intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Axe In trong mạng di động

Chia sẻ: Nguyen Thann Kien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

79
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Axe In trong mạng di động" có kết cấu nội dung gồm 2 chương: Chương 1 giới thiệu chung tổng đài Axe 810, chương 2 Axe trong mạng di dộng. Với các bạn chuyên ngành Điện tử - Viễn thông thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Axe In trong mạng di động

  1. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 2 Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG TỔNG ĐÀI AXE 810 ................................................ 3 1.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỔNG ĐÀI AXE .................................................................. 3 1.2 ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG AXE .................................................................................... 4 1.3 NHỮNG TIẾN BỘ TỔNG ĐÀI AXE 810 SO VỚI TỔNG ĐÀI TRƯỚC ..................... 5 1.4 CẤU TRÚC TỔNG QUÁT HỆ THỐNG ..................................................................... 6 1.5 CẤU TRÚC CHUYỂN MẠCH APT .................................................................................... 7 1.6 CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN APZ ....................................................................................... 14 1.7 ỨNG DỤNG TỔNG ĐÀI 810.................................................................................... 19 Chương 2 AXE TRONG MẠNG DI DỘNG .................................................................. 21 2.1 GIỚI THIỆU ............................................................................................................. 21 2.1 TIÊU CHUẨN THUÊ BAO DI ĐỘNG ...................................................................... 22 2.1.1 Tiêu chuẩn tương tự ........................................................................................ 22 2.1.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật số .................................................................................... 23 2.1.3 Khái niệm cơ bản về điện thoại ....................................................................... 23 2.1.4 Kiến trúc của các mạng di động ...................................................................... 24 2.15 khái niệm di động............................................................................................. 25 2.2 AXE HỆ THỐNG KIẾN TRÚC CHO HỆ THỐNG SỐ DI ĐỘNG ............................... 26 2.2.1 C/APT ............................................................................................................. 27 2.2.2 1/APT ............................................................................................................. 27 2.2.3 2/APT ............................................................................................................. 28 2.2.4 4/APT.............................................................................................................. 28 2.2.5 Module Ứng Dụng .......................................................................................... 29 2.2.6 Nền Tảng Module Nguồn (RMP) .................................................................... 30 2.3 HỆ THỐNG CME 20/CMS 40 ................................................................................... 32 2.3.1 Hệ thống chuyển mạch (SS) ............................................................................ 33 2.3.2 Hệ thống trạm gốc (BSS) ................................................................................ 35 2.3.3 Các Hoạt động và Hệ thống hỗ trợ (OSS) ........................................................ 36 2.3.4 Dịch Vụ Và Tính Năng Trong CME 20/CMS 40 ............................................. 