intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ hội và thách thức của việt nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN

Chia sẻ: Hang Thanh Tung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

316
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cơ hội và thách thức của việt nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN của tác giả Nguyễn Thị Tâm giới thiệu về Cộng đồng kinh tế ASEAN, hành động của Việt Nam khi gia nhập cũng như thời cơ và thách. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ hội và thách thức của việt nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM<br /> KHI GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN<br /> NCS. Nguyễn Thị Tâm<br /> Bộ Lao động Thương binh & Xã hội<br /> Tóm tắt<br /> Sau khi trình bày về quá trình hình thành và mục tiêu phát triển của Cộng đồng<br /> kinh tế ASEAN (AEC), hành động của Việt Nam và ASEAN đang thực hiện trong AEC,<br /> tác giả đã phân tích sâu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập AEC. Xét về<br /> cơ hội, Việt Nam có được một thị trường hàng hoá và dịch vụ rộng lớn hơn,<br /> Việt Nam cũng sẽ có cơ hội thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn, đặc biệt là từ<br /> các nước có nền kinh tế phát triển cao hơn như Singapore, Indonesia và nâng cao năng<br /> lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt<br /> Nam sẽ có điều kiện giảm chi phí, hạ giá thành hàng xuất khẩu, góp phần gia tăng năng<br /> lực cạnh tranh. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội là những thách thức không nhỏ do hầu<br /> hết các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ nhỏ bé về quy mô mà còn cả công nghệ. Thời<br /> điểm cộng đồng ASEAN bắt đầu có hiệu lực vào năm 2015, các doanh nghiệp Việt Nam<br /> sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh từ hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ ASEAN, đầu<br /> tư của các nước ASEAN. Một số ngành sẽ phải thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa.<br /> Từ khoá: Cộng đồng kinh tế ASEAN, AEC, Việt Nam<br /> Abstract<br /> After an overivew on the process of formation, objectives of the ASEAN Economic<br /> Community (AEC), and the actions of Vietnam and ASEAN in implementing the AEC, the<br /> author has in-depth analysis of the opportunities and challenges Vietnam joined the AEC.<br /> In terms of opportunities, Vietnam can have access to a broader good and service<br /> market. Vietnam will have the opportunity to attract more foreign investment, especially<br /> from countries with higher level economic development such as Singapore and Indonesia<br /> and raise competitiveness of Vietnam's exports. However, besides the opportunties, there<br /> are big challenges. Most of Vietnam's enterprises are small not only in size but also in<br /> technology. When AEC is established in 2015, Vietnam's enterprises will face<br /> competition from imported goods and services, and investment from ASEAN countries.<br /> Some industries will have to narrow production and even shut down.<br /> Key words: ASEAN Economic Commutinty, AEC, Vietnam<br /> 1. Giới thiệu về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)<br /> Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập từ năm 1967, hiện tại<br /> bao gồm 10 nước: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines,<br /> Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Hiệp hội ASEAN dựa trên 03 trụ cột chính: an ninh<br /> chính trị; kinh tế; văn hóa xã hội. Kinh nghiệm thực tế từ cuộc khủng hoảng tài chính<br /> Đông Á năm 1997/1998, cộng thêm sự nổi lên của các nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ<br /> đã khiến các nước ASEAN quyết tâm tạo ra một cộng đồng hợp tác kinh tế mạnh mẽ, gắn<br /> 1<br /> <br /> kết hơn. Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội ASEAN năm 1997 tại Kualar Lumpur, Malaysia<br /> đã ra Tuyên bố về Tầm nhìn ASEAN 2020 với ý tưởng biến ASEAN thành một khu vực<br /> phát triển ổn định, hội nhập và cạnh tranh, thiết lập một cộng đồng kinh tế khu vực vào<br /> năm 2020. Vào năm 2003, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Bali đã quyết đinh đẩy nhanh<br /> quá trình hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (Asean Economic Community - AEC),<br /> thay vì thời hạn 2020, các nước quyết định hình thành AEC vào cuối năm 2015. Năm<br /> 2007 thông qua Kế hoạch AEC 2007 đặt ra các thời hạn rõ ràng cụ thể cho các nước<br /> thành viên ASEAN thực hiện để hình thành AEC, với mục đích hợp nhất các quốc gia<br /> thành viên thành một cộng đồng kinh tế chung vào ngày 31/12/2015. Không giống như<br /> EU, ASEAN không tạo lập các tổ chức quản lý trung ương như Ủy ban Liên minh châu<br /> Âu EU hay Ngân hàng Trung ương châu Âu mà sẽ tập trung vào việc xóa bỏ các rào cản<br /> kinh doanh, thương mại.<br /> Kế hoạch AEC bao gồm 04 trụ cột (04 nội dung then chốt): tạo lập một thị trường<br /> và cơ sở sản xuất thống nhất; tạo lập một khu vực kinh tế cạnh tranh cao; thúc đẩy sự<br /> phát triển kinh tế công bằng; xây dựng một khu vực hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế<br /> toàn cầu. Tóm lại, AEC sẽ biến ASEAN thành một khu vực với sự tự do dịch chuyển<br /> hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có kỹ năng và tự do dịch chuyển dòng vốn.<br /> Liên quan đến việc tạo lập một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, các quốc<br /> gia thành viên ASEAN đang tập trung thực hiện giảm và tiến tới xóa bỏ các rào cản để<br /> đảm bảo dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và vốn trở nên tự do giữa các nước ASEAN. Đối<br /> với lĩnh vực dịch vụ tài chính, các quốc gia thành viên đã cam kết tự do hóa mạnh mẽ,<br /> xóa bỏ các hạn chế trong các ngành ngân hàng, bảo hiểm và các thị trường vốn vào năm<br /> 2015. Điều này bao hàm tự do hóa 4 phương thức cung cấp thương mại dịch vụ qua biên<br /> giới như được định nghĩa trong WTO - là cung cấp thương mại dịch vụ qua biên giới<br /> (phương thức 1), Tiêu dùng (sử dụng dịch vụ) ở nước ngoài (phương thức 2), Hiện diện<br /> thương mại (Phương thức 3) và Tự do dịch chuyển cá nhân (Phương thức 4) .<br /> 2. Hành động của Việt Nam & ASEAN để thực hiện hội nhập AEC<br /> Hiện nay, trong khối ASEAN, Việt Nam được đánh giá là một trong bốn thành<br /> viên có tỷ lệ hoàn thành tốt nhất các cam kết trong Lộ trình tổng thể thực hiện AEC. Việt<br /> Nam đã tham gia hợp tác một cách toàn diện với các nước ASEAN từ các lĩnh vực truyền<br /> thống như: thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, nông nghiệp, giao thông vận tải, viễn<br /> thông, cho đến các lĩnh vực mới như: bảo hộ sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, bảo vệ<br /> người tiêu dùng… Cho tới nay, Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu cho hơn 10 nghìn<br /> dòng thuế xuống mức 0 - 5% theo ATIGA, chiếm khoảng 98% số dòng thuế trong biểu<br /> thuế.<br /> Về thương mại hàng hoá, ASEAN đã sửa đổi, bổ bổ sung các hiệp định kinh tế<br /> ASEAN, trong đó Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) được ký kết ngày<br /> 26/02/2009 tại Thái Lan. Nghị định thư về sửa đổi một số Hiệp định kinh tế ASEAN liên<br /> quan đến thương mại hàng hóa đã được ký ngày 08/3/2013 trong dịp Hội nghị AEM<br /> Retreat lần thứ 19 tại Hà Nội. Các nước cũng đang trong quá trình thảo luận về các vấn<br /> đề hàng rào phi thuế quan trong ASEAN và 7 nước thành viên (gồm Brunei, Indonesia,<br /> Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) đã thử nghiệm thành công kết<br /> nối cổng ASW trong cơ chế hải quan một cửa ASEAN.