intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THỰC HIỆN TRONG TƯƠNG LAI CỦA NDMP- TÓM TẮT VÀ KHUYẾN NGHỊ

Chia sẻ: Hai Dang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

242
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu tập trung vào những thách thức và các bài học kinh nghiệm của Đối tác Giảm nhẹ thiên tai (NDM-P) ở Việt Nam trong giai đoạn Hỗ trợ Chuẩn bị (Tháng 4 năm 2002 – Tháng 8 năm 2003). Mục tiêu của nghiên cứu là. Đánh giá năng lực của Bộ NN và PTNT với tư cách là cơ quan lãnh đạo của Chính phủ trong việc điều phối quá trình thực hiện của NDMP và những yêu cầu phát triển năng lực ở cấp trung ương và địa phương....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THỰC HIỆN TRONG TƯƠNG LAI CỦA NDMP- TÓM TẮT VÀ KHUYẾN NGHỊ

  1. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THỰC HIỆN TRONG TƯƠNG LAI CỦA NDMP- TÓM TẮT VÀ KHUYẾN NGHỊ
  2. Đánh giá năng lực để thực hiện trong tương lai của NDMP Tóm tắt và khuyến nghị Nghiên cứu tập trung vào những thách thức và các bài học kinh nghiệm của Đối tác Giảm nhẹ thiên tai (NDM-P) ở Việt Nam trong giai đoạn Hỗ trợ Chuẩn bị (Tháng 4 năm 2002 – Tháng 8 năm 2003). Mục tiêu của nghiên cứu là: 1. Đánh giá năng lực của Bộ NN và PTNT với tư cách là cơ quan lãnh đạo của Chính phủ trong việc điều phối quá trình thực hiện của NDMP và những yêu cầu phát triển năng lực ở cấp trung ương và địa phương. 2. Với những năng lực hiện có của Bộ NN và PTNT, rà soát và điều chỉnh nếu cần thiết mục tiêu, kết quả và hoạt động của NDMP trong 2 năm tới. 3. Đưa ra các khuyến nghị về cơ chế sắp xếp và thực hiện để đảm bảo đạt được mục tiêu NDMP đến năm 2005. Trong khi ở các thỏa thuận chung, NDMP đóng vai trò quan trọng thì nghiên cứu này lại chỉ ra những nhu cầu nhận thấy: Chính phủ đã không thực hiện đầy đủ tinh thần làm chủ trong quá trình hoạt động của NDMP Một số câu hỏi được đặt ra như: Liệu các Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống Lụt Bão (QL ĐĐ và PCLB) của Bộ NN và PTNT có khả năng lãnh đạo Đối tác trong nhiệm vụ điều phối và chiến lược. NDMP vẫn chưa phát triển những mục đích và mục tiêu đã được thỏa thuận một cách rõ ràng và phổ biến. Đối tác và Ban thư ký đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong một số lĩnh vực nhưng ở một số mục khác như chính sách, thể chế, chương trình phát triển và điều phối chung thì vẫn chưa được tốt lắm. Ban thư ký vẫn chưa được nhìn nhận như một đầu mối trong công tác điều phối và cần phải tự xây dựng năng lực. Điều đó cho thấy Bộ NN và PTNT, Cục QL ĐĐ và PCLB và các cơ quan khác có thẩm quyền trong việc tiến hành chức năng quản lý nhà nước về giảm nhẹ thiên tai. Chi tiết các văn bản pháp quy có liên quan hiện nay vẫn chưa chỉ rõ nhiệm vụ được giao trong việc tiến hành tiếp cận điều phối, chiến lược và đa ngành mà đây lại là một trong những việc cần thiết để hỗ trợ NDMP. Đối tác không nên lặp lại vai trò của các cơ quan Chính phủ. Vụ Hợp tác Quốc tế (ICD) của Bộ NN và PTNT và Nhóm Hỗ trợ Quốc tế (ISG) đã xúc tiến đáng kể công tác điều phối giữa các hoạt động của Chính phủ và nhà tài trợ. Do đó, đây cũng là một mô hình hữu ích cho NDMP. Đối tác Hỗ trợ về ngành Lâm nghiệp là một mô hình khác của Chính phủ - Đối tác nhà tài trợ đang rất thành công trong một loạt các hoạt động nhằm nâng cao việc thực thi trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Mặc dù không đối tác nào bên trên có thể tiếp quản trách nhiệm của NDMP nhưng với việc cộng tác chặt chẽ với các đối tác đó NDMP sẽ học hỏi được rất nhiều. -1-
  3. Đánh giá năng lực để thực hiện trong tương lai của NDMP NDMP đã xác định được một số kết quả quan trọng mà cần phải chủ động tiến hành: Chia sẻ thông tin Nâng cao nhận thức Đối thoại chính sách Xây dựng năng lực Hỗ trợ dự án Mặc dù quá trình hoạt động của Đối tác vẫn chưa thỏa mãn ở một số lĩnh vực nhưng cần phải tiếp tục các hoạt động đó. Kết quả cuối cùng là Hỗ trợ dự án cần được nhìn nhận như một cách thức để xây dựng năng lực. Không nên coi NDMP là một “bộ phận” của Chính phủ (hay chu kỳ dự án). Mặc dù việc Hỗ trợ dự án cần phải được tiếp tục, nhưng cần phải nhấn mạnh hơn nữa “nhiệm vụ thứ 2” của Đối tác như chia sẻ thông tin, nâng cao nhận thức, phát triển chính sách và chiến lược, và xây dựng năng lực. Việc chỉnh sửa các mục tiêu của Đối tác được khuyến nghị: “Hỗ trợ để đạt được mục đích và mục tiêu quốc gia thông qua phương pháp tiếp cận điều phối, chiến lược, đa ngành đối với công tác giảm nhẹ thiên tai.” Một mục tiêu nhỏ cũng được khuyến nghị nhằm chỉ ra mỗi lĩnh vực kết quả được đề cập trên. Tiếp cận chung được khuyến nghị cho NDMP là giúp đỡ các nhà tài trợ, các tổ chức phi Chính phủ cân bằng giữa (i) hỗ trợ đầu tư công trình và phi công trình với ii) hỗ trợ xây dựng năng lực và tiếp tục các đối thoại chính sách đang có. Mục tiêu sửa đổi được khuyến nghị cho Ban chỉ đạo và Ban thư ký NDMP để phù hợp với mục tiêu của Đối tác. Khuyến nghị cho rằng Bộ NN và PT NT cần chuẩn bị một Quyết định từ Bộ trưởng là cơ sở cho NDMP. Quyết định này sẽ phối hợp với các văn bản pháp luật mà được ra cho Cục QL ĐĐ và PCLB và Trung tâm Phòng chống Thiên tai (DMC). NDMP sẽ tiếp tục đến cuối năm 2005 như đã nhất trí ban đầu. Sau đó, rà soát lại quy trình và ra quyết định cho việc tiếp tục cũng như mục tiêu của Đối tác trong tương lai. Đối với các thỏa thuận về mặt tổ chức cho Bộ TN MT, có một số khuyến nghị được đưa ra như sau: Mở rộng thành viên của Ban chỉ đạo NDMP bao gồm các bộ khác có liên quan đến thiên tai. Ban thư ký NDMP sẽ sát nhập với DMC. Nhiệm vụ pháp quy của DMC sẽ được xác định là bao gồm chức năng hỗ trợ NDMP. DMC sẽ dành nhiều thời gian và các nguồn lực để hỗ trợ các hoạt động của NDMP. DMC sẽ kết hợp chặt chẽ với ICD để điều phối các bộ, tỉnh, nhà tài trợ và các tổ chức Phi Chính phủ. Tuy nhiên, nhiệm vụ cuối cùng của DMC vẫn phải là hỗ trợ NDMP DMC sẽ thiết lập mối quan hệ làm việc chặt chẽ với văn phòng của Hội Đồng Thủy lợi quốc gia của Bộ TN MT Bộ NN và PTNT – quản lý Quỷ Ủy thác sẽ là cơ cấu thích hợp cho việc quản lý nguồn hỗ trợ tài chính cho quá trình hoạt động của NDMP. Tuy nhiên, tài trợ về mặt hỗ trợ kỹ thuật cho DMC cần được quản lý theo hợp đồng trực tiếp quản lý bởi nhà tài trợ. Tài trợ cho -2-