37 2.3.5 TRUYỀN DỮ LIỆ TRONG CME 20/CMS 40 ................................................ 38 2.4 TỔNG QUAN MẠNG WCDMA / UMTS ................................................................. 41 2.4.1 GIỚI THIỆU ................................................................................................... 41 2.4.2 Nút WCDMA/UMTS trong AXE .................................................................... 43 2.4.3 Giao diện liên kết mô hình ATM ..................................................................... 45 2.4.4 APG40 ............................................................................................................ 45 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 49 BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ MỚI NGUYỄN THÀNH KIÊN
  2. Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông Lớp: ĐHLT ĐTK6 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, mạng lưới viễn thông việt nam được đầu tư và trang bị các chủng loại thiết bị viễn thông rất đa dạng về mặt công nghệ. Các hệ thống cùng thuộc một phạm vi công nghệ đều có các tính năng kỹ thuật cơ bản cận tương đồng. Tuy nhiên chủng loại thiết bị được thiết kế bởi các hãng viễn thông khác nhau và ngay cả các thế hệ thiết bị của cùng nhà sản xuất cũng có những đặc trưng riêng biệt. Trong khi học môn Công nghệ mới của giáo viên Th.s Phạm Thị Phượng về hệ thống tổng đài mới AXE 810 của hãng ERICCSON, loại tổng đài có rất nhiều cải tiến, nó co thể điều khiển cho chuyển mạch với số lượng thuê bao lớn, độ tin cậ chính xác cao, hoạt động một cách tự động nhờ các thah ghi có sẵn trong bộ nhớ. Cùng với việc nó tích hợp nhiều tính năng, dịch vụ tiên tiến. Nên em đã được cô Phạm Thị Phượng hướng dẫn tìm hiểu đề tài “ AXE IN TRONG MẠNG DI ĐỘNG”. Báo cáo này em xin trình bày các phần sau: Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG TỔNG ĐÀI AXE 810 Chương 2: AXE TRONG MẠNG DI DỘNG Về mặt kiến thức, kinh nghiệm còn nhiều mặt hạn chế nên bài báo cáo này còn nhiều thiếu sót, em mong sự đóng góp giúp đỡ, chỉ bảo của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn Th.s Phạm Thị Phượng đã giúp em hoàn thành bản báo cáo tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày…. Tháng…...Năm Sinh Viên: Nguyễn Thành Kiên BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ MỚI NGUYỄN THÀNH KIÊN
  3. Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG TỔNG ĐÀI AXE 810 1.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỔNG ĐÀI AXE AXE là tên của tổng đài điện tử số do hãng Ericsson, Thụy Điển chế tạo. Nó được phát triển rất sớm từ đầu thập niên 70 của thế kỷ trước. Và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai, hứa hẹn sự đóng góp to lớn cho nền viễn thông trên toàn thế giới. Các cột mốc phát triển quan trọng của hệ thống AXE: Năm 1975, tổng đài nội hạt AXE được điều khiển bằng máy tính lần đầu tiên được giới thiệu ra thị trường thế giới. Năm 1977, tổng đài AXE chính thức xâm nhập thị trường tổng đài thế giới và thu được một số thành quả đáng khích lệ. Năm 1982, lần đầu tiên tổng đài chuyển mạch số AXE được lắp đặt ở Phần Lan. Năm 1985, AXE đã lắp đặt tại 63 quốc gia và được 22 mạng di động sử dụng. Năm 1986, tổng đài AXE bắt đầu xâm nhập vào thị trường Bắc Mỹ. Năm 1991, Ericssion lắp đặt hệ thống GSM đầu tiên dùng tổng đài AXE. Năm 1992, AXE được lắp đặt tại 101 quốc gia. Năm 1995, có 14,5 triệu đường dây kết nối vào hệ thống AXE nâng tổng số thuê bao lên con số 105 triệu. Mạng di động sử dụng đài AXE được lắp đặt tại 74 quốc gia với 34 triệu thuê bao. Năm 1998, có 134 triệu thuê bao và 125 quốc gia có mạng di động sử dụng đài AXE. Năm 2000, hơn 200 triệu thuê bao di động. Năm 2001, tổng đài AXE 810 lần đầu tiên được tung ra thị trường thế giới và được đón nhận tại nhiều quốc gia. Năm 2005, 19 nghìn tổng đài lắp trên thế giới Hiện nay AXE phát triển hệ thống mở BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ MỚI NGUYỄN THÀNH KIÊN
