intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: THỰC TRẠNG TỘI PHẠM LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HỒNG LĨNH - TỈNH HÀ TĨNH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP

Chia sẻ: Nguyễn Quốc Khá | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:113

618
lượt xem
134
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hơn nữa thế kỷ giành và giữ độc lập Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cùng với quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật được xem là vấn đề căn bản và có ý nghĩa chiến lược trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thể hiện bản chất nhân văn, nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa và coi đó là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: THỰC TRẠNG TỘI PHẠM LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HỒNG LĨNH - TỈNH HÀ TĨNH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP

  1. Khoá luận tốt nghiệp ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ------ THỰC TRẠNG TỘI PHẠM LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HỒNG LĨNH - TỈNH HÀ TĨNH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP (GIAI ĐOẠN 2001 – 2008) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN CÔNG TÁC XÃ HỘI HUẾ, 5/2009 1
  2. Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VTN: Vị thành niên TAND: Tòa án nhân dân VKSND: Viện kiểm sát nhân dân CTXH: Công tác xã hội UBND: Ủy ban nhân dân CA: Công an NVXH: nhân viên xã hội TNCS: Thanh niên cộng sản TNTP: Thiếu niên tiền phong CSĐT: Cảnh sát điều tra PVS: Phỏng vấn sâu THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thong 2
  3. Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng số 1: Thống kê các vụ VTN phạm tội qua các năm từ 2001 đến 2008 Bảng số 2: Thống kê tội phạm VTN từ năm 2001 đến 2008 Bảng số 3: Hoàn cảnh gia đình tội phạm ở lứa tuổi VTN tại thị xã Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh. Biểu đồ 1: Tình hinh tội phạm VTN ở Hồng Lĩnh từ năm 2001 đến 2008. Biểu đồ 2: Tỷ lệ trình độ học vấn của tội phạm VTN trên địa bàn Hồng Lĩnh. Biểu đồ 3: Tỷ lệ giới tính của tội phạm VTN. Biểu đồ 4: Độ tuổi của tội phạm VTN. Biểu đồ 5: Thành phần xuất thân của tội phạm VTN. 3
  4. Khoá luận tốt nghiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................5 1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................5 4
  5. Khoá luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hơn nữa thế kỷ giành và giữ độc lập Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cùng với quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật được xem là v ấn đ ề căn bản và có ý nghĩa chiến lược trong tiến trình xây d ựng và hoàn thi ện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thể hiện bản chất nhân văn, nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa và coi đó là điều kiện cần thiết, nh ằm đảm bảo sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội… Là điều ki ện quan trọng đ ể tiến hành thắng lợi cách mạng ở nước ta. Cùng với sự hội nhập và phát triển thì hiện nay đang đặt ra cho nước ta rất nhiều cơ hội và thách thức đặc biệt là trên lĩnh vực an ninh quốc phòng tình hình tội phạm ngày càng gia tăng và có nh ững chuy ển bi ến ph ức t ạp th ủ đoạn ngày càng tinh vi và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Hi ện nay bên cạnh những đối tượng phạm tội là người lớn thì vị thành niên (VTN) ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động phạm tội với mức đ ộ và