intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra chất lượng giữa HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017 - THPT Mỹ Lộc - Mã đề 689

Chia sẻ: AAAA A | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

62
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là Đề kiểm tra chất lượng giữa HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017 của trường THPT Mỹ Lộc mã đề 689 mời các phụ huynh hãy tham khảo để giúp con em mình củng cố kiến. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra chất lượng giữa HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017 - THPT Mỹ Lộc - Mã đề 689

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH<br /> TRƯỜNG THPT MỸ LỘC<br /> ĐỀ CHÍNH THỨC<br /> (Đề gồm 4 trang)<br /> <br /> ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I<br /> Năm học 2016 – 2017<br /> Môn: ĐỊA LÍ LỚP: 12<br /> (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề)<br /> <br /> MÃ ĐỀ 689<br /> Câu 1:Trong công cuộc đổi mới ở nước ta, lĩnh vực được đổi mới đầu tiên là<br /> A. công nghiệp<br /> B. nông nghiệp<br /> C. dịch vụ<br /> D. công – nông nghiệp – dịch vụ<br /> Câu 2: Nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ thứ 7, điều này có nghĩa là<br /> A. tính toán múi giờ quốc tế dễ dàng<br /> B. thống nhất quản lí trong cả nước về thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác<br /> C. phân biệt múi giờ với các nước láng giềng<br /> D. thuận lợi cho việc tính giờ của các địa phương<br /> Câu 3: Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian<br /> A. 05/1993<br /> B.06/1994<br /> C. 07/1995<br /> D. 08/1996<br /> Câu 4: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN thường được gọi là<br /> A. AFTA<br /> B.AFFA<br /> C. AFAT<br /> D.NAFTA<br /> Câu 5: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta là<br /> A. công nghiệp nặng và khoáng sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp<br /> B. máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên, nhiên, vật liệu<br /> C. nguyên, nhiên, vật liệu và hàng tiêu dùng, sản phẩm ngành nông nghiệp<br /> D. công nghiệp nặng và khoáng sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, nông, lâm thủy sản<br /> Câu 6:Tổng diện tích đất liền và hải đảo của nước ta (2006) là<br /> A. 331.212 km2<br /> B. 332.212 km2<br /> C. 331.363 km2<br /> D. 331.312 km2<br /> Câu 7: Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bắc Bán Cầu, nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của loại<br /> gió<br /> A. mùa châu Á<br /> B. Tín phong (gió Mậu dịch)<br /> C. mùa Đông Bắc<br /> D. gió Mậu dịch và gió mùa<br /> Câu 8:Nước ta nằm trong hệ tọa độ địa lí<br /> A. 23023/B – 8030/B và 102o 9/Đ – 109024/Đ<br /> B. 23023/B – 8034/B và 1020 9 /Đ – 109024/Đ<br /> C. 23023/B – 8030/B và 1020Đ – 109024/Đ<br /> D. 23023/B – 8030/B và 1020Đ – 109024/Đ<br /> Câu 9:Quần đảo Hoàng Sathuộc tỉnh (thành phố)<br /> A. Khánh Hòa<br /> B. Bà Rịa – Vũng Tàu<br /> C. Đà Nẵng<br /> D. Kiên Giang<br /> Câu 10:Theo công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, thì vùng biển nước ta bao gồm các bộ phận<br /> A. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa<br /> 1/4 Mã đề thi 689<br /> <br /> B. nội thủy, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế<br /> C. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa<br /> D. nội thủy, đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa, lãnh hải<br /> Câu 11: Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên<br /> nhiên ở vùng<br /> A. lãnh hải<br /> B. tiếp giáp lãnh hải<br /> C. đặc quyền kinh tế<br /> D. thềm lục địa<br /> Câu 12: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là<br /> A. đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích<br /> B. có địa hình cao nhất nước ta<br /> C. có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc - Đông Nam<br /> D. gồm các dãy núi liền kề với các cao nguyên<br /> Câu 13: Với tọa độ địa lí, địa hình và tác động của các khối khí dẫn đến hệ quả<br /> A.Hình thành các trung tâm nóng, lạnh.<br /> B. Hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít.<br /> C. Các kiểu khí hậu như nhiệt đới, á nhiệt đới, á xích đạo.