intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Diễn biến cuộc chiến tranh Triều Tiên(1950-1953)_3

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

143
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài viết 'diễn biến cuộc chiến tranh triều tiên(1950-1953)_3', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Diễn biến cuộc chiến tranh Triều Tiên(1950-1953)_3

  1. Diễn biến cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) Họ hoạch định các cuộc tấn công vào phía sau lưng của các lực lượng này, cắt đường rút lui và đường tiếp vận của quân địch, và rồi sau đó xung trận đánh vào mặt trước và bên sườn để kết thúc trận chiến. Họ cũng áp dụng một chiến thuật gọi là Hachi Shiki tạo thành một đội hình chữ V mà họ để cho quân địch di chuyển trong đó; hai cạnh của chữ V sau đó được khép lại quanh quân địch trong khi đó một lực lượng khác di chuyển phía dưới miệng chữ V để đón chặn bất cứ lực lượng nào cố giải vây cho đơn vị bị bao vây. Các chiến thuật như thế của Trung Hoa đã được sử dụng với những thành công to lớn tại Onjong, Unsan, và Ch'osan, nhưng chỉ thành công một phần tại Pakch'on và Ch'ongch'on.[28] Lực lượng Hoa Kỳ tại đông bắc Triều Tiên, từng tiến công chớp nhoáng chỉ một vài tháng trước đây, bị bắt buộc phải nhanh chân hơn nữa rút về miền nam để hình thành một vành đai phòng thủ quanh thành phố hải cảng Hungnam nơi mà sau đó một cuộc di tản lớn được thực hiện cuối tháng 12 năm 1950. Trước nguy cơ đối diện với sự bại trận hoàn toàn và đầu hàng, 193 lượt tàu chở các quân
  2. nhân Mỹ và trang thiết bị đã rời bến di tản khỏi Bến cảng Hungnam. Khoảng 105.000 binh sĩ, 98.000 thường dân, 17.500 xe các loại, và 350.000 tấn tiếp liệu được tàu chở đến Pusan trong vòng trật tự. Khi họ đã bỏ đi, các lực lượng Mỹ đã đánh sập phần lớn thành phố không cho quân cộng sản sử dụng, khiến nhiều người dân Triều Tiên không có nơi trú thân trong mùa đông 6/Giai đoạn 6:Chiến sự ngang vĩ tuyến 38 Tháng giêng năm 1951, các lực lượng Trung Hoa và Bắc Hàn lại đánh mạnh trong giai đoạn tiến công thứ ba (được biết với tên gọi Cuộc tiến công mùa đông của Trung Hoa). Quân Trung Hoa lập lại các chiến thuật trước đây của họ là tấn công chủ yếu là vào đêm với cách đánh thăm dò từ các vị trí xa mặt trận theo sau là một đợt xung phong với số lượng quân áp đảo, và dùng kèn, cồng chiêng để liên lạc và đánh lạc hướng quân địch. Các lực lượng Liên hiệp quốc không có thuốc trị cho chiến thuật này, và sức kháng cự của họ sa sút nên họ rút lui nhanh về miền nam. Seoul bị bỏ lại và bị các lực lượng cộng sản chiếm được vào ngày 4 tháng 1 năm 1951. Khó khăn thêm gia tăng cho Quân đoàn 8 Hoa Kỳ khi Tướng Walker bị giết chết trong một vụ tai nạn. Trung tướng Matthew Ridgway, một cựu chiến binh nhảy dù trong Đệ nhị Thế chiến lên thay thế và nhanh ***ng từng bước nâng sĩ khí và tinh thần chiến đấu của Quân đoàn 8 đã quá kiệt quệ và sa sút trong cuộc rút lui. Tuy nhiên tình
