intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐÁP ÁN 20 CÂU HỎI TRIẾT HỌC

Chia sẻ: Nguyen Hong Minh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

894
lượt xem
233
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1: Phân tích nội dung và bản chất của Chủ nghĩa duy vật biện chứng (CNDVBC) với tính cách là hạt nhân lý luận của Thế giới quan khoa học (TGQKH).Trả lời: Trang 15-25 sách GK. 1. Nội dung: của CNDVBC với tính cách là hạt nhân lý luận của Thế giới quan khoa học bao gồm 2 nhóm quan niệm. Đó là nhóm quan niệm duy vật về thế giới nói chung và nhóm duy vật vầ xã hội nói riêng: a)Quan điểm duy vật về thế giới:  Tồn tại của thế giới là tiền đề thống nhất thế giới: Trước khi thế...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐÁP ÁN 20 CÂU HỎI TRIẾT HỌC

  1. ĐÁP ÁN 20 CÂU HỎI TRIẾT HỌC Câu 1: Phân tích nội dung và bản chất của Chủ nghĩa duy vật biện chứng (CNDVBC) với tính cách là hạt nhân lý luận của Thế giới quan khoa học (TGQKH). Trả lời: Trang 15-25 sách GK. 1. Nội dung: của CNDVBC với tính cách là hạt nhân lý luận của Thế giới quan khoa học bao gồm 2 nhóm quan niệm. Đó là nhóm quan niệm duy vật về thế giới nói chung và nhóm duy vật vầ xã hội nói riêng: a)Quan điểm duy vật về thế giới:  Tồn tại của thế giới là tiền đề thống nhất thế giới: Trước khi thế giới có thể là một thể thống nhất thì trước hết thế giới phải tồn tại. Tính thống nhất thật s ự của thế giới là ở tính vật chất của nó, tính vật chất này được chứng minh bằng một sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên.  Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới, có nội dung như sau:  Thế giới vật chất tồn tại khách quan, vĩnh viễn, vô hạn, vô tận.  Trong thế giới vật chất chỉ tồn tại các quá trình vật chất cụ thể, có mức độ tổ chức nhất định; đang biến đổi chuyển hóa lẫn nhau là nguồn gốc, nguyên nhân của nhau; cùng chịu sự chi phối bởi các quy luật khách quan của TGVC.  Ý thức, tư duy con người chỉ là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao; thế gi ới thống nhất và duy nhất.  Phạm trù vật chất: vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác.  Phạm trù ý thức, quan hệ giữa ý thức và vật chất: Ý thức của con người tồn t ại trước hết trong bộ óc con người, sau đó thông qua thực tiễn lao động nó tồn tại trong các vật phẩm do con người sáng tạo ra. Ý thức gồm nhiều yếu tố: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí… trong đó tri thức và tình cảm có vai trò rất quan tr ọng. Thông qua hoạt động thực tiễn, ý thức con người xâm nhập vào hiện thực vật chất tạo nên sức mạnh tinh thần tác động lên thế giới góp phần biến đổi thế giới. Quan điểm duy vật về xã hội:  Xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên, nó là kết quả phát triển lâu dài của tự nhiên, có quy luật vận động, phát triển riêng, sự vận động, phát triển của xã hội phải thông qua hoạt động thực tiễn.  Sản xuất vật chất là cơ sở đời sống xã hội: Nền sản xuất vật chất trong từng giai đoạn lịch sử gắn liền với một phương tiện sản xuất nhất định, sự thay đổi PTSX sẽ làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.  Sự phát triển của xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên, là lịch sử phát triển các hình thái kinh tế xã hội một cách đa dạng nhưng thống nhất từ thấp đ ến cao, mà thực chất là lịch sử phát triển của xã hội. LLSX   QHSX   PTSX   (CSHT + KTTT)   HTKTXH   Quần chúng nhân dân (QCND) là chủ thể chân chính sáng tạo ra lịch sử: QCND là lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần, quyết định thành bại của mọi cuộc cách mạng. Vai trò chủ thể QCND biểu hiện khác nhau ở những điều kiện lịch sử khác nhau và ngày càng lớn dần; sức mạnh của họ chỉ được phát huy khi họ được hướng dẫn, tổ chức, lãnh đạo. 2. Bản chất của CNDVBC:  CNDVBC đã giải quyết vấn đề cơ bản của triết học từ quan điểm thực tiễn:
  2. CNDV cũ thiếu quan điểm thực tiễn, máy móc  không thấy được tính năng động của ý thức; riêng CNDVBC khẳng định vật chất có trước và quyết định ý thức; trong hoạt động thực tiễn ý thức tác động tích cực làm biến đổi hiện thực vật chất theo nhu cầu của con người.  CNDVBC đã thống nhất TGQDV với phép biện chứng: CNDV cũ mang nặng tính siêu hình, PBC được nghiên cứu trong hệ thống triết học duy tâm  Mác cải tạo CNDV cũ, giải thoát PBC ra khỏi tính thần bí, tư biện  xây dựng nên CNDVBC; thống nhất giữa TGQDV với PBC.  CNDVBC là CNDV triệt để; nó không chỉ duy vật trong lĩnh vực tự nhiên mà còn trong lĩnh vực xã hội. CNDVLS là cống hiến vĩ đại của C.Mác cho kho tàng tư tưởng của loài người: CNDV cũ không triệt để; CNDV lịch sử ra đời là kết quả vận dụng CNDV vào nghiên cứu lĩnh vực xã hội, tổng kết lịch sử, kế thừa có phê phán toàn bộ tư tưởng xã hội trên cơ sở khái quát thực tiễn mới của giai cấp vô sản. Với CNDVLS nhân loại tiến bộ có được một công cụ vĩ đại trong nhận thức, cải tạo thế giới.  CNDVBC mang tính thực tiễn - cách mạng, nó hướng dẫn con người trong hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới:  CNDVBC là vũ khí lý luận của giai cấp vô sản: Lợi ích giai cấp vô sản phù hợp lợi ích nhân loại tiến bộ, được luận chứng bằng những cơ sở lý luận khoa học  CNDVBC trở thành hệ tư tưởng của giai cấp vô sản có sự thống nhất tính khoa học và tính cách mạng.  CNDVBC không chỉ giải thích thế giới mà còn góp phần cải tạo thế giới.  CNDVBC khẳng định sự tất thắng của cái mới: nó xóa bỏ cái cũ lỗi thời, xây dựng cái mới tiến bộ.  CNDVBC là một hệ thống mở, là kim chỉ nam cho mọi hành động. Câu 2: Anh (chị) hãy phân tích cơ sở lý luận, nêu ra các yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã vận dụng như thế nào vào sự nghiệp cách mạng hiện nay ở nước ta? Trả lời: trang 28-33 SGK * Cơ sở lý luận : Nguyên tắc khách quan trong xem xét được xây dựng dựa trên nội dung của nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới. Yêu cầu của nguyên tắc này được tóm tắt như sau :khi nhận thức khách thể (đối tượng), sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực – chủ thể tư duy phải nắm bắt, tái hiện nó trong chính nó mà không được thêm hay bớt một cách tùy tiện . - Vật chất là cái có trước tư duy. Vật chất tồn tại vĩnh viễn và ở một giai đọan phát triển nhất định của mình nó mới sản sinh ra tư duy. Do tư duy phản ánh thế giới vật chất, nên trong quá trình nhận thức đối tượng ta không được xuất phát từ tư duy, từ ý kiến chủ quan của chúng ta về đối tượng.mà phải xuất phát từ chính bản thân đối tượng, từ bản chất của nó, không được ”bắt” đối tượng tuân theo tư duy mà phải “bắt” tư duy tuân theo đối tượng. Không ép đối tượng thỏa mãn một sơ đồ chủ quan hay một “Lôgíc” nào đó, mà phải rút ra những sơ đồ từ đối tượng, tái tạo trong tư duy các hình tượng, tư tưởng- cái lôgíc phát triển của chính đối tượng đó. - Toàn bộ “nghệ thuật” chinh phục bản chất của sự vật, hiện tượng đ ược gói ghém trong sự tìm kiếm, chọn lựa, sử dụng những con đường, cách thức, phương tiện thâm nhập hữu hiệu vào “thế giới” bên trong của sự vật. “nghệ thuật” chinh phục như thế không mang đến cho sự vật, hiện tượng một cái gì đó xa lạ với chính nó. Điều này đ ặt ra cho ch ủ th ể m ột tình th ế khó khăn. Làm như thế nào để biết chắc chắn những suy nghĩ của chúng ta về sư vật là khách quan, là phù hợp với bản thân sự vật? Nguyên tắc khách quan đòi hỏi được bổ sung thêm yêu cầu phát huy tính năng động sáng tạo của chủ thể và nguyên tắc tính đảng .
