intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chữa chàm ở trẻ em - Thuốc gì?

Chia sẻ: Xeko Xeko | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

143
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chàm (còn gọi là viêm da cơ địa) là một dạng viêm da dị ứng mạn tính, thường xuất hiện ở trẻ em nhưng có thể diễn biến kéo dài đến tuổi trưởng thành, một số ít trường hợp bệnh có thể xuất hiện ở người lớn. Bệnh thường xảy ra ở những người có cơ địa mắc các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn... Tổn thương da cấp tính hay gặp ở trẻ em, đặc trưng bởi các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chữa chàm ở trẻ em - Thuốc gì?

  1. Chữa chàm ở trẻ em - Thuốc gì? Biểu hiện chàm trên da tay trẻ. Chàm (còn gọi là viêm da cơ địa) là một dạng viêm da dị ứng mạn tính, thường xuất hiện ở trẻ em nhưng có thể diễn biến kéo dài đến tuổi trưởng thành, một số ít trường hợp bệnh có thể xuất hiện ở người lớn. Bệnh thường xảy ra ở những người có cơ địa mắc các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn...
  2. Tổn thương da cấp tính hay gặp ở trẻ em, đặc trưng bởi các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề, ngứa nhiều, nhất là về đêm. Giai đoạn mạn tính thường biểu hiện với các đám sẩn đỏ, dầy sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Ở trẻ em, vị trí tổn thương thường gặp là ở mặt, da đầu, bàn tay, bàn chân, cẳng tay, cẳng chân. Trong những trường hợp bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở cánh tay, bàn tay, khuỷu tay và khoeo chân.
  3. Hiện nay, không loại thuốc nào có thể điều trị khỏi dứt điểm viêm da cơ địa. Có 3 biện pháp cơ bản cần được tiến hành song song là chăm sóc da, loại trừ nguyên nhân gây bệnh hoặc làm nặng bệnh và điều trị bằng thuốc. Để giữ độ ẩm cho da, người bệnh nên tránh tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng da như xà phòng, chất sát trùng, hoá chất, khói thuốc lá, rượu bia... Sử dụng gạc ướt để đắp các tổn thương da nặng hoặc kéo dài giúp giảm ngứa và làm mềm da. Những loại thức ăn làm nặng bệnh cần phải được loại trừ khỏi chế độ ăn. Nếu bụi nhà là thủ phạm, nên lau rửa giường, thay ga đệm hàng tuần, dùng quạt gió để giảm độ ẩm trong nhà... Các loại glucocorticoid bôi tại chỗ như betamethasone, clobetasone thường được sử dụng 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp, sau khi bệnh đã được kiểm soát, có thể bôi cách ngày hoặc 2 lần mỗi tuần tại nơi tổn thương để ngăn ngừa bệnh tái phát.
  4. Tác dụng phụ của thuốc tùy thuộc vào cường độ tác dụng và thời gian sử dụng thuốc, thường gặp nhất là rạn da, nổi trứng cá, dãn mạch, teo da... Những loại glucocorticoid có tác dụng mạnh (như sicorten plus, dermovate...) chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và tại những vùng dày sừng, không dùng ở mặt và những vùng da mỏng. Một số thuốc ức chế miễn dịch bôi tại chỗ như tacrolimus có hiệu quả và độ an toàn khá cao trong điều trị viêm da cơ địa. Các thuốc kháng histamin thế hệ 1 như chlopheniramin, hydroxyzin có tác dụng an thần và giảm ngứa nên được sử dụng vào tối trước khi đi ngủ để giảm ngứa về đêm. Glucocorticoid đường uống hoặc tiêm mặc dù có tác dụng tốt nhưng thường gây tái phát bệnh mạnh hơn sau khi ngưng thuốc nên chỉ sử dụng trong những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với các điều trị tại chỗ.
  5. Lưu ý dùng ngừng hẳn. Chiếu tia cực tím tại chỗ được sử dụng trong những trường hợp nặng và không đáp ứng với các thuốc điều trị. Tác dụng phụ hay gặp là nổi ban đỏ, rát và ngứa da, rối loạn sắc tố.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2