intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đinh Lăng: Trồng, Chăm Sóc và Thu Hoạch

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

219
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đinh lăng thuộc nhóm cây thân bụi, cao khoảng 0,8 – 1,5 m hoặc hơn, không gai. - Lá kép 3 tầng lông chim, dài 20 – 40 cm. - Lá chét có cuống mảnh, dài 5 – 15 mm, dạng màng, có răng không đều, thường bị khía hoặc chia thuỳ. - Hoa nhỏ, thành chuỳ tán ngắn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đinh Lăng: Trồng, Chăm Sóc và Thu Hoạch

  1. t bản tin Đinh Lăng: Trồng, Chăm Sóc và Thu Hoạch Tên khoa học: Polyscia fruticosa (L.) Họ nhân sâm: Araliaceae I/ Đặc tính thực vật học: - Đinh lăng thuộc nhóm cây thân bụi, cao khoảng 0,8 – 1,5 m hoặc hơn, không gai. - Lá kép 3 tầng lông chim, dài 20 – 40 cm. - Lá chét có cuống mảnh, dài 5 – 15 mm, dạng màng, có răng không đều, thường bị khía hoặc chia thuỳ. - Hoa nhỏ, thành chuỳ tán ngắn.
  2. - Quả dẹt, màu trắng bạc, dài và rộng 3 – 4 mm II/ Công dụng: - Các lá non dùng để ăn gỏi cá, gói với nem. Lá đinh lăng phơi khô đem lót gói để đề phòng bệnh kinh giật ở trẻ em. Dùng lá tươi giã nát đắp ngoài da trị viêm thần kinh và thấp khớp. Hiện nay, nhóm đinh lăng lá to được sử dụng nhiều như dạng kiểng lá. - Vỏ cây nghiền thành bột làm thuốc uống hạ nhiệt. - Dùng củ để làm thuốc bổ dưỡng. - Đinh lăng làm thuốc tăng lực, phục hồi cơ thể, ăn ngon, ngủ tốt, có tác dụng an thần và lợi tiểu. III/ Kỹ thuật trồng: 3.1/ Giống: - Đinh lăng có 2 loại: + Đinh lăng lá nhuyễn (sử dụng để làm thuốc và ăn sống). + Đinh lăng lá to (sử dụng chủ yếu trong trang trí hoa kiểng). - Trồng bằng cách giâm cành: Trên những cây đinh lăng sinh trưởng mạnh (cây khoảng 6 – 8 năm tuổi sau khi trồng), không sâu bệnh hại để chọn
  3. những cành khoẻ, cành bánh tẻ (không già, không non) – cành vừa hoá nâu, sau đó cắt từng khoảng dài 7 - 10 cm để làm giống cho vụ sau. Bằng cách như sau: + Bước 1: Chuẩn bị cây giống (những đoạn cây giống vừa nêu trên). + Bước 2: Hỗn hợp trong bầu đất gồm: tro trấu, phân chuồng hoai mục và đất với tỉ lệ 1:1:1. + Bước 3: Nhúng vào dung dịch NAA (kích thích ra rễ) đã pha sẵn nồng độ. + Bước 4: Ghim cây giống lên bầu đất đã chuẩn bị, độ nghiêng của cây so với mặt bầu khoảng 450. + Bước 5: Sau khi ghim khoảng 3 tháng cây ra rễ, có thể đem ra ruộng (vườn) trồng, tưới nuớc để giữ ẩm. - Tiến hành cắt bỏ bớt lá (nếu cần). Trong tuần đầu tiên, tưới nước ngày 2 lần. Sau đó tưới nước 1 lần/ngày. 10 ngày sau khi giâm sử dụng phân Urê (1%) để phun cho cây lài. - Sau đó 3 tuần, sử dụng phân NPK để bổ sung cho cây. 3.2/ Thời vụ: Cây đinh lăng có thể trồng quanh năm, tốt nhất là đầu mùa
  4. mưa. 3.3/ Đất: - Cây đinh lăng rất dễ trồng, thích hợp trên nhiều vùng đất nhưng đất không bị nhiều phèn và mặn là được. Tốt nhất là trồng trên đất thịt nhiều bùn, thoát nước tốt. - Đào lỗ với kích thước chiều sâu x đường kính: 7 x 4 cm, kích thước lỗ đào vừa với kích thước bịch trồng. - Cây cách cây: 40 cm; hàng cách hàng 50 cm. 3.4/ Bón phân(lượng phân tính cho 1.000 mét vuông): Trồng mới: Phân chuồng hoai mục: 500 kg. Phân hữu cơ vi sinh Sài Gòn: 100 kg. Trồng kinh doanh: (3 – 4 tháng bón phân 1 lần). Năm thứ 1: + Phân hữu cơ vi sinh Sài Gòn: 300 kg. + Phân Urê: 12 - 15 kg. + Phân NPK: 40 kg Năm thứ 2: + Phân hữu cơ vi sinh Sài Gòn 400 kg. + Phân Urê: 15 - 20 kg. Các năm tiếp theo, lượng phân cũng như năm thứ 2 nhưng cần bổ sung thêm các loại phân bón qua lá để tăng thêm
  5. hàm lượng vi lượng cho cây. Cần tỉa cành, tạo tán cho cây để cải thiện tiểu khí hậu trong vườn . 3. 5/ Chăm sóc, thu hoạch: - Vệ sinh vườn, tránh có cạnh tranh dinh dưỡng với cây, hạn chế sâu bệnh. - Tưới nước 1 ngày/lần. - Trong quá trình thu hoạch cây kết hợp với cắt tỉa, tạo cây có bộ khung tán đẹp, vườn thông thoáng. 3.6/ Phòng trừ sâu bệnh: Cây đinh lăng tương đối ít bị sâu bệnh hại tấn công. Nếu có thì các đối tượng sâu bệnh hại trên cây chủ yếu như: Sâu cuốn lá, sâu xanh, sử dụng các loại thuốc vi sinh Biocin luân phiên với thuốc Sherpa, Sherzol, SecSaigon. 3.7/ Thu hoạch: - Thu hoạch đinh lăng bằng cách cắt cành. - Sau khi trồng khoảng 3 năm thì chúng ta có thể thu hoạch đợt đầu. - Các đợt tiếp theo sau khoảng 5 – 6 tháng. KS.Lê Thị Nghiêm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2