intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: SINH KHƯƠNG

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

77
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên thuốc: Rhizoma zingiberis Recens. Tên khoa học: Zingiber offcinale Rosc. Họ Gừng (Zingiberaceae) Bộ phận dùng: thân rễ (củ). Củ to, chắc già, còn tươi, mùi thơm, vị cay không thối nát là tốt. Thành phần hoá học: có tinh dầu 2 - 3%, chất nhựa 5%, chất béo 3% tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaola. Tính vị: vị cay, tính hơi ấm. Quy kinh: vào kinh Phế, Tỳ và Vị. Tác dụng: tán hàn, phát biểu, long đờm, tiêu hoá. Chủ trị: trừ phong tả, rét lạnh, nhức đầu, ngạt mũi, trị ho, trị nôn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: SINH KHƯƠNG

  1. SINH KHƯƠNG Tên thuốc: Rhizoma zingiberis Recens. Tên khoa học: Zingiber offcinale Rosc. Họ Gừng (Zingiberaceae) Bộ phận dùng: thân rễ (củ). Củ to, chắc già, còn tươi, mùi thơm, vị cay không thối nát là tốt. Thành phần hoá học: có tinh dầu 2 - 3%, chất nhựa 5%, chất béo 3% tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaola. Tính vị: vị cay, tính hơi ấm. Quy kinh: vào kinh Phế, Tỳ và Vị. Tác dụng: tán hàn, phát biểu, long đờm, tiêu hoá. Chủ trị: trừ phong tả, rét lạnh, nhức đầu, ngạt mũi, trị ho, trị nôn mửa, kích thích tiêu hóa. Liều dùng: Ngày dùng 2 - 6g gừng tươi trong thuốc thang. Tây y: dùng để làm thuốc kích thích giúp tiêu hoá.
  2. Cách Bào chế: Theo Tây y: Dùng dưới dạng bột khô. Liều dùng: 2 gam/1 ngày. Làm cồn thuốc cất (alcoclat de Fioravanti) để xoa bóp, ngoài da. Theo kinh nghiệm Việt Nam: - Rửa sạch đất, thái lát, dùng sống vào thuốc thang. - Giã nát, ép lấy nước, sấy nhẹ cho khô tán bột. Hoặc là giã nát, sấy nhẹ cho khô, tán bột nhỏ. Bột này dùng trong hoàn tán dùng chung hoặc dùng riêng với các thuốc khác. Bảo quản: gừng tươi đã thái miếng nên dùng ngay. Củ thì nên vùi vào cát, để nơi mát, ẩm. Dùng trước khi mọc mầm. Ghi chú: gừng lùi (ổi khương) + Công dụng: thuốc ôn trung tán hàn. Dùng với Đại táo thì hay hành tân dịch của Tỳ Vị mà điều hoà dinh vệ.
  3. + Liều dùng: hàng ngày như gừng tươi. + Lấy gừng tươi rửa sạch đất, lấy giấy bản bọc lại 1 - 2 lần, dấp nước vào trong giấy cho ướt, lùi vào tro nóng già khi cháy hết giấy, vỏ vàng sẫm là được Dùng đến đâu làm đến đấy, thái lát mỏng hoặc giã nát. - Cảm phong hàn biểu hiện như nghiến răng, sốt, đau đầu và nghẹt mũi: Dùng Sinh khương để tăng cường chức năng tiết mồ hôi. - Nôn do hàn ở vị: Sinh khương thường dùng với Bán hạ. - Nôn do nhiệt ở vị: Dùng Sinh khương với Trúc nhự và Hoàng liên. SINH KHƯƠNG BÌ Sinh khương bì là vỏ của Sinh khương (vỏ rễ gừng). Tinh vị: Vị cay và tính mát. Tác dụng: điều hoà tỳ, tăng chuyển hoá nước, chủ yếu dùng để chữa phù. Sinh khương thường dùng phối hợp với Phục linh bì và Tang bạch bì để chữa phù. Liều dùng: 3-10g. SƠN DƯỢC
  4. Tên thuốc: Rhizoma Dioscoreae. Tên khoa học: Dioscorea persimi lis P. et. B. Họ Củ Nâu (Dioscoreaceae). Bộ phận dùng: rễ củ. Củ khô, to, dài, đã tróc hết vỏ nặng, trắng, nhiều bột mịn, không có thớ, không mốc mọt là tốt. Thành phần hoá học: có nhiều tinh bột, chất Muxin, Allantoin, acid Amin. Tính vị: vị ngọt, tính bình. Quy kinh: : Vào kinh Tỳ, Vị, Phế và Thận. Tác dụng: làm thuốc thanh nhiệt, bổ hư, ích Thận. Chủ trị: Dùng sống: trị bạch đái, Thận kém, tiêu chảy do thấp hàn. Dùng chín: chữa Tỳ Vị hư yếu. Trị lở, ung nHọt, trị thổ huyết. - Tỳ và Vị kém biểu hiện như kém ăn, tiêu chảy và mệt mỏi: Dùng với Nhân sâm, Bạch truật và Phục linh trong bài Sâm Linh Bạch Truật Hoàn.
  5. - Thấp nặng do Tỳ kém biểu hiện như khí hư mầu đục (trắng) và loãng,mệt mỏi: Dùng Sơn dược với Bạch truật, Phục linh và Khiếm thực. - Do thận kém biểu hiện như khí hư và đau lưng dưới: Dùng Sơn dược với Sơn thù du và Thỏ ti tử. - Thấp nặng chuyển thành nhiệt biểu hiện như khí hư mầu vàng: Dùng Sơn dược với Hoàng bá và Xa tiền tử. - Tiểuđường biểu hiện như rất khát, uống nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều và mệt mỏi: Dùng Sơn dược với Hoàng kỳ, Thiên hoa phấn, Sinh địa hoàng và Cát căn. - Mộng tinh do thận suy: D ùng Sơn dược với Sơn thù du và Sinh địa hoàng trong bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn. - Hay đi tiểu do Thận suy: Dùng Sơn dược với Ích trí nhân và Tang phiêu tiêu. - Ho mạn tính do Phế suy: Dùng Sơn dược với Sa sâm, Mạch đông và Ngũ vị tử. Liều dùng: Ngày dùng 10 - 12g. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Rửa sạch, ủ mềm hoặc đồ mềm thái lát (dùng sống) hoặc sao qua hoặc nửa sống nửa chín, hoặc sao với cám.
  6. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, nếu không cần rửa thì ngâm qua 1 - 2 giờ ủ một đêm, đồ lên, thái lát hoặc bào mỏng phơi khô dùng sống. Có thể sao qua với cám đến khi có màu vàng, dần bỏ cám đi (dùng chín). Bảo quản: dễ bị mốc mọt, năng xem lại. Đậy kín để tránh ẩm. Có thể sấy hơi diêm sinh. Kiêng ky: có thực tà thấp nhiệt thì nên dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2