  4. Đánh giá năng lực để thực hiện trong tương lai của NDMP các dự án giảm nhẹ thiên tai cấp tỉnh cần phải được quản lý thông qua các cơ cấu tài trợ dự án tiêu chuẩn. Rất cần dự án hỗ trợ kỹ thuật xây dựng năng lực để giúp DMC tiến hành Kế hoạch hành động đề xuất của NDMP. Hỗ trợ kỹ thuật cần đi kèm với (i) nhiệm vụ pháp lý rõ ràng cho DMC, (ii) tiếp tục được hỗ trợ từ các lãnh đạo của Bộ NN và PTNT, (iii) giao nhiệm vụ cho lãnh đạo và cán bộ có sẵn của DMC, và (iv) tập huấn và các khuyến khích cho dẫn đến thành quả trong tiêu chí hoạt động đã được thông qua trong tiến trình hoạt động. Hỗ trợ kỹ thuật cho DMC bao gồm cả tập huấn và tiếp tục các hỗ trợ cho công tác từ các chuyên gia cao cấp. Cấp tỉnh cũng cần phải xây dựng năng lực. Mặc dù đánh giá nhu cầu tập huấn và kế hoạch tập huấn cần phải được chuẩn bị càng sớm càng tốt nhưng ở miền Trung, hỗ trợ có thể được cung cấp thông qua các đề xuất dự án của Ngân hàng phát triển Châu Á và Ngân hàng Thế giới. Ở miền Bắc và miền Nam, hỗ trợ xây dựng năng lực cấp tỉnh được thông qua các Ban quản lý lưư vực sông, các ban này được thành lập ở lưu vực sông Hồng – Thái Bình, Đồng Nai và Cửu Long. Kế hoạch hành động cho NDMP giai đoạn 2004 – 2005 đang được đề xuất trong đó bao gồm cả những mục tiêu và kết quả sau đây: Mục tiêu 1: Quản lý và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan tham gia nhằm tăng cường điều phối về giảm nhẹ thiên tai. Nâng cao nhận thức và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào giảm nhẹ thiên tai hiệu quả. Kết quả: 1.1 Tiếp tục và nâng cao việc chia sẻ thông tin giữa các Đối tác của NDMP thông qua bản tin, trang web cũng như điều phối các nhà tài trợ, các cuộc họp, hội thảo. 1.2 Kết hợp với ISG của Bộ NN và PTNT, phát triển hệ thống quản lý thông tin NDMP để nâng cao điều phối, kế hoạch chiến lược cho các hoạt động giảm nhẹ thiên tai. 1.3 Tài trợ Hội nghị Giảm nhẹ thiên tai hàng năm để nâng cao nhận thức và tư vấn sâu rộng giữa các bên liên quan trong các vấn đề và hoạt động của Đối tác 1.4 Tiến hành nghiên cứu về giảm nghèo và sự tham gia của cộng đồng trong việc giảm nhẹ thiên tai. 1.5 Tiếp tục hỗ trợ các hoạt động của Đối tác về phát triển, nâng cao và thực hiện cơ cấu đánh giá thiên tai chung. Mục tiêu 2: Hỗ trợ Chính phủ về chính sách, chiến lược và xây dựng pháp luật về giảm nhẹ thiên tai. Kết quả: 2.1 Tham gia vào công tác phát triển Chiến lược quốc gia về thủy lợi (NWRS) dưới sự hỗ trợ của Hội đồng Thủy lợi Quốc gia. Hợp tác và cập nhật Chiến lược Quốc gia và Kế -3-
  5. Đánh giá năng lực để thực hiện trong tương lai của NDMP hoạch hành động Giảm nhẹ thiên tai lần thứ 2. Phát triển và tiên liệu những đánh giá, giám sát quá trình thực hiện hợp phần Lũ và Hạn hán của NWRS. 2.2 Phát triển thêm những chính sách về giảm nhẹ thiên tai và các pháp luật về giảm nhẹ thiên tai ngoài thủy tai theo yêu cầu 2.3. Hỗ trợ ISG để tiến hành đối thoại chính sách về các chương trình, vấn đề liên quan đến thiên tai. Mục tiêu 3: Tạo điều kiện phát triển năng lực thể chế cho cách tiếp cận lồng ghép để giảm nhẹ rủi ro thiên tai cấp trung ương và tỉnh. Tạo điều kiện để phát triển và hỗ trợ các hoạt động ưu tiên của dự án giảm nhẹ thiên tai. Kết quả: 3.1 Nâng cao công tác tổ chức trong Bộ NN và PTNT để hỗ trợ NDMP tiến hành các phương thực tiếp cận lồng ghép và điều phối chức năng giảm nhẹ thiên tai. Mở rộng thành viên của Ban chỉ đạo và đảm bảo các cuộc họp thường kỳ của Ban chỉ đạo. 3.1 Hoàn thành giai đoạn 2 về đánh giá năng lực thể chế cho công tác giảm nhẹ thiên tai 3.3 Tiến hành tập huấn và đánh giá nhu cầu nhận thức cho giảm nhẹ thiên tai cấp tỉnh. Chuẩn bị kế hoạch tập huấn và nâng cao nhận thức toàn diện. NDMP sẽ sử dụng tài liệu này để điều phối hỗ trợ xây dựng năng lực cấp tỉnh. 3.4 Tiếp tục cung cấp tư vấn về hỗ trợ cho các tỉnh để phát triển các dự án nhỏ hiện tại, các dự án ưu tiên về giảm nhẹ thiên tai được gây quỹ bởi các nhà tài trợ. 3.5 Hỗ trợ Ban quản lý lưu vực sông (RBOs) tại các lưu vực sông Hồng – Thái Bình, Đồng Nai và Cửu Long để lồng ghép các vấn đề giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch quản lý lưu vực sông hay các phụ lưu sông. -4-
  6. Đánh giá năng lực để thực hiện trong tương lai của NDMP MỤC LỤC 1. Giới thiệu ....................................................................................................................... 7 1.1 Giới thiệu chung........................................................................................................ 7 1.2 Mục tiêu và kết quả................................................................................................... 7 1.3 Nhu cầu nhận thấy .................................................................................................... 8 2. Vai trò tổ chức và mục tiêu............................................................................................. 9 2.1 Nhiệm vụ pháp lý...................................................................................................... 9 2.2 Các mô hình Đối tác ............................................................................................... 12 2.3 Đối tác Giảm nhẹ thiên tai miền Trung (NDMP), Biên bản thỏa thuận 2001 ........ 15 3. Mục tiêu và nhiệm vụ pháp lý của NDMP – Đề xuất thay thế và Khuyến nghị........... 16 3.1 Lĩnh vực kết quả ..................................................................................................... 16 3.2 Mục tiêu của Đối tác ............................................................................................... 18 3.3 Ban chỉ đạo ............................................................................................................. 20 3.4 Nhóm tư vấn ........................................................................................................... 20 3.5 Ban thư ký............................................................................................................... 21 3.6 Nền tảng về pháp luật ............................................................................................. 21 3.7 Khung thời gian của Đối tác. .................................................................................. 21 4. Sắp xếp tổ chức để hỗ trợ NDMP ................................................................................. 22 4.1 Cải tổ lại cơ cấu của NDMP ................................................................................... 23 4.2 Tài trợ...................................................................................................................... 26 5. Xây dựng năng lực........................................................................................................ 26 5.1 Trung tâm quản lý thiên tai, Bộ NN và PTNT........................................................ 27 5.2 Xây dựng năng lực cấp tỉnh .................................................................................... 28 6. Kế hoạch hành động...................................................................................................... 30 6.1 Mục tiêu và kết quả................................................................................................. 30 6.2 Các hoạt động ......................................................................................................... 35 Phụ lục A........................................................................................................................... 40 -5-
