intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Diễn biến cuộc chiến tranh Triều Tiên(1950-1953)_1

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

202
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài viết 'diễn biến cuộc chiến tranh triều tiên(1950-1953)_1', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Diễn biến cuộc chiến tranh Triều Tiên(1950-1953)_1

  1. Diễn biến cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) Giai đoạn 1:Bắc Hàn tấn công Cuộc tấn công của Quân đội Nhân dân Triều Tiên xảy ra vào sáng sớm ngày chủ nhật 25 tháng 6 năm 1950 bằng cách vượt qua vĩ tuyến 38 và được hậu thuẫn bởi một trận địa pháo bắn phá dữ dội vào phía trước. Được trang bị tốt với 242 xe tăng bao gồm 150 xe tăng T-34 của Liên Xô chế tạo, quân đội Bắc Hàn bắt đầu cuộc chiến với khoảng 180 máy bay, gồm có 40 máy bay tiêm kích YAK và 70 máy bay ném bom tấn công. Hải quân của họ thì thật là thô sơ tầm thường (so với hải quân Hoa Kỳ gần đó). Điểm yếu trầm trọng nhất của Bắc Hàn là thiếu một hệ thống tiếp vận đáng tin cậy để di chuyển đồ tiếp liệu về miền Nam khi quân đội của họ tiến lên về phía trước, nhưng lực lượng Nam Hàn còn yếu hơn và thiếu thốn rất nhiều trang bị nếu đem so với Bắc Hàn. Hàng ngàn người dân Triều Tiên chạy loạn về miền
  2. nam bị bắt buộc xách tay đồ tiếp liệu. Rất nhiều người sau đó mất mạng vì các cuộc không kích của Bắc Hàn. Quân đội Nam Hàn có 65.000 binh sĩ được huấn luyện và được quân đội Hoa Kỳ trang bị nhưng chỉ gồm các vũ khí hạng nhẹ, họ rất thiếu xe bọc thép và pháo binh. Quân đội Nam Hàn cũng không có xe tăng, máy bay tiêm kích, hoặc bất cứ vũ khí chống tăng nào. Không có đơn vị chiến đấu nào của ngoại quốc hiện diện tại đất nước khi chiến tranh bắt đầu, nhưng có nhiều lực lượng Hoa Kỳ đóng quân ở Nhật Bản gần đó. Cuộc tấn công được miền bắc hoạch định tốt với khoảng 135.000 quân đạt được những thành công chớp nhoáng và bất ngờ. Bắc Hàn tấn công một số nơi quan trọng gồm có Kaesŏng, Chuncheon, Uijeongbu và Ongjin. Trong mấy ngày đầu giao chiến, các lực lượng Nam Hàn, bị thua sút về quân số và vũ khí và thường mơ hồ về lòng trung thành với chính thể miền nam, tháo lui toàn bộ hoặc đào ngũ hàng loạt sang phe miền Bắc. Khi cuộc tấn công trên bộ tiếp tục, không quân Bắc Hàn tiến hành oanh tạc Phi trường Kimpo gần Seoul. Các lực lượng Bắc Hàn chiếm được Seoul trưa ngày 28 tháng 6.
  3. Tuy nhiên, niềm hy vọng của Bắc Hàn về việc chính phủ của Lý Thừa Vãn đầu hàng và sự giải tán quân đội Nam Hàn tan thành mây khói khi các cường quốc ngoại quốc can thiệp vào cuộc chiến. Cuộc tấn công Nam Hàn đến rất bất ngờ đối với Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây khác. Trong tuần trước đó, Acheson đã nói trước Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 6 là một cuộc chiến tranh như vậy khó có thể xảy ra. Hành động tham chiến của Hoa Kỳ có một số lý do như sau. Harry Truman là một tổng thống thuộc Đảng Dân chủ Hoa Kỳ đang bị nhiều áp lực từ trong nước vì quá nhẹ tay đối với các nước theo chủ nghĩa cộng sản. Trong số những người gây áp lực với tổng thống có Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ là Joseph