  3. - Giới tự nhiên và xã hội không bao giờ tự phơi bày tòan bộ bản chất của mình ra thành các hiện tượng điển hình. Con người không phải chỉ nhận thức những cái gì bộc l ộ ra tr ước chủ thể. Do đó để phản ánh khách thể như một chỉnh thể, chủ thể tư duy không thể không b ổ sung những yếu tố chủ quan như đề xuất các giả thuyết, đưa ra các dự đóan khoa học ….Thiếu những điều này tư duy sẽ không mang tính biện chứng, sẽ không thể hiện bản tính sáng t ạo thông qua trí tưởng tượng của chính mình. Yêu cầu phát huy tính năng động sáng tạo c ủa ch ủ thể đòi hỏi chủ thể tư duy phải biến đổi, thậm chí cải tạo đối tượng để tìm ra bản chất c ủa nó. Những biến đổi, cải tạo đó là chủ quan nhưng không phải tùy tiện, mà là những biến đổi và cải tạo đối tượng phù hợp quy luật của hiện thực thuộc lĩnh vực nghiên cứu. - Yêu cầu khách quan trong xem xét có ý nghĩa rất quan trọng trong nhận thức các hiện tượng thuộc đời sống xã hội. Đối tượng nghiên cứu bao gồm cái vật chất và cái tinh thần chứa đầy những cái chủ quan, những cái lý tưởng và luôn chịu sự tác động của các lực lượng tự phát của tự nhiên lẫn lực lượng tự giác (ý chí, lợi ích, mục đích, nhân cách, cá tính khác nhau) c ủa con người. Ở đây đối tượng, khách thể tư duy quyện chặt vào chủ thể tư duy bằng hệ thống những mối liên hệ chằng chịt. Do đó cần phải cụ thể hóa nguyên tắc khách quan trong xem xét các hiện tượng xã hội, tức là phải kết hợp nó với các yêu cầu phát huy tính năng động, sáng tạo của chủ thể và nguyên tắc tính đảng. Điều này có nghĩa là nguyên tắc khách quan trong xem xét không chỉ bao hàm yêu cầu xuất phát từ chính đối tượng, từ những quy luật vận động và phát triển của nó, không được thêm bớt tùy tiện chủ quan, mà nó còn phải biết phân biệt những quan hệ vật chất với những quan hệ tư tưởng, các nhân tố khách quan với các nhân tố chủ quan, thừa nhận các quan hệ vật chất khách quan tồn tại xã hội là nhân tố quy ết đ ịnh.còn những hi ện tượng tinh thần, tư tưởng được quy định bởi đời sống vật chất của con người và các quan h ệ kinh tế của họnhưng chúng có ảnh hưởng ngược lại tồn tại xã hội. Phải coi xã hội là một là một cơ thể sống tồn tại và phát triển không ngừng chứ không phải là cái gì đó kết thành một cách máy móc. Phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất cấu thành một hình thái kinh tế xã hội nhất định và cần phải nghiên cứu những quy luật vận hành và phát triển của hình thái xã hội đó. - Khi nhận thức các hiện tượng xã hội chúng ta phải chú trọng đến mức độ quan tâm và năng lực nhận thức của các lực lượng xã hội đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội, đối với khuynh hướng phát triển của các hiện tượng xã hội, đối với việc đánh giá tình hình xã hội … những đánh giá có giá trị hơn, những cách giải quyết đúng hơn thường là những đánh giá, những cách giải quyết thuộc về các lực lượng xã hội biết đứng trên lập trường của giai cấp tiên tiến, của những lực lượng cách mạng của thời đại đó. Vì vậy tính khách quan trong xem xét các hiện tượng xã hội nhất quán với nguyên tắc tính đảng. Việc xem thường nguyên tắc này dễ dẫn đến vi phạm yêu cầu của nguyên tắc khách quan trong xem xét, dễ biến nó thành chủ nghĩa khách quan, cản trở việc nhận thức đúng đắn các hiện tượng xã hội phức tạp. * Những yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc khách quan trong xem xét: Nguyên tắc khách quan trong xem xét có mối liên hệ mật thiết với các nguyên tắc khác của lôgíc biện chứng. Nó thể hiện ở yêu cầu cụ thể sau:  Trong hoạt động nhận thức, Chủ thể phải: - Một là: Xuất phát từ hiện thực khách quan, tái hiện lại nó như nó vốn có mà không được tùy tiện đưa ra những nhận định chủ quan. - Hai là: Phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo của chủ thể, đưa ra các giả thuy ết khoa học có giá trị về khách thể, đồng thời biết cách tiến hành kiểm chứng các gi ả tuy ết đó bằng thực nghiệm.  Trong hoạt động thực tiễn, Chủ thể phải : - Một là: Xuất phát từ hiện thực khách quan, phát hiện ra những quy luật chi phối nó. - Hai là: Dựa trên các quy luật khách quan đó, chúng ta vạch ra các mục tiêu, kế họach, tìm kiếm các biện pháp, phương thức để tổ chức thực hiện. Kịp thời điều chỉnh, uốn nắng họat động của con người đi theo lợi ích và mục đích đã đặt ra.
  4. Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức có nghĩa là phát huy vai trò tri th ức, tình cảm, ý chí, lý trí… tức là phát huy vai trò nhân tố con người trong họat động nhận thức và họat động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan, vươn lên làm chủ thế giới. * Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng như thế nào vào sự nghiệp cách mạng của Vi ệt Nam: Phải tôn trọng hiện thực khách quan, tôn trọng vai trò quyết định của vật chất. Cụ thể là: - Xuất phát từ hiện thực khách quan của đất nước, của thời đại để họach định các đường lối, chiến lược, sách lược nhằm xây dựng và phát triển đất nước. - Biết tìm kiếm, khai thác và sử dụng những lực lượng vật chất để hiện thực hóa đường lối, chiến lược, sách lược nhằm xây dựng và phát triển đất nước. - Coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, coi đại đòan kết tòan dân tộc là động l ực chủ yếu để phát triển đất nước. Biết kết hợp hài hòa các lợi ích khác nhau (lợi ích kinh tế, l ợi ích chính trị, lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần, lợi ích cá nhân, lợi ích t ập th ể, l ợi ích xã h ội...) thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy công cuộc đổi mới. - Đảng ta rút ra những bài học kinh nghiệm từ những sai lầm, thất bại trước đ ổi mới, Đảng ta kết luận: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn tr ọng quy luật khách quan”. Biết phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của các y ếu tố chủ quan (tri thức, tình cảm…) tức phát huy vai trò nhân tố con người trong họat động nhận thức và thực tiển: - Coi sự thống nhất giữa tình cảm (nhiệt tình cách mạng, lòng yêu nước, ý chí quật cường…) và tri thức (kinh nghiệm dựng nước và giữ nước, hiểu biết khoa học) là động lực tinh thần thúc đẩy công cuộc đổi mới. Chống lại thái độ ỷ lại, trì trệ, chỉ biết làm theo cách cũ mà không biết dũng cảm làm theo cái mới, biết khơi dậy lòng yêu nước, ý chí quật c ường… phải phổ biến tri thức khoa học, công nghệ hiện đại cho đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân, biết nâng cao dân trí, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. - Coi trọng công tác tư tưởng, đẩy mạnh giáo dục tư tưởng. Đặc biệt là giáo dục ch ủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho đông đảo người Việt Nam chúng ta. Phải nâng cao và đổi mới tư duy lý luận mà trước hết là chủ nghĩa xã hội và con đ ường đi lên ch ủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Kiên quyết khắc phục và ngăn ngừa tái diễn bệnh chủ quan, duy ý chí,lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội theo nguyện vọng chủ quan ảo tưởng mà bất chấp quy luật khách quan, coi thường tình hình thực tế. Câu 3: Đảng ta khẳng định: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”. Anh chị hãy chỉ ra và phân tích cơ sở triết học của khẳng định đó? Trả lời: Ở Việt Nam, do bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ & hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan ảo tưởng đã xuất hiện trước Đổi mới có nguyên nhân và gây ra tác hại lớn. Xuất phát từ hiện thực khách quan của nước ta yếu kém về năng lực tư duy, lạc hậu về lý luận, ít kinh nghiệm trong xây dựng và quản lý đất nước; Đồng thời do sai l ầm ấu trĩ “t ả” khuynh, xảy ra trong một điều kiện lịch sử rất đặc biệt của dân tộc ta (Biết phát huy tối đa sức mạnh tinh thần, khao khát thoát ra khỏi cuộc sống lầm than, nô lệ...) nhưng lại không xuất phát từ hiện thực, bất chấp quy luật, coi thường tri thức KH,… Nên tạo ra những chính sách sai lầm, gây ra những hậu quả về nhiều mặt (kinh tế, xã hội…) rất nghiêm trọng & kéo dài. Để có thể khắc phục triệt để chủ nghĩa chủ quan phải quán triệt thực hiện nguyên tắc khách quan. Vì nguyên tắc khách quan là nguyên tắc đầu tiên của tư duy biện chứng, Vận dụng
  5. nguyên tắc khách quan kết hợp với chủ quan trong hoạt động nhận thức sẽ tránh đ ược những sai lầm trong chính sách phát triển đất nước. Câu 2: trình bày thêm Trên cơ sở quy luật khách quan đó, Đảng ta khẳng định “Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”. Để làm được điều đó Phải tôn trọng hiện thực kh.quan, tôn trọng vai trò quyết định của VC, tức:  Xuất phát của hiện thực kh.quan của đất nước, của thời đại để hoạch định chiến lược, sách lược phát triển đất nước;  Biết tìm kiếm, khai thác, tổ chức những lực lượng vật chất (cá nhân – cộng đ ồng, kinh tế – quân sự, trong nước – ngoài nước, quá khứ – tương lai,…) để hiện thực hóa chúng.  Coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; Coi đại đoàn kết toàn dân tộc là đ ộng l ực chủ yếu phát triển đất nước. Biết kết hợp hài hòa các dạng lợi ích khác nhau (kinh tế, chính trị, tinh thần,...; cá nhân, tập thể, xã hội) thành động l ực thúc đ ẩy công cuộc đ ổi mới Đồng thời phải phát huy tính năng động, sáng tạo của YT, ph.huy vai trò c ủa các y ếu t ố ch ủ quan (t.thức, t.cảm, ý chí, lý trí,...), tức ph.huy vai trò nhân tố CN trong h.động nhận thức & thực tiễn cải tạo đất nước. Cụ thể:  Coi sự thống nhất nhiệt tình CM & tri thức KH là động lực tinh thần thúc đ ẩy công cuộc Đổi mới; Chống lại thái độ thụ động, ỷ lại, bảo thủ trì trệ; Bồi dưỡng nhiệt tình, phẩm chất cách mạng; Khơi dậy lòng yêu nước, ý chí quật cường, tài trí người Việt Nam,…  Coi trọng công tác tư tưởng, đẩy mạnh giáo dục tư tưởng (chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tưởng HCM); Nâng cao và đổi mới tư duy lý luận (về CNXH & con đ ường đi lên CNXH);  Phổ biến tri thức KH cho cán bộ, đảng viên, nhân dân.  Kiên quyết khắc phục & ngăn ngừa tái diễn bệnh chủ quan, duy ý chí, l ối suy nghĩ, hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan ảo tưởng; bất chấp quy luật khách quan. Câu 4: Lý luận? phương pháp? Mối quan hệ giữa chúng? Anh/chị hãy nêu những yêu cầu phương pháp luận và phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn di ện? Vi ệc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Trả lời: 1. Lý luận là gì? Định nghĩa: Trong tự điển Triết học, Lý luận là kinh nghiệm đã được khái quát trong ý thức của con người, là toàn bộ tri thức về thế giới khách quan, là hệ thống tương đối đ ộc l ập của các tri thức có tác dụng tái hiện lại trong logic của các khái niệm cái logic khách quan c ủa sự vật. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”. Như vậy, lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, những quy luật của các sự vật, hiện tượng. Nguồn gốc của lý luận: - Lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm. Tri thức lý luận là tri thức khái quát từ tri thức kinh nghiệm, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, nhưng lý luận không hình thành một cách tự phát từ kinh nghiệm và không phải mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát từ kinh nghiệm. Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm. Tuy nhiên, điều đó vân không làm mất đi mối liên hệ giữ lý luận với kinh nghiệm.