  7. Đánh giá năng lực để thực hiện trong tương lai của NDMP Các cụm từ viết tắt ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á BCĐ PCLB TW Ban chỉ đạo Phòng, chống Lụt, bão Trung Ương CO Văn phòng điều phối (FSSP) QL ĐĐ và PCLB Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão DMC Trung tâm quản lý thiên tai, Cục QL ĐĐ và PCLB FAP Cơ cấu tổ chức và kế hoạch hành động FSSP Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp ICD Vụ Hợp tác Quốc tế ISG Nhóm Hỗ trợ Quốc tế LWR Luật Thủy lợi Bộ NN và PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn MOA Biên bản thỏa thuận MoDRE Bộ Tài nguyên và Môi trường NDMP Đôi tác Giảm nhẹ Thiên tai NWRC Hội đồng Thủy lợi Quốc gia ODA Hỗ trợ phát triển chính thức PSC Ban chỉ huy cấp tỉnh RNE Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan TA Hỗ trợ kỹ thuật TEC Ban thực hiện kỹ thuật (FSSP) UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc WB Ngân hàng Thế giới -6-
  8. Đánh giá năng lực để thực hiện trong tương lai của NDMP 1. Giới thiệu 1.1 Giới thiệu chung Đối tác Giảm nhẹ thiên tai NDMP được thành lập sau trận lũ lịch sử tại 7 tỉnh miền Trung Việt Nam năm 1999. Trận lũ lớn chưa từng có xảy ra trùng với thời điểm diễn ra cuộc họp Nhóm tư vấn các nhà tài trợ. Điều này đã thúc đẩy Chính phủ Việt Nam, các nhà tài trợ và các tổ chức phi Chính phủ quan tâm nhiều hơn tới vấn đề giảm thiểu rủi ro thiên tai thay vì chú trọng tới đối phó với thiên tai như trước đây, đồng thời nhận thức được sự cần thiết phải phối hợp với nhau một các hiệu quả giúp đỡ người dân khu vực miền Trung vượt qua hậu quả sau thiên tai, tránh những tổn thất hơn nữa về người và tài sản. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn được Chính phủ giao trọng trách lãnh đạo và quản lý Đối tác giảm nhẹ thiên tai (NDMP) với sự hỗ trợ từ phía Sứ quán Hà Lan (RNE) và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) – tổ chức được chỉ định thay mặt cộng đồng các nhà tài trợ điều phối Đối tác GNTT. Sau sự kiện đó, một phái đoàn làm việc gồm các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam đã cùng ký kết Biên bản Thỏa thuận (MOA) Đối tác GNTT và khung logic các chương trình và dự án ưu tiên. Sau khi Biên bản ghi nhớ được ký kết, các nhà tài trợ chính quyết định thực hiện giai đoạn chuẩn bị tạo điều kiện cho các khái niệm Đối tác GNTT đi vào hành động. Đại sứ quán Hà Lan, UNDP, đại sứ quán Luxembourg đồng ý cấp vốn cho giai đoạn chuẩn bị này. Tiền tài trợ cho giai đoạn này được thông qua dự án VIE 01/014 – dự án xây dựng năng lực cho công tác giảm rủi ro thiên tai tại Việt Nam nói chung và NDMP nói riêng. Trong giai đoạn chuẩn bị, NDMP đã gặp rất nhiều thách thức. Những hạn chế về năng lực thể chế của các cơ quan thực hiện Chính phủ và Ban thư ký NDMP là một trong những rào cản chính đối với tiến trình hoạt động cũng như tầm nhìn của Đối tác. Các vấn đề đó đã được nêu trong “ Văn kiện Cơ cấu tổ chức và Kế hoạch hoạt động đến năm 2005” Văn kiện dự án đó nhằm định hướng các hoạt động của Đối tác trong vòng 2 năm tới. Tuy nhiên, báo cáo không đưa ra một phân tích mới hay sâu hơn nào về các vấn đề thể chế và kế hoạch đối tác như một cơ sở để nâng cao khả năng thực hiện. Vì vậy mà Bộ NN và PTNT, RNE và UNDP nhất trí rằng cần thiết phải nhanh chóng và tập trung đánh giá năng lực để phát triển câu trả lời cho những câu hỏi trên. 1.2 Mục tiêu và kết quả Những nghiên cứu hiện tại tập trung vào những thách thức và bài học được NDMP học hỏi thông qua giai đoạn Hỗ trợ chuẩn bị (4/2002 – 8/2003). Những mục tiêu cụ thể bao gồm: 1. Đánh giá năng lực có sẵn của Bộ NN và PTNT – cơ quan lãnh đạo của Chính phủ trong việc điều phối và tiến hành thực hiện hoạt động NDMP để đạt được những mục đích, những yêu cầu phát triển năng lực cần thiết ở cả cấp trung ương và địa phương. 2. Với những năng lực có sẵn của Bộ NN và PTNT cũng như nhu cầu đảm bảo rằng quản lý rủi ro thiên tai và giảm nhẹ thiên tai là một phần tất yếu của quá trình phát triển sâu rộng nhằm mục đích giảm nghèo và phát triển bền vững, việc rà soát và -7-
  9. Đánh giá năng lực để thực hiện trong tương lai của NDMP điều chỉnh nếu cần thiết các mục tiêu, kết quả và hoạt động được NDMP đặt ra trong 2 năm tới. Các việc đó đã được nêu rõ trong dự thảo Cơ cấu tổ chức và Kế hoạch hành động nhằm đảm bảo các hoạt động của Đối tác phục vụ tốt nhất việc tiếp cận lồng ghép và tạo ra mối liên kết chặt chẽ với các chính sách, chương trình phát triển chính như Chiến lược Giảm nghèo và Tăng trưởng toàn diện, Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, v.v. 3. Đưa ra các khuyến nghị về cơ cấu thay thế và thực hiện phù hợp nhất để đảm bảo kết quả thành công của mục tiêu và kết quả (được sửa đổi) của NDMP đến 2005. Nghiên cứu sẽ đặc biệt tập trung vào năng lực sẵn có của các Cục có liên quan đến Đối tác từ khi được thành lập như Cục QL ĐĐ và PCLB; Ban thư ký NDMP; ICD; ISG và Ban thư ký của nhóm thuộc Bộ NN và PTNT Kết quả nghiên cứu được tóm tắt trong bản báo cáo nêu bật các phát hiện và khuyến nghị nhằm nâng cao công tác lập kế hoạch, thiết lập thể chế, thực hiện của NDMP như đã nêu ở trên. Báo cáo này nhằm đưa ra các khuyến nghị sửa đổi Cơ cấu tổ chức và Kế hoạch hành động mà phản ánh (i) sửa đổi các kết quả và mục tiêu (nếu cần), và (ii) kế hoạch thực hiện chi tiết để nâng cao cơ cấu thể chế và thực hiện cho NDMP. Nghiên cứu được tiến hành trong khoảng 3 tuần giữa tháng 10 và tháng 11 năm 2003. Do có sự quan tâm thích đáng, nghiên cứu đã được tiến hành do một chuyên gia độc lập với sự hỗ trợ của Cục QL ĐĐ và PCLB và Ban thư ký NDMP Do hạn chế về mặt thời gian và nguồn lực để rà soát, phân tích và tư vấn vẫn chưa thể tiến hành nên chỉ đưa ra chi tiết một vài kiến nghị chắc chắn và hợp lý. Vì thế những nỗ lực là để đưa ra cái nhìn chung về một số vấn đề chính mà NDMP đang phải đối mặt. Một vài lựa chọn cũng như đề xuất được đưa ra cùng với những khuyến nghị quan trọng. Cần phải có thảo luận sâu hơn để có được sự đồng thuận cho một kế hoạch rõ ràng trong 2 năm tới của Đối tác. 1.3 Nhu cầu nhận thấy Trong suốt quá trình rà soát, NDMP đã tổ chức một loạt các cuộc họp như đã nêu ở Phụ lục A. Cần phải có sự thống nhất hoàn toàn là NDMP có thể và nên đóng vai trò quan trọng, nhưng do một số điểm yếu cũng như khoảng cách còn tồn tại mà dưới đây là một vài nhu cầu nhận thấy đã được đề cập trong những cuộc họp của NDMP: o Mặc dù Chính phủ chỉ ra rằng giảm nhẹ thiên tai được đặt lên vị trí ưu tiên hàng đầu nhưng dường như vẫn thiếu “tinh thần làm chủ” trong quá trình hoạt động của NDMP. Chính phủ không thể trao quyền lãnh đạo cho một số nhỏ các nhà tài trợ. Còn các nhà tài trợ mà đặt ưu tiên trong lĩnh vực giảm nhẹ thiên tai và cách tiếp cận đối tác thì lại muốn có được sự hỗ trợ sâu rộng và chủ động từ các bên. o Một số câu hỏi của đối tác là liệu Cục QL ĐĐ và PCLB có năng lực để lãnh đạo quá trình hoạt động của Đối tác không khi mà tính chất công việc này yêu cầu có sự điều phối rộng rãi (liên bộ và trung ương/tỉnh) cũng như chiến lược. -8-