tính ch ất ngày càng nguy hiểm cho xã hội. Các vụ án do VTN thực hiện không ch ỉ x ảy ra ở thành thị mà còn ở cả các vùng nông thôn, miền núi vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nếu như trước đây các loại tội phạm mà trẻ VTN mắc phải thường là trộm cắp vặt, gây rối, đánh nhau không gây nguy hiểm lớn, thì gần đây mức độ phạm tội lại nguy hiểm h ơn và vượt quá gi ới hạn của tuổi vị thành niên như đánh nhau có vũ khí, hình thành băng cướp, trộm cắp tài sản lớn. Thậm chí hiếp dâm, giết người, cướp của, mua bán, sử dụng chất ma tuý… Theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật t ự xã h ội c ủa Bộ Công an: Năm 2006 có 7.000 vụ đối tượng phạm tội ở độ tuổi dưới 14 tuổi, chiếm 70% tội phạm vị thành niên. Năm 2007, số vụ phạm pháp hình 5
  6. Khoá luận tốt nghiệp sự do người chưa thành niên vi phạm có giảm 1% so với năm 2006, nhưng mức độ phạm tội lại nghiêm trọng hơn nhiều. Năm 2007 và 3 tháng đầu năm 2008, riêng trẻ em dưới 16 tuổi có 7.000 vụ vi phạm, chiếm đến 70% tội phạm VTN dưới 18 tuổi. Công an các địa phương đã khởi tố điều tra 8.531 vụ với 11.732 đối tượng ở tất cả các tội danh này. Xử lý hành chính lên t ới 35.463 vụ với 48.187 đối tượng; trong đó giao cho gia đình giáo dục 21.484 đối tượng, xã phường quản lý, giáo dục 8.892 đối tượng, lập hồ sơ đưa đi trường giáo dục 5.616 đối tượng, áp dụng các biện pháp khác 11.677 đ ối tượng. Riêng 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5.746 vụ, với 9.000 em (tăng 2% số vụ). Số vụ án do người chưa thành niên gây ra chiếm khoảng 20% tổng số vụ vi phạm hình sự, là một con số rất lớn. Tội danh trộm c ắp tài s ản chiếm 38%; cố ý gây thương tích chiếm 11% và đặc biệt là giết người chiếm 1,4%. Trong đó, lứa tuổi phạm tội cao nhất từ 16 đến dưới 18 tu ổi, chiếm khoảng 60%; từ 14 đến dưới 16 tuổi là 32% và dưới 14 tuổi là 8%. Như vậy để thấy được rằng VTN phạm tội là một vấn đề lớn của xã hội vì VTN là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực l ớn cho đ ất n ước, là s ức sống hiện tại và tương lai của mỗi quốc gia. Vì vậy việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, là vấn đề chiến l ược mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Chủ t ịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đã căn dặn: “ Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy chăm sóc, giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng , toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ… Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu cho tốt.” [28,tr.467-468]. Thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà n ước ta luôn quan tâm, chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ. Cùng với sự phát triển của đ ất nước, đời sống của các tầng lớp nhân dân được nâng lên rõ rệt, t ừ đó tr ẻ em 6
  7. Khoá luận tốt nghiệp nói chung và người ở tuổi VTN nói riêng cũng được quan tâm giáo dục tốt hơn. Đặc biệt từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, đ ẩy m ạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, vấn đề này càng được coi trọng. Thế nhưng những biến đổi sâu sắc trên các lĩnh vực của đ ời s ống xã h ội đang diễn ra đối với mỗi gia đình, nên đã tác động trực tiếp hoặc gián ti ếp đến trẻ VTN. Nhiều em thất học do gia đình nghèo, nhi ều em ph ải lao đ ộng cực nhọc trong môi trường đầy bất trắc để kiếm sống vì th ế có không ít em đã sa vào con đường phạm tội. Thị xã Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh là một trong hai vùng kinh t ế tr ọng đi ểm c ủa tỉnh Hà