  4. Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông Lớp: ĐHLT ĐTK6 1.2 ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG AXE AXE là kiến trúc cho phép hội tụ các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin (truyền dữ liệu và internet) và giải trí (truyền hình cáp). AXE có kiến trúc mở, có khả năng hỗ trợ tất cả các loại dịch vụ cho cả các mạng lớn và nhỏ, mạng di động và cố định. AXE là giải pháp cho tương lai, trên cơ sở của quá trình liên tục nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực truyền thông và đáp ứng được các yêu cầu trong tương lai nhờ kết hợp các công nghệ tiên tiến như tăng cường năng lực các bộ xử lý, tăng dung lượng lưu trữ, tăng tốc độ chuyển mạch và cải thiện hiệu suất phục vụ. AXE có khả năng mở rộng và có thể điều chỉnh để hỗ trợ các ứng dụng khác nhau một cách hiệu quả nhất. Hệ thống AXE 810 chứng minh vai trò của các hệ thống AXE là hệ thống chuyển mạch hàng đầu, cho phép chuyển sang mạng 3G và đa dịch vụ. AXE được thiết kế để đáp ứng các tiêu chuẩn về chuyển mạch và báo hiệu theo khuyến nghị của ITUT, ETSI và ANSI (viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ) cũng như các tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc và Nhật Bản.  Các tính năng chính của AXE là:  Tính Modul.  Đáp ứng các yêu cầu của các nhà điều hành mạng.  Là một node viễn thông. Kiến trúc hệ thống: Kiến trúc modul mở: Hệ thống AXE được thiết kế sử dụng công nghệ tiên tiến nhất và kết hợp với rất nhiều các kỹ thuật chuyên về viễn thông duy nhất của ERICSSON để đáp ứng các yêu cầu phát triển rất nhanh của khách hàng trên thế giới. Các phát triển gần đây đã đem lại kiến trúc hệ thống với tính năng mở ngày càng cao. Với tính năng mở của AXE, cho phép dễ dàng hơn trong xử lý, giảm giá thành vận hành và linh hoạt để tương thích với sự thay đổi của truyền thông đa phương tiện, Internet, Video, thoại... Tính modul có thể được biểu diễn dưới các mặt sau: Tính đa chức năng: Đa chức năng ở đây có nghĩa là cùng 1 hệ thống AXE có thể sử dụng được trong tất cả các ứng dụng, từ node chuyển mạch nội hạt loại nhỏ cho đến các trung tâm chuyển mạch quốc tế. PSTN, ISDN, các thuê bao di động và mạng thông minh (IN) đều được hỗ trợ trong các khu vực nông thôn, đô thị và ngoại ô. Tính ứng dụng của module: Cho phép kết hợp dễ dàng với các ứng dụng mạng khác nhau trên cùng một nút mạng. AXE dựa trên khái niệm modul hóa ứng dụng của Ericsson (AM). Modul về chức năng: BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ MỚI NGUYỄN THÀNH KIÊN
  5. Các phần khác nhau của AXE được xác định theo các chức năng mà chúng thực hiện. Nghĩa là các chức năng có thể được thêm vào, xóa đi, thay đổi mà không ảnh hưởng đến các phần khác của hệ thống. Tính modul của phần mềm: Các modul của phần mềm được lập trình độc lập với nhau, tương tác với nhau qua các giao diện chuẩn. Các lỗi được cô lập trong mỗi modul, không ảnh hưởng đến các dữ liệu thuộc về modul khác, đảm bảo mức độ an ninh ở mức cao. Modul trong công nghệ: AXE là hệ thống mở, cho phép các công nghệ và chức năng mới có thể được thêm vào, cải tiến một phần mà không ảnh hưởng đến các phần khác của hệ thống. Modul của phần cứng: Phần cứng được đóng gói thành các đơn vị modul (các bo mạch, card), cho phép linh hoạt trong việc lắp đặt và mở rộng. 1.3 NHỮNG TIẾN BỘ TỔNG ĐÀI AXE 810 SO VỚI TỔNG ĐÀI TRƯỚC Các tiện ích chính của phần mềm và phần cứng mới của đài AXE 810 là: Tăng dung lượng: Khả năng chuyển mạch tăng, giá thành hạ và phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Phần cứng tích hợp và được sử dụng cho nhiều tính năng khác nhau do đó sẽ giảm được nguồn tiêu thụ, lượng nhiệt tỏa ra ít sẽ giảm được điều hòa nhiệt độ, kích thước nhỏ dẫn đến giảm được không gian lắp đặt, tóm lại là mọi thứ đều giảm, dẫn đến giá thành hạ. Chất