  10. Đánh giá năng lực để thực hiện trong tương lai của NDMP o Đối tác vẫn chưa đáp ứng cụ thể việc hỗ trợ chung mục đích và các mục tiêu đề ra. Các tỉnh có ý định tìm nguồn tài trợ dự án trong khi các nhà tài trợ lại muốn thấy được sự thúc đẩy của việc tiếp cận rộng rãi và tiến triển hơn đến công tác giảm nhẹ thiên tai và lên kế hoạch nâng cao. o NDMP đã hoàn thành tốt công việc của mình trong vấn đề trao đổi thông tin. Tuy nhiên công tác này liên quan nhiều đến giai đoạn chuẩn bị dự án và chưa phát triển rộng, có sự điều phối và phương thức tiếp cận đa ngành. o Điều phối và tạo điều kiện ở cấp thực hiện (ví dụ: các đánh giá chung) là tốt, nhưng Đối tác cần phải chủ động hơn nữa trong các vấn đề chính sách, thể chế và thiết kế chương trình vì nó có tác động đáng kể đến thành công của việc thực hiện cấp địa phương. o Ban thư ký vẫn chưa được coi là đầu mối chủ đạo trong công tác điều phối. Liên lạc với các Đối tác để quyết định những ưu tiên rộng hơn và theo sát các cuộc họp là chưa đủ. Ban thư ký được coi là cần tự nâng cao năng lực hơn là đưa ra các hỗ trợ xây dựng năng lực cho Bộ NN và PTNT và các đối tác cấp tỉnh o Ban thư ký cần có một kế hoạch làm việc rõ ràng và mục tiêu thực hiện. Các hoạt động của Ban thư ký cũng cần được tiến hành sâu hơn với quan điểm chiến lược về bản chất và nhu cầu của Đối tác. Những nhu cầu nhận thấy tạo nên cơ sở cho việc rà soát và những khuyến nghị sau này. 2. Vai trò tổ chức và mục tiêu 2.1 Nhiệm vụ pháp lý Để đánh giá bản chất và vai trò của NDMP, điều quan trọng là chúng ta cần phải hiểu về nhiệm vụ pháp lý về giảm nhẹ thiên tai và vai trò của các cơ quan, tổ chức chủ chốt của Chính phủ. Một số văn bản pháp luật đã được chuẩn bị về giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt là về quản lý lũ và hạn hán. Những văn bản đó cung cấp cơ sở cho vai trò của các cơ quan và đưa ra một số chính sách của Chính phủ về giảm nhẹ thiên tai. Những văn bản pháp luật quan trọng bao gồm: Luật Thủy lợi. Chương IV của Luật bao gồm các mục về kế hoạch (kế hoạch phân bố các hoạt động dân cư và kinh tế), hoạt động các hồ chứa, phân lũ và chậm lũ, huy động nguồn lực đối phó khẩn cấp, thoát lũ, quản lý hạn hán. Chương V nêu ra các công tác khai thác và bảo vệ nguồn nước. Chương VI là về quản lý nhà nước về thủy lợi. Các chức năng quản lý thủy lợi của nhà nước bao gồm các chiến lược, kế hoạch và chính sách, công tác chuẩn bị các văn bản pháp luật, điều tra thủy lợi và dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo lũ và hạn hán, nghiên cứu, cấp giấy phép, huy động nguồn lực đối phó khẩn cấp, thanh tra và giải quyết khiếu nại, quan hệ quốc tế về quản lý nước, giáo dục đào tạo và nâng cao nhận thức. Mặc dù các cơ quan khác của Chính phủ cũng chia sẻ trách nhiệm theo quyết định của Chính phủ nhưng danh sách đầy đủ về trách nhiệm nói chung được giao cho Bộ NN và PTNT. Luật Thủy Lợi không chỉ ra cụ thể làm thế nào để thực hiện những chức năng đó – rất nhiều các văn bản dưới luật như: Nghị định, Quyết -9-
  11. Đánh giá năng lực để thực hiện trong tương lai của NDMP định, Thông tư và Quy định được yêu cầu để làm rõ thêm các chi tiết và cho phép thực hiện Luật. Mặc dù Nghị định 179/1999/ND-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 về việc Thực hiện Luật Thủy Lợi đã chỉ ra chi tiết chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi nhưng lại không nêu rõ về giảm nhẹ lũ, hạn hán và các loại thiên tai khác. Nghị định 86/2003/ND-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 về nhiệm vụ pháp lý, nghĩa vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN và PTNT. Nghị định gần đây đã chỉ rõ Bộ NN và PTNT thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp muối, thủy lợi và phát triển nông thôn. Đối với thủy lợi, Bộ chịu trách nhiệm áp dụng quản lý nhà nước thống nhất về: o Xây dựng, khai thác, tận dụng và bảo vệ các công trình thủy điện, cung cấp nước nông thôn và các công trình thoát nước, o Các lưu vực sông, khai thác tổng hợp, tận dụng và phát triển các con sông sao cho phù hợp với quy hoạch và kế hoạch được thông qua bởi các cơ quan có thẩm quyền, và o Xây dựng và bảo vệ các công trình đê chống bão và lũ, các hoạt động phòng trách lũ, bão, hạn hán và lở đất ở sông và biển. Nghị định 86 cũng quy định Bộ NN và PTNT là cơ quan thường trực trung ương về phòng chống lũ, hỏa hoạn và các hoạt động khác có liên quan. Nghị định 180/NN-TCCB ngày 28 tháng 1 năm 1997 về nhiệm vụ pháp lý, nghĩa vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm giảm nhẹ Thiên tai (DMC). Trong đó chỉ rõ chức năng của Trung tâm là dưới sự quản lý hành chính của Cục QL ĐĐ và PCLB và chịu trách nhiệm thông tin về cảnh báo thiên tai, tư vấn về quản lý, phòng chống bão, lũ và giảm nhẹ thiên tai trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Nhiệm vụ của DMC bao gồm (i) phối hợp với Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia , giám sát tình hình khí tượng thủy văn và tư vấn với Cục QL ĐĐ và PCLB để có các hoạt động giảm nhẹ thiên tai, (ii) Hỗ trợ BCĐ PCLB TW, tham gia vào quá trình ra quyết định cho các quy định về hồ chứa nước nước Hòa Bình và Thác Bà cũng như Công trình Phân lũ Sông Đáy, (iii) tham gia vào quá trình soạn thảo chiến lược phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, (iv) thiết lập hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến, (v) nâng cao nhận thức cộng đồng và các chức năng khác. Dựa vào Nghị định 86, Bộ trưởng Bộ NN và PTNT đã ra quyết định về chức năng và cơ cấu của một số Cục vụ trong Bộ. Quyết định mới về Cục QL ĐĐ và PCLB, và DMC đang được chuẩn bị. Trong khi ở Quyết định 180 đã nêu rõ nhiệm vụ pháp lý khá là rộng của DMC liên quan đến giảm nhẹ thiên tai thì ở đây có thêm vào một số chi tiết trong trường hợp Trung tâm muốn tiến hành các vai trò điều phối của mình cấp liên bộ, phát triển chính sách và chiến lược hay các chức năng khác cần để hỗ trợ NDMP Nghị định 91/2002/ ND-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 về nhiệm vụ pháp lý, nghĩa vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN MT. Nghị định đã chỉ rõ Bộ TN MT thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, nước, khoáng sản, môi trường, khí tượng, thủy văn và bản đồ. Về tài nguyên nước, Bộ chịu trách nhiệm về các hoạt động như: cấp giấy phép, quản lý cơ sở dữ liệu và thông tin, bảo vệ tài nguyên nước và hỗ trợ - 10 -