<br /> Về thương mại dịch vụ, ASEAN đã có những thỏa thuận giúp các bên sớm hoàn<br /> tất các thủ tục cần thiết để Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân có hiệu lực, trên cơ<br /> 2<br /> <br /> sở đó tạo thuận lợi cho việc di chuyển của các cá nhân tham gia vào các hoạt động<br /> thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư trong khu vực. Bên cạnh đó, việc<br /> thực thi Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2011 - 2015 cũng đang được tích cực triển<br /> khai nhằm tạo thuận lợi cho di chuyển của những người làm du lịch thông qua các thỏa<br /> thuận công nhận lẫn nhau.<br /> Về đầu tư, ASEAN đang trong giai đoạn thực thi Hiệp định ACIA, trong đó quá<br /> trình rà soát lẫn nhau đã được triển khai nhằm giám sát việc xóa bỏ các hạn chế/trở ngại<br /> hoặc cải thiện các biện pháp theo Kế hoạch tổng thể về xây dựng AEC nhằm thúc đẩy<br /> ASEAN thành một khu vực thu hút đầu tư thống nhất.<br /> Về quyền sở hữu trí tuệ, việc thực thi kế hoạch làm việc với 28 sáng kiến và 5<br /> mục tiêu chiến lược trong Kế hoạch hành động IPR ASEAN 2012 - 2015 đã giúp nâng<br /> cao tính pháp lý và chính sách trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến sở hữu trí<br /> tuệ.<br /> 3. Những cơ hội khi gia nhập AEC của Việt Nam<br /> Cơ hội có được một thị trường rộng lớn hơn<br /> ASEAN có tổng GDP trên 2,7 nghìn tỷ USD, tăng trưởng trung bình 5%-6% hàng<br /> năm. Dân số trên 600 triệu người, với cơ cấu dân số tương đối trẻ. Thu nhập bình quân<br /> đầu người trên 4.500 USD/người/năm. Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2012 đạt 110 tỷ<br /> USD. Tổng giá trị giao dịch thương mại 2,5 nghìn tỷ USD (*). AEC với việc tự do hóa<br /> dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ trong khu vực ASEAN sẽ khuyến khích các hoạt động<br /> kinh doanh và đầu tư lớn hơn ở khu vực. Đầu tư nước ngoài trực tiếp gia tăng và hoạt<br /> động kinh tế ở khu vực đương nhiên sẽ mang lại việc gia tăng nhu cầu bảo hiểm ở Đông<br /> Nam Á. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ<br /> nhiều hơn ở các nước khác trong khu vực ASEAN… Đây là cơ hội tốt để các doanh<br /> nghiệp Việt Nam nắm bắt thời cơ mở rộng thị trường. Mặt khác, AEC tạo lập một khu<br /> vực thị trường và sản xuất thống nhất, dẫn đến kinh tế của nhiều nước trở nên phồn vinh<br /> hơn, dẫn đến tăng thu nhập và hình thành nên một lượng mới người tiêu dùng trung lưu<br /> với thu nhập cao - cũng là đối tượng khách hàng rất tiềm năng của các doanh nghiệp.<br /> Cơ hội mở rộng xuất khẩu<br /> Khi tham gia vào AEC, thị trường xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam sẽ ngày<br /> càng mở rộng. Thêm vào đó, Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút được nhiều vốn đầu tư nước<br /> ngoài hơn, đặc biệt là từ các nước có nền kinh tế phát triển cao hơn như Singapore,<br /> Indonesia...<br /> “Điều quan trọng nhất là việc tham gia sâu rộng vào AEC sẽ giúp Việt Nam tăng<br /> cường cải cách nền kinh tế ở trong nước theo những tiêu chuẩn của hội nhập, giúp cho<br /> nền kinh tế Việt Nam phát triển hiệu quả hơn, qua đó dần vượt qua những thách thức.”,<br /> Theo Ông Nguyễn Hồng Sơn - Hiệu trường Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia<br /> Hà Nội.<br /> AEC giúp tăng trưởng xuất khẩu. ASEAN hiện là đối tác thương mại quan trọng<br /> hàng đầu của Việt Nam và là động lực giúp nền kinh tế nước ta duy trì tốc độ tăng trưởng<br /> và xuất khẩu trong nhiều năm qua, vượt trên cả EU, Nhật Bản, Trung Quốc hay Hoa Kỳ.<br /> Với lợi thế là khu vực phát triển năng động, gần gũi về địa lý, quan hệ thương mại giữa<br /> Việt Nam và ASEAN có mức tăng trưởng cao. So với năm 2002, thương mại hai chiều<br /> Việt Nam và ASEAN năm 2013 đã tăng hơn 5 lần, chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất<br /> 3<br /> <br /> nhập khẩu của cả nước. Giai đoạn 2002 - 2013, nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình<br /> của Việt Nam sang ASEAN đạt 28,4%/năm và nhập khẩu đạt 27%/năm.Từ năm 2010,<br /> kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia, Indonexia, Philippines, Thái Lan,<br /> Singapore đều đạt trên 1 tỷ USD.