intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

Chia sẻ: AAAA A | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

147
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh Đề kiểm tra HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016-2017 của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc sẽ là tư liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học. Mời các bạn cùng tham khảo để chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br /> TRƯỜNG THPT YÊN LẠC<br /> <br /> ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 LỚP 12<br /> NĂM HỌC 2016 – 2017<br /> ĐỀ THI MÔN VĂN<br /> <br /> (Đề thi có 02 trang)<br /> <br /> Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề<br /> <br /> Họ và tên thí sinh:………………………………………..; Số báo danh…………....................<br /> <br /> I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br /> Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:<br /> “Lễ hội dân gian là sự kiện văn hóa để tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần,<br /> thể hiện sức mạnh của cộng đồng làng xã và rộng hơn là của quốc gia, dân tộc […] nhưng ngày nay,<br /> lễ hội dân gian lại đang dần biến tướng thành tệ nạn với nhiều hành vi phản văn hóa.<br /> Đó là cảnh người dân chen chúc, xô đẩy, tranh cướp lộc của nhau, 1 số bạn trẻ nóng tính dẫn<br /> đến tình trạng ẩu đả, đánh nhau tại lễ hội. Chẳng hạn như lễ hội phết Hiền Quan, Phú Thọ được tổ<br /> chức vào ngày 13/1 mới đây. Hàng ngàn thanh niên trai tráng tham gia cướp lộc, chen lấn, xô đẩy,<br /> dẫm đạp lên nhau khiến ít nhất 10 người ngất xỉu.<br /> Nằm ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, chùa Đồng tại khu di tích Yên Tử, Quảng Ninh<br /> được mệnh danh là một trong những “ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất Châu Á”. […] Để<br /> tỏ lòng với Phật, cầu lộc, cầu tài, cầu duyên, người người khi lên đến đây đã đua nhau dùng đồng<br /> tiền để thực hiện đủ các hành động mua thần, bán thánh, xua rủi cầu may. Họ chà, xát, gài, ném tiền<br /> như những cơn mưa vào chùa Đồng. Với những hành vi mê nhiều hơn tín đó, chùa Đồng, chuông<br /> đồng và cả khánh đồng ánh lên màu vàng, đỏ lấp lánh, hao mòn dần đi so với nguyên gốc.<br /> Lễ hội đầu năm là để cầu phúc, lễ chùa đầu năm là để cầu an và chắc chắn sẽ không có phúc<br /> lành, bình an ở những nơi mà con người ứng xử với nhau bằng những nắm đấm, bằng bạo lực, bằng<br /> những hành động mua thần bán thánh hay bằng những cơ hội kiếm chác mất nhân tính. Có thể nói,<br /> tín ngưỡng của người dân Việt Nam đang bị “bán đứng” bởi lòng tham của chính con người.”<br /> (Theo http://vietq.vn )<br /> Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào ?<br /> Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản ?<br /> Câu 3. Theo anh/chị, căn cứ vào đâu tác giả cho rằng : “lễ hội dân gian lại đang dần biến tướng<br /> thành tệ nạn với nhiều hành vi phản văn hóa” ?<br /> Câu 4. Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng nêu ít nhất 2 giải pháp khắc phục hiện<br /> tượng được đề cập đến trong văn bản trên .<br /> II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)<br /> “ Trong anh và em hôm nay<br /> Đều có một phần Đất Nước<br /> Khi hai đứa cầm tay<br /> Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm<br /> Khi chúng ta cầm tay mọi người<br /> Đất nước vẹn tròn, to lớn<br /> Mai này con ta lớn lên<br /> 1<br /> <br /> Con sẽ mang Đất Nước đi xa<br /> Đến những tháng ngày mơ mộng<br /> Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình<br /> Phải biết gắn bó và san sẻ<br /> Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở<br /> Làm nên Đất Nước muôn đời”.<br /> (Đất Nước, trích trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)<br /> Từ sự cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Hãy bày tỏ suy nghĩ về lòng yêu nước và ý thức<br /> trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Đất Nước trong bối cảnh hiện nay ?<br /> <br /> -------Hết------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.<br /> <br /> 2<br /> <br /> ĐÁP ÁN<br /> Phần<br /> <br /> Câu<br /> <br /> Nội dung<br /> <br /> I. ĐỌC<br /> <br /> Điểm<br /> 3,0<br /> <br /> HIỂU<br /> 1<br /> <br /> Phong cách ngôn ngữ báo chí<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 2<br /> <br /> Nội dung chính của văn bản : Văn bản đề cập đến hiện tượng người dân<br /> chen lấn xô đẩy, tranh cướp, mua thần bán thánh trong lễ hội đầu năm.