intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi bộ môn luật kinh tế

Chia sẻ: Trần Mai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

2.036
lượt xem
795
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy cho biết các nhận định sau đây là đúng hay sai? giải thích: 1. khi cty bị giải thể , thành viên cty không chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của cty phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh 2. Tất cả DN khi thành lập đều phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định khi thành lập.SAi.chỉ 1 số ngành nghề bị quy định 3. Chỉ sau khi tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản thì việc thanh lý tài sản của DN mới...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi bộ môn luật kinh tế

  1. hãy cho biết các nhận định sau đây là đúng hay sai? giải thích: 1. khi cty bị giải thể , thành viên cty không chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình đối với  các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của cty phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh 2. Tất cả DN khi thành lập đều phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định khi thành lập.SAi.chỉ 1  số ngành nghề bị quy định 3. Chỉ sau khi tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản thì việc thanh lý tài sản của DN mới được  phép tiến hành. 4. Hội nghị chủ nợ là thủ tục bắt buộc phải có trong quá trình giải quyết phá sản DN, hợp tác xã. 5. cty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là loại hình DN được thành lập nhiều nhất ở VN. 6 Nếu hợp đồng mua bán hàng hóa ko được giao kết đúng hình thức luật định thì các bên sẽ phải  gánh chịu các biện pháp chế tài theo quy định tại luật thương mại. 7. Toà án nhân dân cáp tỉnh không có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các tranh chấp mua bán  hàng hóa giữa các DN 8. Hòa giải là thủ tục bắt buộc phải có trong quá trình giải quyết tranh chấp KD, thương mại bằng  phương thức tòa án và trọng tài thương mại MỘT SỐ ĐỀ THI MÔN LUẬTT KINH TẾ Giảng viên: Lê Văn Hưng Đề 1: Câu 1: Phân tích nội dung của quyền tự do kinh doanh trong Hiến Pháp 1992. Theo anh, chị các quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh trong Luật Cạnh tranh có mâu thuẫn với quyền tự do kinh doanh trong Hiến Pháp 1992 không? Hãy chứng minh. Câu 2: Quyền sở hữu công nghiệp có những đặc điểm gì khác so với quyền sở hữu tài sản hữu hình? Hãy vận dụng các quy định về hợp đồng để phân tích những đặc thù của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Đề 2: Câu 1: Tự vệ thương mại là gì? Theo anh, chị cần phải có những điều kiện nào để một nước thành viên có thể áp dụng biện pháp tự vệ thương mại đối với hàng nhập khẩu từ nước thành viên khác? Việt Nam vẫn bị xem là nền kinh tế phi thị trường (12 năm) sau khi gia nhập WTO, điều này ảnh hưởng gì đến quan hệ thương mại của nước ta với các nước? Câu 2: Để khởi kiện và yêu cầu xử lý một doanh nghiệp có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, nguyên đơn cần phải đưa ra những chứng cứ nào để chứng minh cho yêu cầu của mình truớc cơ quan tố tụng? Đề 9. Câu 1: Các khẳng định sau là ĐÚNG hay SAI? Giải thích? a. Vốn pháp định trong doanh nghiệp là vốn doanh nghiệp phải có để thành lập, nó ko được thấp  hơn vốn điều lệ. b. Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước là Doanh nghiệp Nhà nước. c. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là DN luôn rơi vào tình trạng Tổng tài sản nợ lớn hơn 
