intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy bé không ích kỷ

Chia sẻ: Abcdef_16 Abcdef_16 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

83
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Của con’, ‘Đưa cho con chứ’... là những câu quen thuộc khi của nhiều bé. Để không phải căng thẳng với bé, bạn nên dạy bé biết sẻ chia ngay từ sớm.1. Bắt đầu từ những thứ nhỏMột bé không thực sự hiểu được khái niệm chia sẻ cho đến ít nhất 5 tuổi. Tuy nhiên, bé cần được dạy để hiểu một số nguyên tắc đơn giản như chờ đến lượt; mang đồ chơi cho bạn khác chơi... 2. Đặt thời gian...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy bé không ích kỷ

  1. Dạy bé không ích kỷ ‘Của con’, ‘Đưa cho con chứ’... là những câu quen thuộc khi của nhiều bé. Để không phải căng thẳng với bé, bạn nên dạy bé biết sẻ chia ngay từ sớm. 1. Bắt đầu từ những thứ nhỏ Một bé không thực sự hiểu được khái niệm chia sẻ cho đến ít nhất 5 tuổi. Tuy nhiên, bé cần được dạy để hiểu một số nguyên tắc đơn giản như chờ đến lượt; mang đồ chơi cho bạn khác chơi... 2. Đặt thời gian Lần sau, nếu con bạn không muốn chơi chung, hãy thiết lập thời gian. Có thể để cho bé biết bé sẽ được chơi trong 10 phút và khi chuông hẹn giờ vang lên là đến lượt của chị gái, chơi tiếp 10 phút. Điều này giúp bé hiểu khái niệm thay phiên nhau.
  2. 3. Cho phép bé được cất đồ chơi yêu thích Bạn có thể có vài món đồ đáng giá mà không muốn cho người khác vay mượn, vậy tại sao bạn lại bắt bé phải chia sẻ những đồ chơi yêu thích? Nếu đó là đồ vật đặc biệt hoặc cuốn sách bé quý mến thì đừng bắt bé phải chia cho người khác. 4. Cha mẹ là ví dụ Các bé thường chú ý đến những việc cha mẹ làm, vì thế, hãy để con bạn nhìn thấy những hoạt động chia sẻ của bạn. Nếu bạn đang ăn một cái
  3. bánh mỳ, hãy hỏi xem bé có muốn cắn một miếng không? Bố mẹ cũng phải biết nhường nhịn nhau để làm gương cho con, như cùng xem một bộ phim hoặc chia sẻ không gian trong phòng tắm. 5. Để bé không ghen tỵ đồ chơi Bé nhà bạn có thể thấy một người bạn có đồ chơi đẹp và muốn cũng phải có món đồ ấy. Điều này là hoàn toàn bình thường dù nó khiến bạn bực bội. Để bỏ qua kiểu ghen tỵ đồ chơi, bạn có thể chỉ cho bé món đồ mà bé đang sở hữu nhưng có màu sắc hoặc kiểu dáng tương tự. 6. Làm từ thiện Những ngày lễ, hoặc ngày phát động phong trào làm tình nguyện là thời điểm lý tưởng để bé chia sẻ đồ chơi với những bé ít may mắn hơn. 7. Đổi vai Nếu con bạn là chúa nói “không” khi bạn yêu cầu chia sẻ thì hãy suy
  4. nghĩ về sự đổi ngược vị trí. Hãy cùng bé chơi dưới sàn, khi bé muốn thứ gì đó như khối hình màu vàng hoặc piano đồ chơi, bạn thử nói “không”. Khi bé khó chịu, hãy nói với bé về cảm giác tương tự khi người đối diện cũng bị bé từ chối như vậy. 8. Khen ngợi sự tích cực Cha mẹ thường dành quá nhiều thời gian nhắc nhở bé cách cư xử mà quên mất những tràng pháo tay cổ vũ khi bé làm tốt yêu cầu của mẹ. Cũng đừng quên khen ngợi khi bé biết chia sẻ, dù bạn phải nhắc bé làm điều đó hay không. Hãy để bé thấy bạn vui khi bé chơi chung cùng anh chị hay bạn chơi của bé và đồng thời chỉ ra rằng, bé cũng đang khiến bạn chơi vui vẻ. 9. Thực hành thường xuyên Chỉ cần cho bé tham gia vui chơi cùng các bé khác là bạn đã luyện cho
  5. con bài học chia sẻ. Chơi thường xuyên giúp bé xây dựng lòng tin giữa những người bạn và một khi đã tin, bé sẽ không ngại chia sẻ. Phương Thảo (Theo Parents)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2