intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào Duy Từ Giai Thoại 4

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

89
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đào Duy Từ Giai Thoại 4 Ông là một nhà quân sự tài ba, kiến trúc sư xây dựng lũy Trường Dục ở Phong Lộc và lũy Nhật Lệ ở Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình, để chống lại các cuộc tấn công của quân Trịnh. Lũy Nhật Lệ còn gọi là lũy Thầy (vì chúa Nguyễn và nhân dân Đàng Trong tôn kính gọi Đào Duy Từ là thầy). Lũy này được hoàn thành năm 163l, có chiều dài hơn 3000 trượng (khoảng hơn l2 km), cao l trượng 5 thước (khoảng 6 m), mặt lũy rất rộng (voi có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào Duy Từ Giai Thoại 4

  1. Đào Duy Từ Giai Thoại 4 Ông là một nhà quân sự tài ba, kiến trúc sư xây dựng lũy Trường Dục ở Phong Lộc và lũy Nhật Lệ ở Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình, để chống lại các cuộc tấn công của quân Trịnh. Lũy Nhật Lệ còn gọi là lũy Thầy (vì chúa Nguyễn và nhân dân Đàng Trong tôn kính gọi Đào Duy Từ là thầy). Lũy này được hoàn thành năm 163l, có chiều dài hơn 3000 trượng (khoảng hơn l2 km), cao l trượng 5 thước (khoảng 6 m), mặt lũy rất rộng (voi có thể đi lại được) cứ cách một quãng lại xây pháo đài để đặt súng thần công. Chiến lũy này có vị trí gần khe, dựa vào thế núi, chạy dài suốt cửa biển Nhật Lệ, trông giống hình cầu vồng, có tác dụng chặn đ ược bước tiến của quân Trịnh trong hàng trăm cuộc giao tranh. Đương thời có câu ca: Khôn ngoan qua cửa sông La Dù ai có cánh chớ qua lũy Thầy Những kết quả nghiên cứu gần đây cho biết các lũy trên còn có tác dụng chắn cát gió, giúp cho sản xuất nông nghiệp và điều hòa khí hậu trong vùng.
  2. Đào Duy Từ còn là tác giả cuốn sách bàn về quân sự rất nổi tiếng tên là "Hổ trướng khu cơ''. Đây là tác phẩm rất hiếm hoi của người xưa viết về quân sự còn lưu lại đến nay ở nước ta. Ngoài phần trình bày về lí luận, ông còn đề cập đến một số kĩ thuật, công nghệ của chiến tranh nh ư cách bày binh bố trận, cách chọn địa điểm đóng quân, làm cầu phao vượt sông, chế tạo các loại vũ khí (kể cả một số loại vũ khí hiện đại nhất thời bấy giờ như thủy lôi, hỏa tiễn...) Trong lĩnh vực văn học, Đào Duy Từ còn để lại hai tác phẩm khá nổi tiếng là ''Ngọa Long cương vãn'' và ''Tư Dung vãn''. Ông cũng là người đã khởi thảo ra tuồng Sơn Hậu, sáng tác các điệu múa Song Quang, Nữ tướng xuất quân, Tam Quốc, Tây Du... và có công đầu trong việc phát triển nghệ thuật tuồng ở Đàng Trong... Từ khi được chúa Sãi Vương tin dùng, Lộc Khê Đào Duy Từ chỉ còn được 8 năm cuối đời để đem tài năng của mình cống hiến cho sự nghiệp chung. Ông đ ã làm được nhiều việc có ích cho xã hội, góp phần vào công cuộc ổn định và mở mang đất nước.
  3. Sau khi ông mất, ở Bình Định nhân dân đã lập đền thờ ông. Nhiều sách báo từ trước tới nay đã viết về ông, ca ngợi con người đã có ý chí lớn, vượt bao hoàn cảnh khó khăn, tự rèn luyện học tập để trở thành một tài năng, lập thân, lập nghiệp và cống hiến cho đời. Đánh giá Lộc Khê Đào Duy Từ, nhà yêu nước thời cận đại , Tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng ( l876-1947) đã viết: Bể dâu thay đổi mấy triều cương Lũy cũ xanh xanh một giải trường Rêu đá lờ mờ kinh Hổ trướng Gió lau leo lắt phú Long Cương Non sông trơ đó, Thầy đâu vắng? Con cháu còn đây, giống vẫn cường Công đức miệng người ghi tạc mãi Ngàn thu mấy kẻ biết trông gương! Người chăn trâu Đào Duy Từ - Một tài năng hai thân phận Tuổi ngoài năm mươi với tài năng và trí tuệ siêu quần, Đào Duy Từ vẫn phải chịu trù dập của mệnh đời nghiệt ngã. Quê ở Thanh Hoá là con nhà kép hát đào ca
