intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đừng để trẻ sớm già

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

86
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'đừng để trẻ sớm già', kỹ năng mềm, tâm lý - nghệ thuật sống phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đừng để trẻ sớm già

  1. Đừng để trẻ sớm già Càng sống lâu ở đời, con người càng trở nên khôn ngoan hơn, nhưng đồng thời cũng chai sạn lên từng ngày. Những nét hồn nhiên, ngây thơ, trong trẻo của thuở còn thơ cứ lùi xa dần, để chỉ còn là những khoảnh khắc đẹp của quá khứ. Ngắm nhìn các em nhỏ hồ hởi nô đùa với nét mặt thánh thiện, tâm hồn chúng ta như trẻ lại… Song những năm gần đây, trẻ em đang ngày càng có xu
  2. hướng bị “người lớn hóa” khiến vai trò “thiên sứ” của chúng cũng mai một dần. Trẻ em không phải là người lớn Là trẻ con, không em nào lại không muốn mau chóng trở thành người lớn, để được oai phong như bố hay khéo léo như mẹ. Sự bắt chước từ dáng đi đến giọng nói, phong cách của người lớn ấy không những giúp trẻ học cách để trưởng thành mà còn giúp đem lại niềm vui đầm ấm cho cả gia đình. Nguồn vui ấy là không gì thay thế và nó còn có tác dụng như một tấm gương phản chiếu, để người lớn nhìn vào đó điều chỉnh mình. Và từ chỗ coi việc trẻ bắt chước người lớn là hoàn toàn bình thường, nhiều vị phụ huynh đã bắt đầu quen với việc cho trẻ ăn mặc hay tập cư xử theo phong cách của người lớn ngay từ tấm bé, biến các em trở thành những “phiên bản thu nhỏ” của mình. Điều này đã làm mất đi sự hồn nhiên của trẻ nhỏ, và thực sự có ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển tự nhiên của trẻ. Hiền là đứa trẻ có nước da bánh mật, khuôn mặt bầu bĩnh, đôi mắt tròn to, đen láy với giọng nói lanh lảnh rất dễ thương. Cả xóm không ai lại không yêu quý cô bé rất hay
  3. mặc váy xòe này, đặc biệt là khi em bật cười giòn tan trong những lúc vui đùa. Nhưng từ khi bước vào một, mọi người rất hiếm dịp được nghe lại điệu cười của bé. Bởi giờ đây, trông bé luôn thật lạ với những bộ cánh không khác gì với trang phục của chị em phụ nữ ngày nay: cũng áo hai dây, quần suông ống vảy, cũng giày cao gót với lắc chân, lắc tay… Điều đáng nói hơn cả là bé luôn bị nhắc nhở về câu từ sao cho thật chuẩn xác, không được mắc lỗi và phải luôn giữ thái độ chừng mực cho giống cha mẹ. Chuyện vui chơi của Hiền cũng bị hạn chế tới mức tối đa với những cái lừ mắt và lập luận của phụ huynh: con hãy cư xử cho thật người lớn xem nào. Hiền từ đó có vẻ chững chạc hơn nhưng không còn vui vẻ, tươi tắn như thuở trước. Sức học củabé vẫn rất khá nhưng học bạ của em luôn có dòng chữ “Không hoà đồng với bạn bè”. Trong khi đó, không khí gia đình em vì thế lúc nào cũng mang vẻ nghiêm trang khiến người ngoài tự dưng cũng dần ngại tiếp xúc với gia đình Hiền. Thói quen dằn vặt trẻ
  4. Trong cuộc sống, không phải ai cũng có được một gia đình đầy đủ các thành viên, no ấm và hạnh phúc. Khi ấy, người cha, người mẹ rất dễ hình thành thói quen trút những đau khổ, dằn vặt mà mình phải chịu đựng lên đầu con cái. Đành rằng không người cha, người mẹ nào thực tâm muốn con mình khổ tâm, nhưng vì quá mệt mõi khi phải đối mặt với vất vả của cuộc sống, cả lời nói và hành động dường như đều bị “tuột phanh”. Lúc đó, những người làm cha mẹ cần nhớ rằng, làm như vậy sẽ giết chết dần sự vui tươi, hồn nhiên ở trẻ, để lại những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ sau này. Thu là một bà mẹ còn khá trẻ, vừa sinh đứa con đầu lòng thì chồng mất vì tai nạn giao thông. Niềm đau đớn của cô ai cũng hiểu và thông cảm. Nhưng nhìn cách cô nuôi dạy con thì mọi người đều thấy không hài lòng, nhưng không dám khuyên can. Từ khi đứa trẻ bắt đầu biết ham chơi hơn ham học (đó cũng là lúc Thu bắt đầu có mối quan hệ với một người đàn ông khác), hàng xóm thường phải nghe cô gắt gỏng, dằn vặt con mình ”không có anh thì tôi đã đủ khổ lắm rồi”, “hết bố lại đến con, sao số tôi khổ thế này”… Những lời lẽ lại càng có vẻ nặng nề, chì chiết hơn mỗi khi
  5. thằng bé con cô cứ nhằng nhẵng đòi đi chơi cùng mẹ và “chú”. Chính những áp lực tâm lý do Thu đem lại đã khiến cho con cô ngày càng trở nên còm cõi, lúc nào cũng trầm mặc suy tư. Bé cũng trở nên ngày một xa lành với mọi người xung quanh. Không có bạn bé, ít có mẹ bên cạnh, em giờ đây giống như m65t cái bóng giữa chốn ồn ào thị thành. Nói cùng với người làm cha mẹ: Sự hồn nhiên của con trẻlà điều đáng quý nhất ở trên đời. Nhờ có con trẻ, người lớn mới có dịp để nhớ lại thời gian mình đã từng sống hồn nhiên, không biết đến những hoài nghi hay xúc xiểm… để nhớ thêm rằng niềm vui cuộc sống một phần được làm nên từ sự vô tư, trong sáng, ngây thơ của các em. Khi trẻ được chính là mình, các bạn sẽ thấy được vai trò đặc biệt của con cái trong việc kết nối thân tình giữa các thành viên trong gia đình, cũng như với những người xung quanh. Tổ ấm gia đình khi ấy mới có thể có được bằng những tình thương yêu ngập tràn, tươi vui và trong trẻo. Hơn nữa, nếu thiếu đi những chiếc váy xòe búp bê, những điệu cười hồn nhiên trong sáng, những cử chỉ
  6. vụng về nhưng rất đáng yêu ở trẻ… thì cuộc sống sẽ buồn tẻ biết bao. Vì vậy, xin đừng bắt các em phải sớm già trước tuổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2