intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kỳ 2 Hóa 11 (2013-2014) - Trường THPT Hai Bà Trưng

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

928
lượt xem
221
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo “Đề cương ôn tập học kỳ 2 Hóa 11 năm học 2013-2014 - Trường THPT Hai Bà Trưng”. Đề cương cung cấp lý thuyết, bài tập trắc nghiệm cơ bản và nâng cao có đáp án phần Hóa học hữu cơ, hiđrocacbon no, hiđrocacbon không no, hiđrocacbon thơm, dẫn xuất halogen- ancol – phenol sẽ giúp các bạn nắm chắc phần lý thuyết, làm nhanh bài tập trắc nghiệm một cách chính xác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kỳ 2 Hóa 11 (2013-2014) - Trường THPT Hai Bà Trưng

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 HÓA 11 NĂM HỌC: 2013-2014 – TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG (Phần chữ in nghiêng là phần dành riêng cho chương trình nâng cao, còn lại chung chung cho 2 ban) A. KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH CHƯƠNG 4:ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ -Khái niệm hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ(HCHC),đặc điểm chung của HCHC, phân loại HCHC -Các loại công thức của HCHC: công thức chung,công thức đơn giản nhất,công thức phân tử và công thức cấu tạo.Cách thiết lập công thức đơn giản nhất,công thức phân tử. -Liên kết cộng hoá trị và khái niệm về cấu trúc không gian của phân tử HCHC -Nội dung thuyết cấu tạo hóa học.Phân biệt chất đồng đẳng,đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể Chương 5: HIĐROCACBON NO I.ANKAN: II. XICLOANKAN: - Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp của một số mono xicloankan - Tính chất hóa học, điều chế. - So sánh đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của ankan và xicloankan. Chương 6: HIĐROCACBON KHÔNG NO I. ANKEN: - Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp. - Tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế – lưu ý quy tắc cộng Mac-côp-nhi-côp. - Phân biệt được anken với ankan bằng phương pháp hóa học. II.ANKAĐIEN: - Công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp của ankađien. - Đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học của ankađien liên hợp(butadien và iso pren). - Phương pháp điều chế ankađien. - So sánh tính chất hóa học của anken và ankađien. - Sự chuyển hóa lẫn nhau giữa ankan, anken, ankađien. - thành phần,đặc điểm cấu tạo,ứng dụng của một vài tecpen. III. ANKIN: - Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp. - Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế. - Phân biệt được ank-1-in với các ankin khác và anken bằng phương pháp hóa học. - So sánh tính chất hóa học của ankin với anken. - Sự chuyển hóa lẫn nhau giữa ankan, anken, ankin. Chương 7: HIĐROCACBON THƠM. NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN.HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON. I. BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG - Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp. - Tính chất vật lí, tính chất hóa học – lưu ý quy tắc thế vào vòng benzen. phương pháp điều
  2. chế. - Phân biệt được benzen với các ankylbenzen khác bằng phương pháp hóa học. II. STIREN: Cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế. III. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON. -Công thức chung của hidrocacbon bất kỳ -Sự chuyển hóa giữa các hidrocacbon Chương 8: DẪN XUẤT HALOGEN- ANCOL – PHENOL I. DẪN XUẤT HALOGEN - Định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp. - Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế -Quy tắc Zaixép đối với phản ứng tách HX. I. ANCOL: - Định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp. - Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế - lưu ý tính chất riêng của glixerol. - Phân biệt được ancol đơn chức với ancol đa chức có các nhóm – OH liền kề bằng phương pháp hóa học. -Quy tắc Zaixép đối với phản ứng tách nước. II.PHENOL - Định nghĩa, tính chất vật lí, tính chất hóa học. phương pháp điều chế - Ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ. - So sánh tính chất hóa học của ancol và phenol. B.MỘT SỐ CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ DẠNG BÀI TẬP I. Một số câu hỏi lý thuyết: I.1: Đại cương hoá hữu cơ Câu 1: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là 1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H. 2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O. 3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị. 4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion. 5. dễ bay hơi, khó cháy. 6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh. Nhóm các ý đúng là: A. 4, 5, 6. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 5. D. 2, 4, 6. Câu 2: Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau : A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi. B. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N. C. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N. D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O. I.2: Hidrocacbon Câu 1: Hỗn hợp A gồm hiđro và các hiđrocacbon no, chưa no. Cho A vào bình có niken xúc tác, đun nóng bình một thời gian ta thu được hỗn hợp B. Phát biểu nào sau đây sai ? A. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A cho số mol CO2 và số mol nước luôn bằng số mol CO2 và số mol nước khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B.