McCarthy, đặc biệt gay gắt nhất là những người tố cáo Đảng Dân chủ Hoa Kỳ là đã làm mất Trung Hoa vào tay cộng sản. Sự can thiệp quân sự cũng là một việc áp dụng quan trọng học thuyết mới có tên là Học thuyết Truman, chủ trương chống đối lại chủ nghĩa cộng sản ở bất cứ nơi đâu mà nó tìm cách mở rộng. Những bài học của Hiệp ước Munich năm 1938 cũng có ảnh hưởng đến quyết định của Hoa Kỳ, khiến họ tin rằng nhân nhượng các quốc gia hiếu chiến chỉ khuyến khích thêm những hành động bành trướng. Thay vì hối thúc Quốc hội Hoa Kỳ tuyên chiến, Truman nghĩ rằng
  4. hành động như vậy làm mất thời giờ và gây náo động không cần thiết trong khi tình hình đang rất là cấp bách, ông quay sang xin chấp thuận từ Liên hiệp quốc. Giải pháp được thông qua dễ dàng tại Hội đồng Bảo an do có sự vắng mặt tạm thời của Liên Xô trong Hội đồng Bảo an — Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an và phản đối rằng chiếc ghế của Trung Hoa ở Hội đồng Bảo an phải được chuyển từ tay Trung Hoa Dân Quốc sang Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Với sự vắng mặt của Liên Xô nên giải pháp không bị phủ quyết (5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết là Anh, Pháp, Trung Hoa Dân quốc, Liên Xô và Hoa Kỳ), và chỉ có Nam Tư bỏ phiếu trắng, Liên hiệp quốc bỏ phiếu thông qua việc giúp Nam Hàn vào ngày 27 tháng 6. Giải pháp đưa đến hành động trực tiếp của Hoa Kỳ. Lực lượng Hoa Kỳ có thêm binh sĩ và tiếp liệu đến từ 15 thành viên khác của Liên hiệp quốc: Canada, Úc, New Zealand, Vương quốc Anh, Pháp, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Hy Lạp, Hà Lan, Ethiopia, Colombia, Philippines, Bỉ, và Luxembourg. Tuy nhiên, Hoa Kỳ góp 50% lực lượng bộ binh (Nam Hàn phần còn lại), 86% lực lượng hải quân, và 93% không quân. Liên Xô và đồng minh của họ không thừa nhận giải pháp này với lý do là nó bất hợp pháp vì có một thành viên thường trực của hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu. Đối đầu lại
  5. điều này, quan điểm đưa ra là một thành viên thường trực của hội đồng phải thật sự phủ quyết để đánh bại giải pháp. Chính phủ Bắc Hàn cũng không đồng ý và lý giải rằng cuộc xung đột này là một cuộc nội chiến, và vì vậy không nằm trong tầm giải quyết của Liên hiệp quốc. Năm 1950, một giải pháp của Liên Xô đưa ra kêu gọi chấm dứt thù địch và rút các lực lượng ngoại quốc đã bị bác bỏ. Dư luận công chúng Mỹ đồng lòng đứng sau cuộc can thiệp này. Tuy nhiên, sau đó Truman bị chỉ trích nặng nề vì không xin phép tuyên chiến từ Quốc hội trước khi gởi quân sang Triều Tiên. Vì thế, "Chiến tranh của Truman" bị một số người nói rằng nó vi phạm tinh thần và văn ngôn của Hiến pháp Hoa Kỳ. 2/Giai đoạn 2 : phương Tây và Nam Hàn chẩn bị lực lượng Mặt dù việc giảm bớt lực lượng Hoa Kỳ và Đồng minh sau Đệ nhị Thế chiến khiến tạo ra nhiều vấn đề tiếp vận trầm trọng cho quân đội Mỹ trong vùng nhưng Hoa Kỳ có đủ lực lượng tại Nhật Bản để đối phó với quân đội Bắc Hàn với các trang bị đa số đã lỗi thời của Liên Xô. Các lực lượng Mỹ này dưới quyền tư lệnh của Thống tướng Douglas MacArthur. Ngoài các đơn vị của Khối thịnh vượng chung Anh, không có quốc gia nào khác cung cấp nguồn nhân lực đáng kể.
