intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Điều chỉnh sự ra hoa

Chia sẻ: Hồ Trường Sơn | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

318
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích: Để cung cấp cho thị trường sản phẩm quả tươi vào thời điểm mang lại hiệu quả kinh tế nhất thì ngoài sự hiểu biết về quy luật sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết quả của cây ăn quả, người sản xuất cần nắm vững những biện pháp kỹ thuật chủ yếu như: Điều khiển ra hoa, kết quả bằng các biện pháp cơ giới và chất điều tiết sinh trưởng để đem lại mục đích mong muốn nhất của người trồng trọt

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Điều chỉnh sự ra hoa

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM KHOA CNSH VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG  ĐỀ TÀI: ĐIỀU CHỈNH SỰ RA HOA GVHD: Hồ Viết Thế Nhóm 2: 1. Nguyễn Thị Trúc Ly 2008110161 2. Hồ Trường Sơn 2008110244 3. Trần Văn Thoại 2008110290 4. Nguyễn Minh Trí 2008110335 TP.HCM, tháng 5 năm 2014 1. Đặt vấn đề Nghề trồng cây ăn quả và trông hoa kiểng có ý nghĩa hết sức lớn lao với con người. (để 1 hình về hoa và 1 hình về quả đặc sản của VN). Các loại quả là nguồn
  2. dinh dưỡng quý giá của con người ở mọi lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Còn hoa thì luôn là một nét đẹp tự nhiên gắn liền với cuộc sống và con người. Ở đâu và bất kỳ nơi nào cũng thấy vẻ đẹp của những loài hoa đa sắc hương, những bông hoa luôn góp thêm sự duyên dáng, yêu kiều cho cuộc đời.. Ở Việt Nam hoa, quả đã trở thành 1 trong những loại cây là thế mạnh kinh tế ở Việt Nam. Đối với cây ăn quả,( HÌNH) sự hình thành hoa là dấu hiệu của việc chuyển tiếp cây từ giai đoạn sinh trưởng phát triển dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh sản bằng việc phát triển đ ột ngột t ừ hình thành mầm chồi và lá sang hình thành mầm hoa. Còn ở những cây hoa kiểng như mai, lan, đào…thì việc ra hoa đúng mùa là một vấn đề rất quan trọng nhất là vào dịp lễ Tết. Giai đoạn quan trọng nhất và có tính chất quyết định nhất đến sự hình thành hoa là giai đoạn cảm ứng sự hình thành hoa. Đây chính là thời điểm chuyển giai đoạn từ việc phân hóa mầm chồi và lá sang phân hóa mầm hoa. Trong giai đoạn này các yếu tố cảm ứng như nhiệt độ, ánh sáng, hoocmon là 3 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đ ến số hoa được sinh ra và số hoa hữu hiệu quyết định năng suất cây ăn quả. Vì vậy để hiểu hơn các yếu tố ảnh hưởng đến sư ra hoa đặc biệt là các chất điều hòa sinh trưởng, sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về chúng. 2
  3. 2. Tổng quan 2.1.Các học thuyết ra hoa Sự hình thành hoa là dấu hiệu của sự chuyển tiếp từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang GĐ sinh trưởng sinh sản. 2.2.Mục đích Để cung cấp cho thị trường sản phẩm quả tươi vào thời điểm mang lại hiệu quả kinh tế nhất thì ngoài sự hiểu biết về quy luật sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết quả của cây ăn quả, người sản xuất cần nắm vững những biện pháp kỹ thuật chủ yếu như: Điều khiển ra hoa, kết quả bằng các biện pháp cơ giới và chất điều tiết sinh trưởng để đem lại mục đích mong muốn nhất của người trồng trọt. 2.3.Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa Điều khiển ra hoa cho các loại hoa cần thiết cho người trồng hoa, chủ yếu tập trung vào 3 giải pháp là khống chế ánh sáng, nhiệt độ, dùng chất kích thích và một số phương pháp khác được giới thiệu cụ thể như sau: 2.3.1. Khống chế ánh sáng: Những loài cây chiếu sáng ngắn trong mùa chiếu sáng dài cần xử lý che tối đ ể rút ngắn thời gian chiếu sáng. Xử lý che tối bằng các tấm nhựa đen. Quá trình chiếu sáng phải kín và liên tục. Tốt nhất là bỏ trong buồng tối . Ví dụ mùa hoa cúc nở vào cuối tháng 8, nếu che tối sẽ nở vào đầu tháng 7, mỗi ngày chỉ cho ánh sáng trong 10 tiếng là có thể ra hoa sớm hơn một tháng; cây trạng nguyên chiếu sáng 10 tiếng mỗi ngày 2 tháng sau có thể ra hoa; ta còn áp dụng cho cây hoa lan càng cua, hoa tam giác. Những loài cây hoa cần chiếu sáng dài, vào mùa đông điều kiện chiếu sáng ngắn, phải kéo dài thời gian chiếu sáng làm cho hoa ra sớm như hoa cúc lá dưa, lay ơn, hoa huệ, mùa đông chuyển hoa vào trong nhà và thời gian chiếu sáng kéo dài thêm đ ến 14 giờ mỗi ngày, giữ nhiệt độ thích hợp có thể làm cho hoa ra sớm hơn. Như hoa lay ơn mỗi ngày thời gian chiếu sáng kéo dài trên 16 giờ có thể làm cho chúng nó hoa vào mùa đông và mùa xuân. Nếu muốn kéo dài thời kỳ ra hoa với những cây chiếu sáng ngắn, kéo 3
  4. dài thời gian chiếu sáng có thể làm cho hoa ra muộn. Với hoa cúc ra hoa vào cuối tháng 8, áp dụng chiếu sáng dài hoặc ban đêm bật đèn. Các nhà khoa học thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án Hỗ trợ cho ngành trồng hoa Việt Nam. PGS.TS Lê Huy Hàm, Viện Di truy ền Nông nghiệp cho biết, có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời gian chiếu sáng đ ể cây ra hoa đúng vụ. Đối với những loại cây cần chiếu sáng ngắn thì cần che tối đ ể rút ngắn thời gian chiếu sáng. Xử lý che tối bằng các tấm nhựa đen, vải đen hoặc giấy đen. Cây trạng nguyên, hoa lan càng cua cần chiếu sáng 10 giờ mỗi ngày, 2 tháng sau chúng sẽ cho ra hoa. Đối với những loại như hoa ly ly, lay ơn, huệ, salem... cần chiếu sáng dài, nhưng mùa đông thì điều kiện chiếu sáng ngắn nên phải kéo dài ngày cho hoa nở sớm. Các loại hoa này cần tối thiểu 14 giờ chiếu sáng mỗi ngày mới có thể cho ra hoa sớm. Hoa lay ơn được chiếu sáng trên 16 giờ mỗi ngày sẽ có chất lượng hoa tốt hơn, búp to hơn, bền hơn. Ngược lại, muốn kéo dài thời kỳ ra hoa với những cây chiếu sáng ngắn thì có thể làm cho hoa ra muộn hơn. Hoa cúc ra hoa vào cuối tháng 8, áp dụng chiếu sáng dài hoặc bật đèn ban đêm khoảng 2 - 3 giờ sẽ làm cho hoa cúc có thể ra muộn đ ến cu ối năm, thậm chí là đến mùa xuân năm sau. Hoa ly ly là cây dài ngày, chi ều dài cây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nụ hoa. Vì thế, với giống ly ly thân ngắn có thể kéo dài đốt thân bằng chiếu sáng nhân tạo 5 - 6 tiếng mỗi đêm. 2.3.2. Khống chế nhiệt độ: Các loại cây hoa thuộc cây cỏ hoặc rễ chùm trồng ngoài trời như cẩm chướng, dâm bụt 3 màu, hướng dương… giảm nhiệt độ sẽ kéo dài thời kì ra hoa và ngược l ại . Những loài cây hoa ngủ nghỉ qua đông hoặc loại cây củ trước khi nhiệt độ tăng lên vào mùa xuân thì chuyển vào nhà lạnh cho tiếp tục ngủ nghỉ để kéo dài thời kì ra hoa. Nhiều loài hoa chiếu sáng dài (rễ củ) cần có sự kích thích nhiệt độ thấp mới có thể ra hoa, như hoa lay ơn phải qua lạnh mùa đông đến mùa xuân nhiệt độ lên cao mới 4