  2. Tổng tài sản có. d. Chủ thể hợp đồng thương mại là người ký kết hợp đồng thương mại. e. Thủ tục tố tụng trọng tài là thủ tục tố tụng tư pháp. f. Trong mọi trường hợp khi có đơn kiện về tranh chấp thương mại tới tòa án thì tòa án phải thụ lý  đơn để giải quyết. g. Do chỉ có 1 thành viên duy nhất, công ty TNHH 1 thành viên ko có tư cách pháp nhân. Câu 2: Tình huống. Cty hợp danh X có 5 thành viên: A, B, C là thành viên hợp danh; D, E là thành viên góp vốn. A đã  cùng với chị ruột của mình là F đầu tư thành lập cty TNHH Y kinh doanh cùng ngành nghề. A làm  giám đốc và là đại diện theo pháp luật của cty TNHH Y. Ko đồng ý với quyết định của A; B thông  báo = văn bản rút vốn ra khỏi cty. Sau 2 tháng kể từ khi thông báo rút vốn, B vẫn tiếp tục ký kết  các hợp đồng thuộc quyền quản lý của mình với tư cách là thành viên hợp danh của công ty X. 1. Theo anh (chị): Hành vi của A, B có hợp pháp ko? Tại sao? 2. Tư vấn để A và F có thể thành lập cty TNHH Y. ĐÁP ÁN THAM KHẢO: cau 1  a.sai  b. sai c. sai d. đúng e. sai f.  sai g, sai
  3. Câu 1: Khái niệm công ty cổ phần. Câu 2: Thế nào là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Bài tập: Công ty A mua của công ty B 6 tấn thép không gỉ. Sau khi nhận được hàng, A phát  hiện ra nhiều tấm thép đã bị quăn mép và han gỉ. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường  hợp này. Đề số 35 Câu 1: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế của Tòa kinh tế. Câu 2: Thế nào là tổng công ty nhà nước. Bài tập: Công ty dệt may Xơ­un là công ty 100% vốn nước ngoài, sau khi kinh doanh 3 năm tại  TP HCM, công ty này nợ khoảng 3 tỷ đồng và không trả được lương cho 200 công nhân. Chủ  nước ngoài đã bỏ về nước. Hỏi chủ nợ và công nhân có thể làm gì. Đề số 36 Câu 1: Khái niệm hộ kinh doanh cá thể theo pháp luật hiện hành. Câu 2: Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng trọng tài. Bài tập: A góp 10 triệu đồng cùng B góp 10 triệu đồng thành lập một công ty TNHH buôn bán  quần áo. Sau 6 tháng hoạt động, công ty TNHH thua lỗ lớn, nợ phải trả cho các chủ hàng là 30  triệu đồng. Trách nhiệm của A và B đối với các chủ nợ. Đề số 37 Câu 1: Khái niệm công ty liên doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Câu 2: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh của Tòa kinh tế. Bài tập: Tổng công ty Vinaconex được cổ phần hóa. Sau khi được cổ phần hóa các công ty này  hoạt động theo hình thức công ty nào. Đề số 38
  4. Chào các bạn: Mình có một tình huống về luật kinh tế muốn đưa lên để mọi người cùng tham khảo và và đưa ra cách giải quyết. Mong mọi người cùng tham gia và chia sẻ kinh nghiệm. Ông A có số vốn 3 tỉ, dự kiến thành lập DNTN kinh doanh khách sạn, nhưng lại phải cần có số vốn 6 tỉ. Ông A trao đổi với anh B là đứa cháu họ đồng ý góp vốn với ông 2 tỉ, trao đổi với chị C là người hàng xóm góp vốn 1 tỉ để có đủ 6 tỉ thành lập DNTN kinh doanh KS. Ông A, anh B, Chị C thỏa thuận bằng văn bản để ông C đứng tên thành lập DNTN kinh doanh KS. Lợi nhuận phân chia cho A,B,C theo tỉ lệ vốn gốc. Sau 2 năm khách sạn hoạt động bình thường và phân chia lợi nhuận theo cam kết một cách bình thường, nhưng phát sinh mâu thuẫn không tự giải quyết được. B, C gửi đơn ra tòa yêu cầu giải thể DN và chia tài sản doanh nghiệp theo tỉ lệ vốn gốc. Anh, chị xử lý sự việc này như thế nào để đúng luật mà vẫn đảm bảo được lợi ích của A,B,C. TRA LỜI Theo quy định tại điều 141 khoản 1, Luật Doanh nghiệp năm 2005: "Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp." Khoản 2, điều 142 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: "Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật." Theo dữ liệu của chủ đề, thì quan hệ giữa A với B và C là quan hệ dân sự (vay mượn) không phải là