intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐÁY CHẬU

Chia sẻ: Nguyen Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

558
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đáy Chậu (perineum) là tất cả phần mềm gồm các cân cơ và các dây chằng đậy chậu hông ở phía dưới, có niệu đạo, hậu môn và nếu là nữ có âm đạo chọc qua. - Đáy chậu được cấu tạo bởi khung xương và một vách hoành cơ. 1.1. Khung xương Là 1 hình trám, gồm có: - Ở trước là khớp mu. - Ở sau là xương cùng cụt. - Ở hai bên là ụ ngồi, ngành ngồi mu và các dây chằng cùng hông. Một đường ngang nối liền 2 ụ ngồi, chia đáy chậu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐÁY CHẬU

  1. ĐÁY CHẬU 1. Đại cương - Đáy Chậu (perineum) là tất cả phần mềm gồm các cân cơ và các dây chằng đậy chậu hông ở phía dưới, có niệu đạo, hậu môn và nếu là nữ có âm đạo chọc qua. - Đáy chậu được cấu tạo bởi khung xương và một vách hoành cơ. 1.1. Khung xương Là 1 hình trám, gồm có: - Ở trước là khớp mu. - Ở sau là xương cùng cụt. - Ở hai bên là ụ ngồi, ngành ngồi mu và các dây chằng cùng hông. Một đường ngang nối liền 2 ụ ngồi, chia đáy chậu ra làm 2 tam giác: tam giác trước là đáy chậu trước (đáy chậu niệu đục) và tam giác sau gọi là đáy chậu sau (đáy chậu tiết phân). 1. Bìu 2. Đáy chậu niệu dục 3. Ngành ngồi mu 4. Ụ ngồi 5. Đáy chậu tiết phân 6. Lỗ hậu môn 7. Xương cụt Hình 3.53. Cấu tạo đáy chậu nam 1.2. Vách hoành cơ Gồm cơ nâng hậu môn và cơ ngồi cụt tạo nên vách hoành cơ và có 1 cân phủ lên trên các cơ rồi lật lên các thành của chậu hông, cân này được gọi là cản đáy chậu sâu. 1.2.1. Cơ nâng hậu môn (m. 1evator ani) Là một cơ giống như một cái quạt xòe từ xương chậu tới hậu môn và xương cùng gồm có 3 phần: - Cơ mu cụt (m. pubococcygeus) bám ở mặt sau thân xương mu và cung gân cơ nâng hậu môn, từ đó chạy dọc ra sau đến xương cụt. Cơ bám tận ở nhiều nơi: + Các sợi ở trong cùng bám tận: ở tuyến tiền liệt (nam) tạo nên cơ nâng tuyến tiền liệt. Niệu đạo và âm đạo (nữ) tạo nên cơ mu âm đạo. + Một số sợi khác bám vào trung tâm gân đáy chậu và thành của ống hậu môn. 182
  2. + Các sợi ngoài cùng bám vào dây chằng hậu môn cụt. - Cơ mu trực tràng (m. puborectalis) bám vào mặt sau thân xương mu từ đó các thớ chạy dọc ra sau và nối với cơ bên đối diện, tạo nên một vòng cơ ở phía sau, chỗ nối ống hậu môn trực tràng. Một số sợi khác hòa vào cơ thắt ngoài hậu môn và lớp cơ dọc của thành trực tràng. - Cơ chậu cụt (m. illiococcygeus) thường ít phát triển có khi chủ yếu là cân bám từ gai ngồi và cung gân của cơ nâng hậu môn đến bám tận vào xương cụt và dây chằng hậu môn cụt. 1. Khớp mu 2. Lỗ cho niệu đạo 3. Cơ nâng hậu môn (Phần mu cụt) 4.Lỗ hậu môn trực tràng 5. Cơ nâng hậu môn (Phần chậu cụt) 6. Cơ cụt 7. Cơ hình lê 8. Xương cụt 9. Xương chậu 10. Cung gân của cơ nâng hậu môn 11. Lỗ bịt Hình 3.54. Hoành chậu hông (nhìn trên) 1.2.2. Cơ ngồi cụt hay cơ cụt (m. coccygeus) Là một cơ tăng cường cho cơ nâng hậu môn ở phía sau, một phần hay toàn bộ cơ có thể là một tấm cân. Nguyên ủy bám từ gai ngồi rồi chạy vào trong và ra sau để bám tận vào 2 đốt sống cùng IV, V và đất sống cụt I. * Nói chung hoành chậu hông có tác dụng quan trọng là tạo tấm hoành bịt đáy chậu. Nâng đỡ các tạng trong ổ bụng và vùng chậu dưới áp lực bên trong ổ bụng. Cùng với các cơ thành bụng làm tăng áp lực trong ổ bụng. Kiểm soát sự đi tiểu (phần cơ nâng tuyến tiền liệt ở nam hay cơ mu âm đạo ở nữ). Phần cơ mu trực tràng có vai trò làm gập chỗ nối ống hậu môn trực tràng. Lúc đại tiện cơ này dãn làm chỗ gập thẳng ra khiến phân dễ thoát ra ngoài. Ở nữ cơ này có vai trò hướng dẫn đầu thai nhi đi thẳng ra ngoài lúc sinh. 183
  3. 1. Cơ hình lê 2. Cơ bịt trong 3. Cơ cụt 4. Trực tràng 5. Cơ nâng hậu môn 6. Âm đạo 7. Niệu đạo 8. Rãnh bịt Hình 3.55. Hoành chậu hông (nhìn trong) 1.2.3. Cân chậu hông (fascia pelvis) Còn gọi là cân đáy chậu sâu là một cân phủ trên các cơ của chậu hông bé trông như một cái phễu dính ngay ở dưới eo trên, giữa cơ tháp và cân có đám rối thần kinh cùng. Giữa cân và phúc mạc có nhánh của động mạch hạ vị. Như vậy thần kinh nào chạy vào tạng thì phải chọc qua cân, động mạch nào chạy ra nông cũng phải chọc qua cân. 2. MÔ TẢ CÁC LỚP ĐÁY CHẬU Nhìn chung đáy chậu trước hay đáy chậu sau đều có 3 lớp nhưng cần chú ý hai điểm: - Các lớp của đáy chậu trước và đáy chậu sau không đều nhau. - Ở nam và nữ giống nhau ở đáy chậu sau, khác nhau ở đáy chậu trước. 2.1. Đáy chậu trước • Ở NAM GIỚI Đáy chậu trước là vùng niệu dục có niệu đạo xuyên qua. Từ nông vào sâu gồm có các lớp: da, mạc đáy chậu nông, khoang đáy chậu nông, mạc hoành niệu dục dưới, khoang đáy chậu sâu, mạc hoành niệu dục trên và hoành chậu hông. 2.1.1. Lớp nông - Da, tổ chức tế bào dưới da: da ở đây có nhiều lông và tổ chức tế bào dưới da liên tiếp với tổ chức tế bào dưới da ở bìu, ở dương vật và ở bụng. - Mạc đáy chậu nông: ngay dưới da và phủ mặt dưới các cơ nông: + Trước: liên tiếp với lớp thớ trun của dương vật. + Hai bên: dính vào ngành ngồi mu. + Sau: lật lên cơ ngang nông để tiếp nối với lá dưới của cân đáy chậu giữa. 184
