intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài QUAN NIỆM CỦA MÁC VỀ CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM “BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT HỌC 1844”

Chia sẻ: Vu Thi Huong Lua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:23

280
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con người từ lâu đã trở thành đối tượng và mục đích nghiên cứu của nhiều ngành khoa học và trong đó không thể không nhắc tới triết học. Trong hệ thống triết học từ xưa đến nay, từ triết học cổ đại đến triết học hiện đại; từ triết học phương Đông đến triết học phương Tây, người ta đều có thể tìm thấy ít hay nhiều những quan niệm khác nhau về con người. Nếu như triết học Trung Hoa cổ đại quan tâm đến vấn đề bản tính con người như Nho gia cho rằng bản tính...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài QUAN NIỆM CỦA MÁC VỀ CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM “BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT HỌC 1844”

  1. Đề tài: QUAN NIỆM CỦA MÁC VỀ CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM “BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT HỌC 1844” MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Con người từ lâu đã trở thành đối tượng và mục đích nghiên c ứu c ủa nhi ều ngành khoa học và trong đó không thể không nhắc tới triết học. Trong hệ th ống triết học từ xưa đến nay, từ triết học cổ đại đến triết h ọc hiện đ ại; t ừ tri ết h ọc phương Đông đến triết học phương Tây, người ta đều có th ể tìm th ấy ít hay nhiều những quan niệm khác nhau về con người. Nếu như triết học Trung Hoa cổ đại quan tâm đến vấn đề bản tính con người như Nho gia cho rằng bản tính con người là thiện, Pháp gia cho rằng bản tính con người là bất thi ện, Đ ạo gia nhấn mạnh bản tính tự nhiên của con người… thì trong triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại con người được xem là khởi đầu của tư duy triết học, con người là một tiểu vũ trụ trong vũ trụ bao la, hay con người là thước đo của vạn vật. Do những điều kiện sinh hoạt của con người, nội dung, ý nghĩa đời s ống của con người luôn luôn biến đổi. Bởi vậy, ở mỗi thời đại khác nhau lại đặt ra và giải quyết vấn đề này một cách khác nhau và đem lại nh ững giá tr ị m ới trong nhận thức về con người. Chính vì thế mà đề tài về con người v ẫn luôn m ới m ẻ và sẽ không bao giờ kết thúc. Từ thời cổ đại xa xưa con người đã tìm câu trả lời về bản thân mình. Các nhà triết học trước đây đã cố gắng tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “con người là gì?”, “bản chất của con người là gì?”, “ý nghĩa cuộc sống của con người là gì?”… Các trào lưu triết học khác nhau lại đưa ra những quan niệm khác nhau, những kiến giải khác nhau về vấn đề con người, và do đó có các cách giải thích khác nhau về bản chất con người, vai trò của con người trong th ế giới và m ối quan hệ giữa con người và xă hội. 1
  2. Trên cơ sở kế thừa một cách có chọn lọc và phê phán những tư tưởng của các bậc tiền bối, Mác và Ăngghen đã xây dựng một học thuyết độc đáo, khoa học về con người. Mác, Ăngghen và Lênin đều hướng tới việc giải quy ết nh ững n ội dung liên quan đến bản chất con người là gì?, vị trí, vai trò của con người đối với thế giới như thế nào?, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong đời sống hiện thực của con người… Tất cả những vấn đề trên xét về thực chất đó là h ọc thuyết giải phóng con người, hướng tới mục đích vì con người – ch ủ th ể của lịch sử. Nó cũng thể hiện bản chất cách mạng và khoa học của triết học Mác – Lênin. Và cho đến nay học thuyết ấy vẫn còn nguyên giá trị của nó. Trong những thập kỉ gần đây, quan niệm “con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển” đã được thừa nhận trên quy mô toàn cầu. Trong Báo cáo phát tri ển Con người toàn cầu (HDR) đầu tiên năm 1990, Tổ chức Liên hợp qu ốc (vi ết t ắt là UNDP) đã tuyên bố: “Con người là của cải thực sự của quốc gia. Con người là trung tâm của sự phát triển”. Đây được coi là nguyên lý cơ bản đầu tiên, là tôn chỉ hoạt động của UNDP. Và ở Việt Nam trong những năm gần đây quan niệm coi con người là trung tâm đã trở thành cách nhìn, cách nghĩ có sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà lý luận và các nhà hoạt đ ộng chính tr ị - xã hội. Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng xác định “ con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát tri ển; m ột t ư t ưởng n ổi b ật của đường lối đổi mới, của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hi ện đ ại hóa là xây dựng và phát huy nhân tố con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ”. Bởi vậy chúng ta càng cần quan tâm đến việc làm sao để có được những nhận thức đầy đủ về con người, để xây dựng chiến lược phát triển con người Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu của công cuộc kiến thiết đất nước. Để làm được điều đó, một mặt, chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu những di sản của những tác gia kinh đi ển của ch ủ nghĩa Mác để tìm ra những quan niệm về con người còn đúng đắn, còn giá trị. 2