<br /> D. Hình thành các trung tâm nóng, lạnh và hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít hoặc các kiểu khí<br /> hậu như nhiệt đới, á nhiệt đới, á xích đạo.<br /> Câu 14: Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi<br /> A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.<br /> B. Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.<br /> C. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.<br /> D. Địa hình đồi núi cao chiếm 1%.<br /> Câu 15: Trong các nhận định sau về địa hình Việt Nam, nhận định nào đúng nhất<br /> A. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn nhất.<br /> B. Địa hình đồng bằng chiếm diện tích lớn nhất.<br /> C. Địa hình cồn cát chiếm diện tích lớn nhất.<br /> D. Tỉ lệ giữa ba nhóm địa hình trên tương đương nhau.<br /> Câu 16: Vùng núi Trường Sơn Bắc có đặc điểm sau<br /> A. Gồm các khối núi cao nhất cả nước, địa hình chia thành 3 dải. Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn,<br /> phía Tây là các dãy núi trung bình, ở giữa và các cao nguyên xen lẫn các thung lũng sông.<br /> B. Các dãy núi, dòng sông có hướng vòng cung. Phía thượng nguồn sông Chảy là những đỉnh núi cao<br /> trên 2000m, dọc biên giới Việt – Trung là núi trung bình, trung tâm là đồi núi thấp.<br /> C. Các dãy núi chạy song song và so le nhau, hướng Tây Bắc – Đông Nam, địa hình cao ở hai đầu (Tây<br /> Huế, Nghệ An), thấp ở vùng núi đá vôi Quảng Bình, Quảng Trị.<br /> D. Có sự bất đối xứng giữa 2 sường Đông Tây. Sườn Đông là núi cao, sườn Tây là các cao nguyên<br /> badan xếp tầng.<br /> Câu 17: Dãy Bạch Mã là ranh giới của các tỉnh (thành phố)<br /> A. Quảng Nam – Đà Nẵng<br /> B. Thừa thiên Huế - Quảng Nam<br /> C. Thừa thiên Huế - Đà Nẵng<br /> D. Quảng Nam – Quảng Ngãi<br /> Câu 18: Địa hình đồi núi nước ta có nhiều độ cao khác nhau là do<br /> A. ngoại lực làm cắt xẻ các bề mặt địa hình trong giai đoạn tân kiến tạo<br /> B. kết quả của nhiều chu kì kiến tạo yếu trong giai đoạn Tân kiến tạo<br /> C. vận động tạo núi Anpơ yếu<br /> D. giai đoạn tiền Cambri chỉ hình thành một bộ phận nhỏ lãnh thổ nước ta<br /> Câu 19: Ở nước ta, trên bề mặt các cao nguyên và các thung lung thuận lợi để phát triển ngành<br /> A. trồng rừng, chăn nuôi, cây lương thực<br /> 2/4 Mã đề thi 689<br /> <br /> B. trồng rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản<br /> C. trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc<br /> D. chăn nuôi, thủy sản, lâm sản<br /> Câu 20: Các đồng bằng ven biển miền Trung, không có đặc điểm<br /> A. nhỏ, hẹp, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ<br /> B. được hình thành do vai trò chủ yếu của biền<br /> C. đất nhiều phù sa phù hợp với việc trồng lúa<br /> D. đồng bằng thường được chia thành 3 dải: cồn cát, đầm phá, vùng trũng và đồng bằng<br /> Câu 21: Đồng bằng sông Cửu Long được bồi tụ do phù sa của hệ thống sông<br /> A. Vàm Cỏ Đông – Vàm Cỏ Tây<br /> B. Tiền – Hậu<br /> C. Sài Gòn – Đồng Nai<br /> D. Đồng Nai – Tiền<br /> Câu 22: Điểm giống nhau ở hai đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là<br /> A. địa hình thấp, trũng nên thủy triều lấn sâu vào mùa khô<br /> B. có hệ thống đê điều bao quanh<br /> C. đất phù sa chiếm phần lớn diện tích<br /> D. đều là những đồng bằng châu thổ do phù sa của các con sông lớn bồi đắp<br /> Câu 23: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là<br /> A. đất mặn<br /> B. đất phù sa sông<br /> C. đất phèn<br /> D. đất xám trên phù sa cổ<br /> Câu 24: Những thuận lợi của khu vực đồng bằng nước ta là<br /> A. hình thành các khu công nghiệp tập trung, các thành phố lớn<br /> B. địa hình bằng phẳng thuận lợi cho giao thông phát triển<br /> C. nơi diễn ra các hoạt động kinh tế - xã hội sôi động<br /> D. tất cả các đáp trên.<br /> Câu 25: Nhận định nào sau đây chưa chính xác về vùng đồng bằng nước ta:<br /> A. Tất cả các đồng bẳng nước ta đều là những châu thổ rộng hay hẹp, cũ hay mới của các con sông lớn<br /> hay nhỏ.<br /> B. Nước ta có nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn được hình thành tại các vùng sụt võng.<br /> C. Các đồn bằng Duyên hải miền Trung có tính chất chân núi ven biển, trong lòng có nhiều đồi sót và<br /> các cồn cát, đụn cát, đầm phá chiếm một diện tích đáng kể.<br /> D. Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn nhất cả nước.