  4. - Các cơ cương: + Cơ ngồi hang: là một cơ bám ở ụ ngồi và ngành ngồi mu, ôm quanh 3 mặt của vật hang và dính vào màng trắng của vật đó. Tác dụng làm cương dương vật do đè ép lên vật hang làm lượng máu trẩy về từ vật hang chậm lại. + Cơ hành hang: từ trung tâm gân đáy chậu và đường giữa họp thành một máng để cho phần đầu của vật xốp nằm trên. Một số sợi đến bám vào mạc hoành niệu dục dưới, một số sợi đến bám vào vật sốp và một số sợi vòng mãi lên mặt trên của dương vật để dính vào các thớ của cơ bên đối diện và mạc sâu của dương vật, bó này gọi là cơ Houston. Cơ Houston có tác dụng làm cương dương vật, tống những giọt nước tiểu hay tinh dịch cuối cùng ra khỏi niệu đạo. + Cơ ngang nông: cũng như cơ ngang sâu là một cơ đi từ ngành ngồi mu tới đường giữa bám vào trung tâm gân đáy chậu. Ba cơ trên tạo nên tam giác ngồi hành, trong đó có các bó mạch thần kinh đáy chậu nông: - Các tạng cương: gồm có vật xốp và vật hang. 1. Khớp mu 2. TM mu sâu dương vật 3. Mạc bọc 4. Mạc kết hợp sau hoành niệu dục 5. Trung tâm gân đáy chậu 6. Cơ thắt ngoài hậu môn 7. Cơ ngang đáy chậu nông 8. Mạc dưới hoành niệu dục 9. Niệu đạo Hình 3.56. Hoành niệu dục - khoang đáy chậu nông ở nam 2.1.2. Lớp giữa Gồm có cân đáy chậu giữa và các cơ nằm trong cân đó: - Cân đáy chậu giữa gồm 2 lá dính vào nhau ở trước và sau, hình tam giác: + Hai cạnh bên dính vào xương mu và ngành ngồi mu. + Cạnh sau đi theo đường liên ụ ngồi, liên quan với các cơ ngang và dính ở giữa vào nút thớ trung tâm đáy chậu. Cân đáy chậu giữa chỉ có ở đáy chậu trước. Có niệu đạo đoạn màng đi qua. Giữa 2 lá cân này có: - Cơ thắt ngoài niệu đạo (cơ thắt vân): từ mặt trong ngành dưới xương mu các thớ cơ chạy ra trước và sau niệu đạo, rồi đan lẫn vào các thớ sợi bên đối diện. Cơ thắt ngoài niệu đạo có tác dụng tống các giọt nước tiểu hay tinh dịch cuối cùng ra khỏi niệu đạo. Ở trước các thớ dính vào mặt trên các mảnh ngang, ở sau các thớ đi tới hậu môn 185
  5. và tạo nên cơ trực tràng niệu đạo. - Cơ ngang sâu: bám vào mặt trong ngành xương ngồi tới bám vào trung tâm gân đáy chậu. Trong cơ có các tuyến hành niệu đạo. Chức năng giúp cố định trung tâm gân đáy chậu, co thắt niệu đạo màng và co bóp tuyến hành niệu đạo. 1. Cơ thắt hậu môn 2. Cơ ngang sâu 3. Cơ thắt van niệu đạo 4. Dây chằng ngang 5. Dây chằng cung 6. Tĩnh mạch mu sâu Hình 3.57. Hoành niệu dục - khoang đáy chậu giữa ở nam 2:l.3. Lớp sâu (chung cho cả đáy chậu trước và đáy chậu sau) - Hoành chậu hông: do cơ nâng hậu môn và cơ ngồi cụt tạo nên. - Cân đáy chậu sâu: là 1 cân dầy phủ trên hoành cơ chậu hông. - Khoang chậu hông dưới phúc mạc: nằm giữa hoành cơ với cân sâu và phúc mạc, trong khoang có 2 mảnh cùng háng chia làm 3 khu: + Khu giữa là khu tạng: gồm có bàng quang, sinh dục, trực tràng. + Hai khu bên là 2 khu mạch thần kinh chậu hông, riêng khu tạng lại có các vách ngang chia khu tạng làm các ô nhỏ lần lượt từ trước ra sau: khoang trước bàng quang (khoang Reitzius) - khoang bàng quang - khoang sau bàng quang - khoang trực tràng và khoang sau trực tràng. Trong đó khoang trước bàng quang và khoang sau trực tràng nơi hay xảy ra nhiều bệnh lý. 1. Bàng quang 2. Cơ nâng hậu môn 3. Cơ bịt trong 4. Tuyến tiền liệt 5. Vật hang 6.Vật xốp 7. Cơ hành xốp 8. Cơ ngồi hang 9. Nghành ngồi mu Hình 3.58. Thiết đồ cắt đứng ngang qua hoành niệu dục nam 186