  3. Mặt khác, chúng ta cần phải biết kết h ợp những giá trị ấy v ới nh ững tri th ức và thành tựu khoa học hiện đại về con người. Đây là vi ệc làm c ần thi ết và có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện, phương pháp và tư tưởng. Hơn nữa khi xem xét những quan niệm cụ thể của chủ nghĩa Mác về con người, không ít học giả phương Tây cho rằng không có học thuyết con người trong chủ nghĩa Mác. Đúng là Mác, Ăngghen, Lênin không để lại một tác phẩm riêng nào bàn về con người. Đó là do mục tiêu và đi ều ki ện đấu tranh gi ải phóng giai cấp vô sản khiến cho các ông không có đủ thời gian bàn một cách chi tiết, hệ thống về vấn đề con người. Nhưng nếu chúng ta nghiên cứu những tác ph ẩm của Mác – Ăngghen một cách thấu đáo, đặc biệt là những tác ph ẩm trước năm 1844 đến những tác phẩm cuối đời của các ông thì chúng ta có th ể kh ẳng đ ịnh rằng vấn đề con người luôn xuất hiện và chi phối những sáng tạo của các ông. Và theo quan điểm của chủ nghĩa Mác thì có vấn đề nào c ủa l ịch s ử, c ủa xã h ội mà lại không phải là vấn đề của con người. Chúng ta có th ể nói “CON NG ƯỜI” “có mặt” trong tất cả các bộ phận của chủ nghĩa Mác. Như vậy vi ệc nghiên c ứu tác phẩm của Mác, nghiên cứu quan niệm về con người của ông là thêm m ột l ần nữa chúng ta khẳng định “chủ nghĩa Mác không bỏ rơi con người”. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “ Quan niệm của Mác về con người trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết h ọc 1844” ” làm luận văn cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề con người trong lịch sử triết học là một đề tài lớn đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều công trình, tài li ệu nghiên c ứu v ấn đ ề này như: + Nhóm các tác giả nghiên cứu về đề tài con người trong lịch sử triết học: 1, Tác giả Vũ Minh Tâm: “Tư tưởng về con người trong lịch sử triết học” 2, PGS.TS Hồ Sỹ Quý: “Con người và phát triển con người” 3
  4. 3, GS. Nguyễn Hữu Vui: “Lịch sử triết học” + Nhóm các tác giả nghiên cứu quan niệm của Mác về con người 1, Hồ Sỹ Quý: “Con người và phát triển con người trong quan ni ệm c ủa Mác và Ăngghen” 2, TS. Phạm Văn Chung: “Triết học Mác về lịch sử” 3, TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền: “Mác – Ăngghen về giải phóng con người” – Luận văn Thạc sĩ; “Quan niệm của Mác về tha hóa và ý nghĩa của nó đối với phát triển con người Việt Nam hiện nay” – Luận án Tiến sĩ 4, Trần Bạch Tuyết với luận văn thạc sĩ: “Tư tưởng của Mác về bản chất của con người” 5, Nguyễn Thị Tố Uyên với “ Quan điểm triết học của Mác về v ấn đ ề con người với tư cách chủ thể sáng tạo lịch sử” – Luận văn THS + Nhóm các tác giả nghiên cứu về tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844” 1, Bùi Bá Linh: “Khái niệm con người trong Bản thảo kinh tế triết học 1844” – Tạp chí Triết học số 3/ 1998 2, PGS. TS Hồ Sỹ Quý: “Mấy tư tưởng lớn về con người trong Bản thảo kinh tế triết học 1844” được in trong “Con người và phát triển con người trong quan niệm của C.Mác và Ph. Ăngghen” 3, TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền: “Tư tưởng Các Mác về con ng ười và gi ải phóng con người trong Bản thảo kinh tế - triết học 1844” – Kỉ yếu Hội thảo Khoa học nữ Đại học Quốc gia Hà Nội lần thứ 10. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005. 4, Trương Thị Kim Oanh: “Vấn đề tha hóa lao động trong tác ph ẩm B ản thảo kinh tế - triết học 1844” – Luận văn THs Triết học  Tóm lại, có thể nói rằng, nhìn tổng quát thì vấn đề con người trong lịch sử triết học nói chung, quan niệm của Mác về con người nói riêng đã được nhiều 4