<br /> Cơ hội mở ra cho thấy khi AEC đi vào hoạt động sẽ tạo ra một thị trường đơn<br /> nhất, khai thác được tối đa các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại, thuế suất lưu<br /> thông hàng hoá giữa các nước trong khu vực sẽ được cắt giảm dần về 0%. Đặc biệt trong<br /> giai đoạn từ nay đến năm 2015 và những yêu cầu ngày càng cao đối với hàng xuất khẩu<br /> sẽ là thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong bối cảnh các<br /> biện pháp về phòng vệ thương mại đang có xu hướng gia tăng. Vì vậy, giai đoạn 20142015 sẽ là “nước rút” để tiến đến mục tiêu xây dựng AEC với kỳ vọng ra đời vào cuối<br /> năm 2015. Điều này khiến doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ<br /> không thể chỉ bó hẹp tầm nhìn trong tỉnh, thành phố hay trong phạm vi quốc gia mà cần<br /> phải mở rộng hơn tới toàn cầu. Thời gian qua, ASEAN liên tục thuộc nhóm các thị<br /> trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Dẫn số liệu thống kê từ Cục Xuất Nhập khẩu<br /> cho thấy cán cân thương mại của Việt Nam với khối ASEAN đã có sự thay đổi rõ rệt.<br /> Nếu như năm 2011, kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam sang khối các nước<br /> ASEAN tương ứng là 13,5 tỷ USD và 20,9 tỷ USD thì con số này của năm 2013 là 18,4<br /> tỷ USD và 21,3 tỷ USD. Điều này thể hiện khoảng cách giữa xuất và nhập của Việt Nam<br /> đã được rút ngắn và con số xuất khẩu cũng tăng vọt. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, kim<br /> ngạch thương mại hai chiều ước đạt 20,45 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2013<br /> và chỉ đứng sau 2 thị trường lớn là Mỹ và EU.<br /> Khi AEC hình thành, các doanh nghiệp Việt Nam có thể bán hàng sang các nước<br /> ASEAN gần như bán hàng trong nước. Đây là một trong những thuận lợi đối với việc lưu<br /> chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp. Hơn nữa, các thủ tục xuất nhập khẩu sẽ đỡ rườm<br /> rà hơn và việc cải cách thủ tục xuất xứ, tiến tới cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận<br /> xuất xứ cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thông quan hàng hoá sang các<br /> thị trường ASEAN.<br /> Dự báo trước thềm AEC, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN sẽ tiếp tục tăng<br /> trưởng ổn định nhờ được hưởng ưu đãi thuế quan với tổng số trên 99% dòng thuế của<br /> ASEAN 6 là 0% theo Hiệp định ATIGA. Đây là thời điểm để các doanh nghiệp hết sức<br /> linh hoạt, nhạy bén, sớm nhận diện và nắm bắt những lợi ích tiềm năng từ AEC để thúc<br /> đẩy khả năng tăng quy mô kinh tế không chỉ khối thị trường này mà còn với các thị<br /> trường khác; trong đó có các thị trường ASEAN đã ký các Hiệp định thương mại tự do<br /> như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand.<br /> Theo bà Phạm Thị Hồng Thanh, hiện nay, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam<br /> với các đối tác trong khu vực ASEAN giai đoạn 2003 - 2013 tăng trưởng đều qua các<br /> năm, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 17,7%. Trong đó, xu hướng tăng trưởng xuất<br /> khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN trong giai đoạn 2003 - 2013 tương<br /> đối giống với xu hướng tăng trưởng kim ngạch thương mại Việt Nam - ASEAN. Theo số<br /> liệu thống kê năm 2013, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng truyền thống có thể kể đến<br /> như: hàng dệt may đạt 330 triệu USD (tăng 23%), hàng thủy sản đạt 313 triệu USD (tăng<br /> 12,6%), gỗ và sản phẩm của gỗ đạt 73 triệu USD (tăng 34%). Các mặt hàng công nghiệp<br /> tăng cao như: máy móc thiết bị và phụ tùng khác đạt giá trị xuất khẩu 801 triệu USD,<br /> tăng 9%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,5 tỷ USD tăng 30%, điện thoại<br /> các loại và linh kiện đạt 2,1 triệu USD, tăng 76%. Nhìn vào cơ cấu xuất khẩu của Việt<br /> 4<br /> <br /> Nam sang ASEAN những năm qua, có thể thấy hai mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch và<br /> tỷ trọng lớn nhất là dầu thô (thường chiếm tỷ trọng xung quanh mức 40%) sau đó là gạo<br /> (chiếm tỷ trọng trên 10%). Như vậy có thể thấy rằng xuất khẩu của Việt Nam sang<br /> ASEAN chủ yếu là nông sản, hải sản và khoáng sản thô. Những mặt hàng này tuy hầu hết<br /> đều được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi CEPT tại các nước nhập khẩu nhưng do có giá trị<br /> thấp, giá cả phụ thuộc vào biến động trên thế giới, nên kim ngạch xuất khẩu không ổn<br /> định.