intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp

Chia sẻ: Nobita Nobita | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

165
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn, đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm ở đó và giảm sút lượng dịch nhày giúp bôi trơn, vì vậy gây đau và cứng khớp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người trên 40 tuổi, nhất là sau 60 tuổi. Yếu tố thuận lợi gây thoái hóa khớp Một số yếu tố quan trọng liên quan đến thoái hóa khớp là tuổi tác, tình trạng béo phì, những chấn thương nhẹ và mạn tính ở khớp. Phạm vi thoái hóa khớp bao...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp

  1. Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp Thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn, đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm ở đó và giảm sút lượng dịch nhày giúp bôi trơn, vì vậy gây đau và cứng khớp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người trên 40 tuổi, nhất là sau 60 tuổi. Yếu tố thuận lợi gây thoái hóa khớp Một số yếu tố quan trọng liên quan đến thoái hóa khớp là tuổi tác, tình trạng béo phì, những chấn thương nhẹ và mạn tính ở khớp. Phạm vi thoái hóa khớp bao gồm cả khớp, sụn và cả những tổn thương thoái hóa tại các đĩa liên đốt. Bệnh được đặc trưng bởi
  2. sự thoái hóa của sụn và phì đại xương tại các diện khớp. Biểu hiện viêm thường rất nhẹ. Bệnh thoái hóa khớp được chia làm 2 loại: - Thoái hóa khớp tiên phát, chủ yếu xuất hiện ở khớp ngón xa (hạt Heberden) và sau đó là các khớp ngón gần (hạt Bouchard), khớp bàn ngón và khớp ngón gần của ngón tay cái, khớp háng, khớp đầu gối, khớp bàn ngón chân cái, cột sống cổ, cột sống thắt lưng... - Thoái hóa thứ phát: xuất hiện ở bất kỳ khớp nào, hậu quả của tổn thương khớp do những nguyên nhân tại khớp (như viêm khớp dạng thấp), hay ngoài khớp. Những tổn thương này có thể là cấp tính, chẳng hạn gãy xương, hoặc mạn tính do khớp phải làm việc quá sức, do một số bệnh rối loạn chuyển hóa (ví dụ cường cận giáp trạng, bệnh nhiễm sắc tố sắt, bệnh nhiễm sắc tố ochronose) hay những bệnh lý thần kinh (bệnh tabet). Về mặt giải phẫu, ban đầu sụn khớp trở nên thô ráp, cuối cùng là mỏng đi và tạo nên các gai xương ở rìa của diện khớp. Màng hoạt dịch dày lên, các hình lông phì đại. Mặc dù vậy khớp không bao giờ bị dính hoàn toàn và màng hoạt dịch không bị kết dính. Biểu hiện viêm rõ đôi khi có một số bệnh nhân bị tổn thương cấp các khớp liên đốt ngón tay (hạt Heberden).
  3. Các khớp thường bị thoái hóa trên cơ thể. Chẩn đoán phân biệt Vì biểu hiện viêm khớp thường rất nhẹ và không có những triệu chứng toàn thân cho nên bệnh thoái hóa khớp rất ít khi nhầm lẫn với bệnh viêm khớp khác. Vị trí tổn thương các khớp ở bàn tay giúp phân biệt thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Thoái hóa khớp chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp ngón xa và dạng thấp lại chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp cổ tay và khớp bàn ngón tay, ít gặp ở các khớp ngón xa. Hơn nữa, trong thoái hóa khớp, khớp to ra do phì đại của xương nên thường cứng và mát (không nóng) trái lại khớp sưng trong viêm khớp dạng thấp thường mềm và nóng. Cũng cần phải thận trọng không nên cho rằng mọi triệu chứng ở xương khớp đều do khớp bị thoái hóa, đặc biệt đối với cột sống, bởi vì đi kèm với thoái hóa khớp có thể có di căn ung thư, loãng xương do u tủy xương hoặc những bệnh khác. Biểu hiện của thoái hóa khớp Những khớp nào hay bị thoái hóa? Bệnh khởi phát từ từ, ban đầu có dấu hiệu cứng khớp song hiếm khi kéo dài quá 15 phút. Sau đó xuất hiện đau khớp, tăng lên khi vận động kéo dài và giảm khi nghỉ ngơi.