  3. B. Số mol oxi tiêu tốn để đốt hoàn toàn hỗn hợp A luôn bằng số mol oxi tiêu tốn khi đốt hoàn toàn hỗn hợp B. C. Số mol A - Số mol B = Số mol H2 tham gia phản ứng. D. Khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp A bằng khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp B. Câu 2: khi clo hóa một ankan có công thức phân tử C6H14, người ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan đó là: A. 2,2-đimetylbutan. B. 2-metylpentan. C. n-hexan. D. 2,3- đimetylbutan. Câu 3:Chất nào sau đây không phải là đồng phân của chất còn lại? A.Xiclohecxan B. Hex-2-en C. 2,4-đimetylpent-1-en D. 2-metylpent-2-en Câu 4:Chất X có 6 nguyên tử cacbon,mạch hở,phân tử có 1 liên kết ba và 3 nhóm metyl.Tên gọi của X là: A. 2-metylpent-1-in B. 4-metylpent-2-in C. 1,2,3-trimetylpropin D. 2,2,5-trimetylhex-3-in Câu 5: Có bao nhiêu anken ở thể khí (đkt) mà khi cho mỗi anken đó tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất ? A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 6: Ankin C6H10 có bao nhiêu đồng phân phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 ? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 7:Có 3 bình mất nhãn đựng các dung dịch riêng biệt sau: etylbenzen,vinylbenzen;phenylaxetilen .Dùng hoá chất nào sau đây để nhận biết các chất trên A.Dùng dung dịch nước brom B.Dùng dung dịch nước brom,dùng dung dịch AgNO3/ NH3 C. Dùng dung dịch thuốc tím D. A và C đúng Câu 8:Hidrocacbon X có CTPT C8H10 không làm mất màu dung dịch brom.Khi đun nóng X trong dung dịch thuốc tím tạo thành hợp chất K7H5KO2(Y). Cho Y tác dụng với dung dịch axit HCl tạo thành hợp C7H6O2. X có tên gọi nào sau đây: A. etylbenzen B. 1,2-đimetylbenzen C. 1,3-đimetylbenzen D. 1,4-đimetylbenzen Câu 9: C7H8O có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm ? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 I.3 Dẫn xuất hidrocacbon Câu 1. Khả năng phản ứng thế nguyên tử halogen của các chất giảm dần theo thứ tự A. CH3CH2CH2I < CH3CH2CH2Br < CH3CH2CH2Cl < CH3CH2CH2F. B. CH3CH2CH2Cl > CH3CH2CH2Br > CH3CH2CH2I > CH3CH2CH2F. C. CH3CH2CH2F < CH3CH2CH2Cl < CH3CH2CH2Br < CH3CH2CH2I. D. CH3CH2CH2Cl > CH3CH2CH2Br > CH3CH2CH2I > CH3CH2CH2F. Câu 2. Cho các chất CH3Cl, CH3Br, C2H5Br và C2H5I. Chiều tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là A. CH3Cl > CH3Br > C2H5Br > C2H5I. B. CH3Cl < CH3Br < C2H5Br < C2H5I.