<br /> Cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam<br /> Khi AEC được thành lập, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thị trường rộng lớn hơn.<br /> Thêm vào đó, khi thuế suất trong ASEAN giảm xuống 0%, các doanh nghiệp Việt Nam<br /> sẽ có điều kiện giảm chi phí, hạ giá thành hàng xuất khẩu, góp phần gia tăng năng lực<br /> cạnh tranh. Theo quy định của ASEAN, các sản phẩm sản xuất có tỷ lệ “nội khối” 40%<br /> được xem là sản phẩm vùng ASEAN, sẽ được hưởng các ưu đãi khi xuất khẩu sang các<br /> thị trường khu vực ASEAN đã có FTA. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tận dụng các ưu<br /> đãi nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu trong nước sang thị trường<br /> khu vực.<br /> Cơ hội thu hút các nguồn đầu tư<br /> Cơ hội được trông đợi nhất, từ tất cả các nước ASEAN chứ không riêng gì Việt<br /> Nam đó là sự đầu tư và hợp tác đến từ các nền kinh tế lớn, phát triển. Bởi vì việc kết nối<br /> và xây dựng một ASEAN thống nhất, bớt chia cắt hơn, sẽ khiến các nhà đầu tư lớn nhìn<br /> ASEAN như một sân chơi chung, một công xưởng chung, ở đó có khối nguồn lực thống<br /> nhất, đặc biệt là nguồn nhân lực có kỹ năng với giá còn tương đối rẻ.<br /> AEC cũng sẽ giúp Việt Nam cải thiện tốt hơn môi trường kinh doanh từ thủ tục<br /> hải quan, thủ tục hành chính cho tới việc tạo ra ưu đãi đầu tư cân bằng hơn. Thu hút đầu<br /> tư nhiều hơn đồng nghĩa với quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra nhanh và tích cực<br /> hơn, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp, tạo đà cho nền công nghiệp<br /> Việt Nam hướng tới phát triển cân bằng với các quốc gia khác.<br /> 4. Những thách thức của Việt Nam khi gia nhập AEC<br /> Một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam khi tham gia vào AEC là sự<br /> chênh lệch về trình độ phát triển so với các nước ASEAN - 6, thể hiện cả ở quy mô vốn<br /> của nền kinh tế, các doanh nghiệp, trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề lao động,…Thời<br /> điểm cộng đồng ASEAN bắt đầu có hiệu lực vào năm 2015, các doanh nghiệp Việt Nam<br /> sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu, sản phẩm, dịch vụ, đầu tư<br /> của các nước ASEAN, đặc biệt là khi các nước ASEAN loại bỏ các hàng rào phi thuế<br /> quan. Một số ngành sẽ phải thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa.<br /> Thứ hai là vấn đề năng suất lao động của Việt Nam thấp là một trong những thách<br /> thức của Việt Nam. Theo báo cáo về năng suất lao động của ILO, năng suất lao động của<br /> Việt Nam tháp nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương APEC, So với các nước<br /> trong khu vực ASEAN, năng suất trung bình của người lao động Việt Nam thấp dưới một<br /> nửa so với Philippines, 2 người lao động Thái Lan, Mailaysia bằng 5 người lao động Việt<br /> Nam, 1 người lao động Singapore bằng 15 người lao động Việt Nam. Như thế chúng ta<br /> có thể hình dung chất lượng của lao động Việt Nam hiện nay thấp như thế nào. Thường<br /> thì năng suất thấp đi liền với tiền lương thấp, nên nhiều người cho rằng đó là lợi thế của<br /> nước đi sau. Nhưng thực tế không đơn thuần như vậy. Tiền lương chỉ hấp dẫn khi nó thấp<br /> hơn năng suất thực (đồng nghĩa với việc người chủ khi trả lương sẽ thu được lợi thế). Tuy<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2