intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đa dạng sinh học - part 9

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Huỳnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

84
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bảo vệ thiên nhiên hoang dã Bảo tồn da dạng di truyền và loài Duy trì các dịch vụ môi trường Các đặc điểm văn hoá, thiên nhiên đặc trưng Du lịch và giải trí Giáo dục Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên Duy trì các thuộc tính văn hoá, truyền thống

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đa dạng sinh học - part 9

  1. Bảo vệ thiên nhiên hoang dã 2 1 2 3 3 - 2 Bảo tồn da dạng di truyền và loài 1 2 1 1 1 2 1 Duy trì các dịch vụ môi trường 2 1 1 - 1 2 1 Các đặc điểm văn hoá, thiên - - 2 1 3 1 3 nhiên đặc trưng Du lịch và giải trí - 2 1 1 3 1 3 Giáo dục - - 2 2 2 2 3 Sử dụng bền vững các nguồn tài - 3 3 - 2 2 1 nguyên Duy trì các thuộc tính văn hoá, - - - - - 1 2 truyền thống Chú thích: 1. Mục tiêu hàng đầu; 2. Mục tiêu thứ yếu; 3. Mục tiêu có thể áp dụng; - không áp dụng Các định nghĩa, các mục tiêu và các tiêu chuẩn chọn lựa cho các hạng mục được tổng kết như sau (IUCN, 1994): Hạng I. Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt hay các khu hoang dã: các khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho khoa học hay bảo vệ thiên nhiên hoang dã Hạng Ia: Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt: các khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho khoa học Định nghĩa: là diện tích đất liền hay ở biển chứa các hệ sinh thái nổi bật hay tiêu biểu, các đặc điểm địa lý, sinh lý của loài thuận tiện cho nghiên cứu khoa học và quan trắc môi trường Các mục tiêu quản lý: Bảo vệ nơi ở, hệ sinh thái và loài tránh khỏi những xáo động càng • nhiều càng tốt. 86
  2. Duy trì các nguồn gen • Duy trì các quá trình sinh thái • Bảo vệ các đặc điểm về cấu trúc cảnh quan • Bảo vệ các mẫu của môi trường tự nhiên cho các nghiên cứu khoa học, • quan trắc và giáo dục môi trường Có qui hoạch để giảm thiểu các xáo động • Hạn chế sự thâm nhập của cộng đồng • Hướng dẫn chọn lựa: Diện tích phải đủ lớn để bảo đảm tính thống nhất của hệ sinh thái và • để thực hiện được các mục tiêu quản lý Khu vực được chọn phải nằm ngoài sự can thiệp trực tiếp của con • người và có khả năng để duy trì điều đó. Việc bảo tồn sự đa dạng sinh học của khu vực đạt được qua việc bảo • vệ, không cần sự quản lý tích cực hay cải tạo nơi ở Hạng Ib. Khu bảo tồn hoang dã: khu bảo vệ được quản lý chủ yếu bảo vệ thiên nhiên hoang dã Định nghĩa: Một diện tích lớn trên đất liền hay biển, không bị biến đổi hay ít biến đổi, duy trì được những đặc điểm hay các ảnh hưởng của tự nhiên, không có sự cư trú thường trực hay đáng kể của con người, được bảo vệ và quản lý để bảo tồn tình trạng tự nhiên Các mục tiêu quản lý: Bảo đảm cho các thế hệ tương lai có cơ hội am hiểu và thưởng thức • được một vùng diện tích rộng lớn không bị xáo động bởi các hoạt động của con người trong thời gian dài Duy trì các thuộc tính thiên nhiên thiết yếu và đặc trưng môi trường • qua thời gian dài 87