Tĩnh. Những năm gần đây đã có những bước phát triển m ạnh m ẽ, đời sống của nhân dân ngày một tăng cao. Tuy nhiên cùng với sự phát tri ển của kinh tế thị trường là những mặt trái của nó đã khiến cho tình hình an ninh trật tự trên địa bàn ngày càng phức tạp. Đặc biệt do các đặc điểm về tự nhiên cũng như đời sống xã hội, thị xã Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh là nơi tập trung nhiều loại tệ nạn xã hội khác nhau như : cờ bạc, buôn bán và vận chuy ển ma túy, trộm cắp, hiếp dâm… Mà trong đó lứa tuổi VTN chiếm tỷ lệ ngày càng tăng và nguy cơ phạm tội ngày càng cao. Vậy nh ưng trước tình hình đó công tác ngăn chặn và phòng ngừa loại tội phạm này lại chưa được chú trọng, việc tuyên truyền pháp luật sâu rộng trong quần chúng nhân dân không hiệu quả và chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, hiện t ượng tội phạm ở tuổi VTN tại địa bàn thị xã Hồng Lĩnh là một trong nh ững vấn đề bức xúc cần được quan tâm. Để ngăn chặn và phòng ngừa tội phạm ở lứa tuổi VTN tại thị xã Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh, một vấn đề cấp bách được đặt ra là cần ph ải nghiên c ứu, phân tích sâu sắc tình hình tội phạm ở lứa tuổi VTN, tìm hi ểu nh ững nguyên nhân làm phát sinh tội phạm, trên cơ sở đó khuy ến nghị nh ững giải pháp góp phần hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm nói chung và tội phạm ở lứa tuổi 7
  8. Khoá luận tốt nghiệp VTN nói riêng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế tri thức có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, đổi mới đất nước thì việc đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ lại cần hơn bao giờ hết. Mặt khác chúng ta biết rằng VTN là giai đoạn phát triển quan trọng để hình thành nhân cách của con người vì vậy mà VTN tham gia vào các hoạt động ph ạm t ội s ẽ là mầm họa của xã hội nếu không ngăn chặn kịp thời. Từ thực tế trên tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: Thực trạng tội phạm lứa tuổi vị thanh niên trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh- Hà Tĩnh, nguyên nhân và các giải pháp” (Từ năm 2001 đến năm 2008). 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Theo quan điểm của các nhà tội phạm học trên th ế giới, vi ệc nghiên c ứu hiện tượng tội phạm có từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài người nhưng nghiên cứu tội phạm với tư cách là một ngành khoa học độc lập thì có t ừ… 150 năm trước đây , khi mà chủ nghĩa tư bản đến giai đo ạn phát tri ển và t ội phạm trở thành nổi kinh hoàng của xã hội loài người. Ngay t ừ khi ra đ ời, việc nghiên cứu tội phạm cũng đã hình thành những hướng ti ếp c ận khác nhau. Trong xã hội hiện đại, vấn đề tội phạm ở tuổi VTN cũng vốn là đ ối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: Tội phạm học, tâm lý học, xã hội học… Dưới góc độ xã hội học, vấn đề tội phạm (lệch lạc) đã được nhiều nhà xã hội học quan tâm nghiên cứu và lý giải theo nhi ều cách khác nhau, như: Emile Durkhiem, với tác phẩm Tự tử nổi tiếng, ông cho rằng: Sự lệch lạc là: “Một trạng thái bị mất sự điều chỉnh bình thường, do người nào đó không hội nhập được vào xã hội vì các nhu cầu của anh ta không khớp với các khả năng mà xã hội có thể cung cấp cho anh ta để thỏa mãn các nhu cầu đó” [11, tr.45]. Travis Hirschi, trong tác phẩm các nguyên nhân của tội phạm thì giải thích rằng: “ Sở dĩ người ta ít có hành vi sai lệch là do b ị “ràng buộc xã hội”. Tức là do người ta quá tin t ưởng vào các giá tr ị xã h ội 8