  4. Khớp nào cũng có thể bị tổn thương Biến dạng khớp thường không có hoặc rất nhẹ, thoái hóa nhưng thông thường nhất là thoái hóa tuy nhiên đôi khi thấy phì đại xương rõ. Tình trạng co gấp hoặc biến dạng khớp gối, ít gặp. khớp háng, khớp gối và khớp cột sống. Hai Bệnh không gây dính khớp song thường gây triệu chứng biểu hiện của thoái hóa khớp là đau hạn chế vận động khớp, đôi khi người bệnh tại khớp bị thoái hóa và cứng khớp vào buổi cảm thấy tiếng lạo xạo trong khớp. Tràn dịch sáng. Mỗi khớp thoái hóa có những triệu chứng khớp và những biểu hiện viêm khớp khác thường nhẹ. Không có triệu chứng toàn thân. khác nhau: Xét nghiệm: tốc độ lắng máu không - Cột sống thắt lưng: Trong giai đoạn tăng, các xét nghiệm viêm thường bình thường. đầu, bệnh nhân thấy đau lưng nhiều vào buổi Trên Xquang có biểu hiện hẹp khe khớp, các sáng, khi mới ngủ dậy, kéo dài không quá 30 rìa của diện khớp thường nhọn, mọc gai ở đầu phút. Một thời gian sau, đau lưng sẽ kéo dài cả xương, đặc xương dưới sụn. Ngoài ra có thể thấy các hốc nhỏ ở đầu xương. ngày, tăng khi làm việc nhiều và giảm khi nghỉ ngơi. Thoái hóa cột sống hay gặp từ đốt sống thắt lưng trở xuống, thường ảnh hưởng đến thần kinh tọa làm người bệnh có cảm giác đau từ lưng xuống. - Cột sống cổ: Rất hay gặp ở người trên 40 tuổi. Biểu hiện chủ yếu bằng đau cơ hạn chế cử động cổ. Có thể gây biến chứng đau vùng cổ và tay do chèn ép hoặc kích thích rễ thần kinh khi khám thấy các cử động tại cổ đều bị hạn chế nhất là động tác nghiêng bên. Chụp Xquang tổn thương thường ở đốt cổ 5 và cổ 6, giữa cổ 6 và cổ 7, gây cảm giác mỏi và đau gáy, lan đến cánh tay bên phía dây thần kinh bị ảnh hưởng. - Khớp gót chân: Bệnh nhân có cảm giác thốn ở gót vào buổi sáng mới ngủ dậy, khi đi những bước đầu tiên, sau vài chục mét thì giảm đau và đi đứng bình thường.
  5. - Khớp gối: Ngoài triệu chứng đau có thể kèm theo tiếng lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi gối, đau nhiều hơn khi đi lại vận động; nhất là khi ngồi xổm thì đứng dậy rất khó khăn, nhiều khi phải có chỗ tựa mới đứng dậy được. Bệnh nặng sẽ thấy tê chân, biến dạng khớp gối. Trong một số trường hợp màng hoạt dịch có thể bị viêm dày lên, khi ấn vào xương bánh chè đồng thời gấp chân lại, có thể gây đau nhói và một tiếng rắc. Đây cũng chính là biểu hiện chứng tỏ có tổn thường khớp đùi – bánh chè. Thoái hóa khớp gối thường có khuynh hướng nặng lên dần. Do đau nên ảnh hưởng nhiều đến mọi hoạt động. - Khớp háng: Người bệnh đi lại khó khăn do đau ngay từ đầu, vì khớp này gánh trọng lượng cơ thể nhiều nhất. Đau thường ở vùng bẹn và mặt trước trong của đùi. Cũng có khi đau vùng mông, mặt sau của đùi, dễ nhầm với đau dây thần kinh hông to. Đau xuất hiện khi đi, do đó hạn chế việc đi lại biểu hiện bằng việc đi khập khiễng. Nằm nghỉ thì hết đau, những trường hợp thoái hóa khớp nặng, đau cả ban đêm, lúc nghỉ và có thể gặp teo cơ đầu đùi. Bệnh không tự khỏi mà tiến triển từ từ có thể dẫn đến cứng khớp không hoàn toàn. BS. Nguyễn Thị Lan Anh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2