  3. Tạo cơ hội thâm nhập cho cộng đồng ở nhiều mức độ và một dạng • phục vụ tốt nhất về vật chất và tinh thần cho du khách mà duy trì được các đặc trưng của thiên nhiên hoang dã cho thế hệ hiện tại và tương lai Có thể cho phép các cộng đồng bản địa sinh sống với mật độ thấp • trong sự cân bằng về các nguồn tài nguyên hiện có để duy trì cuộc sống của họ Hướng dẫn chọn lựa: Khu vực có đặc trưng cao về thiên nhiên, bị chi phối chủ yếu bởi các • thế lực thiên nhiên, không có những xáo động của con người và có khả năng tiếp tục thể hiện các thuộc tính đó nếu được quản lý theo dự định Khu vực phải có các đặc trưng có ý nghĩa về sinh thái, địa chất hay các • đặc điểm khác về khoa học, giáo dục, cảnh quan hay giá trị lịch sử Khu vực nên có được sự yên tĩnh, thích thú cho du khách, tránh các • phương tiện di chuyển gây ồn, gây ô nhiễm Khu vực bảo vệ phải đủ rộng để tiến hành các hoạt động bảo tồn và sử • dụng Hạng II. Vườn Quốc gia: khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho bảo vệ hệ sinh thái và du lịch Định nghĩa: Diện tích đất liền hay biển được chọn để bảo vệ tính thống nhất sinh thái của 1 hay nhiều hệ sinh thái cho hiện tại và các thế hệ tương lai, ngăn chặn việc khai thác hay chiếm cứ gây hại đến mục tiêu đề ra và tạo cơ sở về tinh thần, khoa học, giáo dục, nghỉ ngơi và các cơ hội cho du khách, tất cả các điều đó phải tương thích với môi trường và văn hoá. Mục tiêu quản lý: Bảo vệ các khu vực thiên nhiên và cảnh quan có ý nghĩa quốc gia và • quốc tế về các mục đích tinh thần, khoa học, giáo dục hay du lịch Duy trì hiện trạng càng thiên nhiên càng tốt các ví dụ tiêu biểu về các • vùng địa lý tự nhiên, các quần xã sinh học, các nguồn gen và các loài để tạo ra sự ổn định và đa dạng sinh thái 88
  4. Quản lý việc sử dụng của du khách đối với các mục tiêu tinh thần, giáo • dục, văn hoá và giải trí trong mức độ vẫn duy trì hiện trạng tự nhiên hay gần tự nhiên Giảm thiểu và sau đó ngăn chặn việc khai thác và chiếm cứ không thân • thiện với mục đích đặt ra Duy trì việc tôn trọng các thuộc tính về sinh thái, địa hình, thẩm mỹ đã • được bảo đảm trong mục tiêu Cần tính đến các nhu cầu của dân bản xứ bao gồm việc sử dụng tài • nguyên, trong chừng mực các hoạt động này không có những tác động gây hại đối với các mục tiêu quản lý. Hướng dẫn chọn lựa: Khu bảo vệ phải tiêu biểu về các vùng thiên nhiên chủ yếu, các đặc • trưng về cảnh quan và các loài động thực vật, địa mạo, nơi mà không có những xáo động của con người và có khả năng tiếp tục thể hiện các thuộc tính đó nếu được quản lý theo dự định Khu bảo vệ phải rộng để chứa được toàn bộ một hay một vài hệ sinh • thái mà không bị chi phối bởi các hoạt động của con người do chiếm cứ hay khai thác Hạng III: Di sản thiên nhiên: khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho việc bảo tồn các đặc điểm tự nhiên tiêu biểu. Định nghĩa: Khu vực có một hay vài đặc điểm tự nhiên, văn hoá đặc biệt có giá trị nổi bật hay độc nhất về sự quí hiếm, tiêu biểu hay có ý nghĩa về mỹ thuật và văn hoá Mục tiêu quản lý: Bảo vệ hay bảo tồn vĩnh viễn các đặc điểm nổi bật về thiên nhiên do • tầm quan trọng về thiên nhiên, tính độc nhất hay có ý nghĩa đại diện về tinh thần Theo các mục tiêu đề ra, tạo cơ hội cho nghiên cứu khoa học, giáo • dục, nhận thức và giá trị cộng đồng 89