  6. - Muốn hình thành lý luận, con người phải thông qua quá trình nhận thức kinh nghiệm. Nhận thức kinh nghiệm là quá trình quan sát sự lặp đi, lặp lại diễn biến của các sự vạt hiện tượng, Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là tri thức kinh nghiệm. Tri thức kinh nghiệm thông thường (tiền khao học) là tri thức thu được thông qua quá trình sinh hoạt và hoạt động hằng ngày của con người; giúp có người giải quyết nhanh một số vấn đề cụ thể, đơn giản trong quá trình tác động trực tiếp đến đối tượng. Tri thức kinh nghiệm khoa học là kết quả của quá trình thực nghiệm khoa học, nó đòi hỏi chủ thể phải tích lũy một lượng tri thức nhất định trong hoạt động sản xuất cũng như hoạt động khoa học mới có thể hình thành tri thức kinh nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm khoa học là chất liệu ban đầu để các nhà khoa học xây dựng các lý luận khoa học. Chức năng cơ bản của lý luận: chức năng phản ánh hiện thực khách quan và chức năng phương pháp luận. Các cấp độ lý luận: tùy theo phạm vi phản ánh của nó mà lý luận có những cấp độ khác nhau. Có thể phân chia lý luận thành lý luận ngành và lý luận triết học. - Lý luận ngành: lý luận khái quát những quy luật hình thành và phát triển của một ngành; làm cơ sở để sáng tạo tri thức cũng như phương pháp luận cho hoạt động của ngành đó, chẳng hạn như lý luận văn học, lý luận nghệ thuật,… - Lý luận triết học: hệ thống những quan điểm chung nhất về thế giới và con người, là thế giới quan và phương pháp luận nhận thức và hoạt động của con người. 2. Phương pháp là gì? Định nghĩa: Phương pháp là hệ thống các yêu cầu mà chủ thể phải tuân thủ đúng trình tự để đạt mục đích đặt ra một cách tối ưu. Phương pháp là hệ thống các nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu nhất định. Nguồn gốc, chức năng: từ hiểu biết về thuộc tính, quy luật của sự vật, hiện tượng thuộc các lĩnh vực khác nhau mà các phương pháp khác nhau được xây dựng; và sau đó, chúng được vận dụng như công cụ tinh thần vào quá trình hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiên cải tạo hiệu quả thế giới của nhân loại. Phân loại: sự đa dạng của các đối tượng phải nghiên cứu hay cải tạo dẫn đ ến s ự đa dạng của phương pháp. - Dựa theo phạm vi áp dụng, phương pháp được chia thành phương pháp riêng (phương pháp áp dụng cho từng ngành khoa học), phương pháp chung (phương pháp áp dụng cho nhi ều ngành khoa học) và phương pháp phổ biến (phương pháp áp dụng cho mọi ngành khoa học, cho toàn bộ hoạt động thực tiễn của con người, tức các phương pháp của triết học). - Dựa theo lĩnh vực áp dụng, phương pháp được chia thành phương pháp chỉ đ ạo hoạt động thực tiễn (trước hết là thực tiễn cách mạng cải tạo thế giới) và phương pháp hướng dẫn hoạt động nhận thức (trước hết là nhận thức khoa học hiện đại). - Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng. Phép biện chứng duy vật không chỉ đưa ra hướng nghiên cứu chung, đưa ra các nguyên tắc tiếp cận sự vật, hiện tượng nghiên cứu, mà đồng thời còn là điểm xuất phát đề đánh giá những kết quả đạt được. Mọi nhạn thức về thế giới của Mác, đó không phải là học thuyết mà là phương pháp. Nhận thức thế giới của Mác không mang lại những giáo điều có sẵn, mà chỉ mang lại những điểm xuất phát đ ể tiếp tục nghiên cứu và là phương pháp cho việc nghiên cứu đó. 3. Mối quan hệ giữa lý luận và phương pháp: thông qua phương pháp luận Định nghĩa: phương pháp luận là học thuyết (lý luận) về phương pháp; nó vạch ra cách thức xây dựng và nghệ thuật vận dụng phương pháp. Phương pháp luận còn được coi như “một
  7. hệ thống các quan điểm, nguyên tắc xuất phát, những cách thức chung để thực hiện hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn” của con người. Phân loại: dựa theo phạm vi áp dụng, phương pháp luận được chia thành phương pháp luận bộ môn (phương pháp luận của khoa học chuyên ngành giúp giải quyết các vấn đề cụ thể của từng ngành khoa học), phương pháp luận chung (phương pháp luận của khoa học liên ngành giúp giải quyết các vấn đề chung của một nhóm ngành khoa học) và phương pháp luận phổ biến (phương pháp luận triết học- cơ sở để xây dựng phương pháp luận bộ môn và phương pháp luận chung). Phương pháp luận biện chứng duy vật là một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc nền tảng chỉ đạo chủ thể trong việc xác định phạm vi, khả năng áp dụng phương pháp một cách hợp lý và có hiệu quả. Do vậy, phép biện chứng duy vật vừa là lý luận v ừa là ph ương pháp luận phổ biến. Mọi nội dung lý luận của phép biện chứng duy vật đều có ý nghĩa về mặt phương pháp luận. Chúng cho phép rút ra các yêu cầu (nguyên tắc, quan điểm, phương pháp) để chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Các nhà phương pháp luận mácxít đ ưa ra số lượng và tên gọi cụ thể của từng nguyên tắc (quan điểm, phương pháp) có thể khác nhau nhưng yêu cầu cụ thể thì giống nhau (vì chúng toát ra từ nội dung lý luận của phép biện chứng duy vật). Trong quá trình hoạt động nhận thức (nhất là nhận thức khoa học hiện đ ại) hay hoạt động thực tiễn (nhất là thực tiễn cách mạng cải tạo thế giới) các nguyên tắc phương pháp luận của phép biện chứng duy vật được vận dụng không tách rời nhau; tức chúng phối hợp với nhau tạo nên phong cách tư duy biện chứng – tư duy vận dụng tổng hợp các nguyên tắc bi ện ch ứng để chỉ đạo hoạt động của chủ thể trong nhận thức và chỉ đạo thế giới. 4. Những yêu cầu phương pháp luận và phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại trong mọi sự vật, trong mọi lĩnh vực hiện thực. Mối liên hệ mang tính khách quan và phổ biến. Nó chi phối tổng quát sự vận động, phát triển của mọi sự vật, quá trình xãy ra trong thế giới; và là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng. Mối liên hệ phổ biến được nhận thức trong các phạm trù biện chứng như mối liên hệ giữa: mặt đối lập- mặt đối lập; chất – lượng, cái cũ – cái mới; cái riêng- cái chung; nguyên nhân- kết quả; nội dung – hình thức; bản chất- hiện tượng; tất nhiên- ngẫu nhiên; khả năng – hiện thực. Nội dung nguyên lý: ◊ Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau. ◊ Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối liên hệ phổ biến ◊ Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách tổng quát quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật hiện tượng xảy ra trong thế giới. Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc toàn diện: • Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải: - Tìm hiểu, phát hiện càng nhiều mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) đang chi phối sự tồn tại của bản thân sự vật càng tốt - Phân loại để xác định những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) nào là bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định...; còn những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) nào là bên ngoài, không cơ bản, ngẫu nhiên, không ổn định…; - Dựa trên những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) bên trong cơ bản, tất nhiên, ổn định… Để lý giải được những mối liên hệ, quan hệ (hay những
  8. đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) còn lại. Qua đó xây dựng một hình ảnh về sự vật như sự thống nhất các mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…); phát hiện ra quy luật (bản chất) của nó. • Trong hoạt động thực tiễn chủ thể phải: - Đánh giá đúng vai trò của từng mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) chi phối sự vật. - Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng đồng bộ nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) đ ể biến đổi những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) để biến đổi những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) của bản thân sự vật, đặc biệt là những mối liên hệ, quan hệ (…) bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng…. của nó. - Nắm vững sự chuyển hóa các mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) của bản thân sự vật; kịp thời sử dụng các công cụ, phương tiện, biện pháp bổ sung để phát huy hay hạn chế hay hạn chế sự tác động của chúng, nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triển theo đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta. 5. Việc tuân thủ nguyên tắc toàn diện sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. Việc quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc toàn diện sẽ giúp chúng ta khắc phục được chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện… trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình. Chủ nghĩa phiến diện là cách xem xét chỉ thấy một mặt, một mối quan hệ, tính chất nào đó mà không thấy được nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, nhiều tính chất của sự vật. thường xem xét dàn trải, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật hay hiện tượng mà không làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật hay hiện tượng đó. Chủ nghĩa chiết trung là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật nhưng không rút ra được mặt bản chất, không thấy được mối liên hệ cơ bản của sự vật mà coi chúng như nhau, kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc, tùy tiện. Do đó hoàn toàn bất l ực khi cần phải có quyết sách đúng đắn. Chủ nghĩa ngụy biện là cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái không cơ b ản, cái chủ yếu với cái thứ yếu… hay ngược lại nhằm đạt được mục đích hay lợi ích c ủa mình một cách tinh vi. Trong đời sống xã hội, nguyên tắc toàn diện có vai trò cực kỳ quan trọng. Nó đòi hỏi chúng ta không chỉ liên hệ nhận thức với nhận thức mà cần phải liên hệ nhận th ức với th ực tiễn cuộc sống, phải chú ý đến lợi ích của các chủ thể (các cá nhân hay các giai tầng) khác nhau trong xã hội và biết phân biệt đâu là lợi ích cơ bản (sống còn) và lợi ích không cơ bản, phải biết phát huy hay hạn chế mọi tiềm năng hay nguồn lực từ khắp các lĩnh vực hoạt đ ộng xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa…) từ các thành phần kinh tế, từ các tổ chức chính trị - xã hội… để có thái độ, biện pháp, đối sách hành động thích hợp mà không sa vào chủ nghĩa bình quân, quan điểm dàn đều, tức không thấy được trọng tâm, trọng điểm, điều cốt lõi trong cuộc sống vô cùng phức tạp. Đọc thêm trang112-114 Đề cương CCLLCT. Câu 5: Nguyên lý? Nguyên tắc? Mối quan hệ giữa chúng. Anh/Chị hãy nêu những yêu cầu phương pháp luận và phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển. Vi ệc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. 1. Nguyên lý là gì? - Nguyên lý là những luận điểm xuất phát (tư tưởng chủ đạo) của một học thuy ết (lý luận) mà tính chân lý của nó là hiển nhiên, tức không thể hay không cần phải chứng minh nhưng không mâu thuẫn với thực tiễn và nhận thức về lĩnh vực mà học thuyết đó phản ánh.