  3. thế quá khắc nghiệt đến nỗi Tướng Douglas MacArthur nói đến việc sử dụng vũ khí nguyên tử chống Trung Hoa gây nhiều báo động cho các đồng minh của Hoa Kỳ. Các lực lượng Liên hiệp quốc tiếp tục rút lui cho đến khi họ tới phòng tuyến chạy dài từ phía nam Suwon ở miền tây, Wonju ở giữa, và phía bắc Samchok ở miền đông là nơi mặt trận được ổn định. Quân Chí nguyện của Trung Hoa đã bỏ xa đường tiếp vận của họ và bắt buộc phải lùi lại. Quân Trung Hoa gặp khó khăn khi tiến ra xa khỏi Seoul vì họ đang ở cuối đường vận chuyển tiếp liệu — tất cả lương thực và đạn dược phải được vận chuyển vào ban đêm bằng chân hoặc xe đạp từ sông Áp Lục. Cuối tháng giêng, sau khi nhận thấy các phòng tuyến phía trước lực lượng của ông bị bỏ hoang, Tướng Ridgway ra lệnh tiến hành thám thính mà sau đó biến thành một cuộc tiến công toàn diện có tên gọi là "Operation Roundup" (Chiến dịch Bố ráp). Chiến dịch được hoạch định tiến hành từng bước một, lợi dụng ưu thế hỏa lực trên mặt đất và trên không của Liên hiệp quốc. Vào lúc kết thúc Chiến dịch Bố ráp vào đầu tháng hai, các lực lượng Liên hiệp quốc đã tiến tới Sông Hán và tái chiếm Wonju Trung Hoa phản công vào giữa tháng hai bằng Cuộc tiến công giai đoạn bốn từ Hoengsong ở miền trung chống các vị trí của Quân đoàn
  4. IX Hoa Kỳ quanh Chipyong-ni. Các đơn vị của Sư đoàn 2 Bộ binh Hoa Kỳ, gồm có Tiểu đoàn Pháp tại Triều Tiên đã đánh trả một cuộc bao vây ngắn ngủi nhưng dữ dội và cuối cùng phá vỡ cuộc tiến công này. Trong trận đánh này, Liên hiệp quốc đã học được cách đối phó với các chiến thuật tiến công của Trung Hoa và có thể giữ vững trận địa của họ. Chiến dịch Bố ráp được theo sau trong hai tuần cuối của tháng hai năm 1951 bằng Chiến dịch Sát thủ (Operation Killer) do Quân đoàn 8 được tái sinh của Hoa Kỳ đảm nhiệm chiến đấu thật ngoan cường nhờ được Ridway phục hồi. Đây là một cuộc tiến công toàn diện ngang qua mặt trận, lần nữa được hoạch định tăng cường tối đa hỏa lực với mục đích gây thiệt hại nặng nề cho các quân đoàn Bắc Hàn và Trung Hoa như có thể được. Vào cuối Chiến dịch Sát thủ, Quân đoàn I Hoa Kỳ đã tái chiếm lại được tất cả các lãnh thổ phía nam sông Hán, trong khi Quân đoàn IX tái chiếm Hoengsong. Ngày 7 tháng 3 năm 1951, Quân đoàn 8 Hoa Kỳ lại thọc mạnh về phía trước trong Chiến dịch Ripper, và vào ngày 14 tháng 3 họ đã đẩy lui các lực lượng Trung Hoa và Bắc Hàn ra khỏi Seoul, đây là lần thứ tư trong một năm thành phố này đổi chủ. Seoul ở trong cảnh hoang tàn đổ nát; dân số của thành phố trước chiến tranh là 1,5 triệu người đã giảm xuống còn 200.000 người và thiếu thực phẩm trầm
  5. trọng.[35] Douglas MacArthur bị tước quyền tự lệnh bởi Tổng thống Harry Truman ngày 11 tháng 4 năm 1951 vì bất tuân thượng lệnh. Điều này gây ra một cơn bão lửa phản đối ở Hoa Kỳ. Tư lệnh tối cao mới là Tướng Ridgway tiến hành củng cố các lực lượng Liên hiệp quốc để chuẩn bị cho một loạt các cuộc phản công hiệu quả. Tư lệnh Quân đoàn 8 được chuyển qua Tướng James Van Fleet. Một loạt các cuộc tấn công sau đó từ từ đẩy lui các lực lượng cộng sản như các chiến dịch Courageous và Tomahawk, một cuộc công kích kết hợp giữa bộ binh và không quân giam lực lượng cộng sản giữa Kaesong và Seoul. Các lực lượng Liên hiệp quốc tiếp tục tiến công cho đến khi họ tới được phòng tuyến Kansas, cách vĩ tuyến 38 một khoảng mấy dặm về phía bắc. Tuy nhiên quân Trung Hoa còn xa mới bị đánh bại. Tháng tư năm 1951 họ mở đợt tiến công giai đoạn năm. Đây là một nỗ lực chính có sự tham dự của ba quân đoàn (lên đến 700.000 quân). Quả đấm chính rơi trúng Quân đoàn I Hoa Kỳ nhưng sự chống trả quyết liệt trong các trận đánh tại sông Imjin và Kapyong đã làm sựng lại tiến trình, và người Trung Hoa bị chặn lại ở phòng tuyến phía bắc Seoul.