  6. Sau khi nghe báo cáo về chiến sự toàn diện nổ ra tại Triều Tiên, Tổng thống Truman ra lệnh cho Tướng MacArthur chuyển đạn dược đến cho quân đội của Nam Hàn trong lúc đó dùng phương tiện hàng không để che chở việc di tản các công dân Hoa Kỳ. Truman không đồng ý với các cố vấn của ông phát lệnh các cuộc không kích đơn phương của Hoa Kỳ chống lại các lực lượng Bắc Hàn, nhưng ông đã ra lệnh cho Đệ thất Hạm đội bảo vệ Đài Loan của Tưởng Giới Thạch. Với hành động đó ông đã kết thúc chính sách của Hoa Kỳ không can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Hoa. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc yêu cầu được tham chiến tại Triều Tiên tuy nhiên bị người Mỹ từ chối vì người Mỹ sợ chuyện này chỉ khiến Cộng hòa Nhân dân Trung hoa can thiệp vào cuộc chiến Sự can thiệp lớn nhất và đầu tiên của quân đội ngoại quốc là Lực lượng Đặc nhiệm Smith (Task Force Smith) của Hoa Kỳ, một phần tử của Sư đoàn 24 Bộ binh Hoa Kỳ đóng ở Nhật Bản. Ngày 5 tháng 7, lực lượng này chiến đấu lần đầu tiên ở Osan và bị bại trận với thương vong cao. Lực lượng chiến thắng của Bắc Hàn tiến quân về phía nam, và Sư đoàn 24 với sức mạnh còn phân nửa bị buộc phải rút quân về Taejeon là nơi cũng bị rơi vào tay quân Bắc Hàn. Tướng William F. Dean bị bắt làm tù binh. Vào tháng tám, các lực lượng Nam Hàn và Quân đoàn 8 Hoa Kỳ bị đẩy lui vào một vùng nhỏ trong cạnh đông nam của bán đảo Triều
  7. Tiên quanh thành phố Pusan. Trong khi quân đội Bắc Hàn tiến công, họ vây bắt và tàn sát những công chức dân sự. Ngày 20 tháng 8, MacArthur gởi một thông điệp cảnh báo Kim Nhật Thành rằng ông ta phải chịu trách nhiệm cho các hành động tàn bạo chống quân đội Liên hiệp quốc. Vào tháng chín, chỉ có vùng xung quanh thành phố Pusan—khoảng 10% Bán đảo Triều Tiên—vẫn còn nằm trong tay lực lượng đồng minh. Với sự hỗ trợ tiếp vận lớn lao của Hoa Kỳ, không quân yểm trợ, và viện quân, các lực lượng của Hoa Kỳ và Nam Hàn đã giữ vững được phòng tuyến dọc theo sông Nakdong. Hành động bám giữ liều lĩnh này trở thành nổi tiếng tại Hoa Kỳ với tên gọi là Vành đai Pusan. Mặc dù có thêm lực lượng của Liên hiệp quốc đến tiếp tay, tình thế trở nên nguy kịch, và dường như Bắc Hàn sẽ thành công trong việc thống nhất bán đảo. Đối diện với các cuộc tấn công dữ dội của Bắc Hàn, phòng tuyến của đồng minh trở thành một trận đánh liều lĩnh mà người Mỹ gọi là Trận Vành đai Pusan. Tuy nhiên, Bắc Hàn không thành công trong việc chiếm Pusan. Không lực Hoa Kỳ đến với số lượng lớn, thực hiện 40 phi vụ một ngày trong những hành động hỗ trợ bộ binh, nhắm vào các lực lượng Bắc Hàn nhưng cũng gây ra sự tàn phá to lớn đến người dân cũng
  8. như các thành phố. Các máy bay ném bom chiến thuật (đa số là oanh tạc cơ B-29 có căn cứ ở Nhật Bản) gây ngừng lưu thông đường sá và đường xe hỏa trong ban ngày, và tàn phá 32 cây cầu thiết yếu không chỉ cần thiết cho chiến tranh mà còn quan trọng đối với việc di tản của người dân. Xe lửa dùng cho cả quân sự và dân sự đều phải nằm chờ đợi lúc ban ngày bên trong các đường hầm. Khắp nơi trên Triều Tiên, các máy bay ném bom Hoa Kỳ thi nhau đánh bom các kho tiếp liệu chính và phá hủy các nhà máy lọc dầu và hải cảng nhận hàng nhập cảng như tiếp liệu quân sự để làm cạn kiệt lực lượng Bắc Hàn. Không lực hải quân cũng tấn công các điểm chuyển vận. Lực lượng Bắc Hàn đã bị kéo giãn ra trên toàn bán đảo, và sự tàn phá do bị các máy bay ném bom của Hoa Kỳ gây ra đã ngăn ngừa đồ tiếp liệu cần thiết tới lực lượng Bắc Hàn ở miền nam. Trong lúc đó, các căn cứ tiếp liệu tại Nhật Bản đưa vũ khí và binh sĩ Liên hiệp quốc ào ạt vào Pusan. Các tiểu đoàn xe tăng Hoa Kỳ từ San Francisco được cấp bách đưa vào Triều Tiên; vào cuối tháng tám, Hoa Kỳ có trên 500 xe tăng loại trung tại vành đai Pusan. Đầu tháng chín, các lực lượng Liên hiệp quốc và Nam Hàn được củng cố mạnh hơn và đông hơn lực lượng quân sự Bắc Hàn (đồng minh 180.000 quân so với Bắc Hàn 100.000 quân). Vào thời điểm đó, đồng minh bắt đầu một cuộc phản công
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2