  9. - Nguyên lý được khái quát từ kết quả hoạt động thực tiễn – nhận thức lâu dài của con người. Nó vừa là cơ sở lý luận của học thuyết, vừa là công cụ tinh thần để nhận thức (lý giải – tiên đoán) và cải tạo thế giới. - Có hai loại nguyên lý: nguyên lý của khoa học (công lý, tiên đ ề, quy luật nền t ảng) và nguyên lý của triết học. Phép biện chứng duy vật có hai nguyên lý cơ bản. Đó là nguyên lý v ề mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. 2. Nguyên tắc là gì? - Nguyên tắc là những yêu cầu nền tảng đòi hỏi chủ thể phải tuân thủ đúng trình tự nhằm đạt mục đích đề ra một cách tối ưu. 3. Mối liên hệ giữa nguyên lý và nguyên tắc - Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý thể hiện qua các nguyên tắc tương ứng. Nghĩa là cơ sở lý luận của các nguyên tắc là các nguyên lý: cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện và nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nội dung nguyên lý về sự phát triển… 4. Những yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc phát triển Trong hoạt động nhận thức yêu cầu chủ thể phải: - Phát hiện những xu hướng biến đổi, chuyển hóa, những giai đoạn tồn tại của bản thân sự vật trong sự tự vận động và phát triển của chính nó; - Xây dựng được hình ảnh chỉnh thể về sự vật như sự thống nhất các xu hướng, những giai đoạn thay đổi của nó; từ đó phát hiện ra quy luật vận động, phát triển (bản chất) của sự vật. Trong hoạt động thực tiễn yêu cầu chủ thể phải: - Chú trọng đến mọi điều kiện, khả năng…tồn tại của sự vật để nhận định đúng các xu hướng, những giai đoạn thay đổi có thể xảy ra đối với nó; - Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để biến đổi những điều kiện, phát huy hay hạn chế những khả năng…tồn tại của sự vật nhằm lèo lái sự vật vận đ ộng, phát triển theo hướng hợp quy luật và có lợi cho chúng ta. 5. Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nội dung nguyên lý về sự phát triển. Sự vận động và sự phát triển - Vận động là thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất; vận động đ ược hiểu như sự thay đổi nói chung. “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, tức đ ược hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”. - Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đ ến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, do mâu thuẫn trong bản thân s ự v ật gây ra. Phát triển là một khuynh hướng vận động tổng hợp của hệ thống sự vật, trong đó, s ự vận đ ộng có thay đổi những quy định về chất (thay đổi kết cấu – tổ chức) của hệ thống sự vật theo khuynh hướng tiến bộ giữ vai trò chủ đạo; còn sự vận động có thay đổi những quy định về chất của sự vật theo xu hướng thoái bộ và sự vận động chỉ có thay đổi những quy định về lượng của sự vật theo xu hướng ổn định giữ vai trò phụ đạo, cần thiết cho xu hướng chủ đạo trên. + “Hai quan điểm cơ bản…về sự phát triển (sự tiến hóa): sự phát triển coi như là giảm đi và tăng lên, như lập lại; và sự phát triển coi như sự thống nhất của các mặt đối l ập. Quan điểm thứ nhất thì chết cứng, nghèo nàn, khô khan. Quan điểm thứ hai là sinh động. Chỉ có quan điểm thứ 2 mới cho ta chìa khóa của “sự vận động”, của tất thảy mọi cái “đang tồn tại”; chỉ có nó mới cho ta chìa khóa của những “bước nhảy vọt”, của “sự gián đoạn của tính ti ệm ti ến”, của “sự chuyển hóa thành mặt đối lập”, của sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh ra cái mới”.
  10. - Phát triển như sự chuyển hóa: giữa các mặt đối lập; giữa chất và lượng; giữa cái cũ và cái mới; giữa cái riêng và cái chung; giữa nguyên nhân và kết quả; giữa nội dung và hình th ức; giữa bản chất và hiện tượng; giữa tất nhiên và ngẫu nhiên; giữa khả năng và hiện thực. - Phát triển là quá trình tự thân của thế giới vật chất, mang tính khách quan, phổ biến và đa dạng: phát triển trong giới tự nhiên vô sinh; phát triển trong giới tự nhiên hữu sinh; phát triển trong xã hội; phát triển trong tư duy, tinh thần. Nội dung nguyên lý - Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều không ngừng vận động và phát triển. - Phát triển mang tính khách quan – phổ biến, là khuynh hướng vận đ ộng tổng hợp ti ến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một hệ thống vật chất, do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra và hướng theo xu thế phủ định của phủ định. 6. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Quan điểm phát triển hoàn toàn đối lập với quan điểm siêu hình, đ ầu óc bảo thủ đ ịnh kiến, cung cách suy nghĩ xơ cứng giáo điều; nó xa lạ với sự tuyệt đối hóa một giai đoạn nào đó trong quá trình vận động của đối tượng nhận thức cũng như cả bản thân quá trình nhận thức đối tượng, nó cũng xa lạ với đầu óc trọng cổ, chủ nghĩa lý lịch, chũ nghĩa thực tại, chủ nghĩa vị lai,… Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc phát triển sẽ giúp chủ thể khắc phục đ ược quan điểm (tư duy) siêu hình, bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình. Đọc thêm trang 118, 119 đề cương CCLLCT. Câu 6: Phân tích nội dung quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đ ổi về chất và ngược lại, và vạch ra ý nghĩa phương pháp luận của nó. Quy luaät chuyeån hoùa töø thay ñoåi veà löôïng daãn ñeán thay ñoåi veà chaát & ngöôïc laïi: Chaát, löôïng, ñoä, ñieåm nuùt, böôùc nhaûy:  Chaát - tính quy ñònh voán coù cuûa söï vaät, ñaëc tröng cho söï vaät laø noù, giuùp phaân bieät noù vôùi söï vaät khaùc.  Löôïng - tính quy ñònh voán coù cuûa söï vaät, bieåu thò quy moâ, toác ñoä vaän ñoäng, phaùt trieån cuûa söï vaät cuõng nhö cuûa caùc thuoäc tính (chaát) cuûa noù.  Ñoä - giôùi haïn maø trong ñoù söï thay ñoåi veà Löôïng chöa laøm Chaát thay ñoåi caên baûn.  Ñieåm nuùt - moác (giôùi haïn) maø söï thay ñoåi veà Löôïng vöôït qua noù seõ laøm Chaát thay ñoåi caên baûn.  Böôùc nhaûy - söï chuyeån hoùa veà Chaát do nhöõng thay ñoåi veà Löôïng tröôùc ñoù gaây ra; Böôùc nhaûy laø giai ñoaïn cô baûn trong tieán trình phaùt trieån cuûa söï vaät, noù toàn taïi khaùch quan, phoå bieán, ña daïng (Böôùc nhaûy toaøn boä/Böôùc nhaûy cuïc boä; Böôùc nhaûy ñoät bieán/Böôùc nhaûy daàn daàn; Böôùc nhaûy töï nhieân/Böôùc nhaûy xaõ hoäi/Böôùc nhaûy tö duy). Noäi dung quy luaät:  Moïi söï vaät ñeàu ñöôïc ñaëc tröng baèng söï thoáng nhaát giöõa Chaát vaø Löôïng.  Söï vaät baét ñaàu vaän ñoäng, phaùt trieån baèng söï thay ñoåi veà Löôïng (lieân tuïc, tieäm tieán); neáu Löôïng thay ñoåi trong ñoä, chöa vöôït quaù ñieåm nuùt thì Chaát khoâng thay ñoåi caên baûn; khi Löôïng thay ñoåi vöôït qua ñoä, quaù ñieåm nuùt thì Chaát seõ thay ñoåi caên baûn, böôùc nhaûy xaûy ra.