  5. Giảm thiểu và sau đó ngăn ngừa việc khai thác hay chiếm cứ trái • ngược với mục tiêu đề ra. Phân chia đến mọi cộng đồng các lợi ích phù hợp với các mục tiêu • quản lý. Hướng dẫn lựa chọn: Khu bảo vệ phải chứa 1 hay nhiều đặc điểm nổi bật (thích hợp với điều • kiện tự nhiên như thác nước, hang động, miệng núi lửa, cồn cát, bãi biển,...cùng với các khu hệ động thực vật đặc trưng) Khu bảo vệ phải lớn để bảo vệ được tính toàn bộ của các đặc trưng và • vùng liên quan bao quanh Hạng IV: khu vực quản lý loài/nơi ở: khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho việc bảo tồn thông qua việc tiến hành một số hoạt động quản lý của con người. Định nghĩa: diện tích đất liền hay biển là đối tượng của các hoạt động can thiệp đối với mục tiêu quản lý để bảo đảm việc duy trì nơi ở hay đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của loài Mục tiêu quản lý: Đảm bảo và duy trì điều kiện nơi ở cần thiết để bảo vệ loài, nhóm loài • hay quần xã sinh học quan trọng; hay các đặc điểm tự nhiên của môi trường. Nghiên cứu khoa học và quản lý môi trường là các hoạt động chủ yếu • liên kết với quản lý tài nguyên bền vững Phát triển khu vực cho giáo dục và nhận thức cộng đồng về các đặc • điểm tự nhiên về nơi ở và công việc quản lý động vật hoang dã Giảm thiểu và sau đó ngăn chặn việc khai thác quá mức hay chiếm giữ • có hại với mục tiêu đề ra. Phân chia lợi ích cho người dân sống trong khu vực phù hợp với các • mục tiêu khác của việc quản lý. Hướng dẫn lựa chọn: 90
  6. Khu bảo vệ phải có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thiên nhiên và • sự tồn tại của loài (khu vực sinh sản, đất ngập nước, rạn san hô, vùng cửa sông, đồng cỏ,...) Khu bảo vệ phải là nơi mà vấn đề bảo vệ nơi ở là cần thiết cho sự phát • triển của khu hệ thực vật địa phương, quốc gia hay là nơi cư trú đối với các động vật di cư. Sự bảo tồn loài và nơi cư trú phải dựa vào các hoạt động can thiệp của • các nhà quản lý, nếu cần thiết có các hoạt động của con người để tạo ra nơi cư trú Kích thước khu bảo vệ phụ thuộc vào nhu cầu nơi cư trú của loài được • bảo vệ và có thể thay đổi từ nhỏ đến rất lớn Hạng V: bảo vệ cảnh quan trên đất liền hay biển: khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho việc bảo tồn cảnh quan và giải trí. Định nghĩa: diện tích đất liền vùng ven bờ và biển thích hợp, nơi mà mối tương tác của con người và thiên nhiên quan thời gian đã tạo ra những đặc điểm riêng biệt có ý nghĩa về thẩm mỹ, sinh thái hay văn hoá và thường có tính đa dạng sinh học cao Mục tiêu quản lý: Duy trì mối tương tác hài hoà về thiên nhiên và văn hoá qua việc bảo • vệ cảnh quan, tiếp tục sử dụng đất truyền thống, xây dựng các thực tiễn và các biểu hiện về văn hoá, xã hội Hổ trợ các hoạt động kinh tế và lối sống hài hoà với thiên nhiên và bảo • tồn cơ cấu văn hoá xã hội của cộng đồng liên quan Duy trì sự đa dạng về cảnh quan và nơi ở và mối liên kết loài và hệ • sinh thái. Giảm thiểu và ngăn chặn việc sử dụng đất và các hoạt động không phù • hợp với qui mô hay tính chất. Tạo cơ hội thư giãn cho cộng đồng qua giải trí và du lịch với loại hình • và mức độ phù hợp với đặc trưng của khu vực 91
