intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài " Kinh tế vĩ mô dựa trên hành vi và hành vi kinh tế vĩ mô" Phần 2

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

134
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'đề tài " kinh tế vĩ mô dựa trên hành vi và hành vi kinh tế vĩ mô" phần 2', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài " Kinh tế vĩ mô dựa trên hành vi và hành vi kinh tế vĩ mô" Phần 2

  1. KINH TẾ VĨ MÔ DỰA TRÊN HÀNH VI và HÀNH VI KINH TẾ VĨ MÔ Bài diễn thuyết đoạt giải, ngày 8 tháng 12 năm 2001 GEORGE A. AKERLOF* Khoa kinh tế, Đại học Berkeley, California, CA 94720-3880, Hoa Kỳ. ĐƯỜNG PHILLIPS VÀ NAIRU Có lẽ mối quan hệ vĩ mô riêng lẻ quan trọng nhất là đường Phillips. Đường Phillips "giá-giá" liên kết tỷ lệ lạm phát với tỉ lệ thất nghiệp, tỉ lệ lạm phát mong đợi, và những biến số ảnh hưởng tới tổng cung, như là giá dầu lửa hoặc lương thực. Sự cân bằng giữa lạm phát và thất nghiệp ẩn trong mối quan hệ này định rõ "tình trạng khả thi" cho chính sách tiền tệ và vì thế đóng vai trò quyết định trong công thức của nó. Đường Phillips lần đầu tiên được đánh giá cho nước Anh, 39 sau đó là cho Hoa Kỳ 40 và nhiều nước khác nữa.41 Nền tảng của Đường Phillips là đường cung và đường cầu. Phillips chỉ ra rằng khi cầu cao và tỉ lệ thất nghiệp thấp, thì công nhân có thể thương lượng để mức lượng danh nghĩa tăng cao hơn so với khi cầu giảm và thất nghiệp thì tăng. Chính sách giá cả của các công ty chuyển lạm phát tiền lương (được điều chỉnh cho phù hợp với năng suất) thành lạm phát giá cả. Vì vậy, đối với những người hoạch định chính sách, sự cân bằng lâu dài tồn tại giữa lạm phát và thất nghiệp. Vào cuối những năm 60, Milton Friedman (1968) và Edmund Phelps (1968) đã thêm vào một lời khuyên mới vô cùng quan trọng. Họ chỉ ra rằng những công nhân quan tâm và thoả thuận về mức lương thực tế, chứ không phải là mức lương danh nghĩa: những công nhân thường hy vọng và nhận được bồi thường cho lạm phát mong đợi sau đó thoả thuận từ đó, họ yêu cầu mức lương thực tế cao hơn khi
  2. tỉ lệ thất nghiệp giảm. Một lần nữa, chính sách giá cả chuyển lạm phát tiền lương thành lạm phát giá cả. Kết quả của sự chuyển đổi nhỏ này theo kết luận - khi công nhân đòi tăng mức lương thực tế, không phải danh nghĩa - là rất lớn: thay thế cho sự cân bằng kéo dài giữa thất nghiệp-lạm phát, hiện tại chỉ có một tỉ lệ thất nghiệp "tự nhiên" duy nhất phù hợp với lạm phát ổn định. Cùng với việc thương lượng "mức lương thực tế", đường Phillips dài hạn - sự kết hợp giữa thất nghiệp/ lạm phát phù hợp với sự cân bằng giữa lạm phát thực tế và lạm phát mong đợi - thẳng đứng bởi vì có một và chỉ một tỷ lệ thất nghiệp - "tỉ lệ tự nhiên" - mà tại đó lạm phát thực tế và lạm phát mong đợi phù hợp Để hiểu được tại sao đường Phillips dài hạn lại thẳng đứng, hãy tưởng tượng rằng một ngân hàng trung ương cố gắng thông qua chính sách tiền tệ để giữ cho tỉ lệ thất nghiệp dưới tỉ lệ tự nhiên. Cung với thị trường lao động chặt chẽ một cách khác thường, những công nhân yêu cầu tăng mức lương danh nghĩa cao hơn lạm phát mong đợi (cộng số lương thực tế thông thường vào sự tăng năng suất. Các công ty lần lượt thông qua việc tăng giá trị liên đới đối với giá cả, cốt để lạm phát vượt quá những gì công nhân lúc đầu tham gia khi họ thương lượng. Với tỉ lệ thất nghiêpẹ dưới mức tự nhiên, lạm phát thực tế vì thế vượt quá lạm phát mong đợi. Trước kia, những công nhân đã bị lừa gạt. Bởi vậy, thời gian qua, lạm phát mong đợi và lạm phát lần lượt tăng mạnh. Với tỉ lệ thất nghiệp được giữ dưới mức tỉ lệ tự nhiên, kết quả là lạm phát tăng hơn hết. Giống như vậy, mô hình Friedman- Phelps dự đoán rằng một ngân hàng trung ương cố gắng giữ tỉ lệ thất nghiệp trên mức tỉ lệ tự nhiên một cách vô hạn định cuối cùng thường gây ra lạm phát tăng nhanh chóng. Chỉ có tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên là gây ra lạm phát ổn định. Các nhà kinh tế chấp nhận giả thuyết tỉ lệ tự nhiên một cách đặc biệt ngay sau khi nó được đưa ra bởi Friedman và Phelps vào cuối những năm 60. Ba lý do khiến