lượng dịch vụ tăng, tương thích thế hệ 3G: Đó là vấn đề nằm trong tầm tay đối với hệ thống AXE 810 chỉ bằng cách cập nhật thêm cấu hình phần cứng. Thời gian lắp đặt giảm: Cấu hình phần cứng giảm, tinh gọn và theo chuẩn do đó rút ngắn được thời gian cung cấp cho thị trường và thời gian lắp đặt. Giảm không gian lắp đặt: Hệ thống AXE 810 giảm 50% diện tích lắp đặt so với thế hệ trước như BYB 501. Giảm nguồn tiêu thụ: Vì board mạch của tổng đài nhỏ và tinh gọn hơn dẫn đến nguồn tiêu thụ giảm khoảng 30% so với hệ trước. Giảm số loại board mạch: Loại board mạch trong tổng đài AXE 810 giảm so với thế hệ trước (vì một số card phần cứng giống nhau hoàn toàn, chỉ khác nhau về tính năng sử dụng, hay nói cách khác là sử dụng chung phần cứng), do đó sẽ giảm giá thành sản phẩm khi sản xuất. Tăng khả năng xử lý: Sử dụng các bộ vi xử lý hiện tại có trên thị trường, do đó khả năng xử lý của các vi xử lý tăng đáng kể. Khả năng mạng chuyển mạch: Khả năng chuyển mạch tối đa của hệ BYB 501 là 128K (131.072 channel 64kbit/s), trong khi đó khả năng chuyển mạch tối đa của hệ AXE BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ MỚI NGUYỄN THÀNH KIÊN
  6. Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông Lớp: ĐHLT ĐTK6 810 là 512 K (524288 channel 64 kbit/s). 1.4 CẤU TRÚC TỔNG QUÁT HỆ THỐNG Cấu trúc của hệ thống AXE bao gồm các mức khác nhau: Mức hệ thống 1: Là mức hệ thống cao nhất tại đó các node và cấu hình mạng được định nghĩa. Mức hệ thống 2: Tùy vào cấu trúc hệ thống nào được sử dụng mà các phân hệ được sự kết hợp thành APT và APZ trong các hệ thống không phát triển trên AM, và các modul ứng dụng, nền tảng modul tài nguyên (RMP). Hệ thống trên dùng trong các hệ thống dựa trên AM. Hệ thống AXE được cấu trúc phân cấp thành các mức chức năng như (hình 2.1) sau: Tại mức hệ thống 2, hệ thống AXE được chia thành 2 phần:  APT: là phần chuyển mạch. Ví dụ: APT cung cấp chức năng chuyển mạch trong tổng đài nội hạt.  APZ: là phần điều khiển. Ví dụ: phân hệ chuyển mạch nhóm là phần chuyển mạch trung tâm của hệ thống AXE. Hình 2.1: Cấu trúc phân cấp của hệ thống AXE. APZ là hệ thống máy tính, chạy các chương trình phần mềm điều khiển hoạt động của phần chuyển mạch. APT và APZ lại tiếp tục được chia thành các phân hệ, mỗi phân hệ có một chức năng xác định. Tên của mỗi phân hệ phản ánh chức năng của nó. BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ MỚI NGUYỄN THÀNH KIÊN
  7. 1.5 Cấu trúc chuyển mạch APT APT hệ thống ứng dụng bao gồm nhóm chuyển mạch và các thiết bị kết nối vào nó. Trong phần này em chỉ trình bày cấu trúc hệ thống chuyển mạch GSS.: GSS kết nối các kênh vào ra theo cấu trúc cơ bản T-S-T của hãng Ericsson, Có rất nhiều dạng kết nối vào GS thông qua một giao diện chuẩn được gọi là SNT. Các thiết bị đó được kết nối thông qua giao diện DL2 nằm ở backboard của subrack GDM bao gồm các digital link multiplexers (DLMUX) được gọi là digital link multiplexer half-height board (DLHB). Còn các DLHB kết nối vào chuyển mạch thời gian bằng giao diện mới là DL3 (digital link interface 3rd generation). Trong đó mỗi SNT tương ứng với một PCM và chúng kết nối vào trường chuyển mạch thông qua một điểm được gọi là SNTP. GSS cung cấp rất nhiều chức năng trong hệ thống AXE 810 như chức năng kết nối và giải phóng cuộc gọi, quản lý quá trình đồng bộ, quản lý các PCM… Hình 3.2: Chức năng các khối trong GSS Chức năng các khối trong sơ đồ khối trên như sau: - GS: các phần mềm trung tâm và các tín hiệu điều khiển cũng như vận hành quá trình kết nối/giải phóng của tuyến thoại. Nó còn cung cấp giám sát và bắt giữ cuộc gọi. - GSM1/GSM2 (group switch maintenance blocks) phần mềm trung tâm, dùng cho chức năng bảo dưỡng cho các TSM và SPM. Khối này còn quản lý các (SNT) kết nối vào Group Switch. - TSM (time switch module) phần mềm trung tâm và vùng dùng để điều khiển kết nối và giải phóng cuộc gọi trong TSM và chức năng giám sát lưu lượng. - GSBOARD (group switch board names) phần mềm trung tâm. Chức năng chính là biên dịch các lỗi của phần cứng bị nghi ngờ trong quá trình chuẩn đoán. - CLT (clock pulse generation and timing) phần mềm trung tâm và vùng cho chức năng đồng hồ, đồng bộ cho GS. - NS (network synchronization) phần mềm và phần cứng để đồng bộ với mạng quốc BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ MỚI NGUYỄN THÀNH KIÊN