  7. Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học và giáo dục góp • phần vào sự ổn định lâu dài của các quần thể và sự phát triển của cộng đồng, hổ trợ cho việc bảo vệ môi trường khu vực Tạo phúc lợi cho cộng đồng địa phương qua việc cung cấp các sản • phẩm tự nhiên (như các sản phẩm rừng và nghề cá) và các dịch vụ (như nước sạch hay thu nhập từ du lịch bền vững) Hướng dẫn lựa chọn: Khu vực bảo vệ có vùng đất liền, vùng bờ hay vùng biển đảo có cảnh • đẹp, đa dạng nơi ở, hệ thực vật, động vật, thể hiện được các mô hình sử dụng đất độc đáo và truyền thống và các tổ chức xã hội là minh chứng về sự định cư của con người và các tập tục, lối sống và tín ngưỡng địa phương Khu bảo vệ phải tạo ra cơ hội thư giãn cho công chúng qua giải trí và • du lịch trong lối sống bình thường và các hoạt động kinh tế Hạng VI: quản lý tài nguyên trong các khu bảo vệ: khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho việc sử dung bền vững các hệ sinh thái tự nhiên Định nghĩa: khu bảo vệ chứa các hệ sinh thái chủ yếu không bị biến đổi, được quản lý để bảo đảm cho việc bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, đồng thời vẫn tạo ra các sản phẩm và các dịch vụ tự nhiên đáp ứng cho nhu cầu của cộng đồng Mục tiêu quản lý: Bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học và các giá trị thiên nhiên khác • của khu bảo vệ trong thời gian dài Khuyến khích các hoạt động quản lý hiệu quả cho các mục tiêu sản • xuất bền vững Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tránh khỏi các mục đích sử dụng đất • khác làm huỷ hoại tính đa dạng sinh học của khu bảo vệ Góp phần vào sự phát triển vùng và quốc gia • Hướng dẫn lựa chọn: 92
  8. Ít nhất 2/3 khu bảo vệ phải ở trong hay qui hoạch trong điều kiện tự • nhiên; không bao gồm khu cây trồng thương mại Khu bảo vệ phải đủ lớn để có thể sử dụng bền vững tài nguyên mà • không tạo ra sự suy thoái giá trị thiên nhiên trong thời gian dài Phải thành lập chính quyền quản lý. • 5.2.1.1. Các khu bảo tồn hiện có Khu bảo tồn chính thức đầu tiên được hình thành vào ngày 1 tháng 3 năm 1872 khi tổng thống Mỹ, Ulysses Grant chỉ định 800.000 ha ở vùng đông bắc Wyoming làm Vườn Quốc gia Yellowstone. Kể từ đó, các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên là phương thức nổi trội cho việc bảo tồn thiên nhiên, cả về động vật hoang dã và toàn bộ cảnh quan. Theo danh sách của Liên hiệp quốc về các khu bảo vệ (UNEP, WCMC 2001), có 12.750 khu bảo vệ trên toàn thế giới, có diện tích lớn hơn 1.000 ha. Trung tâm Quan trắc Bảo tồn Thế giới (WCMC) ghi nhận thêm 17.600 khu bảo tồn có diện tích nhỏ hơn tiêu chí tối thiểu của UN (United Nations) là 1.000 ha, với diện tích thêm vào là 28.500 km2. Như vậy, hiện nay có cả thảy là 30.350 khu bảo tồn, với diện tích 13,23 triệu km2 (Bảng 4.2.) chiếm 8,83% diện tích bề mặt trái đất, trong đó có 1,3 triệu km2 là các khu bảo tồn biển. Trong số 191 quốc gia có khu bảo tồn, 36 quốc gia có khu bảo tồn chiếm 10 - 20% diện tích đất đai, 24 quốc gia có diện tích các khu bảo tồn lớn hơn 20% diện tích lãnh thổ. Bảng 4.2. Số lượng và diện tích các khu bảo tồn trên Thế giới Châu Phi Châu Á Mỹ Latinh Còn lại trên Tổng và Caribê thế giới T. B.Dương Số khu bảo tồn Tổng 1254 3706 2362 23.028 30.350 Số khu bảo vệ I-III 346 944 936 8.478 10,704 (các khu bảo tồn nghiêm ngặt) Số khu bảo vệ IV-VI 908 2.762 1.426 14.550 19.646 93