  6. • Ở NỮ GIỚI Đáy chậu trước từ nông vào sâu cũng tương tự các lớp như ở nam. Tuy nhiên vì có chứa phần dưới âm đạo và cơ quan sinh dục ngoài nên một số cấu trúc có khác với nam, đặc biệt là các cơ. - Lớp nông: + Cũng có các tạng cương và cơ cương nhưng nhỏ hơn ở nam, hành xốp và cơ hành hang bị tách làm đôi bởi âm đạo. Hành xốp được gọi là hành tiền đình. + Cơ hành hang hay cơ khít âm môn từ trung tâm gân đáy chậu chạy dọc ra trước vòng quanh phần dưới âm đạo, bao quanh hành tiền đình rồi bám tận 1 phần vào xương mu, 1 phần vào gốc và lưng âm vật có tác dụng làm khít âm đạo. - Lớp giữa: + Cơ ngang sâu kém phát triển so với nam và bị chia đôi bởi âm đạo. Gồm các sợi bám vào mặt trong ngành ngồi mu, một số sợi vòng phía sau bám vào trung tâm gân đáy chậu; một số sợi vòng phía trước bám vào thành bên âm đạo giúp cố định trung tâm gân đáy chậu + Cơ thắt niệu đạo từ mặt trong ngành dưới xương mu đa số sợi tới bám vào thành bên âm đạo, chỉ có một số ít sợi đi ra trước niệu đạo và đi giữa niệu đạo - âm đạo 1. Cơ ngồi hang 2. Hành tiền đình 3. Mạc dưới hoành niệu dục 4. Cơ ngang đáy chậu nông 5. Hậu môn 6. Cơ thắt ngoài hậu môn 7. Cơ nâng hậu môn 8. Cơ mông to 9. Hố ngồi trực tràng 10. Khoang đáy chậu nông Hình 3.59. Hoành niệu dục - khoang đáy chậu nông ở nữ 187
  7. 1. Cổ tử cung 2. Âm đạo 3. ĐM then trong 4. Cơ ngang sâu 5. Cơ khít âm môn 6. Màng trinh 7. Môi bé 8. Môi lớn 9. Tuyến bartholin 10. Cơ hành hang 11. Cơ ngồi hang 12. Vật hang 13. Cơ bịt ngoài 14. Cơ bịt trong 15. Cơ nâng hậu môn 16. Rãnh bịt 17. Mảnh cùng mu Hình 3.60. Hoành niệu dục - khoang đáy chậu giữa ở nữ 2.2. Đáy chậu sau Đáy chậu sau hay vùng hậu môn gồm phần cuối trực tràng, ống hậu môn, co thắt ngoài hậu môn, cơ nâng hậu môn, cơ cụt. Là một vùng kín và chắc. 2.2.1. Lớp nông - Da và hậu môn. Da dày ở ngoài rìa xung quanh, nhưng mỏng dần khi tới gần hậu môn. - Tổ chức dưới da: có nhiều mạch thần kinh thuộc hệ thống đáy chậu nông. Tổ chức dưới da liên tiếp với tổ chức tế bào mỡ của trực tràng. - Cơ thắt ngoài hậu môn: là một cơ vân vòng xung quanh ống hậu môn được chia làm 3 phần có chức phận co thắt ống hậu môn. + Phần dưới da vòng quanh phần tháp nhất của ống hậu môn, các sợi của phần này đan lẫn vào nhau ở phía trước và phía sau ống hậu môn. + Phần nông ở sâu hơn phần dưới da, phía sau bám vào đỉnh xương cụt, phía trước bám vào trung tâm gân đáy chậu. + Phần sâu bao quanh phần trên ống hậu môn, phía sau các sợi đan lẫn vào cơ mu trực tràng, phía trước có một số sợi bám vào trung tâm gân đáy chậu. 188