  4. C. CH3Br < C2H5Br < CH3Cl < C2H5I. D. C2H5I > C2H5Br > CH3Br > CH3Cl. Câu 3. Cho các chất sau đây: C2H5Br, CH2=CHCH2Br, C6H5Br và CH2=CHBr. Khả năng tham gia phản ứng thế nguyên tử brom của các chất tăng dần theo dãy chất nào dưới đây? A. CH2=CHCH2Br < C2H5Br < CH2=CHBr < C6H5Br . B. C2H5Br < CH2=CHCH2Br < C6H5Br < CH2=CHBr. C. C2H5Br > CH2=CHCH2Br > C6H5Br > CH2=CHBr. D. CH2=CHBr < C6H5Br < C2H5Br < CH2=CHCH2Br. Câu 4. Khi cho but-1-en tác dụng với HBr thu được sản phẩm chính là A. 1-brombutan. B. 2-brombutan. C. 3-brombutan. D. hỗn hợp 1-brombutan và 2-brombutan. Câu 5: Ancol etylic tan tốt trong nước và có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với ankan và các dẫn xuất halogen có khối lượng phân tử xấp xỉ với nó vì A. Trong các hợp chất trên chỉ có ancol etylic tác dụng với Na. B. Trong các hợp chất trên chỉ có ancol etylic có liên kết hiđro với nước. C. Trong các hợp chất trên chỉ có ancol etylic có liên kết hiđro liên phân tử. D. B và C đều đúng. Câu 13:Cho sơ đồ chuyển hóa: . Xác định công thức cấu tạo của X? A. CH3-CH2-CH2-CH2-Br. B. CH3-CH2-CH2-OH. C. CH3-CH(CH3)-CH2OH. D. CH3-CH2-CH2-CH2-OH. Câu 14: Có chuỗi phản ứng sau: N + H2 ¾B ¾® D ¾¾® E (spc) ¾¾ ® D HCl ¾ KOH Xác định N, B, D, E biết rằng D là một hidrocacbon mạch hở, D chỉ có 1 đồng phân. A. N : C2H2 ; B : Pd ; D : C2H4 ; E : CH3CH2Cl. B. N : C4H6 ; B : Pd ; D : C4H8 ; E : CH2ClCH2CH2CH3. C. N : C3H4 ; B : Pd ; D : C3H6 ; E : CH3CHClCH3. D. N : C3H4 ; B : Pd ; D : C3H6 ; E : CH3CH2CH2Cl. Câu 15: Cho các hợp chất sau : (a) HOCH2CH2OH. (b) HOCH2CH2CH2OH. (c) HOCH2CH(OH)CH2OH. (d) CH3CH(OH)CH2OH. (e) CH3CH2OH. (f) CH3OCH2CH3. Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là A. (a), (b), (c). B. (c), (d), (f). C. (a), (c), (d). D. (c), (d), (e). Câu 16 Có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có công thức phân tử C8H10O tác dụng được với Na, không tác dụng với NaOH và không làm mất màu dung dịch Br2? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
  5. Câu 17 Có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 18. X là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O. Số đồng phân của X có phản ứng với NaOH là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 19 Có 3 chất lỏng không màu đựng trong các lọ mất nhãn: ancol etylic, phenol, axit fomic. Để nhận biết 4 dung dịch trên có thể dùng các thuốc thử nào dưới đây? A. Quỳ tím và dung dịch NaOH. B. Dung dịch NaHCO3 và Na. C. Quỳ tím và dung dịch NaHCO3. D. Cu(OH)2 và Na. Câu 20. Phenol là một hợp chất có tính A. bazơ yếu. B lưỡng tính. C. axit mạnh. D. axit yếu. Câu 21. Trong công nghiệp, phenol được điều chế từ A. benzen. B. toluen. C. isopropylbenzen. D. stiren. Câu 22. Dùng nước brom làm thuốc thử có thể phân biệt cặp chất nào dưới đây? A. Metan và etan. B. Toluen và stiren. C. Etilen và propilen. D. Etilen và stiren. Câu 23. Xét sơ đồ phản ứng: X ® Y ® TNT (thuốc nổ). X và Y là những chất nào? A. X là toluen, Y là heptan B. X là benzen, Y là toluen C. X là hexan, Y là toluen D. X là hexen, Y là benzen II. Một số dạng bài tập toán II.1-Giải bài tập về lập công thức phân tử,công thức cấu tao, tính %khối lượng,%thể tích hỗn hợp, Bài tập về hiệu suất. Câu 1: Cho 0,896 lít hỗn hợp hai anken là đồng đẳng liên tiếp (đktc) lội qua dung dịch brom dư. Khối lượng bình brom tăng thêm 2,0 gam. Công thức phân tử của hai anken là: A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8. C. C4H8 và C5H10. D. C5H10 và C6H12 Câu 2: Hỗn hợp X gồm 0,12mol C2H2 và 0,18 mol H2. Cho A qua bột Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B. Dẫn hỗn hợp B qua dung dịch brom dư thì thấy có 1,792lít khí Y thoát ra. Xác định độ tăng khối lượng dung dịch brom biết rằng tỉ khối hơi của hỗn hợp Y so với hiđro là 5,75. A.1,68gam B. 0,92gam C. 2,56gam. D. 3,12gam. Câu 3: Cho 0,2 mol hỗn hợp X gồm etan, propan và propen qua dung dịch brom dư, thấy khối lượng bình brom tăng 4,2 gam. Lượng khí còn lại đem đốt cháy hoàn toàn thu được 6,48 gam nước. Vậy % thể tích etan, propan và propen lần lượt là: A. 30%, 20%, 50%. B. 20%, 50%, 30%. C. 50%, 20%, 30%. D. 20%, 30%, 50%.