  9. Khoá luận tốt nghiệp hiện hành, do đó cố gắng bám theo các mục tiêu và lao vào các hoạt động được chấp nhận cho nên làm cho họ phải gắn bó với môi trường xung quanh (cha mẹ, bạn bè, nhà trường…) và chính môi trường xung quanh đó đã “ràng buộc” họ tránh những hành vi sai lệch” [25, tr.14]. Những năm cuối thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của khoa h ọc và công nghệ, các loại hình văn hóa đồi trụy, độc hại cũng phát tri ển tràn lan, nhiều nhà xã hội học Mỹ như: P.Sorokin, Taft, Taylor,… “ đã cố chứng minh rằng: nạn ma túy, tự tử và tội phạm là kết quả tất yếu của sự phát tri ển ngày càng nhanh của khoa học kỹ thuật. Mức độ công nghiệp hóa, tự do l ợi nhuận đã phá vỡ quan hệ nhân đạo giữa người với người” [15,tr.7],… Nói chung, việc nghiên cứu hiện tượng lệch chuẩn và tội phạm, là những vấn đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học đặc biệt là các nhà xã hội học và tội phạm học. Ở nước ta, nhằm góp phần hiến kế cho Đảng và Nhà nước trong vi ệc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật trong việc phòng chống tội phạm nói chung và phòng chống tội phạm VTN nói riêng, trong những năm qua, nhiều nhà khoa học đã có sự quan tâm đặc biệt trong việc nghiên cứu lĩnh vực này. Nhiều công trình nghiên cứu và các bài báo khoa học về tội phạm ở tuổi VTN đã được công bố trên các tạp chí, nh ư: Xã h ội h ọc, tâm lý học, tội phạm học… Nhiều kiến nghị của các nhà khoa h ọc về các chính sách pháp luật và việc phòng chống tội phạm ở lứa tuổi VTN đã đ ược quan tâm. Trong những năm qua, nhiều sinh viên các trường đại h ọc, nhiều h ọc viên cao học và nghiên cứu sinh các trường đại h ọc và vi ện nghiên c ứu cũng đã chọn đối tượng tội phạm ở tuổi VTN làm đề tài nghiên cứu. Dưới góc độ tội phạm học, bằng phương pháp phân tích số liệu thống kê tội ph ạm qua các năm, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội ph ạm VTN đã đ ược công bố như: 9
  10. Khoá luận tốt nghiệp Năm 1981, trong luận án phó tiến sĩ luật học với đề tài: Nghiên cứu và phòng ngừa tội phạm của những người chưa thành niên ở Việt Nam , tác giả Đào Trí Úc đã đánh giá tình hình tội phạm ở tuổi VTN của Việt Nam, làm rõ cơ cấu về lứa tuổi, về giới và về địa lý tội phạm,… Phân tích các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, nhân thân những người phạm tội và mối liên hệ giữa các yếu tố môi trường với quá trình hình thành nhân cách và hành vi; Các biện pháp tổ chức phòng ngừa tội phạm. Sau đó đề tài Phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội của tập thể tác giả Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1987). Năm 1994, Vi ện khoa h ọc hình sự nay thuộc Bộ Nội Vụ (nay là Bộ Công an) công bố đề tài: Về luận cứ khoa học – thực tiển cho việc phòng ngừa tội phạm trong thanh thi ếu niên ở nước ta và Tổng cục cảnh sát nhân dân (thuộc Bộ Nội vụ nay là B ộ Công an) đã công bố đề tài KX.04.14 về tội phạm ở Việt Nam – thực trạng – nguyên nhân và giải pháp. Bằng phương pháp phân tích tài liệu thống kê, đề tài đã mô tả phân tích thực trạng tội phạm, phân tích nguyên nhân làm n ảy sinh các loại tội phạm trong đó có tội phạm VTN và đề xuất một số bi ện pháp trong đấu tranh phòng chống tội phạm trong đấu tranh phòng ch ống tội phạm trong giai đoạn mới. Trong luận án tiến sĩ luật học năm 2000 với đề tài: Hoạt động của lực lượng công an nhân dân trong phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội trong tình hình hiện nay, tác giả Đỗ Bá Cở cũng dưới góc độ tiếp cận theo hướng tội phạm học, sử dụng phương pháp thống kê, làm rõ khái niệm người chưa thành niên phạm tội và người chưa thành niên làm trái pháp lu ật; Đưa ra lý luận về phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội nói riêng; Làm rõ vai trò nòng cốt của l ực lượng công an trong việc phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội,… Ở một hướng tiếp cận khác, dưới góc độ tiếp cận xã hội h ọc , trong những năm qua đã có một số tác giả và công trình nghiên cứu về tội phạm đã 10