  5. nhà nghiên cứu đề cập trên nhiều bình diện với những khía cạnh tư tưởng khác nhau. Nhưng để đánh giá đúng đắn, sâu sắc vấn đề vẫn cần có nh ững chuyên đ ề đi sâu vào những tác phẩm với những nội dung cụ th ể. D ựa trên nh ững ngu ồn tài liệu, những công trình nghiên cứu của các tác giả đã được công bố, những kiến thức học được trên giảng đường, tôi cố gắng tìm hiểu, đi sâu và trình bày một cách có hệ thống quan niệm cơ bản của Mác về con người trong “B ản th ảo kinh tế - triết học 1844” 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu + Mục đích nghiên cứu: Luận văn này nhằm làm rõ nội dung cơ bản của quan niệm con người trong triết học Mác được thể hiện trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học” của ông. Từ đó thấy được những ý nghĩa, nh ững giá tr ị nhân văn trong quan niệm về con người của Mác và bác bỏ luận điệu cho rằng triết học Mác đã bỏ rơi con người. + Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích đó luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, trình bày những điều kiện hình thành quan niệm về con ng ười của Mác, trong đó phải nhấn mạnh đến những quan điểm về con người trước chủ nghĩa Mác. Thứ hai, giới thiệu về tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844”: hoàn cảnh ra đời, kết cấu, nội dung cơ bản. Thứ ba, đề cập và nhấn mạnh đến những nội dung bàn tới bản ch ất con người và giải phóng con người của Mác trong tác phẩm, đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể. Thứ tư, đưa ra những nhận xét đánh giá, kết luận của người viết, quan niệm của Mác có điểm gì tiến bộ, hạn chế so với tri ết h ọc tr ước đó và đánh giá giá trị của quan niệm này. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5
  6. + Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm duy vật về lịch sử, quan điểm của triết học Mác – Lênin về sự tác động qua l ại gi ữa t ồn t ại xã hội và ý thức xã hội. + Phương pháp nghiên cứu: phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn là: logic – lịch s ử, phân tích – t ổng h ợp, h ệ thống hóa, khái quát hóa, gắn lý luận với thực tiễn. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Quan niệm của Mác về con người + Phạm vi nghiên cứu: Tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844” 6. Đóng góp của luận văn Luận văn muốn làm rõ thêm quan niệm của Mác về con người được luận chứng thông qua tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844”. Từ đó góp phần chứng minh triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác nói chung không “b ỏ r ơi”con người mà luôn vì con người, giải phóng con người khỏi mọi áp bức b ất công, góp phần bảo vệ những di sản kinh điển, những giá trị của tri ết h ọc Mác v ề con người. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn + Ý nghĩa lý luận: Đóng góp thêm một số ý kiến, hiểu biết trong nh ận th ức quan niệm triết học cơ bản của Mác về con người, đồng thời nhận thức giá trị, ý nghĩa của quan niệm đó trong thời đại ngày nay. + Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu triết học Mác – Lênin nói chung và tư t ưởng, quan đi ểm c ủa Mác – Ăngghen về con người nói riêng. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham kh ảo, luận văn gồm có 2 chương và 6 tiết. 6
  7. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM CỦA MÁC VỀ CON NGƯỜI TRONG “BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT HỌC NĂM 1844” 1.1 Những điều kiện của sự hình thành quan niệm về con ng ười c ủa Mác trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844” 1.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội - Nền đại công nghiệp cơ khí ra đời và phát triển cùng với sự phát tri ển c ủa kinh tế thị trường. + Cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, đại công nghiệp đã làm cho ch ủ nghĩa tư bản phát triển, chế độ tư bản hình thành và đạt đ ược nhi ều thành t ựu to lớn của nó trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa h ọc xã h ội. Đ ại công nghi ệp đã chứng tỏ mối quan hệ thống nhất giữa tự nhiên và xã hội, những quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội đã tác động mạnh mẽ trong m ột th ể th ống nh ất là đ ại công nghiệp. + Đại công nghiệp và kinh tế thị trường ra đời đã làm cho cấu trúc kinh tế trở nên chặt chẽ hơn bao giờ hết, không còn lỏng lẻo nh ư trong xã h ội phong kiến. Đồng thời những mặt khác nhau của đời sống xã hội cũng được phân chia và xác định rõ ràng. Lần đầu tiên cho người ta th ấy rằng kinh t ế là lĩnh v ực quan trọng nhất quyết định tất cả, là nền tảng của tất cả những sinh hoạt khác. + Cũng với thời đại công nghiệp, con người đã làm ch ủ được những s ức mạnh to lớn của tự nhiên, xã hội và bản thân mình. Đ ặt c ơ s ở cho quan ni ệm v ề tính chủ thể của con người. Triết học ra đời đã đặt ra vấn đề cái tôi. Và triết học 7