  11.  Böôùc nhaûy laøm cho Chaát thay ñoåi (giaùn ñoaïn, ñoät bieán) – Chaát (Söï vaät ) cuõ maát ñi, Chaát (Söï vaät) môùi ra ñôøi; Chaát môùi gaây ra söï thay ñoåi veà Löôïng (laøm thay ñoåi quy moâ toàn taïi, toác ñoä, nhòp ñieäu vaän ñoäng, phaùt trieån cuûa söï vaät ).  Söï thay ñoåi veà Löôïng gaây ra söï thay ñoåi veà Chaát; söï thay ñoåi veà Chaát gaây ra söï thay ñoåi veà Löôïng laø phöông thöùc vaän ñoäng, phaùt trieån cuûa moïi söï vaät trong theá giôùi; phaùt trieån vöøa mang tính lieân tuïc vöøa mang tính giaùn ñoaïn. Phaân tích: Trong quaù trình vaän ñoäng vaø phaùt trieån, Chaát vaø Löôïng cuûa söï vaät cuõng bieán ñoåi. Söï thay ñoåi cuûa Löôïng vaø cuûa Chaát khoâng dieãn ra ñoäc laäp vôùi nhau, maø chuùng coù quan heä chaët cheõ vôùi nhau. Nhöng khoâng phaûi baát kyø söï thay ñoåi naøo cuûa Löôïng cuõng ngay laäp töùc laøm thay ñoåi caên baûn Chaát cuûa söï vaät. Löôïng cuûa söï vaät coù theå thay ñoåi trong moät giôùi haïn nhaát ñònh maø khoâng laøm thay ñoåi caên baûn Chaát cuûa söï vaät ñoù. Khi vöôït qua giôùi haïn ñoù seõ laøm cho söï vaät khoâng coøn laø noù, chaát cuõ maát ñi, chaát môùi ra ñôøi (böôùc nhaûy xaûy ra). Vd: Khi xeùt caùc traïng thaùi toàn taïi khaùc nhau cuûa nöôùc vôùi tö caùch laø nhöõng chaát khaùc nhau (chaát – traïng thaùi), öùng vôùi chaát – traïng thaùi ñoù, Löôïng ôû ñaây laø nhieät ñoä, thì duø Löôïng coù thay ñoåi trong moät phaïm vi khaù lôùn (0 ñoä C< t
  12. Câu 7: Bằng lý luận và thực tiễn, Anh/ chị hãy chứng minh rằng cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới luôn là qúa trình khó khăn, lâu dài, phức tạp, cái mới có thể thất b ại t ạm thời nhưng cuối cùng nó sẽ chiến thắng cái cũ. * Về mặt lý luận: SGK trang 48-49 + Quy luật phủ định của phủ định của phép tư duy biện chứng chỉ ra rằng: Bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong. Sự vật cũ mất đi được thay bằng sự vật mới. Sự thay thế đó là tất yếu của quá trình vận đ ộng và phát triển của sự vật. + Sự vật là một tập hợp các yếu tố tương tác với nhau, trong sự tương tác đó nảy sinh vài yếu tố (biến đổi) trái ngược nhau, tạo nên cơ sở các mặt đối lập trong sự vật. Các mặt đối lập này không tách rời nhau, chứa những yếu tố giống nhau cùng tồn tại trong sự vật, tác động qua lại lẫn nhau. Dù vậy, các mặt đối lập luôn đấu tranh với nhau, tác động qua l ại theo xu hướng loại bỏ lẫn nhau. + Sự thống nhất của các mặt đối lập nay chỉ mang tính tương đối nhưng sự đấu tranh mang tính tuyết đối. Sự đấu tranh này gắn liền với sự vận động và thay đổi của sự vật. Mâu thuẫn biện chứng phát triển tương ứng với quá trình thống nhất giữa các mặt đối lập còn sự đấu tranh giữa các mặt đối lập thì chuyển dần từng bước từ bình lặng tới quyết liệt, làm xuất hiện khả năng chuyển hoá của các mặt đối lập. + Mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc của mọi sự phát triển, chúng đều trải qua các giai đoạn: từ sự xuất hiện của các mặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối l ập, rồi chuyển hoá các mặt đối lập. Khi mâu thuẫn được giải quyết, cái cũ mất đi cái mới ra đ ời tiến bộ, ưu việt hơn cái cũ và tự nó cũng chứa đựng những mâu thuẫn mới, hay thay đổi những vai trò tác động của các mâu thuẫn cũ. * Về mặt thực tiễn: Đáp án trang 134-136 + Thực tế đã chứng minh vận cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới luôn là qúa trình khó khăn, lâu dài, phức tạp, cái mới có thể thất bại tạm thời nhưng cuối cùng nó sẽ chiến thắng cái cũ. Điều đó được minh chứng rõ ràng trong cuộc đấu tranh giữa giai cấp phong kiến và giai cấp công nhân trong xã hội ta đưa đất nước đi lên từ chế độ phong kiến bỏ qua tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội. + Cùng là hai giai cấp tồn tại tong cùng một chế độ xã hội nhưng giữa các giai cấp này luôn chứa đựng những mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau, mâu thuẫn lên đến cao trào chính là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân lao động lật đổ giai cấp phong kiến. Quá trình đ ấu tranh ấy diễn ra lâu dài và quyết liệt, mặc dù có gặp phải những khó khăn chống cự của chế độ cũ nhưng rồi lực lượng lao động mới tiến bộ hơn vẫn chiến thắng. Thay thế chế độ phong kiến lạc hậu, là chế độ xã hội chủ nghĩa với những tiến bộ mới, tuy nhiên trong nó v ẫn ch ứa đ ựng những mâu thuẫn chưa thể xoá bỏ giữa tầng lớp nhân dân lao động với tàn dư của chế độ phong kiến, với giai cấp tư sản đang hình thành trong nền kinh tế. Câu hỏi 8: Cơ sở nào để khẳng định nguyên tắc lịch sử - cụ thể (LS-CT) là “linh hồn” phương pháp luận của triết học Mác – Lênin? Nêu những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc LSCT. Trả lời: SGK trang 73-76 a/ Cơ sở khẳng định nguyên tắc lịch sử - cụ thể (LS-CT) là “linh hồn” phương pháp luận của triết học Mác – Lênin - Triết học Mác-Lênin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học trong lịch sử nhân lọai. - Triết học Mác-Lênin xem xét lịch sử xuất phát từ con người và cho rằng con người là sản phẩm của lịch sử.
  13. b/ Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc LS-CT 1. Trong hoạt động nhận thức, chủ thể phải tìm hiểu quá trình hình thành, tồn tại và phát triển cụ thể của những sự vật cụ thể trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Nghĩa là: - Phải biết sự vật đã ra đời và đã tồn tại như thế nào, trong những điều kiện, hoàn c ảnh nào, bị chi phối bởi những quy luật nào; - Hiện giờ sự vật đang tồn tại như thế nào trong những điều kiện, hoàn cảnh ra sao, do những quy luật nào chi phối; - Trên cơ sở đó, phải nắm bắt được sự vật có thể sẽ phải tồn tại như thế nào (trên những nét cơ bản) trong tương lai. 2. Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải xây dựng được những đối sách cụ thể, áp dụng cho những sự vật cụ thể, đang tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ cụ thể mà không nên áp dụng những khuôn mẫu chung chung cho bất cứ sự vật nào, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ nào. 3. Nguyên tắc LS-CT được V.I. Lênin cô đọng trong nhận định: “Xem xét mỗi vấn đề theo quan điểm sau đây: một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong l ịch sử như thế nào, nh ững hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xem xét hiện nay nó đã trở thành thế nào”. Điều này có nghĩa là nguyên tắc LS-CT đỏi hỏi phải phân tích sự vật cụ thể trong những tình hình cụ thể để thấy được: - Sự vật đang (đã hay sẽ) tồn tại thông qua những chất, lượng nào; thể hiện qua những độ nào; đang (đã hay sẽ) thực hiện những bước nhảy nào để tạo nên những chất, lượng mới nào?... - Sự vật đang (đã hay sẽ) bị tác động bởi những mâu thuẫn nào; những mâu thuẫn đó đang nằm ở giai đoạn nào, có vai trò như thế nào đến sự vận động, phát triển của sự vật?... - Sự vật đang (đã hay sẽ) trải qua những lần phủ định biện chứng nào; cái cũ nào đang (đã hay sẽ) phải mất đi, cái mới nào đang (đã hay sẽ) xuất hiện?.. - Trong mối quan hệ với những sự vật khác, những điều gì được coi là những cái riêng hay cái đơn nhất, điều gì là cái chung hay cái đặc thù / cái phổ biến; chúng quy đ ịnh nhau, chuyển hóa lẫn nhau như thế nào? - Bản chất của sự vật là gì, nó được thể hiện qua những hiện tượng nào; hiện tượng nào chỉ là giả tượng, hiện tượng nào là điển hình … - Nội dung của sự vật là gì, nó đang (đã hay sẽ) tồn tại thông qua những hình th ức nào; hình thức nào phù hợp với nội dung của sự vật, hình thức nào không phù hợp với nội dung, cái gì làm cho nội dung của sự vật biến đổi?.. - Trong bản thân sự vật, hiện thực là gì; hiện thực đó đang (đã hay sẽ) nảy sinh ra nh ững khả năng nào; mỗi khả năng đó, trong những điều kiện cụ thể nào có độ tất yếu hiện thực hóa ra sao?... 4. Nguyên tắc LS-CT đòi hỏi chúng ta phải bao được các sự kiện xảy ra trong nghiên cứu khoa học hay các biến cố xảy ra trong các tiến trình lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, nó không cho phép chúng ta kết hợp các sự kiện khoa học như những cái ngẫu nhiên thuần túy của tự nhiên hay mô tả các biến cố lịch sử như những cái vụn vặt đơn lẻ của xã hội, mà nó đòi hỏi chúng ta phải tái hiện chúng, mô tả chúng trên cơ sở vạch ra được cái tất yếu lô gích, cái chung (quy luật, bản chất) của chúng, chỉ ra được những trật tự nhân quả quy đ ịnh chúng. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được bức tranh khoa học về thế giới, để qua đó chúng ta nhận thức được tính muôn vẻ của tự nhiên, tính phong phú của lịch sử trong s ự thống nhất. 5. Nguyên tắc LS-CT đã được các lãnh tụ của giai cấp vô sản vận dụng: Xuất phát từ tình hình cụ thể của CNTB ở giai đoạn tiền độc quyền, tự do cạnh tranh mà C. Mác cho rằng, cách mạng XHCN chỉ có thể thắng lợi ở tất cả các nước TBCN tiên tiến.