  12. Đánh giá năng lực để thực hiện trong tương lai của NDMP Hội đồng Thủy lợi Quốc gia. Trong đó, một số chức năng có liên quan đến quản lý lũ và hạn hán. Luật Thủy lợi phân công chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước cho Bộ NN và PTNT1 với yêu cầu phối hợp với các bộ ngành khác. Các tỉnh, thành phố, địa phương thuộc trung ương có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong địa phương của mình. Luật Thủy Lợi cũng cung cấp hai thể chế quan trọng để điều phối tốt hơn ở cấp quốc gia và cấp lưu vực sông: Hội đồng Thủy lợi Quốc gia là cơ quan cố vấn và phối hợp lâu năm. Chủ tịch Hội đồng là Phó Thủ Tướng, thành viên thường trực là bộ trưởng Bộ TN MT, các thành viên là Thứ trưởng Bộ TN MT, Bộ NN và PTNT, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công nghiệp và Bộ Y tế và một số các “thành viên chuyên gia”. Các “thành viên không thường trực có thể được mời từ một số tỉnh và các nơi khác. Vai trò của Hội đồng là cố vấn Chính phủ về các chiến lược, kế hoạch thủy lợi, các vấn đề quốc tế và giải quyết tranh chấp Ban Quản lý lưu vực sông – RBOs, cũng có các thành viên mở rộng tương tự bao gồm cả các bộ chính trong Chính phủ cũng như các tỉnh trong lưu vực sông tương ứng. Vai trò của Ban quản lý cũng có những nét tương đồng như: phát triển các kế hoạch lồng ghép lưu vực sông, phối hợp giữa các bộ và các tỉnh trong lưu vực sông tương ứng, cố vấn Chính phủ về giải quyết tranh chấp. Bộ trưởng Bộ NN và PTNT đã có Quyết định thành lập Ban quản lý lưu vực sông ở các lưu vực sông Hồng – Thái Bình, Đồng Nai và Cửu Long. Đây hầu hết là các lưu vực sông rộng, quan trọng tầm chiến lược trong đó bao gồm một loạt các tỉnh tương ứng. Hiện vẫn chưa có Ban quản lý lưu vực sông tại các lưu vực nhỏ hơn thuộc miền Trung Việt Nam. Các Nghị quyết, Quyết định và Quy định đã được thông qua cho cả Hội đồng Thủy lợi Quốc gia và Ban quản lý Lưu vực sông2 BCĐ PCLB TW được chủ trì bởi Bộ trưởng Bộ NN và PTNT với sự tham gia của Văn phòng Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và khoảng chừng 13 bộ khác có liên quan đến quản lý thiên tai. Nhiệm vụ pháp lý của BCĐ PCLB TW là: o Soạn thảo chiến lược và kế hoạch hành động dài hạn về phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại gây ra bởi bão lũ o Giám sát, quản lý công tác phòng chống và phục hồi thiệt hại gây ra bởi bão lũ o Phổ biến và nâng cao nhận thức cộng đồng về các kiến thức, kinh nghiệm quản lý thiên tai và các quy định có liên quan 1 Với các việc thành lập của Bộ TN MT, một số chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước đã được chuyển giao cho Bộ. Tuy nhiên, nghị quyết gần đây của Chính phủ lại chỉ ra một số chức năng liên quan đến quản lý lũ và các công trình thủy điện vẫn thuộc thẩm quyền của Bộ NN và PTNT. Chi tiết và công tác phối hợp vẫn đang được phát triển. 2 Quy định hoạt động của Ban quản lý Lưu vực sông vẫn chưa được thông qua nên các Ban quản lý vẫn chưa hoàn toàn hoạt động. Thảo luận về mức độ tham gia của các tỉnh thuộc trung ương vào Ban quản lý vẫn đang được tiến hành - 11 -
  13. Đánh giá năng lực để thực hiện trong tương lai của NDMP Nguồn tài trợ được phân bổ thông qua Bộ NN và PTNT và DMC trong Bộ NN và PTNT là văn phòng của BCH PCLB TW. Các cấp tỉnh, huyện và xã cũng có Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão với nhiệm vụ pháp lý tương tự cấp trung ương. Các ban chỉ huy có mối quan hệ theo dung cấp back. BCH PCLB TW và các ban chỉ huy tương đương cấp tỉnh và các cấp thấp hơn là cơ quan phối hợp thực hiện quan trọng, chủ động trong và ngay sau lũ. Các cơ quan này không đóng vai trò lên kế hoạch dài hạn và điều phối hay tham gia vào việc phát triển chính sách hay luật. Do đó, tránh việc lặp lại các vai trò tiềm năng của NDMP. Quan trọng là vai trò và bản chất của NDMP cần được thiết kế phải tránh việc lặp lại các nhiệm vụ pháp lý đã có của các cơ quan Chính phủ. Nếu có thể, các cơ quan như Cục QL ĐĐ và PCLB, DMC sẽ hỗ trợ việc xây dựng năng lực để tiến hành tiếp cận chiến lược và phối hợp hơn nữa trong chức năng quản lý nhà nước của họ. Mặc dù việc cộng tác với các tổ chức như ICD của Bộ NN và PTNT, văn phòng Hội đồng Quốc gia Thủy lợi là cần thiết cho việc hỗ trợ nâng cao năng lực, nhưng về cơ bản của các văn bản đề cập bên trên, rõ ràng là Cục QLĐĐ và PCLB, DMC nên tiến hành các chức năng quản lý nhà nước về lũ và giảm nhẹ các thiên tai khác. 2.2 Các mô hình Đối tác 2.2.1 Nhóm Hỗ trợ Quốc tế - Bộ NN và PTNT và Nhóm Đặc biệt theo chủ đề Nhóm Hỗ trợ Quốc tế (ISG) của Bộ NN và PTNT được thành lập vào năm 1997 theo Quyết định số 541 NN/TCCB-QD. Nhóm có chức năng cố vấn cho Bộ NN và PTNT trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA. Ban đầu ISG chủ yếu tập trung về lâm nghiệp, nhưng đến năm 1999, nhóm được mở rộng bao gồm cả những phần khác trong nhiệm vụ pháp lý của Bộ NN và PTNT. Việc này được quyết định cùng lúc với việc tài trợ các hoạt động của ISG thông qua Quỷ Ủy thác được đóng góp bởi các nhà tài trợ. Các báo cáo của ISG cho Bộ trưởng Bộ NN và PTNT đều qua Tổng giám đốc của ISG kiêm Giám đốc Ban thư ký ISG. Mục tiêu của ISG là hỗ trợ chung Bộ NN và PTNT và ICD đặc biệt về: (i) điều phối với các nhà tài trợ quốc tế, bao gồm các tổ chức phi Chính phủ về các dự án và các chương trình sắp tới, (ii) xây dựng các đối tác, (iii) thúc đẩy tinh thần làm chủ của Việt Nam đối với các dự án có sự hỗ trợ từ nước ngoài; và (iv) hoạt động như một cơ cấu tạo hỗ trợ về đối thoại chính sách, phối hợp ở cấp ngang và dọc ( nhà tài trợ, các bộ và các tỉnh). Đối thoại cấp tỉnh vẫn chưa được phát triển tốt nhưng được trông đợi là “nền tảng đối thoại” sẽ được thiết lập tại Sở NN và PTNT tại các tỉnh được chọn làm thí điểm. Một số nhà tài trợ hiện nay rất nhiệt tình theo đuổi cách tiếp cận đa ngành để phát triển công tác phối hợp với Chính phủ. Tiếp cần đa ngành yêu cầu việc phối hợp và cộng tác giữa các cục vụ trong Bộ NN và PTNT, giữa Bộ NN và PTNT với các bộ khác và giữa các tỉnh với nhau đến một mức độ nhất định mà vượt qua năng lực tổ chức hiện tại của - 12 -