  9. (quản lý tài nguyên) Tỷ lệ số khu bảo tồn 28% 25% 40% 37% 35% I-III (%) Diện tích (triệu km2) Tổng diện tích 2.06 1.85 2.16 7.16 13,23 Số khu bảo vệ I-III 1.21 0.72 1.37 3.82 7.12 (các khu bảo tồn nghiêm ngặt) Số khu bảo vệ IV-VI 0.85 1.13 0.79 3.34 6.11 (quản lý tài nguyên) Tỷ lệ số khu bảo tồn 59% 39% 63% 53% 54% I-III (%) Nguồn: Pretty (2002) 5.2.1.2. Tính hiệu quả của các khu bảo tồn Nếu như các khu bảo tồn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trên trái đất thì hiệu quả bảo tồn các loài của thế giới được đến đâu? Sự tập trung của các loài thường xảy ra ở những nơi nhất định trong toàn bộ cảnh quan: theo các độ cao khác nhau, tại những nơi giao nhau của các kiến tạo địa chất, tại những nơi có tuổi địa chất cao và những nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng. Một vùng cảnh quan thường bao gồm các dãi đất rộng lớn với cùng một kiểu cư trú và chỉ có một vài khu nhỏ có các kiểu nơi cư trú thuộc loại hiếm. Trong trường hợp này, việc bảo tồn đa dạng sinh học có thể sẽ không phụ thuộc quá nhiều vào bảo tồn các vùng đất rộng lớn với những kiểu cư trú phổ biến mà là phải bảo tồn đại diện của các kiểu cư trú trong một hệ thống các khu bảo tồn. Các ví dụ sau đây sẽ minh hoạ hiệu quả tiềm tàng của các khu bảo tồn nhỏ. Chính phủ Indonesia có kế hoạch bảo vệ các quần thể của những loài Ě chim và linh trưởng bản địa trong hệ thống các vườn Quốc gia và khu bảo tồn của nước này. Mục tiêu nói trên sẽ đạt được nhờ vào việc tăng diện tích các khu bảo tồn từ 3,5% lên 10% so với tổng diện tích đất đai của cả nước. 94
  10. Tại hầu hết các quốc gia nhiệt đới lớn vùng Châu phi, đa số quần thể Ě của các loài chim bản địa là là nằm trong các khu bảo tồn (bảng 4.3.). Ví dụ Zaia có trên 1000 loài chim, thì 89% số loài xuất hiện trong các khu bảo tồn với diện tích chỉ chiếm 3,9% tổng diện tích đất đai của cả nước. Một ví dụ điển hình về vai trò của các khu bảo tồn nhỏ đó là Vườn Ě Quốc gia Santa Rosa ở vùng Tây Bắc Costa Rica. Vườn này chỉ chiếm 0,2 diện tích của Costa Rica song nó đã chứa tới 55% số lượng các quần thể của 135 loài bướm đêm của nước này. Những ví dụ trên đã cho thấy rõ rằng những khu bảo tồn được lựa chọn cẩn thận thì có thể nuôi dưỡng và che chở cho rất nhiều, nếu không nói là hầu hết, các loài của một quốc gia. 5.2.1.3. Những tồn tại của các khu bảo tồn Mặc dù đã có những hiệu quả nhất định, các khu bảo tồn hiện nay trên thế giới vẫn còn một số hạn chế như sau: Hầu hết các khu bảo tồn có diện tích nhỏ, khó để duy trì sự sống còn • của các quần thể động vật có xương sống kích thước lớn. Để hạn chế điều đó, có thể xây dựng các hành lang để liên kết các khu bảo tồn với nhau. Tuy vậy, trong thực tế chỉ có một số ít khu bảo tồn có các hành lang liên kết, còn phần lớn vẫn chưa thực hiện được do vấn đề này vẫn còn nhiều tranh cải. Lợi ích của các hành lang cư trú bao gồm việc gia tăng tỷ lệ di cư, nhập cư; bất lợi bao gồm sự gia tăng hoả hoạn, dịch bệnh, vật dữ và làm giảm sai khác di truyền trong quần thể. Các khu bảo tồn có xu hướng nghiêng về các vùng đất có giá trị kinh • tế thấp, ít có sự tranh chấp về việc sử dụng đất và các đơn vị hành chính. Kết quả là các khu bảo tồn này không đại diện đầy đủ cho các hệ thực vật tự nhiên hay sự xuất hiện của loài. Các mô hình về sự thay đổi vùng phân bố của loài