<br /> Câu 26: Biển Đông có diện tích<br /> A. 3,447 triệu km2<br /> B. 3,774 triệu km2<br /> 2<br /> C. 4,447 triệu km<br /> D. 4,547 triệu km2<br /> Câu 27: Loại khoáng sản nào có trữ lượng và giá trị lớn nhất ở vùng thềm lục địa nước ta<br /> A. Cát<br /> B. muối<br /> C. titan<br /> D. dầu khí<br /> Câu 28: Cho bảng số liệu:<br /> Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa cả năm ở đồng bằng sông Hồng<br /> và đồng bằng sông Cửu Long qua các năm<br /> Vùng<br /> Diện tích (nghìn ha)<br /> Sản lượng lúa (nghìn tấn)<br /> 2005<br /> 2014<br /> 2005<br /> 2014<br /> 1186,1<br /> 1122,7<br /> 6398,4<br /> 7175,2<br /> Đồng bằng sông Hồng<br /> 3826,3<br /> 4249,5<br /> 19298,5<br /> 25475,0<br /> Đồng bằng sông Cửu Long<br /> (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)<br /> Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của<br /> Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 và năm 2014<br /> A. Diện tích giảm, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Hồng.<br /> B. Diện tích tăng, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long.<br /> C. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.<br /> 3/4 Mã đề thi 689<br /> <br /> D. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng.<br /> Câu 29: Thiên tai ởbiển Đông gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng đồng bằng ven biển nước ta là<br /> A. sóng thần<br /> B. triều cường<br /> C. bão<br /> D. xâm thực bờ biển<br /> Câu 30: Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là<br /> A. vịnh Bắc Bộ và vịnh Vân Phong<br /> B. Vịnh Cam Ranh và vịnh Nha Trang<br /> C. Vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ<br /> D. Vịnh Vân Đài và vịnh Hạ Long<br /> Câu 31: Địa hình ven biển nước ta đa dạng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành<br /> A. khai thác, nuôi trồng thủy sản, du lịch biển đảo<br /> B. xây dựng cảng và khai thác dầu khí<br /> C. chế biến nước mắm và xây dựng nhiều bãi tắm<br /> D. khai thác khoáng sản, thủy sản, phát triển giao thông và du lịch biển.<br /> Câu 32: Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta là vùng biển của khu vực<br /> A. Bắc Bộ<br /> B. Bắc Trung Bộ<br /> C. Nam Trung Bộ<br /> D. Nam Bộ<br /> Câu 33: Quá trình địa mạo chi phối đặc trưng địa hình vùng biển nước ta là<br /> A. xâm thực<br /> B. mài mòn<br /> C. vận chuyển<br /> D. xâm thực và bồi tụ<br /> Câu 34: Dựa vào Atlat trang Khí hậu, hãy cho biết phần đất liền nước ta được chia thành mấy miền khí hậu<br /> chính<br /> A.2 miền<br /> B.3 miền<br /> C.4 miền<br /> D.5 miền<br /> Câu 35: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểmcủa khí hậu Việt Nam<br /> A. mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa<br /> B. có mùa đông lạnh kéo dài 2 – 3 tháng trên toàn lãnh thổ<br /> C. có sự phân hóa đa dạng<br /> D. mang tính thất thường<br /> Câu 36: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quyết định bởi<br /> A. ảnh hưởng của biển Đông<br /> B. ảnh hưởng của hoàn lưu khí quyển<br /> C. vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến<br /> D. nằm trong vành đai sinh khoáng<br /> Câu 37: Độ ẩm trong không khí luôn vượt quá<br /> A. 60%<br /> B. 70%<br /> C. 80%<br /> D. 100%<br /> Câu 38:Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do:<br /> A. gió mùa Đông bị suy yếu<br /> B. gió mùa Đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến nước ta<br /> C. ảnh hưởng của gió mùa hạ<br /> D. khối khí lạnh di chuyển qua biển<br /> Câu 39: Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa chủ yếu cho khu vực<br /> A. toàn lãnh thổ Việt Nam<br /> B. miền Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ<br /> C. duyên hải Nam Trung Bộ<br /> D. Tây Nguyên và Nam Bộ<br /> Câu 40: Lượng mưa trung bình năm của nước ta dao động trong khoảng<br /> A. 1000 – 1500 mm<br /> B. 1500 – 2000 mm<br /> C. 2000 – 2500mm<br /> D. 2500 – 3000 mm<br /> -------------------------------------------Hết ---------------------------------Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm<br /> Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Namphát hành<br /> từ năm 2009 đến năm 2016<br /> <br /> 4/4 Mã đề thi 689<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2