  11. Khoá luận tốt nghiệp được công bố, như: Năm 2002, trong luận án tiến sĩ xã hội học với đ ề tài: Nguồn gốc xã hội của tình trạng vi phạm pháp luật của người ch ưa thành niên hiện nay ở Việt Nam, tác giả Hồ Diệu Thúy đã đi sâu vào nghiên cứu những ảnh hưởng của xã hội tới những người chưa thành niên, nghiên cứu những hành vi phạm tội của họ dưới góc độ xã hội học. Bên cạnh đó, cũng có một số công trình nghiên cứu khá công phu đã được công bố như: Tổng quan về những vấn đề xã hội của VTN của Viện nghiên cứu Thanh niên, Thanh thiếu niên phạm pháp – dự báo năm 2000 của tác giả Châu Diệu Ái (đề tài khoa học KX-04-14); Năm 2004 với đề tài: Tội phạm VTN tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay (giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa), tác giả Phạm Đình Chi đã đi sâu phân tích thực trạng, nguyên nhân của tình hình tội phạm VTN tại một địa bàn cụ thể (Thành phố Hồ Chí Minh), tác giả cũng đã đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế tội phạm VTN trên địa bàn… Những công trình nghiên cứu đó đã đóng góp không nhỏ, làm cơ sở nền tảng trong việc nghiên cứu tội phạm VTN ở Việt Nam đồng thời tìm ra những giải pháp nhằm hạn chế tình hình tội phạm nói chung và tội phạm VTN nói riêng. Nói chung tình hình nghiên cứu tội phạm ở tuổi VTN có rất nhi ều nh ưng đi sâu nghiên cứu tội phạm ở lứa tuổi VTN tại một địa bàn cụ thể thì chưa được quan tâm nhiều và hiện nay trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu về đối tượng này. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu - Mô tả, phân tích thực trạng tội phạm ở tuổi VTN trên địa bàn th ị xã Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh - Phân tích những nguyên nhân chủ yếu, những yếu tố chính tác động đến tội phạm ở tuổi VTN ở trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh t ừ nhi ều góc độ (cá nhân, gia đình, nhà trường, xã hội …) 11
  12. Khoá luận tốt nghiệp - Đề xuất một số giải pháp và đề xuất một số khuyến ngh ị giúp cơ quan chức năng hạn chế loại tội phạm này. - Đưa ra vai trò của công tác xã h ội (CTXH) đối v ới t ội ph ạm ở l ứa tu ổi VTN. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện những mục tiêu trên thì khóa luận cần tiến hành m ột s ố nhiệm vụ cụ thể như sau: - Phân tích cơ cấu, tính chất, đặc điểm… của tình hình tội ph ạm ở l ứa tuổi VTN trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh. - Trên cơ sở tiếp cận về văn hóa, kinh tế, dịch vụ xã hội làm rõ nh ững nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm ở lứa tuổi VTN. - Đánh giá tình hình tội phạm VTN trên địa bàn th ị xã H ồng Lĩnh và công tác phòng chống loại tội phạm này. - Dự báo tình hình tội phạm ở tuổi VTN tại thị xã Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh trong những năm tới, khuyến nghị giải pháp cơ bản và tăng cường vai trò của CTXH nhằm hạn chế loại tội phạm này. 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng tội phạm lứa tuổi vị thanh niên trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh- Hà Tĩnh, nguyên nhân và các giải pháp” (Từ năm 2001 đến năm 2008). 4.2. Khách thể nghiên cứu “Những hành vi phạm tội do người ở tuổi vị thành niên thực hiện t ại th ị xã Hồng Lĩnh từ năm 2001 đến 2008”, đã bị Tòa án nhân dân (TAND) Hồng Lĩnh và TAND Tỉnh Hà Tĩnh xét xử bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật và bị xem là tội phạm. 4.3. Phạm vi nghiên cứu 4.3.1. Phạm vi không gian (địa bàn nghiên cứu): Đề tài nghiên cứu những hành vi phạm tội do người ở tuổi vị thành niên thực hiện từ năm 2001 đến 2008 trên 12