từ chính lý do này sẽ càng trầm trọng thêm cùng với sự thay đổi khí hậu (Erasmus, 2002). Trong thực tế nhiều khu bảo tồn hoạt động rất ít hay hầu như không • hoạt động (các “khu bảo tồn giấy”). Ví dụ như ở khu bảo tồn Kronne Ejland ở Greenland được công nhận là vùng đất ngập nước theo công ước Rammar vào năm 1987, liên quan đến việc bảo vệ quần thể loài nhạn biển lớn nhất thế giới Sterna paradisaea (ước tính khoảng 50.000 đến 80.000 đôi). Mục tiêu này đã không đạt được bất kỳ ý nghĩa thực 95
  11. tế nào và vào mùa hè 2000 không một đôi nhạn biển nào còn sót lại (Hanson, 2002). Tính hiệu quả của một số khu bảo tồn khác vẫn còn nhiều tranh luận, điều đó phụ thuộc nhiều vào các hoạt động quản lý. Ngân quỹ của các hoạt động bảo tồn trên thế giới vẫn còn chưa đầy đủ. Hiện nay ngân quỹ cho các khu bảo vệ toàn cầu là 6 tỷ USD, so với 2,1 tỷ USD cho việc thay thế tàu con thoi vào năm 1991; 6 tỷ USD để giải quyết những thiệt hại về tài sản từ cơn lốc Floyd vào năm 1999; 15 USD tỷ cho việc đặt hàng máy bay chiến đấu của chính phủ Anh và 50 tỷ USD hàng năm dùng vào việc cải tiến các chế độ ăn kiêng trên toàn thế giới. Mạng lưới khu bảo tồn hiện nay còn quá nhỏ. IUCN 1993, chủ trương • rằng ít nhất 10% diện tích của mỗi quốc gia phải được bảo tồn. Việc mở rộng mạng lưới các khu bảo tồn toàn cầu để đáp ứng mục tiêu 15% diện tích cần phải tiêu tốn từ 20 đến 28 tỷ USD/năm. Trên thực tế, ngay cả khi đạt được 15% diện tích thì vẫn chưa đủ đại diện cho tất cả các loài, đặc biệt trong vùng nhiệt đới. Cần phải có tỷ lệ lớn hơn để có thể đáp ứng cho các quốc gia có các mức độ cao về độ phong phú loài và tính đặc hữu (Rodrigues & Gaston 2001). Diện tích giành cho các khu bảo tồn biển còn thấp hơn nhiều (0,5% diện tích dại dương) mặc dù các lợi ích của các khu bảo tồn biển rất to lớn về đa dạng sinh học bên trong và bên ngoài các khu bảo tồn này cũng như việc khai thác về sau. Mạng lưới bảo tồn hiện có được hình thành theo nguyên tắt hơi tĩnh, • không đáp ứng được với những sự thay đổi về vùng phân bố của loài do sự thay đổi khí hậu. Sự thay đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra sự thay đổi vùng phân bố của loài, điển hình là sự mở rộng dọc theo phạm vi ranh giới vùng này và thu hẹp ở các vùng khác. Tuy nhiên, khi các khu bảo tồn trở thành các vùng biệt lập về hệ thực vật tự nhiên do môi trường biến đổi, thường cách biệt với các khu vực khác bởi một khoảng cách tương đối xa, thì khả năng di chuyển của loài trở nên càng hạn chế. 5.2.2. Các thỏa thuận Quốc tế Các công ước quốc tế về nơi cư trú sẽ bổ trợ cho các công ước về loài. Ba trong số các công ước quan trọng nhất là Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước, Công ước về bảo vệ các Di sản Văn hoá thiên nhiên Thế giới và Chương trình Bảo tồn Sinh quyển của UNESCO. 96