  8. Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông Lớp: ĐHLT ĐTK6 gia thông qua Reference clock function (RCF), cesium clock module (CCM), hoặc the incoming clock function (ICF). - O&M Blocks, Dùng cho chức năng vận hành và bảo dưỡng GS. - NSC (network switching command block) gồm chức năng tìm kiếm lỗi implement fault detection (SNEFD), cô lập lỗi fault isolation (SNEFI), cung cấp chức năng TEST routines (SNETR), đưa và kết thúc các cảnh báo (SNEAL), và khối lệnh (SNEC) cho chuyển mạch nhóm (group switch). - DLM, digital link multiplex block, Điều khiển các kết nối tín hiệu số tới group switch. Với các chức năng trên khối GS trong AXE810 có cấu trúc mới GEM - Generic Ericsson Magazin như (hình 3.3) sau: Hình 3.3: Cấu trúc khe thời gian trong GEM. M ỗi GEM gồm hai bộ xử lý SCB-RP, hai khối chuyển mạch 16K và 22 vị trí tuỳ chọn chức năng. Các thiết bị kết nối vào GS thông qua backplane bằng giao diện có tên là “DL 34” có tốc độ 222,2 Mbit/s. Một card ET155 có thể kết nối giới hạn 63 x 2.048 Mbit/s = 2016 khe thời gian, có thể kết nối qua giao diện DL34. Các thiết bị với tốc độ chậm hơn cũng có thể giải quyết kết nối giống các kênh mềm dẻo. Hình 3.4: Cấu trúc điều khiển trong GEM. BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ MỚI NGUYỄN THÀNH KIÊN
  9. Như ta đã thấy trong hình vẽ trên Bus số 1 là bus điều khiển vùng (RP) trong GEM, dùng để giao tiếp với trung tâm điều khiển (CP). Bus số 2 là hình dáng tượng trưng cho bus Ethernet 100 Mbit/s, sẽ được sử dụng cho các ứng dụng sau này. Khối SCB-RP có chức năng chuyển mạch Ethernet dung lượng 1Gbit/s với một giao diện 100 Mbit/s Ethernet phía trước card sẽ sử dụng cho các chức năng tương lai ở AXE. Mỗi GEM có một chuyển mạch 16 K với cấu trúc Time-Space (TS) với dung lượng tối đa là 512 K tức là có thể điều khiển 260.000 line cùng lúc (theo lý thuyết). Mạch SCB-RP, nhìn phía trước.( Hình 3.5) SCB-RP distributes the Serial Regional Processor Bus (RPS-B). Tập trung các bus xử lý vùng nối tiếp cung cấp nguồn -48V cho tất cả các PIUs trong GEM. Nó có chức năng như một chuyển mạch Ethernet điều khiển thông tin với các PIUs trong GEM như là APZ và APG. Nó còn là bộ xử lý vùng Regional Processor, chức năng bảo dưỡng bus và quạt gió (Fan) cũng được điều khiển bằng SCB-RP. Có hai card chuyển mạch (XDB), nằm ở khe 1 và khe 24. Các thiết bị còn lại được kết nối với hai khe trên. Hình 3.5 Chuyển mạch XDB (X là chuyển mạch và DB là “được phân bổ theo card”). Các card XDB có một chuyển mạch chứa đựng 16K và có phần trong GEM, cấu trúc của nó gồm hai plane A và plane B.(hình 3.6) BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ MỚI NGUYỄN THÀNH KIÊN
  10. Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông Lớp: ĐHLT ĐTK6 Hình 3.6: Card chuyển mạch XDB trong GEM. Trên card XDB, có 3 ASICs (application specific integrated circuit) – vi mạch riêng cho ứng dụng, là công cụ chuyển mạch 16 K. Một ASIC là sự ghép kênh và lưu giữ thoại (của 2 thuê bao) và lưu trữ sự kiểm soát một bộ xử lý vùng (RPI) cũng trên một card XDB. Các card XDB được kết nối với thiết bị bằng khe rãnh của khung tủ và được kết nối với các card XDB khác bằng các sợi cáp nối chuyên dụng (giắc cắm) ở phía trước card. Mô tả ở (hình 3.7) sau: Hình 3.7: ASICs trong mạch XDB . Để kết nối các XDB người ta dùng ma trận chuyển mạch gồm 4 hàng 8 cột như sau: BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ MỚI NGUYỄN THÀNH KIÊN
