc thơ lần 3 kết hợp chỉ vào đầu dòng của câu thơ. - Trẻ lắng nghe.
  10. b)Dạy trẻ đọc thơ: - Cho lớp đọc thơ chữ to cùng cô.( cô chỉ vào đầu câu) - Trẻ thực hiện. - Cô cất thơ chữ to và mời từng tổ đọc. - Cô mời nhóm đọc, ( 2-3 nhóm) đọc luân phiên, nối tiếp bài thơ. - Cô mời các nhân trẻ đọc.( 3-4 trẻ đọc) - Cho lớp đọc lại 1 lần. c) Đàm thoại : - Cho trẻ đến vườn cổ tích vừa đi vừa hát cùng cô bài “ Vui đến trường”. - Các con đã đến vườn cổ tích rồi, ở đây cô tiên có rất nhiều bông hoa đẹp, trong mỗi bông hoa có một bí mật, các con có thích khám phá bí mật đó không nào ? Để xem bí mật đó như thế nào, các con hái hoa nhé. Lần lượt cho trẻ hái hoa, cô đàm thoại cùng trẻ với hệ thống câu hỏi : - Các con vừa được học bài thơ gì ? - Bài thơ “Mùa xuân” của tác giả nào ? - Bài thơ nói về mùa nào? - Bầu trời mùa xuân như thế nào ? - Thời tiết mùa xuân ra sao ? - Con có thích mùa xuân không ? - Vì sao con lại thích ? * Cô tóm lại : vào mũa xuân, khí trời rất dễ chịu, có
  11. mưa phùn, có nắng ấm, cây cối đâm chồi, nẩy lộc. Để cho mùa xuân thêm đẹp các con hãy trồng thật nhiều hoa nhé. d)Hoạt động chuyển tiếp : Cho trẻ đọc lại bài thơ. Hỏi tên tác giả, tên bài thơ. -----------000----------- 4)Hoạt động ngoài trời:QUAN SÁT HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN VÀO MÙA XUÂN I/Mục đích: - Trẻ biết về thời tiết mùa xuân có mưa phùn, có ắng ấm. II/Chuẩn bị : - Tranh vẽ cảnh mùa xuân. III/Cách tiến hành : 1/ Ổn định giới thiệu : - Các con à, để biết hiện tượng thiên nhiên vào mùa xuân như thế nào, các con hát bài “Sắp đến tết rồi ” và đi ra ngoài nhé.
  12. 2/ Tổ chức cho trẻ hoạt động. a/ Hoạt động quan sát có mục đích. - Cho trẻ xem tranh về hiện tượng thiên nhiên. - Hỏi trẻ bức tranh vẽ cảnh gì ? - Mưa là hiện tượng thiên nhiên. Hôm nay cô sẽ cho lớp quan sát thời tiết mùa xuân nhé. - Cô đặt câu hỏi liên quan đến nội dung quan sát. b/ Hoạt động tập thể: - Các con nhìn xem hiện tượng thiên nhiên hôm nay như thế nào ? - Bầu trời nắng hay mưa ? - Có mặt trời mọc không ? - Bầu trời có sáng không ? - Vì sao con biết trời nắng ? - Các con có nhìn lên mặt trời được không ? - Vì sao không được ? - Cô tóm lại : các con à ! hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong ngày, hôm thì trời nắng, hôm thì trơì mưa, chẳng hạn như hôm nay là trời nắng, có mặt trời mọc, bầu trời rất sáng, chúng ta không thể nhì thẳng lên mặt trời được vì sẽ bị chói mắt chúng ta. Khi trời nắng đi ngoài trời các con phải đội mũ để khỏi bị đau nhơa chưa. c/ Trò chơi tự chọn: - Trò chơi : “Nhảy qua suối nhỏ”. + Chẩn bị : vẽ hai đường thẳng song song dài 3m rộng 30 - 35cm. + Luật chơi : Nhảy chụm hai chân.
  13. + Cách chơi : Khi tổ chức cho trẻ chơi, cô nên lợi dụng những điều kiện tự nhiên ngoài trời, hàng gạch, vệch nứt trên sân,… cho trẻ đứng thanh nhóm theo hàng ngang để nhảy. Cô có thể vẽ các vòng tròn liên tục làm hồ, trẻ giả làm “con ếch” nhảy từ hồ nọ sang hồ kia, vừa nhảy vừa kêu “ộp, ộp” Tiến hành cho trẻ chơi. - Trò chơi : Viết số 5 dưới sàn nhà, chia trẻ theo tổ và viết theo yêu cầu của cô. 3/ Kết thúc: Cho trẻ làm đoàn tàu vào lớp. ----------000--------- 6)Hoạt động tự chọn : DẠY TRẺ LÀM QUEN VỚI TIẾNG VIỆT I/Mục đích: - Trẻ được làm quen với tiếng việt hằng ngày. - Phát triển vốn từ cho trẻ. II/Chuẩn bị : - Nhiều bài thơ có ở địa phương. II/Cách tiến hành: - Cô giới thiệu tên bài thơ, tên nhạc sỹ. - Cô đọc mẫu vài lần. - Cô tập cho lớp đọc. (Cô đọc trước, trẻ đọc sau, đọc theo từng câu). - Cô cùng trẻ đọc đồng giao. Tiếng con chim ri Gọi cô gọi chú Gọi dì, gọi câu Tiếng con tu hú Tiếng con sáo sậu Gọi chú gọi gì
  14. Gọi cậu gọi cô Mau mau tỉnh dậy Tiếng con cồ cồ Mà đi ra đồng. - Cho trẻ đọc từng câu . - Giáo dục vệ sinh. ---------------- ------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2