  3. giả thiết này được ưu ái là: Đầu tiên, nó đã giải thích một cách xuất sắc lạm phát và thất nghiệp vào những năm 60 và 70. Tại thời điểm tỉ lệ thất nghiệp thấp vào cuối những năm 60, lạm phát tăng tới mức lạm phát mong đợi, thay đổi lạm phát thất nghiệp ngắn hạn cân bằng. Vì thế những năm 70 bắt đầu bằng một cân bằng lạm phát thất nghiệp ít thuận lợi hơn nhiều so với những năm 60. (Các nhà phân tích đã bỏ qua những lời giải thích hợp lý là khi lạm phát tăng, như nó đã từng tăng vào cuối những năm 60, việc thương lượng tiền lương và định giá cả bắt đầu lưu tâm tới lạm phát mong đợi, điều này trước kia đã bị bỏ qua.) 42 Thứ hai là những đánh gia theo lối kinh nghiệm của đường Phillips đã đưa ra những hệ số của những lạm phát trước kia mà tổng của chúng không khác về mặt thống kê so với số 1. Kết luận được đưa ra là những điều kiện lạm phát trễ trong bản đánh giá như thế phù hợp với lạm phát mong đợi, điều này tự động đi ngược lại với trung bình của lạm phát trước kia, và một kết luận nữa là hệ số của lạm phát mong đợi trong việc quyết định tỉ lệ lạm phát hiện tại là bằng 1. 43 Cuối cùng là các nhà kinh tế học có khuynh hướng chấp nhận những giả thuyết dựa vào lý trí không có giá trị, mặc dù chỉ chấp nhận bằng những thử nghiệp với sức mạnh tương đối thấp. 44 Các nhà kinh tế học không nên chấp nhận giả thuyết tỉ lệ tự nhiên quá vội vã. Có rất nhiều lý do cả về mặt lý thuyết cũng như thực hành để nghi ngờ về giả thuyết này. Về mặt lý thuyết, giả thuyết tỉ lệ tự nhiên nhắc tôi nhớ tới một cuốn sách với quy tắc tự đặt về cách ăn kiêng thông thường. Theo như quy tắc tự đặt đó, đối với mỗi 3200 calo dư thừa chúng ta ăn, chúng ta tăng lên 1 pound. Và với mỗi 3200 calo chúng ta thiếu thì chúng ta giảm đi 1 pound. Điều này khiến tôi tưởng tượng ra hai anh em sinh đôi. Một trong hai anh em ăn vừa đủ để giữ cho trong lượng của anh ta đều đều. Còn người kia ăn nhiều hơn 100 calo bánh quy mỗi ngày. Nếu như quy tắc tự đặt là đúng thì sau một năm người ăn bánh quy sẽ năng hơn người
  4. kia 11 pound. Sau một thập kỷ anh ta sẽ nặng hơn 110 pound. Và năm mươi năm sau, nếu anh ta có thể sống lâu như thế, anh ta sẽ nặng hơn 550 pound. Như tất cả mọi người mong đợi, quy tắc tự đặt đã bị sụp đổ khi được áp dụng suốt một khoảng thời gian dài: sự thể hiện chính xác hơn của mối quan hệ giữa trọng lượng và calo chỉ ra rằng việc duy trì cân nặng cao hơn đòi hỏi phải có một lượng calo dư thừa. Thật may mắn là trọng lượng của hai anh em sinh đôi sẽ không khác nhau mãi mãi. Cũng giống như vậy, phỏng đoán của tôi là ít nhất đối với tỉ lệ thất nghiệp, lạm phát sẽ tiệm cận với giá trị bất biến hơn là tăng hay giảm một cách vô hạn định. Lý luận như vậy hoàn toàn có thể sai, nhưng sai sót từ phép loại suy của cuốn sách ăn kiêng theo quy luật tự đặt đã cảnh báo cho chúng ta biết rằng giả thuyết tỉ lệ tự nhiên có vẻ hơi kỳ cục. Tại tỷ lệ thất nghiệp rất thấp, dự đoán của Friedman/Phelps về lạm phát tăng nhanh dường như hoàn toàn hợp lý và thích hợp. 45 Nhưng tôi nghi ngờ về tính khả thi của lý thuyết khi tỉ lệ thất nghiệp cao. Sự nghi ngờ của tôi liên quan tới giả thuyết tỉ lệ tự nhiên được ủng hộ bởi một thực tế mang tính kinh nghiệm chỉ ra rằng tính khả thi của nó không thể áp dụng được ở khắp mọi nơi. Tỉ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ trong những năm 30 hiển nhiên là vựơt quá - chắc chắn là vượt quá - tỉ lệ tự nhiên hợp lý. Theo như giả thuyết tỉ lệ tự nhiên, giảm phát giá cả tăng nhanh trong suốt cả một thập kỷ. Điều đó đã không xảy ra. Giá cả giảm xuống một thời gian, nhưng lạm phát ngừng lại sau năm 1932; không có lạm phát nào đáng kể trong suốt mười năm qua, mặc dù tỉ lệ thất nghiệp rất cao. Bằng chứng này chỉ ra rằng, ít nhất sau một thời gian, khi tỉ lệ lạm phát thấp trong khi mức độ thất nghiệp lại cao, thì giả thuyết tỉ lệ tự nhiên sẽ bị sụp đổ. Một thất bại như thế sẽ không quá quan trọng đối với một lý thuyết bắt nguồn từ những quan sát thực tế, nhưng nó tạo ra một vết rạn cho mối quan hệ bắt nguồn từ những yếu tố cơ bản, những yếu tố được chấp nhận bởi vì chúng được cho rằng sẽ tồn mãi mãi và tồn tại ở khắp mọi nơi.