  12. ⇒ Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước ra đời năm 1971 nhằm ngăn ngừa việc tiếp tục phá hủy các vùng đất ngập nước, đặc biệt là những vùng có nhiều loài chim nước di cư qua lại và nhằm công nhận các giá trị về sinh thái, khoa học, kinh tế, văn hoá và giải trí của các vùng đất ngập nước. Công ước này đề cập tới những nơi cư trú như các thủy vực nước ngọt, cửa sông và ven biển gồm 590 địa điểm với tổng diện tích trên 37 triệu ha. 61 quốc gia đã ký kết nhất trí bảo tồn và gìn giữ các nguồn đất ngập nước của mình và sẽ chỉ định ít nhất một vùng đất ngập nước có ý nghĩa quốc tế để bảo tồn. ⇒ Công ước bảo vệ các di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới có liên quan đến UNESCO, IUCN và Hội đồng quốc tế về địa danh và di sản. Công ước này đã nhận được sự ủng hộ cực kỳ rộng rãi. Với sự tham gia của 109 nước, công ước này được coi là một trong số những công ước về bảo tồn được tham gia đông đảo nhất. Mục tiêu của công ước này là để bảo vệ các vùng thiên nhiên có ý nghĩa quốc tế thông qua chương trình Địa danh Di sản Thế giới. Công ước này ưu việt ở chỗ nó thừa nhận rằng cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ hỗ trợ về tài chánh cho những nơi này. ⇒ Năm 1971, chương trình con người và sinh quyển của UNESCO (MAB) đã xây dựng mạng lưới quốc tế về các khu bảo tồn sinh quyển. Các khu bảo tồn sinh quyển được thiết kế thành những mô hình chứng minh sự tương ứng giữa bảo tồn và phát triển bền vững vì quyền lợi của người dân địa phương. Tới năm 1994, đã có tất cả 312 khu bảo tồn sinh quyển được ra đời tại hơn 70 nước, chiếm tổng cộng khoảng 1,7 triệu km2. 5.2.3. Thiết kế các khu bảo tồn Kích thước và vị trí của các khu bảo tồn trên khắp thế giới được xác định qua sự phân bố dân cư, các giá trị tiềm tàng của đất đai và các nỗ lực chính trị của những công dân có ý thức bảo vệ. Mặc dù hầu hết các vườn quốc gia và các khu bảo tồn đều ra đời theo kiểu ngẫu nhiên và hoàn toàn phụ thuộc vào sự có sẵn của đất đai và kinh phí, song đã có rất nhiều tài liệu về sinh thái học đề cập đến những cách thiết kế về các khu bảo tồn có hiệu quả nhất nhằm bảo tồn đa dạng sinh học. Các nhà sinh học bảo tồn đã thận trọng trong việc đưa ra các hướng dẫn chung và đơn giản trong việc thiết kế các khu bảo tồn bởi vì mọi tình huống bảo tồn đều đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt. Những câu hỏi then chốt mà các nhà bảo tồn cố gắng giải quyết là: 97
  13. Một khu bảo tồn cần rộng đến mức nào để bảo tồn được loài? • Tạo ra một khu bảo tồn lớn tốt hơn hay tạo ra nhiều khu bảo tồn nhỏ • tốt hơn? Cần phải bảo vệ trong khu bảo tồn bao nhiêu cá thể của một loài nguy • cấp là đủ để ngăn cho loài đó khỏi bị tuyệt diệt? Hình dạng hợp lý nhất cho một khu bảo tồn thiên nhiên là hình gì? • Khi một số khu bảo tồn được hình thành, chúng nên nằm gần nhau hay xa • nhau, và chúng nên biệt lập với nhau hay là nên liên hệ với nhau qua những đường hành lang? 5.2.3.1. Kích thước của khu bảo tồn Các nhà bảo tồn đã tranh luận là liệu sự giàu có về loài sẽ đạt được giá trị cực đại trong một khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn hay trong tập hợp các khu bảo tồn nhỏ có tổng kích thước tương ứng? Trong các tài liệu, vấn đề trên được gọi là “cuộc tranh luận SLOSS” (Single Large Or Several Small). Ví dụ nên thành lập một khu bảo tồn có diện tích 10.000 ha hay là nên thành lập bốn khu bảo tồn với diện tích 2.500 ha mỗi khu? Những người theo quan điểm khu bảo tồn lớn cho rằng chỉ có những khu bảo tồn lớn mới có thể chứa đủ số lượng các loài có kích thước lớn, có phạm vi hoạt động rộng và mật độ thấp (ví dụ các loài thú ăn thịt) để duy trì quần thể của chúng lâu dài. Đồng thời