  6. Câu 4: Hỗn hợp A gồm H2, C3H8, C3H4. Cho từ từ 12 lít A qua bột Ni xúc tác. Sau phản ứng được 6 lít khí duy nhất (các khí đo ở cùng điều kiện). Tỉ khối hơi của A so với H2 là A. 11. B. 22. C. 26. D. 13. Câu 5: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là: A. 18,60 gam. B. 18,96 gam. C. 20,40 gam. D. 16,80 gam. Câu 6: Nạp một hỗn hợp khí có 20% thể tích ankan A và 80% thể tích O2 (dư) vào khí nhiên kế. Sau khi cho nổ rồi cho hơi nước ngưng tụ ở nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong khí nhiên kế giảm đi 2 lần. Thiết lập công thức phân tử của ankan A. A. CH4. B. C2H6. C. C3H8 . D.C4H10. Câu 7: X là một hidrocacbon mạch hở. Đốt cháy X thu được số mol CO2 gấp đôi số mol H2O.Mặt khác 0,05mol X phản ứng vừa hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 7,95gam kết tủa.CTCT của X là: A. CHºCCH2CH3 B. CHºCH C.CHºCCH=CH2 D.CHºCCH2CH2CH3 Câu 8: Cho 100 ml bezen (d = 0,879 g/ml) tác dụng với một lượng vừa đủ brom lỏng (xúc tác bột sắt, đun nóng) thu được 80 ml brombenzen (d = 1,495 g/ml). Hiệu suất brom hóa đạt là A. 67,6%. B. 73,49%. C. 85,3%. D. 65,35% Câu 9: Cho 9,2gam hỗn hợp 2 ancol no,đơn chức,mạch hở X,Y tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H2(ĐKTC).Hai ancol đó là: A.CH4O và C3H8O B. CH4O và C2H6O C.C2H6O và C3H8O D.C2H6O và C4H10O Câu 10: Đun nóng hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức liên tiếp trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau phản ứng được hỗn hợp Y gồm 5,4 gam nước và 19,4 gam 3 ete. Hai ancol ban đầu là A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H5OH và C4H7OH. D. C3H7OH và C4H9OH. Câu 11: Đun nóng một rượu (ancol) đơn chức X với dung dịch HSO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của X là A. C3H8O. B. C2H6O. C. CH4O. D. C4H8O. II.2 Một số dạng khác Câu 1: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 lấy cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho đi qua chất xúc tác thích hợp, đun nóng được hỗn hợp Y gồm 4 chất. Dẫn Y qua bình đựng nước brom thấy khối luợng bình tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là A. 33,6 lít. B. 22,4 lít. C. 16,8 lít. D. 44,8 lít. Câu 2: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,336 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối natri ancolat thu được là A. 2,4 gam. B. 1,9 gam. C. 2,85 gam. D. 3,8 gam. Câu 3: Cho m gam ancol đơn chức, no, mạch hở qua bình đựng CuO (dư) nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp thu được có tỉ khối hơi đối với H2 là 19. Giá trị m là A. 1,48 gam. B. 1,2 gam. C. 0,92 gam. D. 0,64 gam. Câu 4: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic
  7. nguyên chất là 0,8 g/ml) A. 5,4 kg. B. 5,0 kg. C. 6,0 kg. D. 4,5 kg.61. Đun Câu 5. 13,28 gam hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 1400C thu được hỗn hợp các ete có số mol bằng nhau và có khối lượng là 11,12 gam. Số mol của mỗi ete trong hỗn hợp là giá trị nào sau đây? A. 0,01 mol B. 0,02 mol C. 0,03 mol D. 0,04 mol II. 3. Bài tập về aren Câu 1. Dùng 39 gam C6H6 điều chế toluen. Khối lượng toluen tạo thành là A. 78 g B. 46 g C. 92g D. 107 g Câu 2. Điều chế benzen bằng cách trùng hợp hoàn toàn 5,6 lit axetylen (đktc) thì lượng benzen thu được là A. 26g B. 13g C. 6,5g D.52g. Câu 3. Thể tích không khí (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol benzen là A. 84 lít B. 74 lít C. 82 lít D. 83 lít Câu 4. Lượng clobenzen thu được khi cho 15,6g C6H6 tác dụng hết với Cl2 (xúc tác bột Fe) hiệu suất phản ứng đạt 80% là A. 14g B. 16g C. 18g D. 20g Câu 5. Từ 3,36m3 khí metan cso thể điều chế được tối đa bao nhiêu Kg 2,4,6trinitrophenol
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2