  5. Bằng chứng của những năm 30 không phải là duy nhất. Nền kinh tế hiện đại để lộ ra những đặc tính giống nhau. Ví dụ, Pierre Fortin ước lượng là từ năm 1992 tới năm 2000, nền kinh tế Canada trải qua gần 12 điểm của tỉ lệ thất nghiệp nhiều hơn ước lượng 8% của NAIRU. 46 Cùng thời gian đó, lạm phát trung bình rất thấp 1 ½ phần trăm một năm. Theo như lý thuyết tỉ lệ tự nhiên, trung tâm của lạm phát giảm nên giảm xuống khoảng chừng 6 phần trăm vì đánh giá cơ bản của đường Phillips là ½. Thay vào đó, lạm phát vào thời kỳ đó giảm xuống chỉ còn 0.1 phần trăm. Bằng chứng thuộc toán kinh tế chỉ ra rằng lý thuyết tỉ lệ tự nhiên nằm ở bãi cát hơn là năm ở trong đá. Đánh giá tại những thời điểm khác nhau về tỉ lệ tự nhiên chỉ ra rằng nó thay đổi theo thời gian; nhưng thậm chí ngay cả khi tính tới những thay đổi đó, những đánh giá của quá trình tỉ lệ tự nhiên đã đưa ra những lỗi lầm có chất lượng cao. Staiger, Stock và Watson (1997) ước tính một khoảng tin cậy 95% cho tỉ lệ tự nhiên Hoa Kỳ lên tới 5 phần trăm; tỉ lệ này cao gấp ba lần sự chênh lệch chuẩn của tỉ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ suốt 50 năm qua. Trong những nghiên cứu gần đây, William Dickens, George Perry và tôi đã phát hiện ra hai giả thuyết dựa trên hành vi, trái ngược lại với mô hình tỉ lệ tự nhiên, đã đưa ra một sự cân bằng ổn định giữa thất nghiệp và lạm phát tại thời điểm thất nghiệp đủ cao và tỉ lệ lạm phát thấp. Giả thuyết đầu tiền là "Keynes thuần tuý": công nhân phản đối và các công ty hiếm khi lợi dụng, cắt giảm mức lương danh nghĩa. Giả thuyết thứ hai liên quan tới vai trò của lạm phát kỳ vọng trong thương lượng mức lượng: chúng ta tranh luận rằng, tại thời điểm lạm phát rất thấp, môt số lượng rất lớn các công nhân không coi lạm phát đủ quan trọng để ảnh hưởng tới những quyết định của họ. Tuy vậy, khi lạm phát tăng, những tổn hại của việc bỏ qua nó cũng tăng lên, và vì thế một số lượng lớn các công ty và công nhân lưu tâm tới nó khi thương lượng mức lương. Kết luận của Keynes rằng những công nhân phản đối việc cắt giảm mức lương danh nghĩa là hoàn toàn phù hợp với sự hiểu biết theo trực giác của họ về tâm lý.
  6. Kết luận cũng đồng ý với lý thuyết tâm lý học và các bằng chứng. Lý thuyết triển vọng thừa nhận rằng những cá nhân đánh giá những thay đổi trong hoàn cảnh của họ theo lợi ích hay thiệt hại của họ dựa theo một số điểm nhất định. Bằng chứng chỉ ra rằng những cá nhân đó đã quan tâm quá nhiều vào việc làm thế nào để tránh thiệt hại chứ không hề quan tới việc làm sao để tăng thêm lợi ích. Kahneman và Tversky đã chứng minh rằng rất nhiều kết quả thực nghiệm trái ngược với việc tăng lợi nhuận tới tột cùng có thể làm hợp lý hoá bằng lý thuyết kỳ vọng. Phía sau sự không linh động của tiền lương là một mối liên hệ tự nhiên của lý thuyết kỳ vọng nếu như tiền lương hiện tại được chấp nhân bởi công nhân sau khi họ đã liệu tính những mất mát và lợi nhuận. Ủng hộ quan điểm này, Shafir, Diamond và Tversky (1997) tìm thấy trong một bản thăm dò ý kiến rằng, cơ cấu tinh thần của từng cá nhân không chỉ được định nghĩa theo ngôn ngữ thực tế được đưa ra bởi những nhà kinh tế học cổ điển mà còn thể hiện một vài ảo ảnh tiền tệ. Rất nhiều tài liệu nghiên cứu theo lối kinh nghiệm chỉ ra rằng tiền lương thực tế là rất khó khăn. Sử dụng những dữ liệu theo báo cáo, Card và Hyslop (1997) và Kahn (1997) nhận ra rằng những thay đổi trong phân bổ tiền lương danh nghĩa không đối xứng xung quanh số 0. Fortin tìm thấy những thay đổi tiền lương rất lạ tại điểm không theo dữ liệu của Canada. Từ năm 1992 tới 1994, khi lạm phát tại Canada là 1.2 phần trăm và tỉ lệ thất nghiệp trung bình khoảng 11.0 phần trăm, chỉ có khoảng 5.7 phần trăm của hiệp định hợp nhất không điều chỉnh theo giá sinh hoạt có mức lương năm đầu tiên bị cắt giảm, trong khi đó 47 phần trăm có mức tiền lương ổn định. 47 Trong những cuộc phỏng vấn chi tiết tại Connecticut, Bewley nhận ra rằng những người quản lý chỉ sẵn sàng cắt giảm mức lượng danh nghĩa như là một phương sách cuối cùng. 48 Để điều tra xem liệu các công ty có cắt giảm tổng bồi thường thông qua việc cắt giảm lợi nhuận trái ngược lại với cắt giảm tiền lương, Lebow, Saks và Wilson kiểm tra ngành kinh doanh của từng cá nhân được kiểm soát bởi