quan hệ góp góp theo Luật Doanh nghiệp vì DNTN không có quan hệ góp vốn mà vốn là do chủ DN đầu tư 100% (theo khoản 2 điều 142). Do đó, B và C không thể gửi đơn yêu cầu tòa án tuyên bố giải thể DNTN, việc giải thể DNTN chỉ được thực hiện theo QUyết định giải thể của Chủ DNTN, cơ quan thụ lý giải quyết là Cơ quan đăng ký kinh doanh không phải là Tòa án. Trình tự thực hiện theo điều 157 và 158 Luật doanh nghiệp năm 2005. Căn cứ giấy tờ cho mượn tiền, B và C chỉ được quyền gửi đơn yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp thu hồi số tiền cho A mượn theo quy định của pháp luật dân sự; Hoặc trường hợp A không trả tiền thì B và C có quyền gửi đơn yêu cầu tòa án tuyên bố phá sản DNTN theo quy định của Luật phá sản thực tế. Tuy nhiên có một chi tiết hơi không hợp lý ở trong trường hợp này đó là việc "Ông C" đứng tên thành lập danh nghiệp. Mình cho rằng có lẽ có sự nhầm lẫn. Nếu là "Ông A, anh B, Chị C thỏa thuận bằng văn bản để ông A đứng tên thành lập DNTN kinh doanh KS" thì sẽ hợp lý hơn. Giả định như thế, tình huống này sẽ được giải quyết như sau: - Mình đồng ý với bạn BCX rằng DNTT do Ông A đứng tên sẽ không bị giải thể theo yêu cầu của anh B và Chị C. Vì về mặt thực tế, anh B, chị C có góp vốn vào thành lập DNTT, tuy nhiên về mặt pháp lý, ông A là người chủ duy nhất của DN, chịu trách nhiệm vô hạn đối với toàn bộ nghĩa vụ của DNTN, anh B và chị C không có "danh phận" gì trong DNTN nên không có quyền đưa ra yêu cầu này. - Đối với việc chia tài sản, đây là một vấn đề nan giải. + Nếu giữa ba người có thỏa thuận rõ về vấn đề chia lợi nhuận cũng như chia tài sản DN khi không hợp tác nữa thì tài sản sẽ được chia căn cứ vào thỏa thuận này và dựa trên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của DNTT (nếu vụ việc đưa ra TA giải quyết thì anh B và chị C phải có nghĩa vụ chứng minh cho vấn đề thỏa thuận này giữa các bên). + Nếu không có thỏa thuận như trên, khoản vốn góp sẽ được xem là khoản nợ của ông A đối với anh B và chị C. Nếu vụ việc đưa ra TA, việc giải quyết đối với khoản nợ này sẽ như bạn BCX đã nêu. Nghĩa là phụ thuộc vào các chứng cứ chứng minh của anh B và chị C. Phần 1: Các nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích Câu 1: Công ty hợp danh có thể thuê giám đốc.
  5. Câu 2: Tất cả các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì đều có tổng tài sản nhỏ hơn  tổng nợ phải trả và các nghĩa vụ phải nộp khác ở trên bảng cân đối kế toán. Câu 3: Hội đồng thành viên của công ty TNHH là cơ quan quản lý của doanh nghiệp, mà  các thành viên của hội đồng thành viên là thành viên của công ty. Vậy tất cả các thành  viên của hội đồng thành viên đều là người quản lý doanh nghiệp. Câu 4: Tất cả các chủ thể kinh doanh phải đăng kí kinh doanh tại phòng đăng kí kinh  doanh của sở kế hoạch đầu tư. Phần 2: Bài tập tình huống. Công ty TNHH Hưng Long có các thành viên Long, Hưng, A (quên tên rầu). Trong đó Long   là chủ tịch hội đồng thành viên. Long chết và Bình là người thừa kế hợp pháp duy nhất của   Long. Bình không thuộc các trường hợp cấm góp vốn vào doanh nghiệp. Nhưng giữa Bình   với A & Hưng có xảy ra xích mích. Vì vậy A và Hưng đã họp hồi đồng thành viên và tuyên   bố không cho Bình làm thành viên công ty. Bình không đồng ý với quyết định này và đã   đệ đơn phản đối. Câu 1 : Quyết định của Hội đồng thành viên là đúng hay sai theo quy định ở Việt Nam. Tại  sao? Câu 2: Bình có thể trở thành thành viên của công ty Hưng Long không? Tại sao? Câu 3: Bình có đương nhiên được thừa kế chức chủ tịch hội đồng thành viên của Long  không? Tại sao?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2