  6. Một cuộc tiến công của cộng sản sau đó ở miền trung chống Quân đoàn X Hoa Kỳ và lực lượng Nam Hàn vào ngày 15 tháng 5 cũng đạt được những thành công ban đầu, nhưng vào 20 tháng 5 cuộc tấn công ngưng lại. Quân đoàn 8 Hoa Kỳ phản công và đến cuối tháng 5 thì chiếm lại phòng tuyến Kansas. Quyết định của Liên hiệp quốc dừng lại ở phòng tuyến Kansas, nằm ở phía bắc Vĩ tuyến 38, và không tiếp tục các hành động tiến công vào Bắc Hàn đã đẩy đưa một giai đoạn bế tắc, là điểm điển hình phần còn lại của cuộc xung đột. 7/Giai đoạn 7:Bế tắc (7/1951-7/1953) Phần còn lại của cuộc chiến bao gồm chút ít sự thay đổi về lãnh thổ, các cuộc oanh tạc tầm mức rộng lớn ở Bắc Hàn và dân cư của họ, và các cuộc thương thuyết hòa bình kéo dài bắt đầu từ 10 tháng 7 năm 1951 tại Kaesong. Thậm chí trong suốt các cuộc thương thuyết hòa bình, chiến sự vẫn tiếp tục. Đối với các lực lượng Nam Hàn và đồng minh, mục tiêu của họ là phải tái chiếm hoàn toàn Nam Hàn trước khi một thỏa ước đạt được để tránh mất bất cứ lãnh thổ nào. Người Trung Hoa và Bắc Hàn đã cố mở các chiến dịch tương tự, và sau đó trong chiến tranh họ tiến hành các chiến dịch nhằm thử quyết tâm của Liên hiệp quốc có tiếp tục cuộc xung đột. Các cuộc **ng độ quân sự chính yếu trong giai đoạn này là những hành động quanh lòng chảo phía đông như Bloody Ridge và Heartbreak Ridge năm 1951,
  7. các trận đánh như Trận Old Baldy ở giữa và Trận Hook ở phía tây trong suốt năm 1952–53, Trận Đồi Eerie năm 1952, và Trận Đồi Pork Chop năm 1953. Các cuộc thương thuyết hòa bình kéo dài trong hai năm, đầu tiên là ở Kaesong và sau đó là ở Bàn Môn Điếm. Một vấn đế chính yếu trong các cuộc thương thuyết là việc trao trả tù binh chiến tranh. Phía cộng sản đồng ý trao trả theo tự nguyện của tù binh nhưng với điều kiện là đa số tù binh sẽ trở về Trung Hoa hoặc Bắc Hàn, một việc mà đã không xảy ra. Vì có quá nhiều tù binh từ chối được trao trả về Trung Hoa và Bắc Hàn cộng sản, chiến tranh tiếp tục cho đến khi phía cộng sản sau đó từ bỏ điều kiện này. Tháng 10 năm 1951, các lực lượng Hoa Kỳ tiến hành Chiến dịch Cảng Hudson với ý định thiết lập khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử. Một số phi cơ B-29 thực hiện các phi vụ tập ném bom giả từ Okinawa đến Bắc Hàn mang theo các quả bom nguyên tử "hình nộm" hoặc các loại bom thông thường hạng nặng. Chiến dịch được điều hợp từ Căn cứ Không quân Yokota tại Nhật Bản. Cuộc tập trận này có ý định thử chức năng thực sự của tất cả các hoạt động sẽ cần dùng trong một tấn công bằng vũ khí nguyên tử, bao gồm việc lắp ráp vũ khí và thử nghiệm, hướng dẫn, kiểm soát mặt đất về mục tiêu ném bom. Kết quả cho thấy bom nguyên tử không hiệu quả như là tiên đoán bởi vì
  8. việc phát hiện số đông lực lượng địch kịp thời thì quả là hiếm hoi. Vào ngày 29 tháng 11 năm 1952, tổng thống mới đắc cử là Dwight D. Eisenhower đã thực hiện lời hứa lúc tranh cử là đến Triều Tiên để tìm ra giải pháp để kết thúc cuộc xung đột. Với việc Liên hiệp quốc chấp thuận lời đề nghị ngưng bắn của Ấn Độ, một cuộc ngưng bắn được thiết lập vào ngày 27 tháng 7 năm 1953 vào thời điểm tuyến đầu mặt trận quay trở lại quanh vĩ tuyến 38, và vì vậy một vùng phi quân sự được thiết lập quanh nó, hiện tại được quân đội Bắc Hàn phòng thủ một phía và phía bên kia là quân đội Nam Hàn và Hoa Kỳ. Nơi có các cuộc thương thảo hòa bình, Kaesong, cố đô của Triều Tiên, là phần đất của miền Nam trước khi các cuộc thù địch bùng nổ nhưng bây giờ là một thành phố đặc khu của miền Bắc. Cho đến bây giờ cũng không có một hiệp ước hòa bình nào được ký kết, theo kỹ thuật, xem như Nam Hàn và Bắc Hàn vẫn còn đang trong tình trạng chiến tranh. Mặc dù Bắc Hàn và Hoa Kỳ đã ký kết Hiệp ước Đình chiến nhưng Lý Thừa Vãn đã từ chối ký kết vào văn kiện này
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2