  7. Chỉ số chi phí của việc thuê nhân công: họ nhận ra rằng cắt giảm lợi nhuận chỉ là một sự thay thế rất nhỏ đối với việc cắt giảm tiền lương. 49 Sử dụng số liệu của Thuỵ Sỹ Fehr và Goette phát hiện ra rằng thậm chí lạm phát thấp trong một khoảng thời gian 7 năm và tăng năng suất thấp không làm tăng tính thường xuyên của việc cắt giảm tiền lương. 50 Tại thời điểm lạm phát thấp, sản lượng và lạm phát sẽ cân bằng trong một thời gian dài nếu như có một sự phản đối với việc cắt giảm tiền lương. Không giống như mô hình của Friedman-Phelps, trong đó sự cân bằng như thế này là rất ngắn ngủi, việc lạm phát tăng trong một thời gian dài (nếu nó gần tới điểm không) sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp giảm đáng kể và sản lượng tăng nhiều hơn. 51 Trình tự đi như sau: Trong cả thời điểm tốt cũng như không tốt, một vài công ty và ngành kinh doanh làm việc tốt hơn những người khác. Tiền lương cần phải được điều chỉnh lại để phù hợp với sự khác nhau trong vận mệnh kinh tế. Trong thời gian lạm phát vừa phải và sản lượng tăng, tiền lương có thể dễ dàng điều chỉnh cho phù hợp. Những công ty không may mắn có thể tăng tiền lương họ trả ít hơn mức trung bình, trong khi đó những công ty may mắn khác có thể trả cho công nhân của họ trên mức trung bình. Tuy nhiên, nếu sản lượng tăng ít (như thời kỳ từ đầu những năm 70 cho tới giữa những năm 90 tại Hoa Kỳ) và không có lạm phát thì các công ty cần cắt giảm tiền lương thức tế của họ , việc này chỉ có thể làm được bằng cách cắt giảm tiền lương của những người làm công cho họ. Dưới những kết luận thực tế về tính dễ thay đổi và sự tương quan theo chuỗi của những đột biến trong cầu thông qua các công ty, tính thường xuyên cần thiết của việc cắt giảm tiền lương tăng cũng nhanh như việc lạm phát giảm. Ác cảm về phía công ty khi lạm dụng việc cắt giảm mức lương theo danh nghĩa dẫn tới việc tăng tỉ lệ thất nghiệp lâu dài. Bởi vì mức lượng thực tế tại điểm lao động được cung cấp
  8. cao hơn mức việc làm thì lạm phát sẽ thấp, tỉ lệ thất nghiệp phù hợp với lạm phát ổn định tăng khi lạm phát giảm xuống những mức độ thấp hơn. Spillovers đưa ra một tác động của việc làm chung thay đổi trong những công ty đó bị ép buộc bởi sự bất lực của họ trong việc cắt giảm tiền lương. Vì thế, lợi ích của giảm phát ít là nó "bôi thêm dầu nhớt cho bánh xe của thị trường lao động". Sự bắt chước của một mô hình với những đột biến và ác cảm về phía công ty đối với việc cắt giảm tiền lương danh nghĩa gợi ý rằng, với những thông số thật được lựa chọn, sự cân bằng giữa lạm phát và thất nghiệp rất khó khăn tại thời điểm lạm phát thấp, trong khi đó sản lượng tăng cũng thấp. Ví dụ, một sự giảm sút lâu dài trong lạm phát từ hai phần trăm một năm xuống tới điểm không sẽ dẫn tới một sự tăng lâu dài trong tỉ lệ thất nghiệp xấp xỉ hai phần trăm.52 Đánh giá của đường Phillips đối với Hoa Kỳ sau Thế chiến thứ II, tương xứng với mô hình bắt chước vưa được mô tả, đưa ra những kết quả giống nhau. Khi đường Phillips được đánh giá được sử dụng để mô phỏng theo lạm phát đã trải qua vào những năm 30, sự việc này rất giống với lạm phát thực sự mà Hoa Kỳ đã trải qua trong thời kỳ kinh tế trì trệ. 53 Sự đóng giả có thể so sánh được về mô hình tỉ lệ tự nhiên, trái lại, chỉ ra lạm phát tăng rất nhanh vào những năm 30. Một giả thuyết khác về thái độ cũng tạo ra sự cân bằng ổn định giữa lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp ở mức làm phát thấp. Giả thuyết này dựa trên quan điểm rằng lạm phát không tăng vọt khi ở mức thấp, những sự thay đổi mức giá có thể xảy ra trong tương lai được bỏ qua trong khi thoả thuận tiền công. 54 Với sự cạnh tranh độc quyền và tiền lương hiệu dụng, việc bỏ qua lạm phát khi nó đang ở mức thấp là hợp lý.55 Nghiên cứu tâm lý học về những sự khác nhau nổi trội cũng như ngiên cứu về nhận thức tâm lý đều cho thấy con người thường bỏ qua những sự thay đổi không quan trọng đối với quyết định của họ.56 Các nhà kinh tế lượng ước tính bước thay đổi của Phillips mà tạo khả năng cho lạm phát trong quá khứ ảnh hưởng