  5. có thể ra hoa. Cho nên vào mùa hè phải xử lý củ giống trong nhiệt độ thấp, phá vỡ ngủ nghỉ mới làm cho cây ra hoa. Hoa sống 2 năm và rễ chùm phải qua thời kỳ xuân hoa nhiệt độ thấp mới có thể ra hoa, như quất, cúc mắt trâu. Một số loài cây hoa rễ củ mùa thu cần phải nuôi trong nhiệt độ thấp 6-9oC một thời gian mới làm cho cuống hoa kéo dài như thuỷ tiên, lan quân tử. Một số cây hoa mọc nơi mát mẻ mùa hè phải cưỡng bức sau khi ngủ nghỉ mới ra hoa như hoa tai thỏ. Hoa hướng dương, hải đường chuông, mùa hè để ở nhiệt độ 28oC mới sinh trưởng tốt và ra hoa. PGS.TS Lê Huy Hàm cho biết, các nhà khoa học của Viện Di truyền Nông nghiệp đã tiến hành thử nghiệm ở một số vườn hoa lớn trong cả nước. Một số loài hoa không nhạy cảm với ánh sáng, chỉ cần thỏa mãn điều kiện nhiệt độ là có thể ra nụ hoa sớm như hoa mai, đào. Muốn hoa nở vào dịp Tết thì giai đoạn cuối thu đem cây vào nhà gi ữ ấm ở nhiệt độ 18 - 24 độ C. Sau 10 - 15 ngày, cây sẽ ra nụ hoa, sau đó l ại chuy ển vào điều kiện nhiệt độ 8 - 15 độ C là cây có thể nở hoa vào đúng dịp Tết. Đối với các loại cây hoa thuộc cây cỏ hoặc rễ chum trồng ngoài tr ời như c ẩm chướng, mẫu đơn, cúc đồng tiền, đỗ quyên... thì số ngày tăng nhiệt độ cần tính toán thời gian từ sinh trưởng phát triển đến khi hoa nở. Khi tăng nhiệt độ, mỗi ngày đ ều phải tưới phun nước, giữ nhiệt độ từ 25 - 28 độ C và ban đêm khoảng 15 độ C. Ngược lại, nếu giảm nhiệt độ sẽ kéo dài thời kỳ ra hoa. Đối với hoa ly ly, việc bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2 - 5 độ C trong 6 - 8 tuần là cách cưỡng bức tốt nhất làm cho hoa n ở đúng dịp Tết. Hoa loa kèn xử lý ở nhiệt độ 2 độ C từ 8 - 10 tuần cũng làm tăng t ỷ l ệ n ảy mầm cũng như tỷ lệ nở hoa hữu hiệu. 2.3.3. Xử lý chất kích thích: Chất kích thích có tác dụng kích thích và ức chế sinh trưởng, kích thích ra hoa. Hoa cúc khi bắt đầu phân hoá chồi hoa, phun khí ga có thể súc tiến ra hoa. Hoa trà tháng 6 bắt đầu phân hoá chồi hoa, dùng ga chấm lên nụ hoa, mỗi tuần chấm 2 lần với nồng độ [50 x 106 - 100 x 106]. Sau 2 tháng nụ hoa sinh trưởng nhanh hơn, sau đó chấm mỗi ngày 1 lần có thể làm cho hoa nở sớm vào tháng 10-11. Nhiều loài cây thân c ỏ, khi n ụ hoa 5
  6. mới phình lên phun 100 - 106 - 200 x 106 axit napthalen, axit indolic đều có thể tăng hiệu quả nở hoa, hoa nở nhanh rõ rệt còn làm cho hoa đậu quả, quả chín. 2.3.4. Phương pháp khống chế khác như: + Xử lý khô: Tạo nên môi trường khô để điều chỉnh sinh trưởng một số loài cây cảnh làm cho sư phân hoá chồi hoa sớm hơn. Hoa cúc trước khi phân hoá chồi hoa có thể làm cho cây khô để xúc tiến sự phân hoá nụ hoa, đồng thời bón thêm phân P và tưới axít boric làm cho chồi hoa phân hoá nhanh hơn, sau đó tiến hành tưới nước bình thường sẽ khôi phục sự hút nước và cho mấy ngày sau là hoa nở. + Xử lý bằng tỉa cành và hái ngọn : Hoa hồng sau khi cắt hoa phải tiến hành tỉa cành để cành mới mọc và để cây có thể liên tục ra hoa. Trong mùa sinh trưởng tỉa cành sớm, cây mộc nhiều cành mới sẽ ra hoa sớm; tỉa cành muộn sẽ cho hoa muộn. Hoa chuối đỏ thường hái ngon có thể kẻo dài thời kỳ ra hoa đến hơn nửa năm. Ngoài ra có thể dùng các biện pháp hái nụ, bóc chồi, tiếp ghép để điều chỉnh tốc độ sinh trưởng của cây, khống chế sự ra hoa khống chế thời kỳ bắt đầu đỉnh sinh trưởng. Căn cứ vào quy luật sinh trưởng sớm sẽ ra hoa sớm, sinh trưởng muộn ra hoa muộn mà khống chế thời kỳ gieo hạt, trồng cây, lên chậu. Chẳng hạn hoa cẩm chướng tháng 3 trồng cây tháng 6 nở hoa, tháng 7 trồng tháng 10 nở hoa. Hải đ ường t ứ quý nói chung sau 4-5 tháng là nở hoa. Cúc vạn thọ sau khi giâm cành 3-4 tháng là nở hoa. Cúc lá dưa đầu tháng 4 gieo hạt cuối tháng 11 đến tháng 2 năm sau là nở hoa; tháng 6 gieo hạt tháng 2 – 4 năm sau nở hoa; tháng 10 gieo hạt đến đầu tháng 5 là nở hoa. + Gây tổn thương cơ giới làm cho hoa nở sớm : Các loại cây cảnh thuộc cây bụi sau khi ra nụ nếu gây vết thương đều có thể làm cho cây ra hoa sớm hơn bằng cách ngăn chặn dinh dưỡng quá nhiều trên lá vẫn chuyển đến bộ rễ (nguồn tài liệu: Trồng hoa ngày Tết, 2005). 