  14. Đánh giá năng lực để thực hiện trong tương lai của NDMP Bộ NN và PTNT. ISG hi vọng sẽ đóng vai trò thực hiện tiếp cận đa ngành, bao gồm cả việc phát triển cơ cấu tiếp nhận thích hợp cũng như thu hút năng lực. ISG cũng được mong đợi để chuẩn bị các khuyến nghị về (i) làm thế nào để các tiếp cận đa ngành được lồng ghép vào mô hình thực hiện và phối hợp hiện tại của ISG/Bộ NN và PTNT và (ii) làm thế nào Bộ NN và PTNT /ISG có thể chuẩn bị cho tiếp cận đa ngành với việc chú trọng đặc biệt về xây dựng năng lực, điều phối và phát triển bền vững. Bộ NN và PTNT đã thành lập ra 3 “Nhóm đặc biệt theo chủ đề” (TAG), dưới ISG, để tập trung vào các vấn đề quan trọng ( chủ đề). Các Nhóm đặc biệt đó bao gồm: (i) TAG1: Lồng ghép Nông nghiệp-Kinh tế và Chính sách Quốc tế, (ii) TAG2: Hỗ trợ phát triển các công trình thủy điện, quản lý thiên tai, nước sạch nông thôn, và (iii) TAG 3: Hỗ trợ thực hiện chiến lược toàn diện về giảm nghèo và tăng trưởng (CPRGS) ở các vùng nông nghiệp và nông thôn. TAG 2 và TAG 3 có mối liên quan đặc biệt đến giảm nhẹ thiên tai với mục tiêu cụ thể là: TAG 2: o Hỗ trợ tinh thần làm chủ và năng lực của Bộ NN&PTNT trong việc tận dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ bên ngoài (ODA) để phát triển hệ thống thủy lợi và thoát nước, quản lý thiên tai, nước sạch nông thôn; o Giúp các nhà tài trợ nhận thức về các chiến lược, kế hoạch và ưu tiên phát triển của Bộ NN và PTNT trong đó bao gồm cả kế hoạch phát triển 5 năm và 10 năm của Bộ. o Xác định và khuyến nghị về các phương thức xây dựng năng lực để nâng cao công tác điều phối các chương trình và dự án giữa Bộ NN và PTNT, Bộ TN MT, các bộ khác có liên quan, các cơ quan, nhà tài trợ và giữa các nhà tài trợ. o Là diễn đàn để ra soát, thảo luận và điều phối các dự án, hoạt động và chương trình đang thực hiện, sẽ thực hiện. o Khởi xướng và giám sát việc nghiên cứu thúc đẩy điều phối và đối thoại chính sách; o Cộng tác với Ban thư ký ISG để trao đổi thông tin về cung cấp nước cho thủy lợi cũng như các mục đích trong nước khác. TAG 3: Củng cố tinh thần làm chủ và năng lực của Bộ NN và PTNT để phát triển và thực thiện hiệu quả CRPGS ở các vùng nông nghiệp và nông thôn. Trong đó bao gồm cả điều phối, huy động và tận dụng tối ưu các hỗ trợ từ bên ngoài. Có thể thấy rằng cả ISG và các TAG, đặc biệt là TAG 2 đã có nhiệm vụ pháp lý là phối hợp rộng rãi, nhiệm vụ này đã bao trùm cả lĩnh vực trách nhiệm của Bộ NN và PTNT, trong đó có cả công tác giảm nhẹ thiên tai. Vai trò rõ ràng của các nhóm là điều phối, đối thoại và trao đổi thông tin. Kinh nghiệm của các nhóm tính đến hiện tại là rất tích cực, mặc dù tiến trình phối hợp với các tỉnh vẫn chưa được đáng kể lắm. 2.2.2 Chương trình và Đối tác hỗ trợ ngành Lâm nghiệp - 13 -
  15. Đánh giá năng lực để thực hiện trong tương lai của NDMP Chương trình và đối tác hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP) là một mô hình hữu ích trong việc điều phối liên bộ, các nhà tài trợ, các tổ chức phi Chính phủ ở Việt Nam. Biên bản ghi nhớ về FSSP được ký giữa Bộ NN và PTNT và 21 đối tác quốc tế vào ngày 12 tháng 11 năm 2001, báo hiệu cho việc chuyển đổi cách tiếp cận từ dự án sang đa ngành về Lâm nghiệp. Biên bản thỏa thuận bao gồm 15 nguyên tắc về hợp tác về lĩnh vực lâm nghiệp. Ở đây đã cung cấp các tuyên bố chung về chính sách cho Đối tác của FSSP. Biên bản thỏa thuận bao gồm cả Khung Chương trình mà dựa trên 9 lĩnh vực kết quả chiến lược, bao gồm: lên kế hoạch và giám sát; phát triển chính sách, pháp luật và thể chế; đổi mới doanh nghiệp nhà nước; nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực khác. Mỗi lĩnh vực kết quả chỉ ra các vấn đề hoạt động, kiến thức, quản lý và năng lực. Khung Chương trình được dự trên kinh nghiệm từ Chương trình 5 triệu héc ta rừng và Chiến lược Phát triển Rừng của Chính phủ. FSSP cũng có Ma trận về Mối quan hệ chỉ ra sự tham gia của các tổ chức trong nước và các đối tác nước ngoài ở mỗi phần trong 9 lĩnh vực kết quả. Ma trận này là một công cụ hữu dụng cho các nhà tài trợ và giúp họ xác định được những ưu tiên của Chính phủ, tính liên kết của Đối tác, xây dựng liên minh, xác định khoảng trống và phát triển tài chính. Cách tiếp cận của FSSP cho phép các nhà tài trợ chọn lựa các lĩnh vực để hỗ trợ cho các hoạt động của ngành lâm nghiệp mà phù hợp với ưu tiên của họ. Thêm vào đó, FSSP đã chuẩn bị (i) Chương trình làm việc chung đưa ra kế hoạch hoạt động được kết nối và mở rộng giữa các Đối tác, (ii) Sổ tay ngành lâm nghiệp chứa đựng những điển hình làm tốt, cơ sở dữ liệu và các thông tin khác về luật, nghị định và các văn bản chính quy khác, và (iii) Hệ thống Giám sát và Đánh giá giúp tiếp cận quy trình của Chương trình làm việc chung, các tác động của Chính phủ và nhà tài trợ hỗ trợ việc tham gia, các giá trị gia tăng của Đối tác với cơ cấu hợp tác giữa các thành viên tham gia. Cơ cấu của FSSP bao gồm Ban chỉ đạo Đối tác (PSC), Ban thực hiện kỹ thuật (TEC) và Văn phòng Điều phối FSSP (CO). Ban chỉ đạo Đối tác do Thứ trưởng Bộ NN và PTNT làm trưởng ban và đồng trưởng ban là đại diện của nhà tài trợ. Các thành viên khác của ban chỉ đạo là đại diện các bộ, các nhà tài trợ và các tổ chức phi Chính phủ khác. Ban kỹ thuật bao gồm đại diện là cục trưởng và cục phó từ Bộ NN và PTNT cũng như các nhà tài trợ và các tổ chức phi Chính phủ. Ban chỉ đạo Đối tác họp hai lần một năm để đưa ra những chỉ đạo chung cho văn phòng điều phối FSSP và Ban thực hiện kỹ thuật đưa ra những hướng dẫn tổ chức thông qua các cuộc họp hàng tháng. Văn phòng Điều phối FSSP có 9 cán bộ, gồm cả Giám đốc mà cũng là Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, phó giám đốc làm bán thời gian là Cố vấn Kỹ thuật Quốc tế, 5 cán bộ làm toàn thời gian và các chuyên gia bán thời gian khác làm việc với các nhóm khác. Trong khi văn phòng điều phối phối hợp chặt chẽ với Cục Lâm nghiệp, ICD và các cục khác của Bộ NN và PTNT. Văn phòng sẽ báo cáo trực tiếp lên Thứ trưởng Bộ NN và PTNT. Có vẻ mối quan hệ độc lập trong Bộ NN và PTNT đã gây ra một số khó khăn về mặt hành chính FSSP được tài trợ thông qua Quỷ Ủy thác cho Văn phòng điều phối. Các bước tiến hành để thành lập Quỷ Ủy thác riêng rẽ cho việc thực hiện dự án được nhìn nhận như một cách để nâng cao cách tiếp cận đa ngành của Đối tác. - 14 -