  9. tới lạm phát hiện tại khi lạm phát ở mức cao nhiều hơn khi làm phát ở mức thấp phù hợp với giả thuyết rằng: ở mức lạm phát cao, tổng hệ số của lạm phát xảy ra trong quá khứ gần với một. 57 Ở mức lạm phát thấp, tổng hệ số gần với không.Cũng giống như vậy phép phân tích hồi quy sử dụng kết quả tính toán của cuộc điều tra về lạm phát kỳ vọng như một chỉ sổ độc lập đưa ra hệ số về lạm phát kỳ vọng ở mức cao sẽ cao hơn khi lạm phát ở mức thấp. 58 Rõ ràng, khi thời kỳ lạm phát ở mức cao và thấp kết hợp để ước tính một mô hình phi tuyến của ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng chúng ta thấy rằng ảnh hưởng của chúng phụ thuộc vào những thời kỳ lạm phát trước đó. Một biểu hiện của việc nghiên cứu kinh tế vĩ mô dựa trên hành vi về mức lạm phát rất thấp dẫn tới hậu quả lâu dài là mức thất nghiệp cao và mức năng suất thâp, có mối quan hệ mật thiết với các chinh sách tiền tệ. Hầu hết chúng ta đều cho rằng ngân hàng trung ương rất cẩn trọng, bảo thủ và an toàn. Nhưng tôi lại thấy rất nhiều ngân hàng trung ương giống như nhưng tay lái xe liều lĩnh: dể tránh những nguy cơ lạm phát trong hiện tại, họ lái xe sát vào lề đường, giữ mức lạm phát quá thấp và mức thất nghiệp quá cao. Trong những năm 1990, Canada có mức lạm phát rất thấp và một khoảng cách thất nghiệp chưa từng thấy - gần bốn phần trăm - với Mỹ. 59 Châu Âu cũng có tỉ lệ thất nghiệp cao và mức lạm phát rất thấp. Nhật Bản còn tiến xa hơn với giảm phát. Các ngân hàng trung ương làm theo những quyển sách giáo khoa về giả thuyết tỉ lệ tự nhiên cần nghe theo lời khuyên của Oliver Cromwell của Quốc Hội thuộc nhà thờ Scotland:" Tôi van xin những người trong lòng Chúa hãy nghĩ có thể các bạn đã mắc sai lầm." Đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi mà cuộc điều tra đầu tiên về nhận thức tâm lý sử dụng lời trích dẫn này để chứng minh cho một sai lầm phổ biến: đó là quá tư tin.60 TIẾT KIỆM Việc mọi người thường tiết kiệm quá ít là một chuyện phổ biến. Để bù vào thiệt hại này, hầu hết chính phủ các nước phát triển đều dành một khoản lớn cho người
  10. già lúc về hưu. Thêm vào đó, rất nhiều ông chủ đòi hỏi và bao cấp đóng góp lương hưu cho người làm công. Thậm chí với những bước tiến này, hầu hết mọi người vãn cho rằng tài sản tài chính của hầu hết các hộ gia đình đều ít hơn rất nhiếu so với mức họ cần để duy trỉ mức tiêu dùng khi về hưu. Đối với ngành Tân kinh tế học cổ điển, tiết kiệm quá nhiều hay qua ít, giống như thất nghiệp không tự nguyện, là một việc không thể thực hiện được, một sự trái ngược rõ ràng với các giả thuyết của kinh tế học hiện đại. Bởi vì tiết kiệm là kết quả của sự tối đa hoá độ thoả dụng của từng cá nhân, nó phải, do thiếu các ngoại hưởng, đúng. Ngược lại, kinh tế học vĩ mô dựa trên hành vi đã phát triển các công cụ lý thuyết và các chiến lược dựa trên kinh nghiệm để nâng cao hiểu biết về hành vi thay đổi theo thời gian kiểu như thế này. Một cuộc cải cách mang tính lý thuyết then chốt cho phép những phân tích hệ thống về hành vi thay đổi theo thời gian là một sự công nhận rằng các cá nhân có thể tổi đa hoá hàm thoả dụng mà đã được tách ra khỏi những gì được coi là tượng trưng cho " phúc lợi thực sự". Một khi sự phân biệt này được chấp nhận, "tiết kiệm quá ít" trở thành một khái niệm có nghĩa. Tư tưởng này được minh hoạ bằng huyền thoại những con lemmut. Người ta tin rằng cứ một vài năm một lần những con lemmut lại tập họp đông đủ để tham gia vào một cuộc tử hành mà kết thúc bằng việc chúng đều nhảy xuống biển.62 Những hành vi của lemmut chứng tỏ một sự phân biệt chung giữa các nhà tâm lý học, nhưng sự phân biệt này không xảy ra giữa các nhà kinh tế. Trừ phi Chúa hiển linh bất ngờ trong lần nhảy xuống nước, độ thoả dụng và phúc lợi được đưa ra bởi mỗi hàm, nhưng chúng tối đa hoá lấn nhau. Nghĩ về điều này: quan điểm phổ biến về tiết kiệm, rằng mọi người tiết kiệm quá ít cũng được miêu tả tương tự. Việc quyết định liệu mọi người tiết kiệm quá nhiều hay quá ít liên quan tới việc hỏi xem liệu con người, giống như nhưng con lemmut, có một chức năng có ích miêu tả lợi ích của chúng, nhưng tối đa hoá lợi