3. Một số chất điều khiển sự ra hoa 3.1.Điều chinh sự ra hoa bằng etylen. Etylen là một Cacbuahyđro đơn ở dạng khí, được phát hiện và xếp vào nhóm phytohormones muộn nhất nhưng lại được đưa vào ứng dụng đại trà nhanh nhất, mang 6
  7. lại hiệu quả kinh tế to lớn . Khác với các chế phẩm hóa học khác, Etylen không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng vệ sinh nông sản và môi trường . Do đó Etylen là một chất điều tiết sinh trưởng hợp thời được úng dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Etylen kích thích sự ra hoa của một số thực vật, nếu xử lý etylen hoặc các chất có bản chất tương tự như etylen (axetylen) có tác dụng kích thích dứa, xoài ra hoa trái vụ, tăng thêm một vụ thu hoạch. Etylen có tác dụng đối kháng với auxin. Trong tế bào các bộ phận của cây, nếu tỷ lệ auxin/etylen cao sẽ làm cho các bộ phận cây sinh trưởng tốt, cây lâu già và ngược lại. Etylen ảnh hưởng đến sự phân hóa rễ bất định của các cành giâm, cành chiết. Xử lý etylen kết hợp với auxin cho hiệu quả cao hơn việc xử lý auxin riêng rẽ. Etylen còn gây hiệu quả sinh lý lên nhiều quá trình sinh lý khác nhau như gây nên tính hướng của cây, ức chế sự sinh trưởng của chồi bên, xúc tiến sự vận chuyển của auxin, tăng tính thấm của màng. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, chất tổng hợp có tác dụng tương tự etylen được sử dụng nhiều hơn cả là Ethephon (Ethrel) hay (2-CEPA) với công thức hóa học là 2-cloethylen phosphonic acid .Etephon là chất lỏng không màu, không mùi . Nó được ổn định trong dạng axit và bị phá hủy ở pH lớn hơn 3,5.Hàm lượng hoạt chất : 400mg/l, tỷ trọng 1,2g/ml, pH=3 . Nó dễ hòa tan trong nước, ít độc với người và gia súc .Thử nghiệm độ độc trên chuột cống theo đường tiêu hóa cho thấy: LD50=700mg/kg . Ethephon không độc hại với ong, ít độc với cá .Ethephon không liên kết chặt chẽ trong mô cây trồng . Nó có thể được loại bỏ dễ dàng bằng cách rửa . Trong cây, Etylen được giải phóng từ Ethephon theo sơ đồ sau : Hình: Sự hình thành etylen từ ACEP (ethrel) Cây ăn quả của chúng ta rất phong phú và đa dạng . Tuy vậy do đặc điểm c ủa thời tiết mà cây ăn quả chỉ thường ra hoa một lần trong năm . Lúc thu hoạch sản phẩm quả nhiều, sử dụng không kịp, bảo quản khó khăn nên một thời gian ngắn sau khi thu 7
  8. hoạch, quả thối hỏng rất nhiều . Các nhà máy chế biến quả đồ hộp quả chỉ hoạt động được thời gian ngắn trong năm (2-3 tháng) . Do đó công nhân thiếu việc làm và lãng phí máy móc, thiết bị. Etylen là một ”hoocmon già hóa“, do đó xử lý Ethephon (Ethrel) chất nhả chậm Etylen cho cây trồng đã giúp cho cây ra hoa, kết quả theo ý muốn con người . Sau đây là một số kết quả đã đạt được khi áp dụng Ethephon cho ra hoa một s ố cây trồng ở Việt Nam. Nhằm khắc phục tình trạng cây xoài ra trái cách năm Pandey (1988) tin rằng xử lý ethylen như phun ethrel hay ung khói sẽ giúp gia tăng sự phân hóa mầm hoa ở một số giống xoài. Tuy nhiên biện pháp nầy cho kết quả không ổn định đối với một số giống xoài cho trái cách năm được trồng