intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bản Di chúc trường tồn lịch sử và Hồ Chí Minh: Phần 2

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:148

107
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời bạn đọc cùng tham khảo phần 2 Tài liệu Hồ Chí Minh và bản Di chúc trường tồn lịch sử. Tài liệu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn giá trị của bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các bài học thiết thực từ bản Di chúc nhằm tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp kiến thức đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bản Di chúc trường tồn lịch sử và Hồ Chí Minh: Phần 2

  1. T ư T Ư Ở N G N H Â N V Ă N T R O N G D I CHÚC CỦA C H Ủ T ỊC H H Ò C H Í M IN H Vũ Thu Hằng Khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch Chủ tịch Hồ Chí M inh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn, lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của Đảng và dân tộc Việt Nam, người chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi, nhà hoạt động lồi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trước khi đi xa đã để lại cho dân tộc ta, đất nước ta một đi sản vô cùng quý giá - đó là bản Di chúc chứa đựng tư tưởng, đạo đức cao cả và tình yêu bao la đối với con người. Đó là những lời căn dặn cuối cùng thắm đượm tình nhân ái, lòng yêu thương vô hạn đối với đồng bào, chiến sĩ và nhân dân. Chuẩn bị cho sự ra đi của mình, Người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để suy nghĩ những việc cần dặn lại với toàn Đảng, toàn dân và bạn bè quốc tế. Tất cả những nỗi lo của Người, trước hết và trên hết vẫn là dành cho con người. Bởi Người không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam mà còn là vị cha già dân tộc. Kỷ niệm 40 năm ngày Người đi xa, đọc lại Di chúc của Người, càng đọc, càng suy ngẫm, càng thấy Di chúc của Người như vẫn đang động viên, nhắc nhở chúng ta phải làm tốt hơn những việc cùa mình để không ngừng hoàn thiện bản thân, để xứng đáng với tình thương yêu Người để lại cho chúng ta. 137
  2. 1. N ội dung của Di chúc thấm đẫm quan điểm vì con người và giải phỏng con ngưm. Trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều làm nên giá trị tinh thần lớn lao và mang ý nghĩa sâu sắc là quan điểm vì con người và giải phóng con người thấm đượm chủ nghĩa nhân đạo cao cả, một triết lý nhân sinh mà Mgười dày công vun đắp. Sức sống lớn lao của Di chúc, ánh sáng kỳ diệu toả ra trong toàn bộ D i chúc đó là những tư tưởng nhân văn cách mạng ngời sáng và đầy giá trị nhân bản của Chủ tịch Hồ Chí M inh. Sự gắn bó của Chủ tịch Hồ Chí M inh với con người, tấm lòng nhân ái, bao la của Người với con người bẳt nguồn từ một lòng tin mãnh iiệt vào chính bản thân con người, vào cái thiện của con người. Đó là chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Trong D i chúc, Chủ lịch Hồ Chí Minh đã khẳng định loàn bộ những việc ớn của xă hội, của cách mạng đều eẳn với con người, cho nên Người viết rang: "Đầu tiên ỉà công việc đoi với con người"''^\ Đây là sự tổng kết quan trọng về chủ nghĩa nhân văn mà Hồ Chí Minh đã đúc kết trong quá trình hoạt động cách mạng của mình. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công việc đối với con người là mục tiêu quan trọng, lớn lao và cao cả của cả đời mình, vấn đề con người trong tư lường nhân văn Hồ Chí Minh được thê hiện trong D i chúc đó là tinh thương yêu đỏi với tât cả mọi tầng lớp người trong xã hội. Mở đầu bản D i chúc, " ’ h ồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, t.l2 , ir.503. 138
  3. Người viết: "Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. Điểu đó cũng không có gì lạ. Nhưng ai mà đoán hiêt tỏi còn phục vụ cách mạng, phục vụ Tô quôc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa? Vì vậy, tỏi đê săn mây lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đông bào cà nước, đông chí trong Đáng và bâu bạn kháp nơi đều khỏi cctm thắv đột ngột"^^\ Đó là những tình cảm sâu lang đối với con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mgười muốn làm nhẹ nồi đau của đồng bào, đồng chí trước cảnh sinh ly, tử biệt. NíỊười căn dặn chúim ta phải sống có tình có nghĩa, "phải C() tình đồng chí thương yêu lan nhau . Nmrời muốn nhac nhở mồi níĩưòi: tình thưcTii” yêu lẫn nhau là bao trùm lên mối quan hệ giữa níĩười với nỉĩưòi. N 2;ười là tiêu biêu cho tình thươim bao la, lòng nhân ái cao ca. Khi đi xa, Người "đê lại muỏu VCỈIĨ tình tlìân yêu cho loàn dân, toàn Đciníỉ, cho toàn thê hộ đội, cho các chiui thanh nién và nhi Cả cuộc đời Ngưòi đã dành cho dân lộc Việt Nam. Mong muốn lớn nhất cua Nmrời là làm cho nu'óc ta đưọc hoàn toàn độc lập, đồnu bào ta được hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. 2. Di chúc thể hiện ỉòitỊỊ tin sâu sắc của Ngưừi đối với nhãn dãn. Trong Di chúc, chủ nghĩa nhân văn Hô Chí Minh là chủ nghĩa nhân văn cách mạim, ngời sáng lý tưởne cộng " ’nồ Chí Minh; Toàn tập, Sđd, tr. 498, 500, 509, 510. 139