<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 3<br /> <br /> Học sinh chỉ ra được 2 dẫn chứng :<br /> <br /> 1<br /> <br /> - Cảnh người dân chen chúc, xô đẩy, tranh cướp lộc của nhau, 1 số bạn trẻ<br /> nóng tính dẫn đến tình trạng ẩu đả, đánh nhau tại lễ hội…<br /> - Để tỏ lòng với Phật, cầu lộc, cầu tài, cầu duyên, người người khi lên đến<br /> đây đã đua nhau dùng đồng tiền để thực hiện đủ các hành động mua thần,<br /> bán thánh, xua rủi cầu may. Họ chà, xát, gài, ném tiền như những cơn mưa<br /> vào chùa Đồng…<br /> 4<br /> <br /> Về hình thức : Học sinh trình bày trong 1 đoạn văn dung lượng khoảng 5-7<br /> câu, bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát…<br /> <br /> 1<br /> <br /> Về nội dung, đoạn văn cần nêu được ít nhất 2 giải pháp khắc phục hiện<br /> tượng trên . Sau đây là 1 số gợi ý :<br /> + Từ phía các cơ quan chức năng : Tăng cường công tác quản lí, tuyên<br /> truyền giáo dục ý thức người dân tham gia lễ hội, xử phạt nghiêm minh<br /> những người vi phạm…<br /> + Từ phía người dân : Mỗi người phải nhìn lại và nhận thức đúng về cách<br /> ứng xử khi đến chùa, những nơi tâm linh.<br /> + Bài học cho bản thân khi tham gia lễ hội : Tham gia với tấm lòng thành<br /> kính, chân thành, không chen lấn xô đẩy , tranh cướp. ..<br /> II.<br /> <br /> 7,0<br /> <br /> LÀM<br /> VĂN<br /> 1.Mở<br /> bài:<br /> <br /> Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn dắt đến đoạn thơ<br /> <br /> 3<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 2.Thân 2.1 Cảm nhận đoạn thơ<br /> a. Nội dung<br /> bài<br /> - Sau những cảm nhận mới mẻ và sâu sắc của nhà thơ về đất nước qua<br /> những phương diện không gian- địa lý, thời gian- lịch sử, phong tục- văn<br /> hóa …, Nguyễn Khoa Điềm đã đi đến khẳng định :<br /> “Trong anh và em hôm nay,<br /> Đều có một phần Đất Nước”.<br /> Đây là một sự thực mà mỗi người Việt Nam ai cũng đều cảm thấy.<br /> Đất nước đã hóa thân vào mỗi con người, bởi chúng ta đều là con Rồng,<br /> cháu Tiên, đều sinh ra và lớn lên trên đất nước này. Mỗi người Việt Nam<br /> đều đã và đang thừa hưởng những giá trị vật chất, tinh thần của đất nước<br /> thành máu thịt, tâm hồn, nếp cảm, nếp nghĩ và cách sống của mình.<br /> - Từ việc khẳng định đất nước hóa thân và kết tinh trong cuộc sống của mỗi<br /> người, nhà thơ tiếp tục nói về mối quan hệ gắn bó sâu sắc của mỗi người<br /> với đất nước bằng những dòng thơ giàu chất chính luận:<br /> “Khi hai đứa cầm tay<br /> Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm<br /> Khi chúng ta cầm tay mọi người<br /> Đất Nước vẹn tròn, to lớn”.<br /> - Với những cảm nhận tinh tế, mới mẻ về sự hòa quyện giữa cái riêng và cái<br /> chung, giữa tình yêu và niềm tin, đồng thời kết hợp sử dụng các tính từ “hài<br /> hòa, nồng thắm”; “vẹn tròn, to lớn” đi liền nhau; đặc biệt là kiểu câu cấu tạo<br /> theo hai cặp đối xứng về ngôn từ (“Khi/Khi; Đất Nước/Đất Nước), nhà thơ<br /> muốn gửi đến cho người đọc bức thông điệp: đất nước là sự thống nhất hài<br /> hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc, giữa cá nhân với cộng<br /> đồng.<br /> - Không chỉ khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa Đất nước và nhân dân,<br /> giữa tình yêu cá nhân với tình yêu lớn của đất nước; nhà thơ còn thể hiện<br /> niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước :<br /> “Mai này con ta lớn lên<br /> Con sẽ mang Đất Nước đi xa<br /> Đến những tháng ngày mơ mộng”.<br /> <br /> 4<br /> <br /> 0,75<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> - Suy ngẫm về trách nhiệm và mong muốn được cống hiến, hi sinh cho Đất<br /> Nước.<br /> + Em ơi em vừa là cách xưng hô gần gũi, thân thiết, vừa là lời tâm tình<br /> tha thiết. Nhà thơ chọn hình thức đối thoại tâm tình để thể hiện sự tự ý thức,<br /> tự nhận thức về một vấn đề sâu sắc “Đất Nước là máu xương của mình”.<br /> Đất Nước không còn là khái niệm xa lạ, trừu tượng mà là máu thịt đối với<br /> mỗi con người. Đất Nước có ngay trong chính bản thân mỗi con người, là<br /> một phần tâm hồn của mỗi người.<br /> + Vì vậy, mỗi người phải biết: Gắn bó - san sẻ - và hóa thân. Gắn bó là<br /> biết yêu đất nước bằng tâm hồn và suy nghĩ; san sẻ là gánh vác một phần<br /> trách nhiệm bằng hành động cụ thể; và hóa thân là mức độ cao nhất, nếu<br /> cần phải biết hi sinh cả tính mạng của mình.<br /> + Nếu mỗi người đều ý thức được điều đó thì sẽ “Làm nên Đất Nước muôn<br /> đời” - có nghĩa là đất nước sẽ vững mạnh, trường tồn.<br /> <br /> 1,25<br /> <br /> b. Về nghệ thuật:<br /> - Đoạn thơ không chỉ thể hiện tập trung chủ đề mà còn tiêu biểu cho chất<br /> trữ tình - triết luận của toàn bài.<br /> + Hình thức đối thoại kết hợp với độc thoại, vừa nói với mọi người, vừa nói<br /> với chính mình: là lời nhắn nhủ tâm tình chân tình. Giọng điệu trữ tình đằm<br /> thắm.<br /> + Giọng điệu đoạn thơ vừa tha thiết, sâu lắng, vừa trang nghiêm. Nhờ đó<br /> mà ý thơ dễ đi vào cảm xúc và suy nghĩ của người đọc.<br /> <br /> 0,75<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2