  14. Sang thế kỷ 20, CNTB đã chuyển sang giai đoạn độc quyền, đế quốc chủ nghĩa. Khi vận dụng nguyên tắc này vào xem xét tình hình thế giới lúc này có những thay đổi lớn mà V.I. Lênin đã đi đến kết luận đúng đắn là: cách mạng XHCN chỉ có thể thắng lợi ở vài nước, ở khâu yếu nhất của CNTB. Đảng CS Việt Nam, Đảng CS Trung Quốc cũng đang quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc này vào thực tiễn cách mạng mỗi nước để xây dựng cho quốc gia mình một con đường riêng đi lên CNXH. Vận dụng nguyên tắc LS-CT, từ năm 1930, Đảng ta đã lựa chọn con đường CNXH. Ngày nay, để xây dựng thành công CNXH, Đảng đề ra đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN; phát huy cao độ nội lực đ ồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đ ể phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; thực hiện tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến b ộ và công b ằng xã h ội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường an ninh, quốc phòng; bảo vệ và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Câu 9: Lý luận? thực tiễn? Anh/chị hãy phân tích những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Trả lời: SGK trang 78-88 1. Phạm trù thực tiễn Thực tiễn là hoạt động vật chất “cảm tính”, có mục đích, có tính lịch sử xã hội, nhằm cải tạo tự nhiện và xã hội. Phạm trù “thực tiễn” là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của triết học Mác- Lê nin nói chung và lý luận nhận thức mácxít nói riêng. I.1. Thực tiễn là một hoạt động vật chất Trong hoạt động vật chất, con người sử dụng các phương tiện, công cụ, sức mạnh vật chất của mình để tác động vào tự nhiên, xã hội nhằm cải tại, biến đổi chúng phù hợp với nhu cầu của mình. Đây là một quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thể. Trong đó, chủ th ể hướng vào việc cải tạo khách thể. Cho nên thực tiễn trở thành khâu trung gian nối li ền ý th ức con người với thế giới bên ngoài. I.2. Hoạt động thực tiễn có mục đích 1.2.1 Hoạt động thực tiễn là bản chất của con người. 1.2.2 Động vật chỉ hoạt động theo bản năng để phù hợp với thế giới bên ngoài một cách th ụ động. Con người chủ động thích nghi với thế giới bên ngoài bằng cách cải tạo thể giới thoả mãn theo nhu cầu của mình. 1.2.3 Khi hoạt động thực tiễn, để đạt hiệu quả cao, con người tạo ra những vật phẩm không có sẵn trong tự nhiên, đó chính là những công cụ, và sử dụng chúng. I.3. Thực tiễn có tính chất lịch sử xã hội 1.3.1 Trình độ và hình thức hoạt động thực tiễn thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của xã hội. 1.3.2 Hoạt động thực tiễn không thể được tiến hành không chỉ một vài cá nhân mà là tòan xã hội I.4. Các dạng cơ bản và không cơ bản của thực tiễn I.4.1. Dạng cơ bản:  Hoạt động sản xuất vật chất – là một dạng họat động nguyên thủy và cơ bản và nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.  Hoạt động chính trị xã hội nhằm cải tạo, biến đổi xã hội, phát triển các quan hệ xã hội, chế độ xã hội.  Hoạt động thực nghiệm khoa học do nhu cầu phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại.
  15. I.4.2. Dạng không cơ bản: là những họat động được hình thành và phát triển từ những dạng cơ bản, chúng là dạng thực tiễn phái sinh. Ví dụ: họat động trong một số lĩnh vực như đ ạo đức, nghệ thuật, giáo dục, tôn giáo … 2. Phạm trù “lý luận” 2.1. Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất bản chất, những quy luật của các sự vật hiện tượng. 2.2. Lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm lý luận được hình thành, không tự phát và cũng không bắt buộc mọi lý luận đều xuất phát từ kinh nghiệm. Muốn hình thành lý luận, con người phải thông qua quá trình nhận thức kinh nghiệm. Trong quá trình nhận thức, con người đi từ nhận thức kinh nghiệm thông thường đến nhận thức kinh nghiệm khoa học. 2.3. Chức năng cơ bản của lý luận là phản ánh hiện thực khách quan và chức năng phương pháp luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người 2.4. Lý luận có hai cấp độ khác nhau, cấp độ lý luận ngành và cấp độ lý luận triết học ( tùy vào phạm vi phản ánh của nó và vai trò của phương pháp luận). 3. Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn 3.1. Thực tiễn và lý luận có mối quan hệ biện chứng cho nhau. Thực tiễn là cơ s ở, là đ ộng lực, là mục đích và là tiêu chuẩn của lý luận. Lý luận hình thành, phát tri ển ph ải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. 3.1.1 Như ở trên ta đã nói, thực tiễn là cơ sở của lý luận. Con người nhận thức giới tự nhiên đầu tiên bằng hoạt động thực tiễn . Sự tác động của con người buộc giới tự nhiên bộc lộ những thuộc tính, quy luật để từ đó con người có kinh nghiệm. Quá trình phân tích, tổng hợp, khái quát kinh nghiệm thành một môn khoa học lý luận. Thực tiễn đề ra những vấn đề mà lý luận phải trả lời. 3.1.2 Thực tiễn là động lực của lý luận. Qua hoạt thực tiễn luôn nảy sinh những vấn đề đòi hỏi lý luận phải hoàn thiện chính mình để bao quát và giải quyết tốt các vấn đề do thực tiễn đặt ra. Điều này càng làm cho lý luận ngày càng đầy đủ, phong phú và sâu sắc hơn. 3.1.3 Thực tiễn là mục đích của lý luận. Không có thực tiễn thì lý luận không thể đem l ại l ợi ích cao hơn, thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người và qua thực tiễn đã giúp cho lý luận hoàn thành được mục đích của mình. Lý luận hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn làm cho thực tiễn ngày càng hiệu quả hơn. 3.1.4 Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận: Lý luận chỉ được coi là chân lý khi nó phù hợp với thực tiễn khách quan mà nó phản ánh, và đồng thời nó được thực tiễn kiểm nghiệm. Thông qua thực tiễn những lý luận đạt đến chân lý sẽ đ ược bổ sung vào kho tang tri thức nhân loại. 3.2. Lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn. Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận để làm cho thực tiễn có hiệu quả nhất. 3.2.1. Hoạt động thực tiễn của con người muốn có hiệu quả nhất thiết phải có lý luận soi đường. Khi lý luận đạt đến chân lý thì lý luận có khả năng đ ịnh hướng mục tiêu, xác định lực lượng, phương pháp, biện pháp thực hiện. Lý luận còn dự báo được khả năng phát triển của các mối quan hệ thực tiễn. 3.2.2. Vận dụng lý luận vào thực tiễn cần phân tích rõ từng tình hình cụ thể, tránh vận dụng lý luận máy móc, giáo điều kinh viện. Như vậy chẳng những hiểu sai giá trị của lý luận mà còn làm phương hại đến thực tiễn, làm sai lệch sự thống nhất tất yếu giữa lý luận và thực tiễn 3.2.3. Từ lý luận xây dựng mô hình thực tiễn phát huy những nhân tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực nhằm đạt kết quả cao. 3.2.4. Bám sát diễn biến của thực tiễn để kịp thời bổ sung những khuyết điểm của lý luận hoặc có thể thay đổi lý luận cho phù hợp với thực tiễn.