  4. - ngang thân phận với những kẻ nô tỳ - ông và gia đình bị sự ruồng bỏ, khinh khi của vua quan thời Lê Trịnh. Lý lịch buộc cấm thi vĩnh viễn. Xã hội đương thời với quan niệm hẹp, bất công - "xướng ca vô loài" - đã gián tiếp thay đổi hẳn cuộc đời ông. Khi mà lịch sử chưa đủ độ lùi để nghiêm minh phán xét, bấy giờ khó ai ngờ không chỉ họ Đào mà ngay cả vận nước cũng chuyển biến theo cuộc thoát ly bất đắc dĩ của một t ài năng lớn - tham mưu, chiến lược gia kiệt xuất - gần cuối cuộc đời vẫn cùng đường tuyệt lộ. Làm thế nào để kẻ bất hạnh ấy đem trí tuệ hiến dâng tổ quốc? Khi mà ngay giữa lòng quê hương yêu dấu, ông không có chỗ dung thân làm bệ phóng. Trong lúc hạng bất tài vô đức thì nghênh ngang đầy tước lộc quyền uy. Hơn thế, còn bao kẻ hưởng đặc quyền tiến thân nhờ cha truyền con nối... Với bọn sâu dân mọt n ước ấy - oái oăm thay - thì người tài năng, trí đức nào khác kẻ thâm thù, là ám ảnh sự an toàn riêng chúng. Vì thế, trù dập tri thức, đố kị nhân tài là tất yếu trong bối cảnh ngự trị thời hôn quân, bạo chúa. Đào Duy Từ liều chết bơi ngang qua dòng sông định mệnh, nơi phân chia đôi bờ Trịnh Nguyễn. Tóc đã hoa râm, ông lưu lạc về nam làm một kẻ giang hồ. Bậc
  5. thượng trí thức thành tứ cố vô thân, người anh tài đành hành khất nơi dọc đường gió bụi. Đời sau ngậm ngùi thương cảm Đào Duy Từ như thương cảm vận nước xoay vần sao lắm nỗi điêu linh... Phải chăng, dù bắc hay nam thì kỳ thị xuất thân rồi cứ vẫn như nhau? Lịch sử sẽ đứng ở nơi đâu? Thuận theo yêu cầu chung đất nước, mở rộng cửa đón nhân tài để ích quốc lợi dân. Hoặc lịch sử - bị khống chế bởi giai cấp cai trị - săm soi lý lịch, vùi dập bao tinh hoa nước Việt...? Qua Đào Duy Từ, hiểu sâu sắc thế nào là nỗi đau triều đại. Ông phải tự tìm ra giải đáp. Câu hỏi không chỉ cho một thời hoặc riêng mỗi mình ông. Lịch sử sẽ trả lời. Vâng, đấy là bài học tiến tới sự tiêu vong ô nhục - không cứu vãn - của Trịnh Lê sau đó. Đồng thời, làm sáng lên vai trò đại diện sự nghiệp nam tiến của dân tộc Việt - các chúa Nguyễn - những anh hùng góp công lớn mở nước từ Hải Vân cho tới mũi Cà Mau. Trong đó, ổn định phòng ngự mặt Trịnh Lê là quyết định vấn đề. Vị tất cuộc nam tiến đã tựu thành viên mãn nếu cuộc chiến sau lưng rơi vào thế hạ phong. Nguyễn Phúc Nguyên, vị chúa thứ hai - với chiến lược gia Đào Duy Từ phò tá - làm phá sản sức tấn công trường kỳ từ mạn bắc của triều đình Lê Trịnh.
  6. Khi lang bạt đất Bình Định. Chăn trâu cho nhà phú hộ họ Lê, Đào Duy Từ dừng bước tìm một nơi tá túc. Mỗi ngày theo sau bầy gia súc, ông có khi nào thôi ưu tư về trận pháp hành binh..? Mỗi đêm co ro nghiêng mình trong cót lúa, bao nhiêu lần ông thao thức khắc khoải mái nhà xưa? Lịch sử luận thành bại bậc anh hùng, xưa nay chỉ chú trọng đến tài năng ít ai lý đến nỗi cô đơn của những người đặc biệt ấy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2