phổ biến ở Ấn Đô.Davenport và Nunẽz Elisea (1990) cho biết sự sản xuất ethylene thực ra chỉ tăng lên khi phun ethephon nhưng không tăng với phun Nitrate kali hoặc phun nước mặc dù ethephon và Nitrate kali được báo cáo là có hiệu quả kích thích ra hoa cho cây xoài ở vùng nhiệt đới nhưng ethylene không có hiệu quả trong thời kỳ thúc đẩy cũng như không thúc đẩy cho xoài Tommy Atkin ra hoa ở miền Nam Florida. Từ sự thiếu ổn định của sự tương quan giữa sự sản xuất ethylen và sự kích thích ra hoa, tác giả cho rằng sự kích thích ra hoa của cây xoài có thể không qua quá trình trung gian của của sự tổng hợp ethylen trong lá và chồi. 3.1.1. Điều chỉnh quá trình ra hoa kết trái của cây xoài, nhãn Để có trái cây chín vào dịp tết, vào đầu tháng 8 âm lịch (với nhãn), vào đầu tháng 9 âm lịch (với xoài) người ta dùng Ethephon 0,1% phun ướt đều lên lá xoài, nhãn . Lá các cây này sẽ xanh đậm và co rúm lại một chút . Sau khoảng 30 ngày phun, hoa hình thành . Để xử lý ra hoa trên cây nhãn, được làm theo 3 bước sau : • Bước 1: Trước khi khấc cành pha 20ml dung dịch Ethephon 0,1% phun ướt đều trên cây để giúp cây phân hóa mầm tốt, ức chế đột lá ráng . • Bước 2: Khi đọt lá của cây vừa chuyển sang màu xanh đọt chuối thì tiến hành khấc cành . Khấc ¾ số cành trên cây, rộng 5-10mm . • Bước 3: Sau khi khấc cành 5 ngày, Pha 25ml dung dịch Ethephon 0,1% phun ướt đều trên toàn cây, giúp cây làm bật mầm hoa . Sau khi xử lý 25-30 ngày cây nhãn đồng loạt ra hoa . 8
  9. Đối với nhãn trái lau, nhãn trung quốc, nhãn tiêu lá bầu, nhãn xuồng cơm vàng hiệu quả sử dụng Ethephon rất tốt . Bảng 1: Hiệu lực của Ethephon đến các yếu tố cấu thành năng suất nhãn(Thí nghiệm thực hiện tại Long Khánh - Đồng Nai, 1ha có 300 cây) STT Công thức Số chùm/cây Số trái/chùm Trọng lượng 100 trái (kg) 01 Đối chứng(phun nước lã) 7,2 22,8 1,05 02 Khấc cành,không phun 12,2 25,9 1,06 Ethephon 03 Phun Ethephon 0,1% 36,8 29,0 1,045 không khấc cành 04 Khấc cành kết hợp phun 40,5 32,6 1,047 0,1% Ethephon Bảng 2 : Ảnh hưởng của Ethephon đến năng suất trái nhãn STT Công thức Độ brix(%) Năng suất Tăng năng suất (tấn/ha) so với đối chứng (%) 01 Đối chứng(phun nước lã) 23,3 0,520 100 02 Khấc cành,không phun 23,0 1,005 193,2 Ethephon 03 Phun Ethephon 0,1 không 23,2 3,345 643,2 khấc cành 04 Khấc cành kết hợp phun 23,1 4,147 797,5 0,1 % Ethephon Nhìn vào các kết quả ở bảng 1 và bảng 2 chúng ta có thể thấy rõ vai trò quan trọng của Ethephon là tăng mùa vụ, tăng năng suất của cây nhãn mà chất lượng của quả nhãn không thay đổi . Vậy việc đưa vào các tiến bộ khoa học đã mang lại hiệu quả lớn cho các vùng trồng nhãn, xoài…. 9
  10. 3.1.2. Thúc đẩy ra hoa đồng loạt dứa Giống dứa cayen rất khó ra hoa, đã có nông trường dứa 2-3 năm mà chưa cho ra hoa kết trái. Vì thế, việc nghiên cứu làm cho ra hoa dứa nói riêng là một việc rất c ần thiết và Ethephon đã được nghiên cứu, đưa vào sử dụng đã đem lại rất nhiều kết quả khả quan . Bảng 4 : Các kết quả ứng dụng Ethephon để xử lý ra hoa dứa. So sánh với việc dùng đất đèn STT Các chỉ tiêu Dùng Dùng đất đèn 1g/1 cây Ethephon 0,1% Dứa Queen Dứa Cayen Dứa Queen Dứa Cayen 01 Thời gian sau xử 6 tuần 7 tuần 8 tuần 10 tuần lý ra hoa 02 Tỷ lệ ra hoa 100% 90-95% 80-82% 50-55% 03 Công lao động 3 3 25 25 cho 1 ha Với kết quả chỉ ra bảng 4, việc sử dụng Ethephon đã làm cho dứa ra hoa từ 90- 100% kết quả thật mỹ mãn . Ngoài ra việc phun dung dịch 0,1-0,2% trên cánh đồng dứa đã làm giảm hẳn công lao động . Khi dùng đất đèn phải bỏ từng viên đất đèn nhỏ vào từng ngọn dứa, Công rất lớn . Việc sử dụng Ethephon làm mất hẳn hiện tượng phát chồi ngọn, khối lượng quả dứa vào sử dụng sẽ lớn hơn . Lượng Ethephon cho 1ha là 1,1-3kg/ha, giá thành 1 kg Ethephon 100.000đ, chi phí tối đa 400.000đ/ha . Ngoài ra etylen còn có vai trò:  Etylen có tác dụng làm quả mau chín. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh etylen gây nên hai hiệu quả sinh hóa trong quá trình chín của qủa: Gây nên s ự biến đ ổi tính thấm của màng trong các tế bào thịt quả, dẫn đến sự giải phóng các enzyme vốn tách rời do màng ngăn cách, có điều kiện tiếp xúc dễ dàng và gây nên những 10
  11. phản ứng có liên quan đến quá trình chín như enzyme hô hấp, enzyme biến đổi độ chua, độ mềm của quả.... Mặt khác etylen có ảnh hưởng hoạt hóa lên sự tổng hợp các enzyme mới gây những biến đổi trong quá trình chín. Etylen là hormone xúc tiến sự chín quả, được sản sinh mạnh trong qúa trình chín và rút ngắn thời gian chín của quả.  Etylen cùng tương tác với axit absixic gây sự rụng của lá, hoa, qủa. Etylen hoạt hóa sự hình thành tế bào tầng rời ở cuống của các bộ phận bằng cách kích thích sự tổng hợp các enzyme phân hủy thành tế bào (xenlulase) và kiểm tra sự giải phóng các cenlulose của thành tế bào. Etylen có tác dụng sinh lý đối kháng với auxin, vì vậy sự rụng của các cơ quan phụ thuộc vào tỷ lệ auxin/etylen. Nếu tỷ lệ này cao thì ngăn ngừa sự rụng, còn tỷ lệ này thấp thì ngược lại. 3.2.Auxin 3.2.1. Nguồn gốc Auxin là một hợp chất tương đối đơn giản, có nhân indole, có công thức nguyên là: C10H9O2N, tên của nó là axit β-indol-acetic. Hình: Indol-3-ylacetic acid Auxin được tổng hợp ở tất cả các thực vật bậc cao, tảo, nấm và cả ở vi khuẩn. 11
  12. Sự vận chuyển của auxin trong cây có tính chất phân cực rất nghiêm ngặt, t ức là ch ỉ vận chuyển theo hướng gốc. Chính vì vậy mà càng xa đỉnh ngọn, hàm lượng auxin càng giảm dần tạo nên một gradien nồng độ giảm dần của auxin từ đỉnh ngọn xuống gốc của cây. Ngoài đỉnh ngọn ra auxin còn được tổng hợp ở các cơ quan còn non khác như lá non, quả non, phôi hạt đang sinh trưởng, mô phân sinh tầng phát sinh. Quá trình tổng hợp auxin xảy ra thường xuyên và mạnh mẽ ở trong cây dưới xúc tác của các enzyme đặc hiệu. Axit β-Indol Axetic là loại auxin phổ biến trong cây, được tổng hợp từ tryptophan bằng con đường khử amin, cacboxyl và oxy hóa. Auxin được tổng hợp thường không ở dạng tự do, mà liên kết với một acid amin (acid aspartic ở Pisum, acid glutamic ở cây cà chua), hay glucid (AIA-glucoz, AIA- thioglucosid, AIA-inositol). Các dạng liên kết này không có hoạt tính auxin nhưng dễ dàng phóng thích auxin theo con đường enzim (bởi sự thuỷ giải kiềm trong thực nghiệm), là các dạng dự trữ (không bị phá huỷ bởi AIA-oxidaz) và vận chuyển của auxin. 3.2.2. Tác dụng sinh lý Kích thích sự hình thành, sự sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt. Tế bào trứng sau khi thụ tinh tạo nên hợp tử và sau phát triển thành phôi. Phôi hạt là nguồn tổng hợp auxin nội sinh quan trọng, khuyếch tán vào bầu và kích thích s ự sinh trưởng của bầu để hình thành quả. Vì vậy quả chỉ được hình thành khi có sự thụ tinh. Nếu không có quá trình thụ tinh thì không hình thành phôi và hoa sẽ bị r ụng. Việc xử lý auxin ngoại sinh cho hoa sẽ thay thế được nguồn auxin nội sinh vốn được hình thành trong phôi và do đó không cần quá trình thụ phấn thụ tinh nhưng bầu vẫn lớn lên thành quả nhờ auxin ngoại sinh. Trong trường hợp này quả không qua thụ tinh và do đó không có hạt. 3.3.Giberelin 3.3.1. Nguồn gốc Giberelin là nhóm phytohormone thứ hai được phát hiện sau auxin. Từ những nghiên cứu bệnh lý “bệnh lúa von” do loài nấm ký sinh ở cây lúa Gibberella fujikuroi (nấm Fusarium moniliforme ở giai đoạn dinh dưỡng) gây nên. Năm 1926, nhà nghiên 12