  11. Hình 3.8 Ma trận chuyển mạch. Hình 3.9 Đấu nối một thực thể từ mạch thứ nhất trong ma trận chuyển mạch. Để thực hiện đấu nối này ta có cấu trúc card như sau: LED Connectors for cables to/from other XDB boards within the same logical column Connectors for cables to/from other XDB boards within the same logical row Connectors for clock cables Hình 3.10: Cấu trúc card đấu nối của GDM. Tất cả các thiết Device Magazines (GDM) dùng cho BYB501 có thể kết nối vào GS890. Được thực hiện bằng cách dùng Digital Link multiplexer for Existing equipment Boards (DLEB), gồm 11 khe trong GEM. Mỗi DLEB dùng để chuyển 4 DL-34 links từ Digital Link Half size Boards (DLHB, ROJ 204 06/1) trong GDMs thành 1 DL-34. DLEB có cấu hình như plane A and plane B. BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ MỚI NGUYỄN THÀNH KIÊN
  12. Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông Lớp: ĐHLT ĐTK6 Hình 3.11: Đấu nối trong DLEB. Hình 3.12: Card DLEB. * Các thiết bị kết nối vào trường chuyển mạch: - Generic device magazine (GDM) - Generic Device Magazine (GDM) là nơi tập trung các thiết bị (cụ thể là card luồng E1, card thuê bao...) bao gồm RP, DLHB và 16 khe cho các thiết bị. - Vị trí 2 và 80 dùng cho RP4 còn 8 và 76 cho DLHB. - Vị trí 12 đến 72 dùng cho các ứng dụng khác ETC5, PDSPL2, RPG2/RPG3 etc. BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ MỚI NGUYỄN THÀNH KIÊN
  13. Hình 3.13:Modul bố trí các card. Hình 3.14: Cấu trúc giao diện GDM-H . Hai RP4-H trong GDM-H kết nối tới CP bằng bus nối tiếp RPB (RPB-S). Nguồn (-48 V) cấp cho toàn khối bằng backplane và các EM-bus, RP-bus cũng tập trung tại đây. Mạch DLHB dùng để kết nối với chuyển mạch bằng DL3-link. Còn DL3-link nhận được thì tách thành 16 DL2-links và tập trung sau backplane. Có các loại địa chỉ cho GDM-H sau: + Địa chỉ Magazine: Địa chỉ magazine được đặt bằng thanh địa chỉ (STRAB, ROJ 119 1112/00-15) tại vị BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ MỚI NGUYỄN THÀNH KIÊN
  14. Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông Lớp: ĐHLT ĐTK6 trí trái nhất của magazine Address Board (ROJ 119 1112/00-15). Hình 3.15: Mạch địa chỉ magazine. + Địa chỉ Board: Địa chỉ board và EM được đánh cố định sau backplane. RP có địa chỉ là 0 và 19, còn các EM bắt đầu từ 12 địa chỉ là 0. 1.6 Cấu trúc điều khiển APZ * Cấu trúc cơ bản của hệ thống điều khiển APZ (Central Processor) bộ xử lý trung tâm được thiết kế với trọng tâm là dung lượng xử lý. Nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực viễn thông cả không dây và dây dẫn. APZ mới có dung lượng lớn hơn các bộ xử lý trước do sử dụng bộ xử lý có tần số đồng hồ nhịp là 160 MHz. Nó cũng sử dụng bộ nhớ Cache lưu trữ số liệu nhằm tăng tốc độ truy nhập số liệu. APZ cũng cung cấp IPN trong khối RP handler để cung cấp đường Ethernet đấu nối cho APG. IPN cung cấp kênh thông tin 100 Mbit/s (100BaseTX) và khả năng nhiều bản tin với tốc độ cao nhằm tăng tốc độ reload cũng như backup số liệu. Một yếu tố làm nên sự linh hoạt của hệ thống AXE 810 là nhờ kiến trúc hệ thống điều khiển APZ. Có thể nói APZ là trái tim của hệ thống AXE, kiến trúc gồm 2 mức, có cả điều khiển trung tâm và điều khiển phân tán, cho phép tăng mức độ tin cậy của hệ thống cũng như xử lý gọi một cách hiệu quả. Các ưu điểm của APZ trong hệ thống AXE như sau:  Là hệ thống đa ứng dụng.  Nền tảng phần cứng hỗ trợ nhiều loại cấu hình khác nhau.  Phần cứng có độ tin cậy cao.  Các khối quan trọng đều có dự phòng.  Khả năng phục hồi rất tốt khi có lỗi phần cứng và phần mềm xảy ra.  Hỗ trợ khả năng nâng cấp phần mềm từ xa, qua mạng. Các đặc điểm chính về kiến trúc của hệ thống bộ xử lý của APZ là: BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ MỚI NGUYỄN THÀNH KIÊN