  13. Khoá luận tốt nghiệp địa bàn thị xã Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh. Những hành vi phạm tội đã được công an thị xã Hồng Lĩnh và công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố điều tra; Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) thị xã Hồng Lĩnh và VKSND Tỉnh Hà Tĩnh truy tố; Và được TAND thị xã Hồng Lĩnh và TAND tỉnh Hà Tĩnh đưa ra xét xử theo quy định của pháp luật. Theo điều 72 hiến pháp quy định: “không ai bị coi là có tội và chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật”[21, tr 40], do vậy khóa luận chỉ nghiên cứu những đối tượng khi phạm tội ở tuổi vị thành niên, đã được tòa án nhân dân thị xã Hồng Lĩnh hoặc TAND tỉnh Hà Tĩnh đưa ra xét xử và tuyên án là có tội. Đối với những người ở tuổi vị thành niên đã và đang cư ngụ tại thị xã Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh nhưng thực hiện tội phạm ở các huyện, tỉnh, thành phố khác thì không thuộc đối tượng nghiên cứu của khóa luận này. 4.3.2. Phạm vi thời gian: Giới hạn thời gian nghiên cứu của khóa luận: Khóa luận nghiên cứu những người ở tuổi VTN đã thực hiện hành vi phạm tội tại thị xã Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh khi chưa quá 18 tuổi và đã bị xét x ử theo quy định của pháp luật từ năm 2001 đến 2008 (Mặc dù khi đ ưa ra xét x ử và thi hành án, có một số tội phạm ở tuổi vị thành niên này đã là ng ười tr ưởng thành). 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Tội phạm là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội như: Luật học, tội phạm học, tâm lý học, xã hội học… vì vậy mà để có ph ương pháp nghiên cứu khoa học khóa luận dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin mà cụ thể là triết học Mác - Lênin bao gồm: Triết học duy vật biện chứng và triết học duy vật lịch sử, nó là kim ch ỉ nam xuyên suốt quá trình nghiên cứu của khóa luận. Nghiên cứu đề tài này, khóa luận được xây dựng dựa trên cơ sở cách tiếp cận hệ thống nhìn nhận đối tượng nghiên cứu như một chỉnh thể, một thể thống 13
  14. Khoá luận tốt nghiệp nhất của mối quan hệ tương tác với môi trường xung quanh, chúng ta biết rằng tội phạm là một hiện tượng xã hội có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong được tạo nên bởi nhiều yếu tố do vậy khi nghiên cứu nó phải xem xét từ nhiều khía cạnh vì một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tội phạm nói chung và tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên nói riêng có tính chất lịch sử cụ thể, có nguồn gốc phát sinh từ xã hội, có mối quan hệ phổ biến và sự phát triển, nó là kết quả từ những nguyên nhân kinh tế - văn hóa - xã hội trong một xã hội cụ thể, tại một thời gian xã hội nhất định… Chính vì vậy mà khi nghiên cứu tội phạm nói chung và tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên nói riêng phải đặt nó trong bối cảnh xã hội nhất định. 14