  16. Đánh giá năng lực để thực hiện trong tương lai của NDMP Ban chỉ đạo Đối tác chú ý rằng các thỏa thuận của Đối tác hiện tại không thành công trong việc xây dựng mức độ thỏa mãn khi tham gia của từ các bộ, cơ quan trong Chính phủ như Văn phòng Chính phủ, Bộ KH ĐT, Bộ Tài chính, Bộ TN MT Ngành lâm nghiệp về bản chất là phạm vi không rộng như lĩnh vực giảm nhẹ thiên tai do đó các vấn đề cấp ngành mà FSSP nêu ra đều nằm trong phạm vi của hoạt động của Bộ NN và PTNT. Tuy nhiên, một số nhà tài trợ còn dè dặt về việc sử dụng FSSP như một mô hình cho NDMP do nó không có tính chất sáng kiến liên bộ mạnh mẽ mà chứng minh năng lực để xây dựng hệ thống rộng rãi cho các bên liên quan. Do sự tách rời giữa văn phòng điều phối và Cục lâm nghiệp nên FSSP không đóng góp nhiều vào việc xây dựng năng lực và các hoạt động bền vững trong Bộ NN và PTNT như lẽ ra nó phải thế. 2.3 Đối tác Giảm nhẹ thiên tai miền Trung (NDMP), Biên bản thỏa thuận 2001 NDMP đi vào hoạt động sau khi Biên bản thỏa thuận được ký kết tháng 6 năm 2001 giữa Chính phủ, Bộ Tài Chính (đại diện cho Chính phủ Việt Nam), Tỉnh Quảng Nam (đại diện cho 7 tỉnh miền Trung) và 16 nhà tài trợ cũng như các tổ chức phi Chính phủ. Biên bản thỏa thuận đã chỉ ra NDMP cần chú tâm vào các khía cạnh giảm nhẹ thiên tai của các chương trình phát triển, đặt trọng tâm vào xóa đói giảm nghèo, cứu trợ thiên tai, phục hồi các cơ sở hạ tầng bị hư hại, đầu tư để giảm nhẹ các tác động của thiên tai trong tương lai, quản lý bền vững lưu vực sông và môi trường. Những mục tiêu của NDMP, như đã nêu trong Biên bản ghi nhớ là tạo ra sự cộng tác chủ động giữa các cơ quan trong Chính phủ, những nhà tài trợ và tổ chức phi Chính phủ quan tâm thông qua: o Chia sẻ thông tin thường xuyên o Đối thoại chính sách o Nhận định, ưu tiên và đề xuất trong việc phân bổ các nguồn lực o Thiết lập phương thức thực hiện để tận dụng hiệu quả nguồn lực từ Chính phủ, nhà tài trợ, tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực giảm nhẹ thiên tai. Một loạt các nguyên tắc của NDMP đã được nêu trong Biên bản thỏa thuận, bao gồm cả thiết kế của Bộ NN và PTNT về thay mặt Chính phủ đi đầu trong công tác điều phối chuẩn bị và thực hiện Biên bản thỏa thuận. Khung thể chế của NDMP được dựa trên khung lĩnh vực tập trung vào thực hiện cấp tỉnh và các cấp thấp hơn; thực hiện thông qua các chương trình, dự án có sẵn; tổ chức linh hoạt và củng cố các thể chế đã có. Biên bản thỏa thuận chỉ rõ việc thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ), bao gồm 4 thành viên của Ban CHĐ PCLB, một đại diện của mỗi tỉnh miền trung, 3 đại diện của cộng đồng nhà tài trợ và một đại diện của cộng đồng tổ chức phi Chính phủ. Bộ NN và PTNT lãnh đạo BCĐ và tiến hành họp mặt ít nhất 2 lần 1 năm. Nhiệm vụ của BCĐ bao gồm: o Phát triển, tổ chức và cập nhật các kế hoạch tổng thể về giảm nhẹ thiên tai cho các tỉnh miền Trung o Khuyến nghị cho Chính phủ, các nhà tài trợ và các tổ chức phi Chính phủ về các ưu tiên trong phân bổ nguồn lực và về phương hướng, thủ tục thực - 15 -
  17. Đánh giá năng lực để thực hiện trong tương lai của NDMP hiện thông qua cơ chế chia sẻ thông tin thường xuyên và đối thoại chính sách. o Thông qua kế hoạch hoạt động và ngân sách Biên bản ghi nhớ cũng chỉ rõ việc thành lập Nhóm Tư vấn để hỗ trợ thiết lập các ưu tiên giảm nhẹ thiên tai và Ban thư ký. Nhiệm vụ của Ban thư ký là phù hợp và hỗ trợ nhiệm vụ của BCĐ và đối tác nói chung: o Chuẩn bị kế hoạch hoạt động và ngân sách o Điều phối hỗ trợ với chính quyền tỉnh để chuẩn bị cho các chương trình, dự án có nguồn tài trợ tiềm năng o Là nơi trao đổi thông tin liên quan đến giảm nhẹ thiên tai o Tạo điều kiện điều phối các hoạt động và chia sẻ thông tin giữa Chính phủ, nhà tài trợ và các tổ chức phi Chính phủ o Xác định các ưu tiên về nâng cấp và giám sát thiên tai, thu thập thông tin và hệ thống cảnh báo thiên tai. o Hỗ trợ tập huấn, xây dựng nhận thức, các công cụ lên kế hoạch và thiết kế, cung cấp dữ liệu và chuyên gia, cung cấp trung tâm hậu cần và xây dựng hệ thống chuyên gia cho NDMP Biên bản ghi nhớ cũng chỉ rõ việc thành lập văn phòng dự án cấp tỉnh 3. Mục tiêu và nhiệm vụ pháp lý của NDMP – Đề xuất thay thế và Khuyến nghị 3.1 Lĩnh vực kết quả Các mục tiêu được nêu trong Biên bản thỏa thuận NDMP và các khuyến nghị khác được đề cập trong Cơ cấu tổ chức và kế hoạch hành động của NDMP có thể được coi là “lĩnh vực kết quả” hay định hướng cho Đối tác. Những lĩnh vực kết quả bao gồm: Chia sẻ thông tin Các hoạt động nhỏ đã có bao gồm (i) chia sẻ tin tức và thông tin về các hoạt động của đối tác, (ii) chia sẻ thông tin về những điển hình làm tốt về quản lý thiên tai ở nhiều cấp, bao gồm cả các bài học linh nghiệm về giảm nhẹ thiên tai của quốc tế từ phía đối tác, các tổ chức phi Chính phủ và các bên khác, (iii) hệ thống quản lý thông tin để nâng cao công tác điều phối, (iv) quản lý thông tin và dữ liệu kỹ thuật và các vấn đề khác. Ban thư ký NDMP đã chủ động trong 2 lĩnh vực ban đầu (i và ii). Mặc dù không gây rủi ro nghiêm trọng, nhưng một số phần có thể lặp lại giữa (iii và iv) với vai trò của ISG và DMC. Nâng cao nhận thức - 16 -
  18. Đánh giá năng lực để thực hiện trong tương lai của NDMP Mục tiêu nâng cao nhận thức bao gồm người dân nói chung, cộng đồng ở những vùng hay chịu ảnh hưởng của thiên tai, các cơ quan nhà nước, các nhà tài trợ, các tổ chức phi Chính phủ với khả năng là “xu thế chủ đạo” hay tăng cường hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai. Nâng cao nhận thức sâu rộng và vận động chính sách về các hoạt động “thân thiện giảm nhẹ thiên tai” là vai trò rất có giá trị của NDMP. Nâng cao nhận thức có mối quan hệ chặt chẽ với công tác tư vấn và tham gia của các bên liên quan. Tham vấn với các bên liên quan về nhu cầu giảm nhẹ thiên tai, xác định và phổ biến thông tin về các ưu tiên chính sách của Chính phủ có thể hữu dụng với vai trò của Đối tác. Đối thoại chính sách Đối thoại chính sách là chức năng điều phối quan trọng. Dựa trên việc phát triển chính sách, chiến lược và luật là rất quan trọng, đây cũng là chức năng quản lý của nhà nước. Mặc dù ISG và Vụ Kế hoạch – Chính sách của Bộ NN và PTNT cũng đóng một số vai trò trong lĩnh vực này, việc tham gia của NDMP vào quy trình lên chính sách và chiến lược cũng như vận động chính sách về ưu tiên giảm nhẹ thiên tai là rất có giá trị. Xây dựng năng lực Nhu cầu đáng kể về nâng cao năng lực cấp quốc gia và tỉnh về những vấn đề như quản lý rủi ro thiên tai, lồng ghép vào kế hoạch chiến lược giảm nhẹ thiên tai, củng cố công tác chuẩn bị dự án ở mọi giai đoạn trong chu kỳ dự án, phát triển chính sách và luật pháp, và các chủ đề khác có liên quan. Tuy nhiên, xây dựng năng lực (thường được coi là tập huấn) có vẻ chỉ trên lý thuyết mà thiếu các kết quả hữu hình có liên quan đến cơ sở hạ tầng. Do đó, quan trọng là xây dựng năng lực nhằm tạo ra sự cân bằng