  13. cứu bệnh lý thực vật Kurosawa (Nhật Bản) đã thành công trong thí nghiệm gây “bệnh von” nhân tạo cho lúa và ngô. Yabuta (1934-1938) đã tách được hai chất dưới dạng tinh thể từ nấm lúa von gọi là gibberellin A và B nhưng chưa xác định được bản chất hóa học của chúng. Năm 1955 hai nhóm nghiên cứu của Anh và Mỹ đã phát hiện ra axit gibberellic ở cây lúa bị bệnh lúa von và xác định được công thức hóa học của nó là C19H22O6. Hình: Gibberellin A1 Năm 1956, West, Phiney, Radley đã tách được gibberellin từ các thực vật bậc cao và xác định rằng đây là phytohormone tồn tại trong các bộ phận của cây. Hiện nay người ta đã phát hiện ra trên 50 loại gibberellin và ký hiệu A1, A2, A3,… A52. Trong đó gibberellin A3 (GA3) là axit gibberellic có tác dụng sinh lý mạnh nhất. Người ta đã tìm được gibberellin ở nhiều nguồn khác nhau như ở các loại nấm, ở thực vật bậc thấp và thực vật bậc cao. 3.3.2. Tác dụng sinh lý Trong nhiều trường hợp của gibberellin kích thích sự ra hoa rõ rệt. Ảnh hưởng đặc trưng của sự ra hoa của gibberellin là kích thích sự sinh trưởng kéo dài và nhanh 13
  14. chóng của cụm hoa. Gibberellin kích thích cây ngày dài ra hoa trong điều kiện ngày ngắn (Lang, 1956). Gibberellin ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính của hoa, ức chế sự phát triển hoa cái và kích thích sự phát triển hoa đực. Gibberellin có tác dụng giống auxin là làm tăng kích thước của quả và tạo quả không hạt. Hiệu quả này càng rõ rệt khi phối hợp tác dụng với auxin. 3.4.Một số chất kích thích ra hoa khác và được sử dụng trong các loại cây trồng cụ thể Đơn giản là dùng đất đèn (Carbua canxi) bỏ 1 gam vào nõn dứa, gặp ẩm đất đèn sẽ sinh ra Acetylen kích thích dứa ra hoa. Với cây táo, nhiều nước dùng chất Alar (ADHS) để ức chế sinh trưởng dinh dưỡng và làm cho cây ra hoa sớm với nồng độ 500 – 5000 ppm tùy theo thời gian xử lý và giống táo (ở nồng độ cao, Alar không gây hại cho cây ). Alar cũng có hiệu quả kích thích ra hoa đối với nhiều cây khác như chanh, lê, hồng… Tuy vậy, Alar là một chất rất bền, sử dụng nhiều năm có thể tích lũy lại trong môi trường một l ượng đáng kể và có thể gây ra các hậu quả về môi sinh. Vì vậy, ở một số nước, Alar bị hạn chế sử dụng, mặc dù hiệu quả rất cao. Với đu đủ, chất hiệu quả nhất là axit benzitiazon acetic. Ở nồng độ 30 – 50 ppm chất này có thể làm đu đủ bật ra hoa ở cả những mắt phía dưới và tăng sản lượng quả 50 – 70%. Sử dụng chất Paclobutrazol phun lên ngọn hoặc tưới gốc kích thích ra hoa cho nhiều cây ăn Tỉ lệ tới hạn của cytokinin trong rễ được khẳng định là yếu tố điều khiển s ự phát triển chồi (Davenport và ctv. 2001). Khi phân tích cytokinin trong dịch trích của mạch xylem ở bốn thời kỳ: khi lá mới phân hóa, lá trưởng thành, trước khi hình thành mầm hoa và sau khi hoa nở, Chen (1987) tìm thấy rằng hoạt động của chất như cytokinin trong dịch trích của mạch xylem trong thời kỳ trước khi hình thành mầm hoa và sau khi hoa nở nhiều hơn so với giai đoạn lá mới phân hóa và lá trưởng thành. Từ kết quả nầy tác giả cho rằng sự tổng hợp của cytokinin nội sinh ở rễ đóng vai trò quan 14