  4. sản. Tính nhân văn cao cả được thể hiện trong Di chúc còn là lòng tin tưởng tuyệt đối của Chủ tịch Hồ Chí M inh vào sức mạnh của nhân dân cả ở miền xuôi và miền núi. Người tin tưởng nhân dân sẽ là một lực lượng khổng lồ, sức mạnh chiến đấu vô địch và nhất định sẽ chiến thắng mọi cái xấu, cái ác trong xã hội để xây dựng những cái mới, văn minh, văn hoá. v \ vậy, Chủ tịch Hồ Chí M inh nói nhiều đến vấn đề chăm lo lợi ích của con người: "Đảng cần phải có kể hoạch thật tốt để ph á t triển kinh tế và vãn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân"^^\ Trong cuộc sống đời thường, Người luôn quan tâm, nâng đỡ mọi người, lo lắng đến quyền lợi của dân tộc, đến lợi ích hàng ngày của nhân dân, đặc biệt là nhân dân lao động. Con người ở đây là con người cụ thể, là toàn thể các tầng lớp nhân dân, là toàn dân tộc. Người dặn lại; "Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hải, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đ ảng”^^\ vấn đề mà Hồ Chí M inh nêu ra trong Di chúc và đòi hỏi Đảng phải có kế hoạch thật tốt, chính là kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội một cách toàn diện, nhằm thoả mãn ngày càng cao hơn những nhu cầu, lợi ích chính đáng của mồi con người và điều đó cũng phù hợp với mục tiêu lý tưởng của chủ nghĩa xã hội, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tr. 498. 140
  5. 3. Di chúc thể hiện rỗ Hồ Chí Minh bao dung, nhăn á l Chủ tịch Hồ Chí M inh là hình ảnh của người Cha, người Bác, người Anh, là hình ảnh của dân tộc, gắn sâu vào trái tim của mỗi người V iệt Nam. Từ một thanh niên yêu nước, Ngườiđã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và đem học thuyết cách mạng của thời đại áp dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. ở Người, tình yêu nhân dân là vĩnh cửu, mọi suy nghĩ, việc làm của Người đều xuất phát từ lợi ích của nhân dân và vì nhân dân. Người nói: ở đời và làm người là phải yêu nước, thương dân, yêu nhân loại bị đau khổ và áp bức. Cũng xuất phát từ lòng bao dung, nhân ái, vì cuộc sống tự do và hạnh phúc của con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đển những người cùng khổ nhất trong xã hội, đó là những người công nhân và nông dân. Lòng nhân ái đó không phải là lòng thưomg hại của những người đúng trên nhìn xuống, lòng yêu nước, yêu dân chung chung, lòng nhân ái của Người là một niềm cảm thông sâu sắc. Lòng yêu thương con người, yêu thương đồng bào của Người trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và lập trường của giai cấp công nhân đã trở thành sức mạnh kêu gọi toàn dân đoàn kết đấu tranh. Người viết trong Di chúc: "Cuộc kháng chiến chống Mỳ cỏ thể sẽ kéo dài mây năm nữa. Đông bào ta có thể phải hy sinh nhiều của nhiều người. Dù sao, chủng ta phải quyết tám đảnh giặc Mỹ đến thảng lợi hoàn toàn". Vì vậy, cả dân tộc Việt Nam đoàn kết, nhất trí xung quanh Người, dưới lá cờ cùa Đảng Lao động Việt Nam quyêt tâm chiến đấu, và quyết tâm chiến thắng mọi kẻ thù, trăm trận trăm thắng. 141
  6. Yêu thương con người, Người còn dành tình cảm, sự quan tâm đến những kẻ lầm đường lạc lối. Người dạy phải khoan hồng, vui mừng đón rước những đứa con vì cảnh ngộ mà phải lạc bầy. Người tin ràng người V iệt Nam nào cũng yêu nước, muốn đất nước thống nhất, độc lập, ta khéo nhen chút than hồng ấy, nó sẽ cháy lên thành ngọn lửa. Người viết; "Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu,v.v... thì Nhà nước phải dùng vừa giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện"* Vì lòng nhân ái cao cả đó, Người đã giáo dục, cảm hoá được mọi người, đoàn kết toàn thể dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiêu biểu cho sự đoàn kết ấy, Người là linh hồn của khối đại đoàn kết đó. Trong Di chúc, Người dặn tỉ mỉ những việc cần làm đối với những người đã hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong...). Đảng, Chính phủ, đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lóp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần tự lực cánh sinh. Đối với các liệt sĩ thì phải xây dựng tượng đài, vườn hoa để ghi nhớ công ơn và đời đời giáo dục lòng yêu nước cho nhân dân. Đối với cha mẹ, vợ con của thương binh, liệt sĩ thì phải quan tâm, giúp đỡ không để họ bị đói rét. Thực hiện Di chúc cùa Người, nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã phát động phong trào "Uông nước nhớ nguồn", "Đen om đáp nghĩa" đê phân nào làm vơi đi nỗi đau buồn đó. Nhiều căn nhà tình nghĩa được " ’h ồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tr. 504. 142