  8. 1. Cơ ngồi hang 2. Âm đạo 3. Cơ ngang dây chậu nông 4. Cơ nâng hậu môn (phần mu cụt) 5. Hậu môn 6. Cơ nâng hậu môn (phần chậu cụt) 7. Cơ mông to 8. Dây chằng hậu môn cùng cụt Hình 3.61. Cơ thắt ngoài hậu môn 2.2.2. Lớp giữa Có hai hố ngồi trực tràng: là hai hố ở hai bên trực tràng và ở dưới cơ nâng hậu môn. Giới hạn hố ngồi trực tràng: - Thành trong: được tạo nên bởi cơ nâng hậu môn, cơ ngồi cụt và cơ thắt ngoài hậu môn. - Thành ngoài: là mặt trong của ụ ngồi, có cân cơ bịt trong phủ lên trên nhu một cái đệm. - Thành dưới: là da, và không có cân phân cách giữa hố và da. - Đầu trước (ngách trước): rất hẹp, dưới cơ nâng, ở trên tầng giữa của đáy chậu trước tới tận xương mu. Trong ngách có mạch thẹn trong và dây thần kinh mu của dương vật hay âm vật. - Đầu sau (ngách sau) lách dưới cơ mông to, đầu sau của hai hố ngăn cách nhau bởi đường thớ hậu môn cụt - Các thành phần đựng trong hố ngồi trực tràng: chứa nhiều tổ chức mỡ nhão, dễ bị phá huỷ, nên một khi viêm mủ, hố lâu đầy và dễ dò. Trong hố có dây thần kinh hậu môn và bó mạch trực tràng dưới. 189
  9. 1. Hoành niệu dục 2. Ngách trước hố ngồi trực tràng 3. Cơ ngang đáy chậu nông 4. Mủ trong hố ngồi trực tràng 5. Dây chằng cùng ụ ngồi 6. Cơ mông lớn 7. Ngách sau hố ngồi trực tràng Hình 3.62. Hố ngồi trực tràng 3. NÚT ĐÁY CHẬU Đáy chậu trước và đáy chậu sau có chung nhiều điểm như ở cơ nâng và hố ngồi trực tràng và cùng chung một hệ thống mạch thần kinh. Đáy chậu trước và sau lại còn xít chặt vào nhau bởi các nút: nút nông và nút sâu. 3.1. Nút đáy chậu nông Được tạo nên bởi 2 cơ ngang nông, cơ thắt vân hậu môn và đường thớ hành hậu môn tụm lại (do 2 cơ hành hang khi dính vào nhau tạo nên). 1. Cơ thắt van niệu đạo. 2. Cơ ngang sâu 3. Hậu môn 4. Cơ thắt hậu môn 5. Nút thớ trung tâm 6. Niệu đạo Hình 3.63. Nút thớ trung tâm đáy chậu 3.2. Nút đáy chậu sâu Do mảnh treo, cơ trực tràng niệu đạo, cơ ngang sâu và bó trước của cơ nâng hậu môn tạo nên. 190
  10. Nhưng thực tế 2 nút trên rất khó tách ra. Vì vậy gọi là nút thớ trung tâm đáy chậu. Các cơ hậu môn tạo nên đường thớ hậu môn cụt. Các cơ hành hang tạo nên đường thớ hậu môn hành ở nam giới và đường thớ hậu môn âm đạo ở nữ giới. Nút thớ trung tâm của đáy chậu là điểm tựa của các cơ cương và cơ thắt, khi các cơ này co làm cho nút rắn lại và vồng lên có ảnh hưởng tới tạng các vật cương. 3.3. Áp dụng Cắt nút thớ trung tâm đáy chậu để đi vào các tạng sau bàng quang và túi cùng Douglase. Đặc biệt áp dụng cắt tầng sinh môn trong sản khoa ở một số trường hợp đẻ khó. 191
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2