  11. ích của những con khác. 63 Những dẫn chứng này đưa ra những khác biệt lớn lao giữa hai khái niệm. Những tỉ lệ phủ định cao của việc giảm thời gian là cần thiết cho việc giải thích tỉ lệ thu nhập. 64 Tuy nhiên, kết quả các phiếu điều tra về việc cân bằng tiết kiệm tiêu dùng cho thấy mọi người cho rằng họ cần phải tiết lộ về tỉ lệ giảm giá ở mức có lợi trên trung bình một chút.65 Hàm triết khấu hyperbolic được sử dụng trong ngiên cứu sự lựa chọn tiết kiệm theo thời gian, có thể được sử dụng để hình thức hoá sự phân biết giữa hàm thoả dụng miêu tả hành vi tiết kiệm thực sự và hàm thoả dụng tính toán lợi ích thu được từ những hành vi trên. Hàm hyperbolic giải quyết những khó khăn con người gặp phải khi điều khiển bản thân. Ngược lại, theo tỉ lệ chiết khấu giảm theo hàm mũ mà được coi là học thuyết tân cổ điển, hàm hyperbolic cho rằng tỉ lệ chiết khấu từng được sử dụng để đánh giá sự đánh đổi giữa sự suy giảm của các thời kỳ cận nhau khi cột thời gian kéo dài: các cá nhân sử dụng tỉ lệ chiết khấu cao để đánh giá những sự lựa chọn mà yêu cầu một sự đánh đổi, hi sinh ngay lập tức để đạt được thành quả trong tương lai và tỉ lệ chiết khấu thấp hơn khi một sự hi sinh như vậy bị trì hoãn tới tương lai. Vì vậy, họ kiên nhẫn khi đưa ra những quyết định đòi hỏi việc trì hoãn tiền thù lao khi những sự hi sinh này bị trì hoãn; nhưng lại thiếu kiên nhẫn trong việc trì hoãn tiền thù lao trong một thời gian ngắn. Bởi vì mức tiêu thụ hiện tại tăng vọt nhanh hơn trong mức tiêu thụ trong tương lai, các cá nhân chần chừ đối với việc tiết kiệm. Hàm hyperbolic thống nhất với những phát hiện có tính thử nghiệm: Chủ thể con người và con vật thường muốn trì hoãn tiền thù lao trong tương lai hơn là thực hiện điều nay ngay lập tức. Hai hình thức của việc trì hoãn này gây ra bới chiết khấu hyperblic. "Trì hoãn ngây thơ" xảy ra khi các cá nhân nhận định không chinh xác là hàm thoả dụng của họ sẽ khác đi trong tương lai. Họ cũng dự đoán một cách sai lầm rằng mặc dù hôm nay tăng vọt nhưng ngày mai sẽ khác. Họ không thể thấy rằng bản thân ngày mai
  12. và hôm nay khác nhau, vì vậy ngày mai cũng sẽ tăng vọt như hôm nay một khi nó đã tiến gần thêm một bước. Những người hay chần chừ một cách ngây thơ tin tưởng một cách sai lầm rằng họ sẽ an toàn (ăn kiêng, tập thể dục, bỏ thuốc lá…) ngày mai, mặc dù họ không làm như vậy hôm nay và họ thấy ngạc nhiên rằng những sự hi sinh bị trì hoãn hôm nay cũng sẽ lại bị trì hoãn ngày mai. Theo như hệ thống những từ chuyên ngành của O'Donoghue và Rabin (1999), những người chần chừ ở dạng phức tạp hơn gọi là preproperation. Những người này có những sự kỳ vọng đúng đắn về tương lai của họ. Họ nói với bản thân: không có lý do nào để trì hoãn việc phải làm trong ngày hôm này nếu như ngày mai sẽ đặc biệt tăng vọt. Nếu ngày mai đặc biệt tăng vọt thì tôi sẽ sử dụng tất cả những gì tôi đã gác sang một bên ngày hôm nay khi nó cũng đã đặc biệt tăng vọt. Vì vậy tôi sẽ không thực hiện việc hi sinh trong ngày hôm nay. Laibson sử dụng chiết khấu hyperbolic như là một yếu tố căn bản của một chương trình điều tra về hành vi tiết kiệm và chính sách. Với đồng tác giả Repettp và Tobacman (1998) ông đã mô phỏng những ảnh hưởng của các chương trình ưu đãi thuế khác nhau trong một thể giới mà những người tiêu dùng là những người hay trì hoãn. Họ đánh giá rằng những ảnh hưởng tích cực đối với phúc lợi xã hội có được do những thay đổi nhỏ trong ưu đãi để giữ lại những gì đã làm giảm sự trì hoãn. Do công trình này, những quy định về thuế thúc đẩy các kế hoạch tiết kiệm 401 (k) đã thay đổi. Nếu các công ty lựa chọn, công nhân hiện tại có thể tự động được nhận và tự động và mặc nhiên được công nhận sự đóng góp. Việc thực hiện những kế hoạch này đã giúp tăng đáng kể tỉ lệ tham gia và kế hoạch và nhiều công nhân tiếp tục duy trỉ những đóng góp của họ ở mức ngầm định.67 Bên cạnh sự phổ biến của chương trình bảo trợ xã hội và một số chương trình khác mà "bắt buộc" người tiêu dùng phải tiết kiệm, bằng chứng rõ ràng nhất của việc tiết kiệm ít có lẽ là việc quan sát thấy rằng, khi nghỉ hưu, trung bình các cá nhân giảm đáng kể mức tiêu dùng.68, Trên thực tế, mức tiêu dùng sau khi nghỉ hưu