  8. Mác đã gắn cái tôi với lao động, cái tôi làm ra, sáng tạo ra c ả th ế gi ới, không phải là cái tôi hưởng thụ. + Đại công nghiệp ra đời đã làm cho các quốc gia dân t ộc trên th ế giới đ ược đặt vào sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau. Do đó lịch sử ấy là cơ sở cho việc hình thành quan niệm về lịch sử nhân loại, không những là quá trình th ống nh ất mà còn là quá trình phát triển. - Chủ nghĩa tư bản được xác lập và giữ địa vị thống trị. Giai c ấp công nhân công nghiệp ra đời, đây là giai cấp đại biểu cho l ực l ượng s ản xu ất m ới, có b ản chất cách mạng triệt để nhất. - Sự bần cùng, khốn khổ của người công nhân trong xã h ội tư bản, trong nền đại công nghiệp. - Và không phải chờ đến Mác, không phải chỉ có Mác mới nhận ra sự bần cùng, khốn khổ của con người trong xã hội công nghiệp ấy, mà ngay từ đầu khi phương thức tư bản chủ nghĩa ra đời đã có không ít nhà khoa h ọc lên ti ếng bảo vệ con người. Họ nêu cao tinh thần nhân đạo, vì con người. Nh ững h ọ lại không thể rời bỏ hàng ngũ tư sản của mình để đứng sang hàng ngũ nh ững người vô sản, để thấu hiểu triệt để đời sống cơ cực của họ, để chỉ ra những căn nguyên sâu xa làm nên những sự bất công đó. Họ chỉ kêu gọi sự ban ơn của những nhà tư bản dành những đặc ân cho những người công nhân. Nhưng tất cả chỉ là những điều không tưởng. Và chỉ đến Mác, ông mới dám thẳng th ắn rời bỏ hàng ngũ t ư sản của mình để bước sang hàng ngũ những người lao động chân chính, để lên tiếng bênh vực họ, chỉ ra nguyên nhân của mọi đau kh ổ mà con ng ười đang ph ải gánh chịu đó là do chế độ tư hữu tư sản, là do s ự bóc lột giá tr ị th ặng d ư, bóc l ột sức lao động của nhà tư bản… Ông đã dành cả cuộc đời mình đ ể đấu tranh cho nhân loại cần lao, để giải phóng “triệt để” con người, đặc biệt là người lao động, người công nhân khỏi mọi bất công. 8
  9.  Chính từ thực tiễn sinh động ấy, từ những hoạt động th ực t ế sôi n ổi mà Mác đã đưa ra những quan điểm chính xác, khoa học về con người. Mác khác với những nhà triết học trước ông trong quan niệm về con người. Nếu nh ư nh ững nhà triết học trước Mác chỉ nhìn thấy con người trừu tượng, con người nói chung, hay khái niệm về con người thì Mác đã đưa ra quan ni ệm c ủa ông v ề con người xã hội, con người cụ thể. Đó là những con người đang lao đ ộng s ản xu ất, những con người đáng quý, đáng trân trọng và cần được bảo vệ. 1.1.2 Tiền đề lý luận Vấn đề con người được đặt ra từ rất sớm trong lịch sử triết h ọc, tuy là v ấn đề xưa cũ nhưng luôn được đặt ra đối với mọi thời đại và luôn đ ược làm mới mẻ. Triết học Mác ra đời và kế thừa những tư tưởng có giá trị của các b ậc ti ền bối và Mác cũng đã đưa ra những quan điểm riêng về con người. Tuy nhiên, ở thời kì này Mác vẫn chưa được tiếp xúc nhiều với những tư tưởng phương Đông, đặc biệt là tư tưởng về con người. Do vậy chúng tôi chỉ đề cập đến những quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước Mác. - Trong triết học Hy lạp cổ đại, con người được xem là đi ểm kh ởi đ ầu c ủa tư duy triết học. Khi lý giải về con người mặc dù mới chỉ dừng lại những hiểu biết bên ngoài về tồn tại con người nhưng đã có sự phân biệt con người với tự nhiên. Con người là một tiểu vũ trụ trong vũ trụ bao la. Con người và th ế gi ới xung quanh là tấm gương phản chiếu lẫn nhau. Prôtago – một nhà ngụy bi ện cho rằng “con người là thước đo của vũ trụ”. Arixtốt quan niệm “con người là một động vật chính trị”.  - Với triết học Tây Âu trung cổ con người chỉ là sản phẩm c ủa Th ượng đ ế, mọi niềm vui, nỗi buồn, sự may rủi của con người đều do Th ượng đế xếp đặt. Trí tuệ của con người thấp hơn lý trí anh minh của Th ượng đ ế. Đ ời s ống ở tr ần gian chỉ là bước chuẩn bị cho hành trang đến với thế giới vĩnh cửu bên kia. Con 9
  10. người trở nên nhỏ bé trước cuộc sống, bằng lòng và an phận trong sự sắp đặt của Chúa.  - Triết học thời kỳ Phục hưng - Cận đại đã có nh ững b ước ti ến đáng k ể so với trung cổ trong quan niệm về con người. Thời kì này vai trò của trí tu ệ, lý tính con người được đề cao. Con người là một thực thể trí tuệ, có c ảm xúc, bi ết đam mê và khỏe mạnh về mặt thân xác. Đó là một trong nh ững y ếu t ố quan tr ọng đ ể giải thoát con người khỏi mọi “gông cùm” mà chủ nghĩa thần học áp đ ặt nên con người. Tuy vậy, để nhận thức đầy đủ bản chất con người về mặt sinh học và mặt xã hội thì chưa có trường phái nào đạt được. Con người được nh ấn mạnh mặt cá thể nhưng lại xem nhẹ mặt xã hội.  - Triết học cổ điển Đức, quan niệm về con người được lý giải theo khuynh hướng duy tâm. Những nhà triết học nổi tiếng thời kì này tiêu biểu như Hêghen đã đưa cách nhìn của một nhà duy tâm khách quan vào để nhận th ức về con người. Ông cho rằng con người chính là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”. Và thông qua quá trình tự ý thức của tư tưởng con người đã đưa con người trở về với giá trị tinh thần, giá trị bản thân con người. Hêghen cũng là người trình bày một cách có hệt hống về các quy luật của quá trình tu duy c ủa con ng ười, làm rõ cơ chế của đời sống tinh thần cá nhân trong mọi hoạt động của con ng ười. Tuy vậy, Hêghen đã nhìn thấy con người là ch ủ th ể và kết qu ả c ủa l ịch s ử. Ông quan niệm “sự phát triển của lịch sử nhân loại luôn mang tính kế thừa, mỗi thời đại lịch sử là kết quả của cả một tiến trình phát triển trước đó” [7, tr 427]. Tư tưởng triết học của Phoi-ơ-bắc, người khép lại triết h ọc c ổ đi ển Đức, đã đạt tới chủ nghĩa duy vật khi ông khẳng định rằng ý thức cũng như tư duy của con người chỉ là khí quan vật chất nhục thể là bộ óc ng ười, tinh th ần là s ản phẩm tối cao của vật chất. Ông đã phê phán tính chất siêu t ự nhiên, phi v ật ch ất, phi thể xác về bản chất con người trong triết học Hêghen, đồng th ời kh ẳng đ ịnh con người do sự vận động của thế giới vật chất tạo nên. Con người là kết quả 10
  11. của sự phát triển của thế giới tự nhiên. Con người và tự nhiên thống nh ất, không tách rời nhau. Ông cũng đề cao vai trò và trí tuệ của con người với tính cách là những các thể người. Đó là những cá thể riêng biệt, đa dạng, phong phú và không giống ai. Quan niệm của Phoi-ơ-bắc dựa trên nền tảng duy vật, đề cao y ếu t ố t ự nhiên, cảm tính, nhằm giải phóng cá nhân con người. Song khi lý giải các v ấn đ ề xã hội, ông lại sa vào chủ nghĩa duy tâm. Ông khẳng định con người là kết quả của sự phát triển của thế giới vật chất, do vậy con người và tự nhiên là th ống nhất, không thể tách rời. Tuy nhiên, Phoi-ơ-bắc lại không thấy đ ược b ản ch ất xã hội trong đời sống con người, tách con người ra khỏi điều kiện lịch sử cụ thể. Con người của Phoi-ơ-bắc là phi lịch sử, phi giai cấp và trừu tượng.  Có thể khái quát rằng các quan niệm về con người trong tri ết h ọc phương Tây trước Mác, dù đứng trên nền tảng th ế giới quan duy tâm nh ị nguyên hay duy vật siêu hình đều không phản ánh đúng đắn nhất bản ch ất con người. Nhìn chung các quan niệm trên đều xem xét con người một cách trừu tượng, tuyệt đối hóa mặt tinh thần hoặc thể xác con người, tuyệt đối hóa mặt tự nhiên – sinh học mà không thấy mặt xã hội trong đời s ống con người. Tuy v ậy, chúng ta cũng không thể phủ nhận những giá trị mà các nhà tư tưởng trước Mác đã đạt được như việc phân tích, quan sát con người, đề cao lý tính, xác lập các giá trị v ề nhân bản học để hướng con người tới tự do. Đó là nh ững ti ền đ ề có ý nghĩa cho sự hình thành tư tưởng về con người của Mác sau này. Triết học Mác đã đưa ra quan niệm duy vật về lịch sử làm cơ sở khoa học cho việc lý giải vấn đ ề con người. Việc tiếp nhận một cách có phê phán những “ hạt nhân hợp lý” những thành tựu tích cực của các học thuyết triết học trước, Mác đã xây d ựng nên m ột quan niệm đúng đắn, khoa học về vấn đề con người. 1.2 Giới thiệu tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844” 1.2.1 Tác giả 11
  12. C. Mác sinh ngày 05/05/1818. Thời thơ ấu và niên thiếu của Mác, ông sống ở tỉnh Ranh, một vùng khá phát triển cả về kinh tế và chính trị của nước Đức. Sống trong thời kì thế giới đầy biến động, lại được tiếp thu những ảnh hưởng tốt nhất của gia đình, nhà trường và các quan hệ xã hội khác nhau đã làm hình thành ở Mác tinh thần xã hội nhân đạo chủ nghĩa và xu hướng yêu tự do. Ph ẩm chất đạo đức, tinh thần cao đẹp đó không ngừng được bồi dưỡng để trở thành định hướng cho cuộc đời sinh viên, đưa Mác tới chủ nghĩa dân ch ủ cách mạng và quan điểm vô thần. Sau khi nhận bằng tiến sĩ triết học vào tháng 4 năm 1841, Mác chu ẩn b ị vào dạy triết học ở trường Đại học Tổng hợp Bon và dự định xuất bản một tờ tạp chí với tên gọi “Tư liệu của chủ nghĩa vô thần”. Nh ưng hy vọng c ủa ông đã không thực hiện được vì vua Phri – đrich Vi – nhem IV thực hiện chính sách phản động và đàn áp những người dân chủ cách mạng. Sự chuyển biến bước đầu diễn ra trong thời kì Mác làm việc ở báo sông Ranh (từ tháng 5- 1842 đến tháng 4 – 1843). Th ực ti ến đấu tranh trên báo chí cho tự do dân chủ đã làm cho tư tưởng dân chủ cách mạng ở Mác có nội dung chính xác hơn, đó là đấu tranh cho lợi ích của quần chúng nghèo kh ổ và bất h ạnh v ề chính trị và xã hội”. Về thế giới quan triết học, nhìn chung Mác vẫn đứng trên lập trường duy tâm trong việc xem xét bản chất nhà nước. Nhưng việc phê phán chính quy ền nhà nước đương thời đã cho Mác thấy cái quan hệ khách quan quy ết định hoạt động của nhà nước không phải là hiện thân của tinh th ần tuy ệt đ ối nh ư Hêghen đã tìm cách chứng minh bằng triết học mà là nh ững l ợi ích. Còn chính quy ền nhà nước là “cơ quan đại diện đẳng cấp của những lợi ích tư nhân”. Qua thực tiễn hiện thực đã làm nảy nở khuynh hướng duy vật ở Mác. Sau khi báo sông ranh bị cấm, Mác đã viết cuốn sách “Góp ph ần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”, ông đã phê phán chủ nghĩa duy tâm c ủa 12