một khu bảo tồn lớn cũng sẽ giảm bớt được hiệu ứng vùng biên, chứa đựng nhiều loài hơn và có tính đa dạng nơi cư trú hơn. Những người cực đoan theo quan điểm này còn cho rằng không nên duy trì các khu bảo tồn nhỏ bởi vì các khu này không có khả năng hỗ trợ lâu dài cho các quần thể, do đó giá trị của chúng cho các mục đích bảo tồn là rất ít. Ngược lại với quan điểm trên, các nhà bảo tồn khác cho rằng các khu bảo tồn nhỏ được lựa chọn tốt có khả năng chứa đựng nhiều kiểu hệ sinh thái cũng như quần thể của các loài quí hiếm hơn là một khu vực rộng lớn có diện tích tương đương. Đồng thời việc tạo ra nhiều khu bảo tồn, dẫu cho chúng có diện tích nhỏ đi nữa, cũng sẽ tránh cho quần thể khỏi bị hủy diệt toàn bộ khi xảy ra sự cố như dịch bệnh, cháy rừng, hay sự xâm nhập của các loài ngoại lai. Ngoài ra các khu bảo tồn nhỏ nằm gần các khu 98
  14. dân cư sẽ là những trung tâm nghiên cứu và giáo dục lý tưởng về bảo tồn thiên nhiên. Cho đến nay, sự thống nhất về kích thước khu bảo tồn có vẻ thiên về chiến lược là tuỳ thuộc vào nhóm loài cần được bảo tồn cũng như điều kiện khoa học. Điều được thừa nhận là những khu bảo tồn lớn sẽ có khả năng hơn những khu bảo tồn nhỏ trong việc gìn giữ các loài khác nhau bởi vì nó có thể chứa đựng nhiều kiểu hệ sinh thái và những quần thể kích thước lớn. Tuy nhiên, những khu bảo tồn nhỏ nếu được quản lý tốt thì cũng có giá trị, đặc biệt trong trường hợp bảo tồn các loài cây, các loài động vật không xương sống và những loài động vật có xương sống nhỏ. Trên thực tế, ít có khả năng lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận phải bảo tồn các loài trong những khu bảo tồn nhỏ bởi vì xung quanh các khu bảo tồn nhỏ không còn thừa đất để sử dụng vào mục đích bảo tồn. 5.2.3.2. Sinh thái học cảnh quan Mối quan hệ tương hỗ giữa các phương thức sử dụng đất thực tế và lý thuyết về bảo tồn được thể hiện rõ trong nguyên lý sinh thái học cảnh quan. Sinh thái học cảnh quan nghiên cứu các kiểu nơi cư trú ở qui mô vùng và ảnh hưởng của chúng đến sự phân bố của loài và các quá trình sinh thái. Theo định nghĩa của Forman và Godron (1986), cảnh quan là một vùng mà tại đó một nhóm các hệ sinh thái được lặp lại theo cùng một kiểu hình. Sinh thái học cảnh quan có tầm quan trọng trong việc bảo vệ tính đa dạng sinh học vì nhiều loài không chỉ sống trong giới hạn của một nơi cư trú mà chúng còn di chuyển giữa các nơi cư trú hoặc là sống tại vùng giáp ranh giữa hai nơi cư trú. Đối với các loài này, loại hình của các kiểu nơi cư trú trên qui mô vùng là đặc biệt quan trọng. Sự tồn tại và mật độ của nhiều loài có thể bị ảnh hưởng bởi kích thước của nơi cư trú và mức độ liên kết của chúng. Các cảnh quan có thể được liên kết với nhau thông qua các hành lang. Các hành lang có thể là tự nhiên hoặc là kết quả của các nhiễu động của con người đối với đất nền canh tác (ví dụ như một dãi đất còn lại không bị cày xới giữa hai cánh đồng). Cấu trúc của hành lang có thể rất hẹp như các hàng rào, rộng hơn như hàng cây chắn gió, hoặc là các hệ thực vật ven sông. Có 5 loại hành lang: Hành lang môi trường (environmental corridors): là kết quả của hệ thực vật phản ứng với môi trường như là hệ thực vật ven sông, theo loại 99
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2