giữa việc đầu tư tài trợ các dự án và thiết kế để đảm bảo tính thực tế và có thể thực hiện trong công việc. Hỗ trợ dự án Ban đầu, NDMP nhận thấy nhu cầu về hỗ trợ hữu hình cho các tỉnh để tiến hành các dự án ưu tiên về giảm nhẹ thiên tai. Một số dự án rất quan trọng đối với miền trung để chỉ ra nhu cầu giảm nhẹ thiên tai. Từ bản danh sách đầu của các dự án mà các tỉnh đã đệ trình lên, 21 dự án ưu tiên đã được xác định và sau này giảm xuống còn 5 dự án ở mức ưu tiên cao nhất. Đối tác đã coi việc hỗ trợ dự án là một phương tiện để xây dựng nền tảng cho việc hợp tác và đối thoại với các tỉnh. Qui trình kiểm tra và nâng cao các đề xuất dự án cũng là phương tiện để xây dựng năng lực ở cấp tỉnh. Ở một vài khía cạnh, các tỉnh được giúp đỡ để mở mang hiểu biết về các dự án giảm nhẹ thiên tai, thiết kế và dẫn chứng tài liệu (kết hợp với các yếu tố công trình và phi công trình ở chỗ nào phù hợp) - Tuy nhiên, NDMP không phải lúc nào cũng duy trì việc phân biệt rõ ràng giữa: o Vai trò điều phối và hỗ trợ như đối tác o Và vai trò của các cơ quan cấp trung ương và cấp tỉnh trong việc lên kế hoạch, thông qua và thực hiện các dự án thông qua “cơ chế dự án” thông thường, và - 17 -
  19. Đánh giá năng lực để thực hiện trong tương lai của NDMP o Vai trò của các nhà tài trợ trong việc lựa chọn các dự án thích hợp để hỗ trợ theo như những ưu tiên và chính sách. Ví dự Bản dự thảo Cơ cấu tổ chức và Kế hoạch hành động có đề xuất “chiến lược” của NDMP là: (i) xác định và phát triển các đề xuất dự án ưu tiên, (ii) thực hiện các nghiên cứu tin khả thi và khả thi, (iii) đảm bảo nguồn tài trợ, (iv) có được sự thông qua của Chính phủ, và (v) hỗ trợ thực hiện (nếu cần). Một số thành viên của Đối tác, đặc biệt là Cục QL ĐĐ và PCLB, các tỉnh đã đánh giá Đối tác chưa thực sự thành công do mức độ tài trợ cho các dự án ưu tiên đã được xác định không được cao như mong đợi. Điều này cho thấy có sự hiểu lame ở đây do NDMP ở đây chỉ là phương tiện truyền tải những hỗ trợ chứ không tham gia vào quá trình hỗ trợ, phát triển và tài trợ trên phương diện tăng cường chu kỳ dự án giảm nhẹ thiên tai các cấp. Do đó, khuyến nghị là NDMP nên tiếp tục hỗ trợ phát triển một số lượng nhất định các dự án giảm nhẹ thiên tai, trên phương diện giúp đỡ các tỉnh tỉnh xây dựng năng lực và chỉ ra các nhu cầu tài trợ ngắn hạn và trung hạn cho đến khi việc tài trợ cho các dự án dài hạn và lớn đi vào hiệu quả. Việc rà soát ủng hộ quan điểm là tham gia và hỗ trợ chu kỳ dự án như một phương tiện xây dựng năng lực cấp tỉnh và trung ương để cải thiện các dự án giảm nhẹ thiên tai. Khuyến nghị nữa cho thấy NDMP không nên tham gia chỉ đạo “việc làm chủ: hay việc thực hiện dự án. NDMP không nên tham gia vào qua trình thực hiện các dự án chính thức và cũng không nên cố gắng cho phép tham gia vào dự án để làm giảm uy tín mà tập trung vào điều phối các bước tiếp cận đa ngành chiến lược mà trong đó, nhiều dự án và chương trình se theo sự điều phối của Đối tác. NDMP nên cố thu xếp những hiểu lầm rằng đây là một kênh để giúp các dự án cấp tỉnh tiếp cận dễ dàng hơn đến quỹ tài trợ. Thay vào đó, NDMP cần giúp đỡ xây dựng năng lực cho các tỉnh để chuẩn bị chu đáo các dự án với việc nâng cao nhận thức và tham gia của cộng đồng, điều này sẽ thu hút nhiều các nhà tài trợ Lên kế hoạch Biên bản thỏa thuận của NDMP chỉ rõ “phát triển, cập nhật và thực hiện Kế hoạch tổng thể về giảm nhẹ thiên tai cho các tỉnh miền Trung” như là vai trò của ban chỉ đạo. Tuy nhiên, kế hoạch và dự án quản lý tài nguyên nước là chức năng quản lý của nhà nước và Đối tác cần phải thận trọng hơn để tránh lặp lại các nhiệm vụ đó của Chính phủ cho dù cần phải tập trung vào việc chia sẻ thông tin hay nâng cao năng lực để hỗ trợ cải thiện dự án. Ở đây không khuyến nghị rằng NDMP phải đảm nhận vai trò lên kế hoạch trực tiếp tham gia các hoạt động như lồng ghép vào lập kế hoạch lưu vực sông hay lập kế hoạch các dự án giảm nhẹ thiên tai. 3.2 Mục tiêu của Đối tác Dựa vào “lĩnh vực kết quả” đã được đề cập phía trên, và NDMP sẽ không đảm nhận vai trò lên kế hoạch trực tiếp, điều quan trọng là mục tiêu của Đối tác cần phải được cân nhắc - 18 -
  20. Đánh giá năng lực để thực hiện trong tương lai của NDMP là làm sáng tỏ. Khuyến nghị cho thấy NDMP nên cân nhắc những mục tiêu trình bày sau đây: Mục tiêu đề xuất của NDMP Mục tiêu chung: Hỗ trợ Chính phủ đạt được mục tiêu phát triển quốc gia thông qua phương pháp tiếp cận đa ngành, chiến lược, và có sự điều phối trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: 1. Quản lý và chia sẻ thông tin liên quan giữa các cơ quan tham gia để tăng cường điều phối trong việc giảm nhẹ thiên tai. 2. Nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc tham gia giảm nhẹ thiên tai một cách hiệu quả 3. Tham vấn cho Chính phủ về chính sách, chiến lược và pháp luật về giảm nhẹ thiên tai 4. Tạo điều kiện cho việc phát triển năng lực thể chế của tiếp cận lồng ghép vào việc giảm nhẹ thiên tai cấp trung ương và cấp tỉnh. 5. Tạo điều kiện phát triển và tài trợ các dự án ưu tiên về giảm nhẹ thiên tai. Những mục tiêu đề xuất của NDMP cũng tương tự như trong Cơ cấu tổ chức và Kế hoạch hành động. Trong đó đề nghị NDMP nên: (i) tăng cường chia sẻ thông tin, (ii) cải thiện chính sách, (iii) nâng cao năng lực cấp tỉnh và nhận thức của người dân để xác định những can thiệp ưu tiên, (iv) phát triển đề xuất dự án, (v) nâng cấp điều phối, và (vi) quản lý và phát triển (của Đối tác?) về vấn đề cơ bản của “quản lý lưu vực sông”. Mục tiêu đề xuất trong báo cáo tiếp tục “theo 2 cách tiếp cận” mà NDMP đang theo đuổi, nhưng với những trình độ chuyên môn sau đây: o Công tác hỗ trợ và tạo điều kiện cho tài trợ dự án cần được xem xét như một phương cách để xây dựng năng lực ở cấp tỉnh mà Đối tác cần phải tìm kiếm để thay thế quan niệm là một phần của Chính phủ, và o Nhấn mạnh vào “phương pháp thứ hai” – chia sẻ thông tin, nâng cao nhận thức, phát triển chính sách và chiến lược và xây dựng năng lực. Mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể được khuyến nghị bên trên nhằm giúp Việt Nam và đặc biệt là Bộ NN và PTNT có cách tiếp cận bền vững, dựa vào thể chế để giảm nhẹ thiên tai. Phương pháp tiếp cận được khuyến nghị trong báo cáo này là cân đối giữa hỗ trợ đầu tư công trình và phi công trình cùng với việc xây dựng năng lực, ủng hộ tiến trình đối thoại chính sách giữa Chính phủ và các đối tác. Tiếp cận này không thể đưa ra các sửa đổi một cách tức thì nhưng hi vọng là nó sẽ đưa ra những hướng dẫn đúng đắn cho chương trình của đối tác mà được mọi người chấp nhận. - 19 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2