  13. Hêghen, tiếp nhận có chọn lọc quan điểm duy vật của triết học Phoi-ơ-bắc, chính điều đó đã làm tăng cường mạnh mẽ xu hướng duy vật trong quan đi ểm của Mác. Cuối tháng 10 năm 1943, Mác sang Pari để viết Niên giám Pháp – Đức. Điều đó đã đánh dấu bước hoàn thành sự chuyển biến từ chủ nghĩa duy tâm sang ch ủ nghĩa duy vật. Như vậy quá trình hình thành và phát triển quan đi ểm, t ư t ưởng triết học duy vật biện chứng và triết học duy vật lịch sử cũng đồng thời là quá trình hình thành chủ nghĩa cộng sản khoa học. Vào năm 1844, Mác và Ăngghen đã gặp nhau, cuộc gặp gỡ l ịch s ử đó đã b ắt đầu một tình bạn lâu dài, bền vững suốt cả cuộc đời. Sự nh ất trí v ề t ư t ưởng đã dẫn tới tình bạn vĩ đại của hai ông, gắn liền tên tuổi của hai ông với s ự ra đ ời và phát triển một thế giới quan mới mang tên Mác – Ăngghen – thế giới quan cách mạng của giai cấp vô sản. Sau những năm tháng lao động miệt mài, vất v ả và nghiêm túc để đấu tranh giành lại quyền lợi cho giai cấp vô sản, gi ải phóng nhân loại khỏi mọi áp bức bất công, ngày 14/ 03/ 1883, Mác đã ngủ một giấc ngàn thu. Nhân loại đã sớm mất đi một khối óc xuất sắc nhất mà ngày nay chúng ta khó có được. tên tuổi và sự nghiệp của ông sẽ còn sống mãi đến muôn đời. Mác là một nhà kinh tế chính trị thên tài và ông cũng là một nhà tri ết h ọc xuất sắc, cùng với Ăngghen, ông đã để lại nhiều tác phẩm triết học nổi tiếng mà đến ngày nay chúng ta vẫn còn phải tiếp tục nghiên cứu và h ọc t ập đ ể tìm ra những giá trị lớn lao của chúng. Những tác phẩm lớn của ông có thể kể tới như: + Giai đoạn 1: Những tác phẩm thời trẻ, tính cho đến năm 1845, ngoài luận án tiến sĩ, là: - Năm 1844, khởi thảo Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen - Năm 1844, tập Bản thảo kinh tế và triết học 13
  14. - Viết chung với Ăngghen năm 1845, Hệ Tư Tưởng Đức và Gia đình thần thánh - Năm 1845, Luận cương Phoi-ơ-bắc + Giai đoạn 2: - Năm 1848, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản. - Năm 1847, Sự khốn cùng của triết học. - Hai năm 1857-1858, Những nguyên lý phê phán Kinh tế - Chính trị học. + Giai đoạn 3: - Tư Bản tập 1 và tập 2, 3 do Ăngghen xuất bản; Lý luận về Giá trị thặng dư do Cau-sky xuất bản. - Năm 1975, Phê phán cương lĩnh Gôta Những tác phẩm của Mác đến nay vẫn còn nguyên giá trị, nó ch ứa đ ựng những bài học quý để chúng ta nghiên cứu, học tập. 1.2.2 Tác phẩm a. Hoàn cảnh ra đời: Trong thời kì từ những năm 1843 – 1844 được coi là thời kì đóng vai trò quan trọng quyết định tới sự hình thành chủ nghĩa Mác. Mác đã tổng hợp các quan điểm triết học, kinh tế và chính trị thành một th ể th ống nhất, toàn vẹn, trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Và sau khi thấy được “xã hội công dân” là cơ sở, nguồn gốc của nhà nước và hiểu ra rằng đây mới chính là “lĩnh vực phải đi vào để tìm ra chiếc chìa khóa giải thích thế giới, giải thích quá trình lịch sử tự nhiên của xã hội loài ng ười”, Mác đã quan tâm nghiên cứu đời sống kinh tế, xã hội tư bản nhẳm hiểu rõ ch ế đ ộ kinh t ế c ủa nó, và chứng minh rằng giai cấp vô sản là lực lượng cơ bản của cuộc cách m ạng cộng sản. Và kết quả đầu tiên của nghiên cứu này là “Bản thảo kinh t ế - tri ết học 1844” được Mác viết từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1844, bằng ti ếng Đ ức, công bố toàn văn lần đầu tiên trong Max-Engel Gesamtausgabe.Erste Abteilung, 14
  15. Bd 3, 1932. Tác phẩm này hiện này được in trong t ập 42 c ủa b ộ sách “C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập”, do NXB Chính trị quốc gia ấn hành năm 2000. Nét đặc trưng của Bản thảo này là ở chỗ, bằng vi ệc tập trung tìm hi ểu các vấn đề của kinh tế, chính trị học, Mác thể hiện không chỉ nh ư một nhà nghiên cứu kinh tế mà còn như một nhà triết học và xã hội học, nhà lý lu ận cách m ạng và nhà hoạt động thực tiễn. Để có được những ý tưởng tạo thành B ản th ảo này, Mác đã phải làm quen với “các tác phẩm của Phoi-ơ-bắc như “Những luận điểm cơ bản trong triết học của tương lai”, “Khởi thảo tuyên ngôn về cải cách triết học”, của Xây: “Khái niệm về khoa kinh tế chính trị”, của Xcabếch: “Học thuyết về của cải xã hội”, Xmít: “Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân của sự giàu có của các dân tộc” và của Ricácđô “Về nguyên lí kinh tế chính trị” và một số các ghi chép về kinh tế chính trị của Ph.