  13. giảm không liên tục.69 Những người có nhiều của cải hơn và thu nhập cao hơn giảm mức tiêu dùng ít hơn rất nhiều. Phát hiện này khó lý giải với vòng mức sống và mô hình chiết khấu theo hàm mũ.70 Thaler và Benartzi (2000) đã xem xét lại một kế hoạch tiết kiệm để vượt qua xu hướng hay trì hoãn của công nhân và kiểm tra điều này qua thí nghiệm ở công ti cỡ trung bình: người làm công được mời tham gia một kế hoạch tiết kiệm mà theo đó họ được chọn trước khoản tiền lấy tử khoản tăng lương để cho vào tiết kiệm. Thống nhất với chiết khấu hyperbolic nhưng không thống nhất với mô hình hàm mũ tiêu chuẩn, các công nhân chọn khoản tiết kiệm tương đối khiêm tốn từ khoản tăng lương tương lai. Trong một thời gian ngắn, tỉ lệ tiết kiệm trung bình đã tăng gấp đôi.71 THỊ TRƯỜNG TÀI SẢN Học Thuyết Chung của Keynes là tác phẩm khởi xướng viết về quan điểm tài chính hiện đại dựa trên hành vi của thị trường tài sản. Theo phép ẩn dụ của Keynes " đầu tư chuyên nghiệp có thể cũng giống như những cuộc thi trên báo ở đó những đối thủ cạnh tranh phải chọn ra sáu khuôn mặt đẹp nhất từ một trăm bức ảnh, giải thưởng được trao cho người mà có lựa chọn gần với sự lựa chọn của phần lớn những người tham gia và cuộc thi nói chung."72 Vì vậy thị trường chứng khoán thay đổi rất nhanh và cũng phản ứng nhanh với tin tức. Quan điểm này về thị trường chứng khoán ngượi với mô hình thị trường có hiệu quả ở đó giá cổ phiếu đo lường giả trị hiện tài của những sư trở lại trong tương lại phù hợp với rủi ro. Đầu những năm 1980 Robert Shiller tiến hành một bài kiểm tra trực tiếp về giả thuyết về tính không ổn định quá mức của Keynes. Ông lý luận rằng nếu giả cố phiếu thực sự là giá trị dự báo của lợi tức kỳ vọng trong tương lai, chúng sẽ ít đa dạng hơn những lợi tức được chiết khấu. Suy nghĩ của Shiller là một ứng dụng trực tiếp của nguyên tắc số liệu đơn giản. Nếu dự báo thới tiết có quá nhiều sai
  14. lệch so với thời tiết thực sự thì dự báo thới tiết đó cần bị loại bỏ. 73 Sử dụng số liệu về giá cổ phiếu và cổ tức của Mỹ trong 100 năm qua, 74 ông tìm thấy chính xác những gỉ mà Keynes đã mong muốn: độ lệch chuẩn của giả cố phiếu (đã được giảm khuynh hướng) lớn hơn năm lân so với độ lệch chuẩn của cổ tức được chiết khấu (đã được giảm khuynh hướng). Những kết quả này được tái khảng định trong những bài kiểm tra phức tạp hơn mà cho phép chính xác tính chất không tĩnh tại của cả giả cổ phiếu và giá trị triết khấu hiện tại của cổ tức.75 Bất chấp những kết quả của những bài kiểm tra có phương sai, sự tin tưởng vào thị trường hiệu quả được củng cố bằng những kết quả dựa trên kinh nghiệm như việc tìm ra một loạt sự tương quan không nổi bật của lợi tức dựa trên số liệu hàng tháng.76 Việc phủ nhận giả thuyết rằng lợi tức có sự tương quan theo sê-ri với nhau cho thấy thị trường chứng khoán chuyển biến theo những yếu tố gần với bứơc ngẫu nhiên. Để đáp lại, Summers (1986) đưa ra một mô hình về "thị hiếu nhất thời" - vói một loạt độ lệch có tương quan vói nhau của thị trường hoàn hảo - những bài kiểm tra về tương quan hàng loạt có luỹ thửa rất thấp: luỹ thừa của những bài kiểm tra này thấp tới mức phải cần tới số kiệu của 5000 năm trước khi nó có thể phân biệt 50 phần trăm của thời gian với giả thuyết bước ngẫu nhiên và một thị hiếu nhất thời có thể đẩy giá cổ phiếu lên 30 phần trăm so với mức 35 phần trăm cơ bản của thời gian.77 Vượt xa việc xác lập của sự tồn tại của tính dễ biến động cao, Shiller cũng kiểm tra những nguyên nhân có thể. Trong Irrational Exuberance (1999), ông kiểm tra những tin tức về sự sôi sục của thị trường cổ phiếu những năm 1990 và giải thích tại sao ý tưởng về một "thời đại mới" ở cả thị trường tại chính và nền kinh tế thực sự được phổ biến rộng rãi. Khi giá cổ phiếu tăng, mantra của "nền kinh tế mới" được chuyển từ người này sang người khác, các nhà đầu tư cá nhân hành động theo quan điểm của giới truyền thông, giới truyền thông luôn luôn khuếch đại ảnh hưởng của những quy tắc kinh tế cơ bản như là internet lên năng suất. Những ảo
