intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều hoà trước phiên mã - Sinh vật nhân thực

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

549
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bình thường phần lớn các gen bên trong tế bào của cơ thể nhân thực đều bị bất hoạt, chỉ khi nào tế bào cần đến loại sản phẩm nào thì các gen tương ứng mới được hoạt động. Điều hoà hoạt động gen sinh vật nhân thực đa bào phức tạp hơn nhiều so với sinh vật nhân sơ. Điều hoà hoạt động gen có thể được thực hiện ở tất cả các mức độ : từ điều hoà trước phiên mã, điều hoà phiên mã, điều hoà sau phiên mã, điều hoà dịch mã và sau dịch mã....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều hoà trước phiên mã - Sinh vật nhân thực

  1. Điều hoà trước phiên mã - Sinh vật nhân thực Bình thường phần lớn các gen bên trong tế bào của cơ thể nhân thực đều bị bất hoạt, chỉ khi nào tế bào cần đến loại sản phẩm nào thì các gen tương ứng mới được hoạt động. Điều hoà hoạt động gen sinh vật nhân thực đa bào phức tạp hơn nhiều so với sinh vật nhân sơ. Điều
  2. hoà hoạt động gen có thể được thực hiện ở tất cả các mức độ : từ điều hoà trước phiên mã, điều hoà phiên mã, điều hoà sau phiên mã, điều hoà dịch mã và sau dịch mã. Điều hoà trước phiên mã ADN của sinh vật nhân thực được liên kết với rất nhiều loại prôtêin khác nhau tạo nên chất nhiễm sắc (chromatin). Cấu trúc của chất nhiễm sắc có thể được biến đổi theo các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào các giai đoạn của chu kì tế bào. Khi ở kì trung gian, những vùng nhiễm sắc thể chứa các gen
  3. đang hoạt động thì ADN ở vùng đó dãn xoắn tối đa và chất nhiễm sắc tại vùng đó được gọi là nguyên nhiễm sắc (euchromatin). Vùng được gọi là dị nhiễm sắc (heterochromatin) là vùng không chứa gen hoặc chứa các gen ở trạng thái không hoạt động vì ADN ở vùng này bị co xoắn chặt. Các gen của sinh vật nhân thực có thể bị bất hoạt dài hạn khi một số nuclêôtit ở vị trí nhất định bị biến đổi bằng cách gắn thêm nhóm CH3 vào gốc xitôzin khi ADN được nhân đôi và người ta gọi hiện tượng đó là mêtyl hoá. Khi vùng nhiễm sắc được mêtyl hoá thì ADN bị co
  4. xoắn chặt lại và gen không thể phiên mã được. Bằng thực nghiệm, người ta đã chuyển các gen đang hoạt động vào cùng dị nhiễm sắc thì các gen này lại trở nên bất hoạt. Một trong hai nhiễm sắc thể X của nữ giới và của động vật có vú bị bất hoạt cũng bằng cơ chế này. Khi vùng nhiễm sắc thể đã bị mêtyl hoá thì trạng thái này được di truyền từ tế bào này sang tế bào khác. Mêtyl hoá đóng vai trò quan trọng trong quá trình biệt hoá tế bào (ở các mô nhất định, hầu hết các gen trong hệ gen bị đóng và chỉ một số gen nhất định hoạt động vào thời điểm nhất định). Trong quá trình
  5. hình thành tế bào tinh trùng và trứng ở người cũng như ở các loài động vật có vú khác, một số gen nhất định ở trứng bị bất hoạt bằng cách mêtyl hoá trong các gen tương ứng trong tinh trùng lại không bị bất hoạt hoặc ngược lại một số gen ở tinh trùng bị bất hoạt trong khi đó các gen tương ứng trong tế bào trứng lại vẫn hoạt động. Cách thức bất hoạt các nhóm gen khác nhau ở tế bào trứng và tế bào tinh trùng của cùng một loài như vậy được gọi invết hệ gen (genomic tmprinting). Điều này giúp giải thích tại sao hợp tử, ví dụ ở người, chỉ phát triển thành cơ thể bình thường nếu chứa cả nhân của tinh
  6. trùng và nhân của trứng. Nếu tế bào trứng chứa 2 bộ nhiễm sắc thể đơn bội của cùng một giới thì hợp tử không phát triển được thành cơ thể. Gen có thể được hoạt hoá hay bất hoạt bằng cách axêtin hoá hoặc khử axêtin : Axêtin hoá là hiện tượng gắn thêm nhóm – COCH3 vào gốc lizin tại đầu N của prôtêin histôn cấu tạo nên nuclêôxôm. Còn hiện tượng khử axêtin là hiện tượng loại nhóm - COCH3 ra khỏi prôtêin histôn. Khi COCH3 được gắn vào gốc lizin sẽ làm trung hoà điện tích dương của nó và do vậy lizin không thể liên kết được với các nuclêôxôm khác làm cho ADN được dãn xoắn và promoter của gen
  7. tiếp xúc được với ARN pôlimeraza nên phiên mã có thể được thực hiện. Ở một số tế bào, một số gen nhất định có thể được lặp lại nhiều lần làm tăng số lượng bản sao, do vậy làm tăng sản phẩm của gen để đáp ứng nhu cầu của tế bào. Đối với một số mô, thậm chí toàn bộ hệ gen được nhân lên nhiều lần nhưng không kèm theo phân chia tế bào chất (hiện tượng nội nguyên phân). Ví dụ, ở tế bào tuyến nước bọt của ấu trùng ruồi giấm, hiện tượng nội nguyên phân đã tạo nên bộ nhiễm sắc thể đa sợi hay còn gọi là bộ nhiễm sắc thể khổng lồ với hệ gen
  8. lưỡng bội được tăng lên tới 10 lần so với bình thường (2n). Đình Dương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2