intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương trình phối hợp số 191/CTPH-UBDT-LMHTXVN

Chia sẻ: Thanh Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

103
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương trình phối hợp số 191/CTPH-UBDT-LMHTXVN về việc hỗ trợ giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thực hiện các chương trình kinh tế xã hội do Ủy ban Dân tộc và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam ban hành

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương trình phối hợp số 191/CTPH-UBDT-LMHTXVN

  1. ỦY BAN DÂN TỘC- LIÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MINH HỢP TÁC XÃ VIỆT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NAM ******* ***** Số: 191/CTPH-UBDT- Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2007 LMHTXVN CHƯƠNG TRÌNH VỀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2007 – 2010 Căn cứ Nghị định số 51/2003 ngày 16/05/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban dân tộc; Căn cứ Quyết định số 75/2005/QĐ-TTg ngày 11/04/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Thực hiện Chỉ thị số 22/2003/CT-TTg ngày 03/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về kinh tế tập thể; Căn cứ vào kết luận số 08-KL/TW ngày 14/12/2006 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tình hình 5 năm thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Ủy ban Dân tộc và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thống nhất chương trình phối hợp hoạt động nhằm phát triển kinh tế tập thể đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi với những nội dung sau: I. MỤC TIÊU - Nâng cao nhận thức và phát huy sức mạnh tổng hợp của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế. - Phối hợp chặt chẽ trong việc hỗ trợ giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thực hiện các chương trình kinh tế xã hội. Tăng cường ổn định đời sống vật chất và tinh thần, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nơi vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. - Tăng cường công tác quản lý Nhà nước của Ủy ban Dân tộc và các hoạt động hỗ trợ của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đối với khu vực kinh tế tập thể. Xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã giúp cho khu vực kinh tế ở miền núi nâng cao năng lực hội nhập với nền kinh tế đất nước và quốc tế. II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2007- 2010
  2. 1. Phối hợp trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân phát triển kinh tế tập thể 1.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối, các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. 1.2. Chỉ đạo báo chí của hai cơ quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mở chuyên mục về phát triển kinh tế xã hội ở miền núi. Vận động đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hợp tác, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, hướng dẫn việc hình thành, phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã. 2. Tham mưu đề xuất cho Chính phủ xây dựng các chính sách nhằm phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. 2.1. Phối hợp tổng hợp tình hình, nghiên cứu đề xuất với Chính phủ ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn về các lĩnh vực: tài chính, tín dụng, đất đai, chuyển giao khoa học kỹ thuật,...cho các hợp tác xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi. 2.2. Tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể của nhà nước đối với khu vực dân tộc và miền núi. 3. Thực hiện công tác nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình phát triển kinh tế, xã hội. 3.1. Phối hợp trong công tác nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin, tổ chức các cuộc kiểm tra việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo của Nhà nước trong vùng dân tộc. 3.2. Tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát tình hình khu vực kinh tế tập thể, hướng dẫn xây dựng mô hình tổ chức kinh tế tập thể phù hợp với trình độ, tập quán của các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Chú trọng xây dựng các mô hình định canh, định cư, trồng và bảo vệ tài nguyên rừng gắn với phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. 3.3. Phối hợp xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án hướng dẫn giúp đỡ, các tổ hợp tác, hợp tác xã thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án phát triển do Uỷ ban Dân tộc triển khai gắn với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi . 4. Phối hợp trong công tác đào tạo bồi dưỡng và dạy nghề cho cán bộ, xã viên và người lao động trong vùng dân tộc và miền núi. 4.1. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì và phối hợp với Uỷ ban Dân tộc thực hiện các khoá đào tạo cho cán bộ hợp tác xã để nâng cao năng lực quản lý thực hiện các hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. 4.2. Phối hợp thực hiện các chương trình khuyến nông, khuyến công thông qua việc tổ chức các lớp dạy nghề cho xã viên và người lao động ở khu vực miền núi. Giúp cho đồng
  3. bào có thêm việc làm, đặc biệt đối với các hộ dân tộc nghèo vươn lên ổn định cuộc sống. Góp phần phát triển khu vực kinh tế tập thể ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Ở cấp Trung ương - Ủy ban Dân tộc và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai, theo dõi, chỉ đạo thực hiện chương trình phối hợp hoạt động tới các tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. - Giao cho Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) và Ban Chính sách phát triển Hợp tác xã (Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) thực hiện nhiệm vụ thường trực Chương trình phối hợp hoạt động này. - Bộ phận thường trực của hai cơ quan thường xuyên trao đổi thông tin, đề xuất nội dung cụ thể, phối hợp kiểm tra ở cơ sở, rút kinh nghiệm và đề xuất với lãnh đạo hai cơ quan các biện pháp giải quyết kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. - Hàng năm hai cơ quan tiến hành sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện chương trình phối hợp và đề ra chương trình phối hợp cụ thể năm sau. Cuối giai đoạn tiến hành tổng kết, đánh giá hiệu quả của chương trình. 2. Đối với địa phương - Ban Dân tộc và Liên minh Hợp tác xã các địa phương căn cứ vào Chương trình phối hợp của Trung ương, xây dựng chương trình phối hợp hoạt động cụ thể phù hợp với từng địa phương; đề xuất các giải pháp và tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung chương trình phối hợp. - Thực hiện các quy định về báo cáo thống kê, sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện chương trình phối hợp hoạt động với Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Dân tộc và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam để chỉ đạo. CHỦ TỊCH BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM LIÊN MINH HTX VIỆT NAM ỦY BAN DÂN TỘC Nguyễn Tiến Quân Ksor Phước
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2