  15. tưởng về thị trường cổ phiếu như thế rất phổ biến; chúng xảy ra ở rất nhiều nước khác nhau và thường qua một quá trình lịch sử. Thực chất, bản ghi chép của Kindleberger về chứng cuồng loạn và hoang mang và lịch sử của Galbraith về tác phẩm Great Crash năm 1929 được coi như là một tác phẩm tiền nhiệm xuất sắc sau Irrational Exuberance Thực chất, bản tường trình về chứng điên cuồng và thần kinh không ổn định của Kindleberger và lịch sử của tác phẩm Great Crash của Galbraith vào năm 1929 là tác phẩm tiền nhiệm lỗi lạc trước tác phẩm Irrational Exuberance. Chuyên đề thứ hai theo kinh nghiệm chỉ ra rằng những nghi ngờ về tính hợp lý của thị trường cổ phiếu vẫn là một câu hỏi khó trả lời về lợi tức cổ phần . Trong suốt hai trăm năm qua, lợi tức trên cổ phần cao hơn đáng kể so với lợi tức của trái phiếu. Ví dụ, từ năm 1802 tới năm 1998 lợi tức thực tế của chỉ số cổ phần thị trường là 7.0 phần trăm so với 2.9 phần trăm đối với một sự đảm bảo tương đối an toàn. 78 Trong suốt 75 năm qua, từ năm 1926 tới năm 2000, lợi tức thực tế là 8.7 phần trăm đối với cổ phần trái ngược lại với 0.7 phần trăm đối với trái phiếu, một khoảng cách là 8.0 phần trăm. Khoảng cách này rất lớn: Siegel và Thaler (1998) tính toán rằng một sự đầu tư $ 1,000 thực hiện cách đây 75 năm sẽ sinh lợi lên tới $12,400 đối với trái phiếu và $884,000 đối với cổ phần. Khoảng cách này quá lớn tới mức sự bác bỏ hợp lý là một món súp vịt: Cùng với việc tăng lợi nhuận tới tột cùng, lợi nhuận cận biên của tiêu dùng ngày nay nên bằng với lợi nhuận phụ thêm mong đợi ngày mai từ những dữ liệu của ngày hôm nay. Điều kiện này ngụ ý nói rằng tiền lãi cổ phần nên bằng với tích số của hệ số rủi ro và hiệp phương sai giữa sự tăng trưởng của tiêu dùng và lợi tức lên giá cổ phần. Tuy nhiên, đối với một vài giá trị của hệ số rủi ro, tích số này nhỏ hơn rất nhiều so với lợi nhuận cổ phần, vì thế nó đã loại bỏ hành vi tiêu dùng theo lý trí. Sự loại bỏ này được biết tới như là một câu đố về lợi nhuận của cổ phần. 79
  16. Một bằng chứng khác về tính không hợp lý của giá cổ phần lấy từ dữ liệu phân tích chéo. Cũng giống với việc tìm ra chuỗi dữ liệu theo thời gian của Shiller về tình không ổn định dư thừa gắn liền với nghịch đảo số trung bình của tỉ số giá cả/tiền lãi cổ phần, De Bondt và Thaler (1987) đã tìm ra nghịc đảo số trung bình của tiền lãi cổ phần theo cách phân tích chéo: một danh mục vốn đầu tư được tạo bởi 50 người chiến thắng cao nhất cách đây năm năm góp phần không nhỏ giới thiệu nên chỉ số trung bình thị trường, trong khi đó, danh mục vốn đầu tư của 50 người thất bại thảm hại lại có ích hơn là chỉ số thị trường. Những sự việc bất bình thường khác trong thị trường cổ phiếu, như là việc giá cổ phần giảm 20% chỉ trong một ngày vào tháng Mười năm 1987 khi thiếu những thông tin quan trọng cũng khiến cho moi người nghi ngờ về giả thuyết thị trường hiệu quả. 80 Tài sản không chỉ là quan trọng vì lợi ích của chính nó, chúng còn quan trong bời vì chunggs ảnh hưởng tới nền kinh tế vĩ mô, thông qua ít nhất là ba kênh. Đầu tiên, giá trị của của cải ảnh hưởng tới sự giàu có, và vì thế ảnh hưởng tới tiêu dùng. Thứ hai, giá của của cải đang hiện hành liên quan tới giá của tư bản mới - chỉ số q của Tobin - ảnh hưởng tới đầu tư vì đầu tư có thể coi như là một sự buôn chứng khoán giữa vốn cổ phần mới và những tuyên bố đối với những tài sản hiện hành tương đương. 81 Cuối cùng, giá trị tài sản ảnh hưởng tới những may rủi mà các công ty có thể phá sản. Những công tư gần tới ngưỡng phá sản nhận thấy thật sự khó khăn, nếu không muốn nói là không thể, mượn tiền, và vì vậy thường tìm trước những cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận cao. 82
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2