  15. Cấu trúc bộ xử lý phân cấp. Các bộ xử lý vùng được kết nối với bộ xử lý trung tâm rất mạnh. Xử lý các cuộc gọi, phân tích số, điều khiển chuyển mạch, quản lý và bảo dưỡng... Các bộ xử lý phụ bổ sung, được sử dụng cho các công việc xử lý gần với thời gian thực như: xử lý tính cước, xử lý báo hiệu. Chức năng của các khối: Hình 1.6 Hệ thống điều khiển APZ  Bộ xử lý trung tâm CP: được dự phòng kép, khi một mặt có lỗi sẽ chuyển sang hoạt động ở mặt kia mà không ảnh hưởng đến lưu lượng. Bộ xử lý CP bao gồm 3 phần sau: - Lưu trữ chương trình: là phần các chương trình của các khối chức năng. - Lưu trữ dữ liệu: lưu trữ dữ liệu của các khối chức năng. - Lưu trữ tham chiếu: lưu trữ thông tin địa chỉ chương trình và dữ liệu của mỗi khối chức năng. Hệ điều hành sẽ sử dụng 2 bảng để chỉ đến địa chỉ tuyệt đối của khu vực dữ liệu và chương trình. Cấu trúc gồm 3 nơi lưu trữ logic và cơ chế đánh địa chỉ đặc biệt đem lại cho hệ thống AXE có các phần mềm được modul hóa.  Các bộ xử lý vùng RPs: được sử dụng cho các công việc xử lý lặp lại và công việc xử lý mạnh mẽ kết cuối giao thức lớp thấp. Hình 3.17 : Giao tiếp giữa CP và các RP.  Các bộ xử lý phụ AP: giúp bộ xử lý trung tâm xử lý các công việc liên quan nhiều BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ MỚI NGUYỄN THÀNH KIÊN
  16. Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông Lớp: ĐHLT ĐTK6 đến dữ liệu, các bộ xử lý phụ cho phép. - Tăng hiệu quả mạng: nhờ sử dụng các giao thức giao diện mở và một tuyến truyền dẫn Ethernet cho phép truyền dẫn các dữ liệu cước đến trung tâm tính cước một cách tin cậy với tốc độ cao. - Giảm tải cho bộ xử lý chính: xử lý dữ liệu cước trước khi đưa vào bộ xử lý trung tâm. Do đó cho phép tăng cường năng lực xử lý gọi của bộ xử lý chính và dẫn đến có thể phục vụ cho nhiều thuê bao hơn. - Tăng cường các chức năng vào/ra : tăng tốc độ truyền thông với các đầu cuối, tăng cường khả năng xử lý cảnh báo và sao lưu các file, dẫn đến giảm giá thành công việc vận hành và bảo dưỡng. - Hệ thống mở: cho phép thêm vào các tính năng vận hành, bảo dưỡng cũng như các dịch vụ mới. - Kiến trúc chống lỗi: khả năng chuyển mặt hoạt động ngay lập tức cũng như phần cứng có dự phòng và khả năng mở rộng cho phép hệ thống hoạt động với chi phí hiệu quả nhất và tin cậy nhất. AGP bao gồm 2 phân hệ sau: Phân hệ định dạng và đầu ra (FOS): bộ xử lý trung tâm thu thập dữ liệu cước và gửi tới AGP, tại đó dữ liệu được lưu trữ tại một khu vực an toàn, sau đó được xử lý, biến đổi sang khuôn dạng đầu ra phù hợp để gửi đến trung tâm tính cước. Phân hệ đo lưu lượng và thống kê (STS): thu thập, lưu trữ, biểu diễn các dữ liệu thống kê. Sơ đồ khối cấu trúc của APZ (Hình 3.18), trong đó: + SPU (Signal Processor Unit) - Khối xử lý tín hiệu, thực hiện các công việc có định kỳ cũng như ưu tiên thông qua sự định thời và điều khiển của RPH. + IPU (Instruction Processor Unit) - Khối xử lý theo cấu trúc, thực hiện mã chương trình. + RPH (Regional Processor Handler) - Điều khiển các RP - là giao diện giữa RP buses và CP. The RPH được đặt thành magazine riêng. RPH magazine có thể có cấu trúc bằng cả RP bus nối tiếp và song song. Ngoài ra còn có thể kết nối tới CP bằng cả hai phương thức cùng một lúc. Có thể có 1024 RP được kết nối tới CP. + MAU (Maintenance Unit) - Khối bảo dưỡng, mục đích chính là giám sát các mặt CP và là giao diện tới hệ thống CPT (Central Processor Test). BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ MỚI NGUYỄN THÀNH KIÊN
  17. AP Adjunct Processor CP-A, B Central Processor A, B DSU Data Store Unit ETC Exchange Terminal Circuit GS Group Switch IPN Inter Network Platform IPU Instruction Processing Unit MAU Maintenance Unit RP Regional Processor RPB Regional Processor Bus RPG RP GS-connected RPH RP Handler RPV RP Bus Adapter, VME SP Support Processor SPU Signal Processor Unit * AUS, #7, TRH etc. Hình 3.18: Cấu trúc phần cứng của APZ 212 33. MAU đồng thời quản lý các quạt gió, là hệ thống làm mát cho phần cứng CP. BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ MỚI NGUYỄN THÀNH KIÊN