  15. trọng trong việc kiểm soát sự hình thành và phát triển của phát hoa và ông cho rằng việc thúc đẩy sự hình thành mầm hoa bằnh cách tăng mức độ cytokinin bên a1m là có th ể được. Trên cây táo việc áp dụng cytokinin có tác dụng thúc đẩy sự hình thành mầm hoa rất mạnh (Lucwill, 1970; Bruinsma, 1979). Trên cây xoài, việc phun BA (N- (phenylmetyl)-1H-purin-6-amin) lên chồi trưởng thành cũng có tác dụng thúc đẩy sự hình thành mầm hoa ở một số trường hợp (Chen, 1985).quả như xoài, sầu riêng, nhãn… Trong nghề trồng cây ăn quả thường có hiện tượng ra quả cách năm, tức là xen kẽ năm được mùa, có năm mất mùa. Một nguyên nhân chính là năm đ ược mùa ra hoa quả nhiều làm cây kiệt sức dẫn đến giảm hoặc không ra hoa ở năm tiếp theo. Để có thu hoạch đều các năm cần hạn chế sự đậu quả của năm ra hoa nhiều. Người ta phun muối của NAA (nồng độ 100 – 500 ppm) hoặc Ethrel (0,1 – 0,2%) vào lúc hoa đang nở rộ hoặc sau đó 1 – 2 tuần, để làm rụng bớt hoa và quả non, số còn lại lớn hơn và năm sau cây lại ra hoa kết quả. 3.5.Điều chỉnh giới tính của hoa Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng nếu xử lý GA sẽ kích thích sự hình thành hoa đực, sự phát triển của bao phấn và hạt phấn. Nếu dùng Cytokynin hoặc Ethrel thì sẽ kích thích hình thành hoa cái. Ở các cây bầu bí, dưa và một số cây hoa đ ơn tính khác (hoa đực và hoa cái riêng rẽ), nếu xử lý Ethrel nồng độ 50 – 250 ppm có th ể t ạo nên nhiều hoa cái (thậm chí toàn bộ là hoa cái) làm tăng sản lượng quả rất nhiều. Người ta cũng đã xử lý MH nồng độ 100 ppm cho cây dưa chuột và thấy có tác dụng tăng số hoa cái lên rõ rệt và tăng năng suất. Trong việc sản xuất hạt lai F1 của cây họ bầu bí, người ta phun GA để tạo nên cây mang toàn hoa đực. Hạt của cây bầu bí chỉ mang hoa cái (đã ngắt bỏ hết hoa đ ực) ở cạnh cây chỉ có hoa đực đó sẽ là hạt lai. 4. Kết luận Có 3 yếu tố chính điều khiển sự ra hoa là: nhiệt độ, ánh sáng, và các chất điều hòa sinh trưởng. Đối với ngày nay, việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng để điều chỉnh sự ra hoa mang một ý nghĩa quan trọng. Với việc sử dụng các chất điều hòa sinh 15
  16. trưởng trong sản xuất nông nghiệp và cây kiểng đã đem lại hiệu quả năng suất cao cho cây trồng tuy nhiên việc sử dụng các loại chất kích thích cũng phải đ ảm bảo theo nhu cầu sinh lý của từng loại cây trồng, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển, sử dụng đúng loại, đúng liều lượng và đúng cách theo chỉ dẫn của nhà sản xuất theo t ừng loại cây trồng….để không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cây. 5. Tài liệu tham khảo [1]. Vũ Văn Vụ, Sinh Lí Học Thực Vật, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2012. [2].http://trongraulamvuon.com/kinh-nghiem-lam-vuon/ung-dung-co-ban-cua-chat-dieu- hoa-sinh-truong-thuc-vat/ [3]. http://cnx.org/content/m30709/latest/?collection=col10800/latest [4].http://www.phanbonla.vn/index.php/th-vin-nha-nong/73-dieu-khien-ra-hoa-bang- ethephon [5].http://suadieuhoa115.blogspot.com/2013/07/ung-dung-cua-chat-dieu-hoa-sinh- truong.html#.U1t8vmjYGvM [6].http://www.ngoctung.com/en/faqs/detail/chat-dieu-hoa-sinh-truong-thuc-vat-la-gi-va- duoc-su-dung-trong-nong-nghiep-voi-cac-muc-dich-gi--18.html 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2