  16. Câu 10: Anh/Chị hãy nêu ra những nguyên nhân cơ bản của bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều. Để khắc phục triệt để bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều, chúng ta cần phải quán triệt nguyên tắc nào trong triết học Mác – Lênin? Phân tích các yêu c ầu c ơ bản của nguyên tắc đó. Trả lời: SGK trang 90-92, Nguyên tắc: 83-88 1/. Những nguyên nhân cơ bản của bệnh kinh nghiệm: - Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tư tưởng tuyệt tối hóa kinh nghiệm, coi thường lý luận khoa học, khuếch đại vai trò thực tiễn để hạ thấp vai trò lý luận. - Kinh nghiệm là rất quý, góp phần thành công trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định và là cơ sở để khái quát lý luận. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa kinh nghiệm một nơi, một lúc nào đó, xem thường lý luận sẽ rơi vào bệnh kinh nghiệm và sẽ thất bại trong thực tiễn khi đi ều ki ện, hoàn cảnh thay đổi. Nguyên nhân của bệnh kinh nghiệm là do yếu kém về lý luận, cụ thể: + nguyên nhân chủ quan: dễ thỏa mãn với vốn kinh nghiệm bản thân, ngại học lý luận, không chịu nâng cao trình độ lý luận, coi thường khoa học kỹ thuật, coi thường giới trí th ức, thiếu nhìn xa trông rộng, dễ bảo thủ trì trệ. + nguyên nhân khách quan: sự tồn tại phổ biến nền sản xuất nhỏ, trình độ dân trí thấp, khoa học – kỹ thuật chưa phát triển, Nho giáo phong kiến còn ảnh hưởng nặng nề. 2/. Những nguyên nhân cơ bản của bệnh giáo điều: - Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng cường điệu vai trò lý luận, coi nhẹ thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử - cụ thể, áp dụng kinh nghiệm một cách rập khuôn, máy móc. - Biểu hiện của bệnh giáo điều là bệnh sách vở, nắm lý luận chỉ dừng ở câu chữ theo kiểu “tầm chương trích cú”; hiểu lý luận một cách phiến diện, hời hợt, biến lý luận thành tín điều và áp dụng lý luận một cách máy móc; vận dụng sai lý luận vào thực tiễn, không bổ sung, điều chỉnh lý luận. Nguyên nhân của bệnh giáo điều là do yếu kém về lý luận, cụ thể: + hiểu lý luận bằng kinh nghiệm, hiểu lý luận một cách đơn giản, phiến diện, cắt xén, sơ lược… + xuyên tạc, bóp méo lý luận… 3/. Khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều có hiệu quả: Hoàn cảnh giai cấp vô sản của nước ta trong buổi đầu cách mạng vừa giành độc l ập t ự do làm mảnh đất màu mỡ cho các bệnh này phát triển nhanh, tuy nhiên chúng ta đã để chúng tồn tại quá dài. Để khắc phục triệt để bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều, chúng ta cần phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong triết học Mác – Lênin. Cụ thể: - Bám sát thực tiễn, lý luận phải gắn liền với thực tiễn, thường xuyên kiểm tra trong thực tiễn và không ngừng phát triển cùng thực tiễn, tăng cường học tập nâng cao trình đ ộ lý luận, bổ sung, vận dụng lý luận phù hợp với thực tiễn; - Phải coi trọng lý luận và công tác lý luận; nâng cao dân trí, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phổ biến rộng rãi tri thức khoa học – công nghệ…; - Phải đổi mới công tác lý luận của Đảng dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Quán triệt nhiệm vụ, hướng nghiên cứu chủ yếu và phương châm l ớn chỉ đạo hoạt động lý luận của Đảng; - Hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì kinh tế thị trường luôn vận động và biến đổi, đòi hỏi mọi thành phần, mọi chủ thể kinh tế phải năng đ ộng, sáng t ạo, phải thường xuyên bám sát thị trường để ứng phó cho phù hợp - Phải đổi mới tư duy lý luận, khắc phục sự lạc hậu của lý luận, thu hẹp khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn bằng cách: + từ bỏ lối nghiên cứu kinh viện, tư biện; + thường xuyên đối chiếu lý luận với cuộc sống, vận dụng lý luận vào hoàn cảnh thực tế của nước ta;
  17. - Coi trọng và thường xuyên tổng kết thực tiễn, qua đó sửa đổi, phát triển lý luận đã có, bổ sung hoàn chỉnh đường lối, chính sách, hình thành lý luận mới, quan điểm mới để chỉ đạo sự nghiệm đổi mới xã hội. Câu 11: Anh/chị hãy phân tích những tiền đề xuất phát mà Các Mác dựa vào đ ể xây dựng lý luận hình thái kinh tế, xã hội? Trả lời: SGK trang 94-99 Các nhà triết học duy tâm trước Mác đã tiếp cận các vấn đề xã hội từ góc độ nhân tố tinh thần như: đạo đức, niềm tin tôn giáo, chính trị…, đã “lấy s ự thống tr ị c ủa tôn giáo” làm tiền đề. Và dần dà, người ta tuyên bố mọi quan hệ thống trị là một quan hệ tôn giáo và người ta biến quan hệ đó thành sự sùng bái: sùng bái pháp luật, sùng bái nhà nước”. Từ việc phê phán quan điểm duy tâm đó, C Mác đã đưa ra một hướng tiếp cận mới khoa học và thuy ết ph ục nhằm lý giải các vấn đề của đời sống xã hội và làm tiền đề, xuất phát điểm cho học thuy ết của mình. Trước hết, Mác nghiên cứu xã hội từ việc xem xét yếu tố con người cụ thể, hiện đang sống đời sống thực trong từng xã hội cụ thể. Sự tồn tại của con người là một s ự t ồn t ại hi ển nhiên và phổ biến trong đời sống xã hội, quy định sự tồn tại của toàn thể xã hội. Mác cho rằng tiền đề đầu tiên của tất cả mọi sự tồn tại của người, và do đó, cũng là tiền đề của mọi quá trình lịch sử, đó là:” người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”. Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thoả mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất”. Nhu cầu và lợi ích của con người quy định hành vi lịch sử đầu tiên và là động l ực thúc đẩy con người hoạt động, phát triển. Khi nhu cầu này được thoả mãn thì ngay lập tức xuất hiện nhu cầu mới. Cứ như vậy, nhu cầu của con người là động lực thúc đẩy sự phát triển của chính con người và qua đó là động lực phát triển của cả xã hội. Để thoả mãn nhu cầu, đáp ứng lợi ích cho mình, con người phải liên kết trong các c ộng đồng, tức hệ thống các mối liên hệ giữa cá nhân con người cụ thể, từ đó tạo thành xã hội. Khi đề cập tới hoạt động sản xuất vật chất với tính cách là hành vi lịch sử đầu tiên của con người, Mác cũng đồng thời chỉ ra các hoạt động sản xuất khác của con người nh ư hoạt động sản xuất tinh thần và hoạt động sản xuất ra bản thân con người, cũng như các quan hệ xã hội khác. Trong hoạt động đó, hoạt động sản xuất vật chất đóng vai trò là nền tảng, là cơ sở cho toàn bộ đời sống xã hội và là điểm đánh dấu sự khác biệt cơ bản giữa con người và con vật. Mác viết: “ Bản thân con người bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình”. Chính thông qua sản xuất vật ch ất đ ể duy trì tồn tại và phát triển của mình, con người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ đ ời sống v ật chất và tinh thần phong phú của xã hội. Do đó, việc xuất phát từ con người hiện thực để nghiên cứu đời sống xã hội đòi hỏi phải bắt đầu từ sản xuất vật chất của họ, qua đó đi đến việc xem xét các mặt khác của xã hội nhằm tìm ra các quy luật vận động và phát triển khách quan của xã hội. Từ việc nghiên cứu quá trình sản xuất vật chất, Mác phát hiện ra 2 mặt không tách r ời nhau là lực lượng sản xuất (quan hệ giữa con người với tự nhiên ) và quan hệ sản xuất (quan hệ giữa con người với con người). Hai mặt này của sản xuất vật chất tồn tại thống nhất với nhau, tạo thành phương thức sản xuất. Sự tác động qua lại giữa chúng trong một phương thức sản xuất đã tạo nên quy luật: quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát tri ển c ủa l ực l ượng sản xuất. Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động sản xuất, Mác đi tới việc nghiên cứu các mặt c ủa đ ời sống xã hội như chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo…có liên hệ ràng buộc với nhau. Ở đây, Mác đã phát hiện ra các quy luật: cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng; tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; phương thức sản xuất quy ết đ ịnh mọi mặt c ủa đ ời s ống xã
  18. hội. Từ kết quả này, trong tư duy Mác hình thành quan niệm cho rằng xã hội là một h ệ th ống, trong đó các mặt liên hệ, tác động lẫn nhau làm cho xã hội vận động và phát triển theo các quy luật khách quan; tuy nhiên các quy luật đó không tác động bên ngoài hoạt động sống có ý th ức của con người cụ thể. Xã hội là sự thống nhất mặt khách quan và mặt chủ quan. Tóm lại, xuất phát từ vai trò quyết định của sản xuất vật chất, Mác đã phân tích một cách khoa học mối quan hệ của tất cả các lĩnh vực, các mặt của đời sống xã hội; cũng như phát hiện ra các quy luật cơ bản chi phối sự vận động và phát triển của xã hội. Trên c ơ s ở đó, Ông đã đi tới sự khái quát khoa học về lý luận hình thái kinh tế xã hội. Câu 12: Phân tích nội dung cơ bản của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trả lời: Đáp án 186-193 I Biện chứng giữa lực lượng sản xuất (PTSX) và quan hệ sản xuất (QHSX) 1.1 khái niệm phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. 1.1PTSX : là cách thức con người tiến hành sản xuất vật chất ở từng giai đoạn l ịch sử nhất định của xã hội loài người. - Mỗi xã hội được đặc tưng bằng một PTSX nhất định. - PTSX đóng vai trò quyết định đối với tất cả các mặt của đ ời sống xã hội : Kinh t ế, chính trị, văn hóa và xã hội. - Sự thay thế kế tiếp nhau của các PTSX trong lịch sử quyết định sự phát triển của xã hội loài ngưòi từ thấp đến cao. - Trong sản xuất, con người có quan hệ : Một mặt là quan hệ giữa người với tự nhiên, tức là LLSX, mặt khác là quan hệ giữa người với người, tức là quan hệ sản xuất. PTSX chính là sự thống nhất giữa LLSX ở một trình độ nhất định với QHSX tương ứng. 1.2 LLSX : là toàn bộ các lực lượng đựoc con người sử dụng trong quá trình sản xuất vật chất. LLSX biểu hiện quan hệ giữa người với người với giới tự nhiên. Nghĩa là trong quá trình sản xuất, con người phải chinh phục giới tự nhiên bằng các sức mạnh hiện thực của mình. LLSX bao gồm : Con người (CN) và tư liệu sản xuất (TLSX) * TLSX : bao gồm : +Đối tượng lao động : một bộ phận của giới tự nhiên được đưa vào sản xuất. + Tư liệu lao động : Công cụ lao động và kho tàng bến bãi, giao thông vận tải. Trong TLLĐ, công cụ lao động không ngừng đựoc cải tiến, cho nên nó là yếu tố động nhất, cách mạng nhất. Chính sự cải tiến và hòan thiện không ngừng công cụ lao động đã làm biến đổi toàn bộ tư liệu sản xuất. Xét đến cùng, đó là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đ ổi xã hội. *Con người: là yếu tố có vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất. Tư liệu lao động chỉ trở thành lực lươngj tích cực cải biến đối tượng lao động, khi chúng được kết hợp với lao động sống, đó chính là con người, với những kỹ năng, kỷ xảo, với trí tuệ và kinh nghiệm c ủa mình. Hàm lượng trí tuệ trong điều kiện của khoa học công nghệ hiện nay đã làm cho con người tr ở thành nguồn lực đặc biệt của sản xuất, là nguồn lực cơ bản, nguồn lực vô tận. 1.3 QHSX: là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất. Thể hiện qua 3 mặt : Quan hệ giữa ngưòi với người đối với việc sở hữu về TLSX, quan hệ giữa người với người đối với việc tổ chức quản lý, quan hệ giữa người với người đối với việc phân phối sản phẩm. Ba mặt nói trên có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ thứ nhất có ý nghĩa quyết định đối với tất cả những quan hệ khác. Bản chất của bất kỳ quan hệ sản xuất nào cũng đ ều phụ thuộc vào vấn đề những TLSX chủ yếu trong xã hội được giải quyết như thế nào. Có 2 hình thức sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất: Sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội. II. Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ của LLSX:
  19. LLSX và QHSX là hai m?t c?a PTSX, có mối liên hệ biện chứng lẫn nhau hình thành nên quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ của LLSX. Quy luật nàu vạch rõ tính chất phụ thuộc khách quan của QHSX vào sự phát triển của LLSX. Đến lượt mình, QHSX tác động trở lại đối với LLSX. Khuynh hướng chung của SX là không nhừng phát triển. Sự phát triển đó xét đến cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của LLSX, trước hết là CCLĐ. Trình độ của LLSX là trình độ phát triển của CCLĐ, của ký thuật, trình độ kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động, quy mô sản xuất, trình độ phân công lao động… Trình độ của LLSX gắn với tính chất của LLSX. Tính chất của LLSX : Khi SX còn trình đ ộ thấp kém thì LLSX có tính chất cá nhân, khi SX đạt tới trình độ cơ khí hiện đại, phân công lao đ ộng xã h ội phát triển thì LLSX có tính xã hội hóa. Trong quá trình sản xuất, để lao động bớt nặng nhọc và đạt hiệu quả cao hơn, con người luôn luôn tìm cách cải thiện, hoàn thiện công cụ lao đ ộng và chế tạo ra những công cụ lao động mới, tinh xảo hơn, đồng thời kinh nghiệm s ản xuất, thói quen lao động, kỹ năng sản xuất, kiến thức khoa học của con người cũng tiến bộ theo. Như vậy, sự thay đổi của xã hội bao giờ cũng bắt đầu bằng sự thay đổi LLSX. Cùng với sự phát triển của LLSX, QHSX cũng hình thành và biến đổi cho phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. Sự phù hợp đólà động lực làm cho LLSX phát triển mạnh mẽ. QHSX phải tạo được điều kiện sử dụng và kết hợp tối ưu giữa TLSX và người lao động. Mở ra điều kiện thích hợp cho việc kích thích vật chất, tinh thần đối với người lao động. Nhưng LLSX luôn luôn phát triển còn QHSX có xu hướng tương đối ổn đ ịnh. Khi LLSX phát triển lên một trình độ mới, QHSX không còn phù hợp nữa, trở thành chướng ngại đ ối với s ự phát triển của nó sẽ nảy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa hai mặt của PTSX. Sự phát triển khách đó tất yếu dẫn đến việc xóa bỏ QHSX cũ, thay thế bằng một QHSX mới phù hợp với tính chất và trình độ mới của LLSX, mở đường cho LLSX phát triển. Việc xóa bỏ QHSX cũ, thay thế bằng QHSX mới cũng có nghĩa là sự diệt vong của một PTSX lỗi thời và sự ra đời của PTSX mới. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa LLSX mới và QHSX lỗi thời là cơ sở khách quan của cuộc đấu tranh giai cấp, đồng thời là tiền đề tất yếu của các cuộc cách mạng xã hội. Đây là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại “Quy luật QHSX phù hợp với trình độ PT của LLSX”. QHSX phù hợp với trình độ của LLSX lại trở thành động lực cơ bản thúc đẩy mở đường cho LLSX phát triển. QHSX không phù hợp với trình đ ộ c ủa LLSX sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX. Song tác động kìm hãm đó cũng chỉ có tính chất tạm thời, theo tính tất yếu khách quan, cuối cùng QH cũng se phải thay đổi cho phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. Sở dĩ QHSX có tác động trở lại mạnh mẽ với LLSX là vì nó qui đ ịnh: Mục đích của SX, hệ thống quản lý của SX và quản lý xã hội, Phương thức phân phối và phần của cải ít hay nhiều mà người lao động được hưởng. Từ đó, nó sẽ tạo ra những điều ki ện đ ể kích thích việc cải tiến lao động và kỹ thuật sản xuất, thúc đẩy LLSX phát triển. Thực tiễn đã cho thấy LLSX chỉ có thể phát triển khi có một QHSX hợp lý, đồng bộ, phù hợp với nó. QHSX lạc hậu hoặc tiên tiến hơn một cách giả tạo cũnhg sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX. Quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX là quy luật chung nh ất c ủa sự phát triển XH. Sự tác động cảu quy luật này đã đưa xã hội loài ngưòi trải qua các PTSX khác nhau. Tuy nhiên không phải bất cứ nước nào cũng nhất thiết phải tuần tự trải qua các PTSX, một số nước có thể bỏ qua hợc một số các PTSX để tiến lên PTSX mới cao hơn. Câu 13: Anh (chị) hãy phân tích tư tưởng của Mac: “Sự phát triển hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên” Trả lời: Đáp án 199-202 * Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội: HTKT-XH là một phạm trù của CNDVLS dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu qhsx đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của llsx, và với một kttt tương ứng được xây dựng trên những qhsx ấy.
  20. HTKT-XH là một hệ thống hoàn chỉnh và có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là llsx, qhsx, kttt. Mỗi mặt của htkt-xh có vai trò, vị trí riêng, tác động qua l ại lẫn nhau, thống nhất với nhau. + LLSX: là nền tảng vật chất – kỹ thuật của mỗi htkt-xh. Sự hình thành và phát triển của mỗi htkt-xh xét đến cùng do llsx quyết định. Llsx phát triển qua các htkt-xh nối tiếp nhau từ thấp đến cao. + QHSX: là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, là những quan hệ cơ bản ban đầu và quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác. Mỗi htkt-xh lại có một kiểu qhsx của nó tương ứng với trình độ nhất định của llsx. Qhsx là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt xã hội cụ thể này với xã hội cụ thể khác, đồng thời tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử + KTTT: được hình thành và phát triển phù hợp với CSHT, nhưng nó l ại là công c ụ đ ể bảo vệ, duy trì và phát triển CSHT đã sinh ra nó. Ngoài các mặt cơ bản nêu trên, các htkt-xh còn có quan hệ về gia đình, dân tộc, và các quan hệ xã hội khác. Các quan hệ đó đều gắn bó chặt chẽ với qhsx, biến đổi cùng với sự biến đổi của qhsx. * Sự phát triển của các htkt-xh là một quá trình lịch sử tự nhiên: Lịch sử phát triển của xã hội loài người trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau từ thấp đến cao, tương ứng với mỗi giai đoạn là một htkt-xh. Sự vận động thay thế nhau của các htkt- xh trong lịch sử đều do tác động của các quy luật khách quan, đó là quá trình lịch sử tự nhiên của xã hội. Trên cơ sở phát hiện ra các quy luật phát triển khách quan của xã hội, Mac đã đi đến kết luận: “sự phát triển của những hình thái kinh tế- xã hội là một quá trình lịch sử- tự nhiên”. Các mặt cơ bản hợp thành một htkt-xh không tách rời nhau mà liên hệ biện chứng v ới nhau hình thành nên những qui luật phổ biến của xã hội. Đó là quy luật về sự phù hợp của qhsx với tính chất và trình độ phát triển của llsx; quy luật csht quy ết đ ịnh kttt và các quy lu ật xã h ội khác. Chính tác động của các quy luật khách quan đó mà các htkt-xh vận động phát tri ển thay thế nhau từ thấp đến cao trong lịch sử như một quá trình lịch sử tự nhiên, không phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng chủ quan của con người. Quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của xã hội có nguồn gốc sâu xa từ sự phát triển của llsx. Chính tính chất và trình độ phát triển của llsx đã quy định một cách khách quan tính chất và trình độ của qhsx. Do đó xét đến cùng llsx quyết định quá trình vận động và phát triển của htkt- xh như quá trình lịch sử tự nhiên Trong các quy luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của các htkt-xh thì quy luật về sự phù hợp của qhsx với tính chất và trình độ phát triển của llsx có vai trò quy ết đ ịnh nhất. Llsx bảo đảm tính kế thừa trong sự phát triển tiến lên của xã hội, quy định khuynh hướng phát triển từ thấp đến cao. Qhsx là mặt thứ hai của ptsx biểu hiện tính gián đoạn trong sự phát triển của lịch sử. Những qhsx lỗi thời được xóa bỏ và được thay thế bằng những kiểu qhsx mới cao hơn. Đến lượt nó, sự thay đổi qhsx sẽ kéo theo sự thay đổi về kttt, và do đó mà htkt-xh cũ được thay thế bằng htkt-xh mới cao hơn, tiến bộ hơn. Quá trình đó diễn ra theo quy luật khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan của con người. Sự thay thế một htkt-xh này bằng một htkt-xh mới cao hơn thường được thực hiện thông qua cách mạng xã hội. Nguyên nhân sâu sa của cách mạng xã hội là mâu thuẫn giữa llsx và qhsx, khi qhsx trở thành xiềng xích của llsx. Trong thời kỳ cách mạng xã hội khi cơ sở kinh tế thay đổi thì sớm hay muộn toàn bộ kttt đồ sộ cũng thay đổi theo Quá trình kế thừa của lịch sử loài người luôn luôn cho phép cộng đồng nào đó, trong điều kiện nhất định do tác động của các nhân tố, các mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, có thể bỏ qua các giai đoạn phát triển nhất định để vươn tới trình độ tiên tiến của nhân loại. Trong thời đ ại ngày nay chủ chương rút ngắn để đi lên CNXH ở một số quốc gia tiền tư bản chủ nghĩa chẳng những không mâu thuẫn với tinh thần của sự phát triển mang tính lịch sử- tự nhiên mà còn là biểu hiện sinh động của quá trình lịch sử- tự nhiên ấy. Chỉ khi ta “rút ngắn ”một cách duy ý chí,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2