  18. Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông Lớp: ĐHLT ĐTK6 Hình 3.19: Tủ APZ 212 33. + DSU (Data Store Unit) - Khối lưu trữ số liệu, gồm có Data Store (DS). Trong một khung với kích thước 600x800 mm x1800 mm gồm có CPU magazines và RPH magazines. Khối IPU: IPU nhận được một việc mới từ SPU. Nó được bắt đầu bằng một micro-program trong IPU. Các tín hiệu điều khiển cung cấp bảng các phần cứng một cách tự động để tìm kiếm số liệu, các tham chiếu và địa chỉ số liệu cơ sở. IPU gồm các khối chức năng sau: Instruction Processor Circuit (IPC) - Mạch xử lý cấu trúc. Update and Match Circuit (UBC) - Mạch toán tử và cập nhật. Program and Reference Store (PRS) - Bộ nhớ tham chiếu và chương trình. Data store (DS) - Bộ nhớ số liệu. Program and Reference Store (PRS). Mã chương trình được dùng để thực hiện chương trình được dữ trong Program Store (PS). The Reference Store (RS) - bộ nhớ tham chiếu lưu dữ tất cả các số liệu gán cho chương trình. Cả hai khối RS và PS được lưu trữ trong một bộ nhớ vật lý độc lập. PRS nằm trong IPU. Ngoài ra còn có bộ nhớ PS cache phụ dạng SRAM Copy phần lớn công việc trong PS blocks. Khối DS: DS gồm Data Store Cache Memory, DSCM, (SSRAM, 8 MW16) trong IPU có hai dạng sau: Static Random Access Memory (SRAM) - dùng để truy nhập nhanh Dynamic Random Access Memory (DRAM) - truy nhập chuẩn Khối xử lý tín hiệu SPU: SPU tập trung tất cả công việc của CPU. The SPU điều khiển quá trình thông tin tới RPs và các công việc nhỏ trong các buffers or queues, theo mức độ ưu tiên. The SPU cũng chuẩn bị các công việc trong IPU. SPU cùng hoạt động với MAS, CP test system (CPT) và maintenance unit (MAU). Khối MAU: Dùng để điều khiển các mặt CP hoạt động song song. APZ bao gồm Automatic Maintenance unit (AMU) với phần mềm MAU, MAUR, và khối kiểm tra Test Processor Unit (TPU). Chức năng chính của AMU là: Điều khiển trạng thái các mặt CP. BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ MỚI NGUYỄN THÀNH KIÊN
  19. Kiểm tra và sửa lỗi. Khối MAI: giao diện khối bảo dưỡng. Khối xử lý nội vùng RPH: Bus nối tiếng chuông RPH RPH là giao diện giữa CP và RPs. Chức năng chính của RPH là nhận các tín hiệu RP từ CPU (SPU) rồi biên dịch lại và gửi cho RP theo giao thức RP bus và ngược lại quét các tín hiệu từ RP gửi tới CPU (SPU). 1.7 ỨNG DỤNG TỔNG ĐÀI 810  Tổng đài nội hạt: Kiến trúc hệ thống AXE cho phép có thể triển khai ở cả các khu vực đô thị có mật độ dân cư đông đúc cho đến khu vực nông thôn dân cư thưa thớt. Hệ thống có thể hỗ trợ:  Các ứng dụng truyền thông, PSTN, ISDN cũng như Internet, mạng thông minh (IN).  Truy nhập cáp đồng, cáp quang, vô tuyến.  Các giao thức, giao diện tiêu chuẩn như: V5.1, V5.2, QSIC, CCS7…  Tổng đài quá giang: Tổng đài AXE cũng có thể được sử dụng làm tổng đài quá giang quốc gia và quốc tế, hỗ trợ PSTN, ISDN, mạng thông minh cũng như các truyền thông thương mại khác. AXE có thể được sử dụng làm:  Gateway quốc tế.  Transit quốc gia.  Điểm điều khiển dịch vụ SCP.  Điểm chuyển mạch dịch vụ SSP.  Điểm chuyển tiếp báo hiệu STP. BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ MỚI NGUYỄN THÀNH KIÊN
  20. Khoa: CNKT Điện Tử - Viễn Thông Lớp: ĐHLT ĐTK6  Các đặc điểm hấp dẫn của hệ thống AXE quá giang đối với người vận hành mạng.  Truy nhập ISDN tốc độ sơ cấp.  Hỗ trợ hệ thống báo hiệu số 7.  Tính cước.  Định tuyến động.  Mạng riêng ảo quốc tế.  Thiết bị nhân kênh số.  Bộ triệt tiếng vọng. Ngoài ra, AXE cũng có thể làm tổng đài quá giang cho mạng di động. Đối với các khách hàng không muốn sử dụng 2 loại tổng đài nội hạt và quá giang riêng biệt, AXE cung cấp loại tổng đài kết hợp tính năng của cả 2 loại trên, gọi là AXE Translocal. BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ MỚI NGUYỄN THÀNH KIÊN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2