  15. Khoá luận tốt nghiệp 5.2. Phương pháp hệ Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp có thể tiến hành nghiên cứu này là: Phân tích tài liệu s ẳn có, phỏng vấn sâu cá nhân, quan sát, điều tra … Tuy nhiên do tính đ ặc thù của đề tài, ở đây tôi chỉ sử dụng hai phương chủ yếu dưới đây để làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu của khóa luận. 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu Phân tích những tài liệu sẵn có gồm: Số liệu xét x ử tội ph ạm nói chung và tội phạm ở tuổi vị thành niên nói riêng được TAND thị xã Hồng Lĩnh và TAND tỉnh Hà Tĩnh xét xử qua các năm (từ 2001 đến 2008). Các báo cáo tổng kết hàng năm của ngành tòa án, ngành kiểm sát, ngành công an ở th ị xã H ồng Lĩnh - Hà Tĩnh (từ 20001 đến 2008); Các báo cáo chuyên đ ề v ề phòng ch ống tội phạm; Các bản tài liệu và pháp luật liên quan; Các cáo trạng truy t ố các đối tượng là người ở tuổi vị thành niên phạm tội ra tòa bị xét xử theo quy định của pháp luật (2001 đến 2008) và các bài báo đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân Tiến hành phỏng vấn sâu tổng cộng là 30 đối tượng, bao gồm: - Thực hiện 10 cuộc phỏng vấn sâu đối với 10 đối tượng tội ph ạm vị thành niên tại thị xã Hồng Lĩnh đang bị giam giữ, cải tạo tại trại giam Cầu Đông (do công an tỉnh Hà Tĩnh quản lý và giáo dục). - Phỏng vấn 5 người là cha mẹ của các phạm nhân là người trực ti ếp chăm sóc các đối tượng tội phạm vị thành niên trước khi các em phạm tội. - Phỏng vấn 3 thầy cô giáo làm công tác quản lý và giảng dạy (Gồm: 01 hiệu trưởng trường cấp III; 01 hiệu trưởng trường cấp II; 01 thầy cô giáo trường cấp III) 15
  16. Khoá luận tốt nghiệp - Phỏng vấn chánh văn phòng UBND thị xã, Phỏng vấn bí th ư thị Đoàn Hồng Lĩnh, Viện trưởng VKSND, 01 thẩm phán, 01 giám th ị trại giam và trưởng công an thị, 06 công an các phường, xã. 6. Giả thuyết nghiên cứu - Tình hình VTN vi phạm pháp luật đặc biệt là VTN ph ạm tội ngày càng tăng trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh với tính chất và mức độ ngày càng nguy hiểm cho xã hội. - Công tác phòng chống và xử lý loại tội phạm này còn gặp nhiều khó khăn từ phía gia đình, nhà trường, xã hội. - Mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường – xã h ội trong việc giáo d ục VTN đang còn nhiều bất cập và thiếu sót. - VTN đang có nhưng hiểu biết hạn chế về pháp luật và ch ưa nhìn nh ận đúng vai trò và trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội. - Vai trò của các tổ chức xã hội nói chung và công tác xã hội nói riêng trên địa bàn Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh còn thiếu hoặc chưa th ể hi ện đ ược h ết vai trò của mình. 7. Khung lý thuyết 16
  17. Khoá luận tốt nghiệp Kinh tế, văn hóa, xã hội, Gia đình, nhà trường, truyền thông,… nhóm bạn bè,… TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN Các giải pháp và CTXH đối với tội phạm VTN trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh 17
  18. Khoá luận tốt nghiệp 8. Ý nghĩa của đề tài 8.1. Ý nghĩa lý luận Cùng với những thành tựu trên lĩnh vực kinh tế - xã h ội thì t ội ph ạm xuất hiện ngày càng nhiều. Hiện nay tội phạm nói chung và tội phạm VTN nói riêng đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa h ọc, việc nghiên cứu về đối tượng này đã có từ rất sớm nhưng nhìn nhận nó d ưới góc độ xã hội học và CTXH thì chỉ mới xuất hiện gần đây và đang còn rất mới mẽ, đặc biệt là với CTXH đây là một ngành khoa học mới hình thành ở Vi ệt Nam. Chính vì vậy mà khi nghiên cứu đề tài “ Th ực trạng t ội ph ạm l ứa tu ổi VTN trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh, nguyên nhân, các gi ải pháp” khóa luận sẽ góp phần bổ sung lý luận, củng cố và phát triển thêm một số hiểu biết về xã hội học, CTXH về vấn đề tội phạm ở lứa tuổi VTN. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Khóa luận đã đi sâu nghiên cứu phân tích, mô t ả th ực tr ạng t ội ph ạm và những đối tượng phạm tội ở lứa tuổi VTN tại địa bàn th ị xã Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh. Qua đó góp phần tìm hiểu các điều kiện và nguyên nhân phát sinh tội phạm để từ đó có những đánh giá chính xác đồng th ời đ ề xu ất nh ững khuyến nghị và giải pháp phòng ngừa tội phạm nói chung và tội ph ạm VTN nói riêng. Góp phần giúp cho các cấp ủy, chính quyền, cơ quan bảo vệ pháp luật và các đoàn thể trong hệ thống chính trị có cách nhìn toàn diện về th ực trạng công tác đấu tranh phòng chống VTN phạm tội ở th ị xã Hồng Lĩnh, t ừ đó có những giải pháp đồng bộ trong công tác phòng chống VTN ph ạm t ội và giúp VTN phạm tội hòa nhập cộng đồng, góp phần tích cực vào vi ệc giáo d ục và đào tạo thế hệ trẻ, giữ vững trật tự ổn định an toàn xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước. 18
  19. Khoá luận tốt nghiệp Không những vậy còn góp phần quan trọng trong việc tạo mối quan hệ gắn kết giữa gia đình – nhà trường – xã h ội trong vi ệc giáo d ục con cái đ ặc biệt là giáo dục trẻ VTN những chủ nhân tương lai của Đất nước, làm cho thị xã Hồng Lĩnh ngày càng phát triển và ổn định về mọi mặt. 9. Bố cục của khóa luận Khóa luận được trình bày 92 trang. Bố cục khóa luận gồm: Phần mở đầu, phần nội dung với 3 chương. phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Phần mở đầu gồm: 13 trang. Phần nội dung: 72 trang. Chương 1: 21 trang. Chương 2: 39 trang. Chương 3: 12 trang. Phần kết luận: 8 trang. 19
  20. Khoá luận tốt nghiệp NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU TỘI PHẠM Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN Tội phạm vốn là một hiện tượng xã hội rất phức tạp, do vậy để nghiên cứu hiện tượng tội phạm ở tuổi VTN hiện nay, điều cần thiết là ph ải dựa trên các khái niệm khoa học, lựa chọn các lý thuy ết tiếp c ận phù h ợp v ới thực tiễn tình hình tại thị xã Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh. Trên cở sở đó thì tội phạm ở lứa tuổi VTN trên địa bàn Hồng Lĩnh mới được phân tích, đánh giá m ột cách khoa học, đầy đủ và chính xác. 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề tội phạm C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin có công lao khám phá ra quy luật khách quan của tiến trình phát triển xã hội. Đó là cơ sở khoa học cho nhận thức quá trình phát triển của các hiện tượng xã hội trong đó có hiện t ượng t ội ph ạm. Ngay trong tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh, Ph.Ăngghen đã ch ỉ rõ quy luật phát sinh, phát triển chủ yếu của tội phạm trong xã h ội tư b ản chủ nghĩa. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tội ph ạm và nguyên nhân của nó được giải thích một cách khoa học như là hiện tượng vốn có trong xã hội có giai cấp đối kháng. C.Mác và Ph.Ăngghen đã đ ề ra t ư t ưởng cho r ằng phương hướng cơ bản của cuộc đấu tranh tội phạm là phòng ngừa t ội phạm, và “Nhà làm luật thông thái bao giờ cũng làm tất cả để phòng ngừa tội phạm chứ không để tội phạm xảy ra rồi mới trừng phạt’’ [26,tr.75]. Những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về tội phạm và nguyên nhân của chúng trong xã hội xã hội chủ nghĩa đã được V.I.Lênin phát tri ển một cách toàn diện. Lênin chỉ ra khâu quyết định của việc phòng ngừa tội phạm là phải xác định được các nguyên nhân và đề ra các biện pháp xóa bỏ các 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2