Ăngghen” [số 2, tr 87] b. Mục đích của Bản thảo: Xét về mặt nh ận thức, B ản th ảo này là m ột công trình nghiên cứu kinh tế. Tuy nhiên mục đích của nó rộng lớn hơn nhi ều. Chủ đề kinh tế đan xen với các luận điểm triết h ọc, làm rõ m ục đích c ủa Mác là “giải thích trên cơ sở khoa học đời sống của con người, thái độ phê phán đối với phương pháp luận kinh tế chính trị đương thời, các quan niệm không tưởng về xã hội, sự phân tích triết học vấn đề tha hóa trong lao động và khắc ph ục tha hóa, vấn đề giải phóng chính trị và giải phóng con người thông qua xóa bỏ tích cực chế dộ tư hữu” [số 2, tr 85]. Với mục đích đó tác phẩm mang ý nghĩa kinh tế, triết học thực sự đúng như cái tên của Bản thảo này. c. Kết cấu của tác phẩm: “Bản thảo đến tay chúng ta dưới dạng ba bản thảo trên các tờ giấy cỡ 30 x 40 cm, mỗi bản thảo được đánh s ố trang riêng c ủa nó (đánh bằng chữ số La Mã) ” [số 1, tr 659]. Đây là bản sơ thảo đầu tiên của cuốn sách “Phê phán chính trị và khoa kinh tế chính trị” của Mác. Vì được trình bày như những bản thảo kết hợp lại nên người đọc trong khi tìm hiểu về Bản 15
  16. thảo phải chấp nhận một kết cấu không theo trình tự các m ục nh ư cách s ắp x ếp thông thường. Ngoài lời tựa, các chủ đề lần lượt được triển khai như sau: [Bản thảo thứ nhất] với các nội dung: I. Tiền công; II. L ợi nhuận c ủa t ư bản (1/ Tư bản, 2/ Lợi nhuận của tư bản, 3/ Sự thống trị c ủa t ư b ản đ ối v ới lao động và động cơ của nhà tư bản, 4/ Tích lũy tư bản và cạnh tranh giữa các nhà tư bản); III. Địa tô và [lao động bị tha hóa]. [Bản thảo thứ hai] với nội dung [Quan hệ sở hữu tư nhân] [Bản thảo thứ ba] với [Bản chất của chế độ tư hữu trong sự ph ản ánh c ủa kinh tế chính trị học]; [Chủ nghĩa cộng sản]; [Nhu cầu, s ản xu ất, và phân công]; [Tiền]. Phê phán phép biện chứng và triết học nói chung của Hêghen. d. Nội dung triết học cơ bản của tác phẩm: Theo cuốn sách “Giới thiệu kinh điển triết học Mác – Lênin” của Khoa Triết học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Hà N ội, “B ản th ảo kinh tế - triết học 1844” có 6 nội dung cơ bản sau: 1. Tư tưởng khoa học về con người 2. Quan niệm về lao động sản xuất 3. Quan niệm về xã hội 4. Tư tưởng về sự phát triển của con người và xã hội loài người 5. Tư tưởng duy vật lịch sử cơ bản 6. Những nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng Đặc biệt trong Bản thảo đã thể hiện một cách khá toàn diện và có h ệ th ống những tư tưởng triết học, khoa học quan trọng về lịch sử, Mác đã cho th ấy rõ ràng sự hình thành tư tưởng cơ bản về lịch sử. Và với t ư t ưởng đó ông đã có c ơ sở khoa học cho việc xây dựng chính xác hơn những tư tưởng về con người. Bản 16
  17. thảo có ý nghĩa như “bào thai của hệ thống lý luận khoa học về lịch sử” (sách thầy Chung, tr 43). CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CƠ BẢN QUAN NIỆM CỦA MÁC VỀ CON NGƯỜI TRONG “BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT HỌC NĂM 1844” 2.1 Quan niệm của Mác về bản chất con người 2.1.1 Khái niệm “con người” trong “Bản thảo” Trong quá trình hình thành quan niệm duy vật lịch sử về con người của Mác, “Bản thảo kinh tế - triết học 1844” được coi là một d ấu mốc quan tr ọng. Ở đây lần đầu tiên, khái niệm “con người” được Mác trình bày theo quan ni ệm duy v ật lịch sử một cách tương đối rõ ràng. - Từ việc so sánh, phân biệt phương thức hoạt động sống của con người với phương thức hoạt động sinh tồn của động vật, Mác đã đi đến kh ẳng đ ịnh con người - đó là phương thức tồn tại đặc thù của con người. Dẫn chứng: “Động vật trực tiếp đồng nhất với hoạt động sinh hoạt của mình. Nó không phân biệt nó với hoạt động sinh hoạt của nó. Nó là ho ạt động sinh hoạt ấy. Còn con người thì biến bản thân hoạt động sinh ho ạt c ủa mình 17
  18. thành đối tượng của ý trí và ý thức của mình. Hoạt động sinh hoạt của con người là có ý thức. Đó không phải là cái tính quy định mà con ng ười trực ti ếp hòa làm một với tính quy định đó”. Hoạt động sinh tồn của con người khác với hoạt động sinh tồn c ủa con v ật ở chỗ: “súc vật chỉ nhào nặn vật chất theo thước đo và nhu cầu của giống loài của nó, còn con người thì có thể sản xuất theo thước đo của bất cứ giống loài nào và ở đâu cũng có thể áp dụng thước đo thích dụng cho đ ối t ượng; do đó con người nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp”.  Mác đã nói tới phương thức tồn tại của con người với tư cách là toàn b ộ hoạt động cải tạo đối tượng sản xuất của con người. Hoạt động đó di ễn ra m ột cách thường xuyên, phổ biến và mang tính kế thừa, có tổ ch ức xã hội của con người. - Trong “Bản thảo”, Mác đã trình bày quan niệm về con người chủ yếu xuất phát từ những con người đang lao động sản xuất ra của cải vật chất, trong xã hội tư sản đó là những người công nhân. Họ là những người vô sản, đang tồn t ại, hoạt động trong điều kiện lao động bị tha hóa và tự tha hóa. Đó là nh ững con người riêng biệt, là cá nhân hiện thực và có thể được xác định bởi kinh nghiệm. “Trong điều kiện của lao động bị tha hóa người xem xét người khác căn c ứ vào thước đo và quan hệ mà trong đó bản thân mình t ồn tại v ới t ư cách là ng ười công nhân”. “Con người là một cá nhân đặc thù nào đó và tính đặc thù ấy làm cho nó thành ra một cá nhân và một thực thể xã hội cá thể hiện thực” - Mác còn cho rằng con người đó là một mẫu hình lý t ưởng v ề sự tồn t ại và phát triển của con người, để khi đối chiếu mẫu hình đó với nh ững ho ạt đ ộng sinh hoạt hiện thực của con người sẽ cho thấy những hoạt động ấy có mang tính người hau không mang tính người. 18
  19. Trong điều kiện nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, người công nhân ch ỉ nhận được vừa đủ cái cần thiết để họ duy trì sự sống, song “không phải sống như một con người mà như một công nhân” và để “sinh đẻ ra không phải loại người mà ra giai cấp những người nô lệ - những người công nhân” - Đôi chỗ trong “Bản thảo” Mác cũng nói con người là chủ th ể trừu tượng. Con người với tư cách là con người tự nó – con người được trừu t ượng hóa kh ỏi các mối quan hệ, các điều kiện các hình thức và ph ương ti ện ho ạt đ ộng hi ện thực của nó: “sự tồn tại trừu tượng của con người coi như chỉ là con người lao động”  Trong “Bản thảo kinh tế - triết học 1844”, thuật ngữ “con ng ười” đ ược Mác sử dụng không đơn nghĩa: con người vừa là phương thức tồn tại của con người trong thế giới, là một cá nhân riêng biệt, là mẫu hình sinh ho ạt của con người, là đại diện điển hình của nhân loại… Do thuật ng ữ đa nghĩa nên ph ải xuất phát từ tính đa nghĩa ấy để tìm ra các mối quan hệ giữa con ng ười – con người, con người với tự nhiên và con người với xã hội. 2.1.2 Con người là thực thể tự nhiên có tính chất người Mác hiểu rằng con người chính là một “sinh vật có tính loài”, là “ thực thể tự nhiên có tính chất người nghĩa là thực thể tồn tại cho bản thân mình và do đó là thực thể loài” (sách thầy Chung, tr 45). + So sánh với “tính loài” của Phoi-ơ-bắc +Mặt tự nhiên là cơ thể sinh vật của con người và mối liên h ệ h ữu c ơ c ủa nó với giới tự nhiên ở bên ngoài: “Con người là một bộ phận của giới tự nhiên”, “giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người”  tư tưởng độc đáo + Mặt xã hội chính là toàn bộ hoạt động của con người, trước h ết là hoạt động lao động sản xuất và những mối liên hệ giữa con người với nhau.  Hai mặt này liên hệ hữu cơ với nhau và đều gắn liền với thực thể người. Mác đã dựa vào đó để nêu bật những đặc trưng của cđã dựa vào đó để nêu bật 19
  20. những đặc trưng của con người. Những đặc trưng nhằm vào sự phân bi ệt con người với con vật. 2.1.3 Bản chất xã hội của con người Bản chất xã hội của con người được biểu hiện tập trung trong quan niệm của ông về hoạt động đối tượng hóa con người – hoạt động lao động sản xuất vật chất. Nhờ quá trình đối tượng hóa này mà tự nhiên biến thành tự nhiên th ứ hai, thành tác phẩm của con người, “ con người có thể nhận thức, chiêm ngưỡng và hưởng dụng bản thân mình trong thế giới sản phẩm do nó sáng tạo ra ” (t. Chung, tr 53). Dẫn chứng: “Còn đời sống sản xuất thì chính là đời sống có tình loài. Đó là đời sống đẻ ra đời sống. Tính chất của hoạt động sinh sống bao hàm toàn bộ tính chất của một chủng tộc nhất định, tính loài của nó, và ho ạt đ ộng t ự do, có ý thức chính là tính loài của con người” “Hoạt động sinh sống có ý thức phân biệt trực tiếp con người với hoạt động sinh sống của con vật. Chính vì thế mà con người là sinh vật có tính loài”. “Việc tạo một cách thực tiễn ra thế giới vật thể, việc cải t ạo giới t ự nhiên vô cơ là sự tự khẳng định của con người với tư cách là một sinh v ật có tính loài có ý thức, nghĩa là một sinh vật đối xử với bản thân mình nh ư m ột sinh v ật có tính loài”  Những luận điểm này thể hiện sự khác biệt giữa quan ni ệm c ủa Mác và những quan niệm trước ông về bản chất con người. Với Mác con người hiện thực, con người xã hội không phải là những con người tồn tại cô l ập, trừu t ượng và chỉ ở trong ý thức mà trước hết đó là những con người hoạt động sản xuất. Bản chất con người phải bộc lộ ra trong tổng thể những hoạt động, quan h ệ của con người và phải được nhận thức ngay trong quá trình lao động sản xuất vật chất ấy. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2