  7. dựng lên, việc nhận phụng dưỡng Bà mẹ V iệt Nam anh hùng được thực hiện - đó là những nghĩa cử cao đẹp của nhân dân ta với người có công với cách mạng. Lòng nhân ái bao la của Chủ tịch Hồ Chí M inh còn là sự quan tâm đến việc bồi dưỡng đạo đức và tài năng của các thế hệ thanh niên, lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng, làm cho họ trở thành lực lượng nòng cốt xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Người yêu cầu sửa đổi chế độ giáo dục cho phù hợp với hoàn cảnh và đặc biệt là phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, giáo dục tinh thần yêu nước cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ trở thành những người kế thừa xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa "hồng" vừa "chuyên". Trong Di chúc, Người viết: "Đảng và Chính phủ cân chọn một so ưu tú nhất, cho các cháu ẩy học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhãn có kỳ thuật giỏi, tư tưởng tot, lập trường cách mạng vừng chăc”. Với phụ nữ Việt Nam, Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề giúp đỡ chị em tham gia công tác xã hội để tiến tới một sự bình đẳng thật sự cho phụ nữ. Điều mong muốn của Người đến nay đã trở thành sự thật, khi hàng ngàn phụ nữ đã đạt trình độ học vấn cao và một số người đã được trao giữ những trọng trách của Đảng và Nhà nước. Yêu nước, thương dân nên ngày đêm Người lo lắng đến quyền lợi tối cao của đân tộc, của đất nước, đến lợi ích của nhân dân. Người nhắc nhở chúng ta: "He còn một người Việt Nam bị hóc lột, bị nghèo nàn thì Đảng vân đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ". Với đối tượng là nông dân chiếm đa phần dân số nước ta, 143
  8. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi sự đóng góp của họ cho thắng lợi của nước nhà và đề xuất ''miễn thuế nông nghiệp 1 năm cho các hợp tác xã nông nghiệp''^ Mặc dù mong muốn của Người chưa thực hiện được ngay tại thời điểm đó, nhưng nó thể hiện tấm lòng của Người với bà con nông dân, những người vất vả một nắng hai sương. Đó là đạo lý, là lẽ sống của dân tộc ta được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ ỉchác. Chủ tịch Hồ Chí M inh đã đúc kết lại truyền thống đó của dân tộc là: ‘W/zđn dãn ta từ lâu sổng với nhau có tĩnh có nghĩa như thể. Từ khi có Đảng lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bon biển một Lòng nhân ái của Người không chỉ bó hẹp ừong tình yêu thưoTig đồng bào, nhân dân trong nước. Lòng nhân ái của Người còn rộng mở với nhân dân lao động, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Ngay từ kh i còn trẻ tuổi, Người đã lên tiếng tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân ở các thuộc địa và những bất công trong xã hội tư bản. Trong D i chúc, Người tỏ rõ sự đau xót về mối bất hoà giữa các đảng anh em. Người cũng mong mỏi và tin tưởng rằng, các đảng anh em và các nước anh em nhất định phải đoàn kết lại. K hi nói về việc riêng, D i chúc của Người vẫn là sự quan tâm, lo lắng đến đồng bào. Người lo tốn thời gian, tiền bạc, ruộng đất của nhân dân. Người yêu cầu thi hài được đốt đi "vỉ như thế đoi với người sống đã tốt về mặt vệ Họ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tr. 504. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, 1.12, tr.554. 144
  9. sinh, lại không tổn đất". Người còn dặn lại: "Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi m ột ít tro xương cho đồng bào miền Nam"^^\ Lo đồng bào đi thăm viếng mình không có chỗ nghỉ ngơi, Người đề nghị xây một cái nhà đơn giản, rộng rãi, xung quanh trồng cây có bóng mát sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Người không hề nghĩ đến cái riêng, ở Người tình thương yêu nhân dân sâu sắc bao nhiêu thì Người càng quan tâm đến lợi ích của nhân dân bấy nhiêu. Triết lý nhân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự gắn kết giữa chủ nghĩa nhân đạo cao cả với tư tưởng nhân văn sâu sắc. Cội nguồn của chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng nhân văn ấy là truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam kết hợp với truyền thống nhân ái của nhân loại, nội dung cốt lõi của chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng nhân văn ấy là lòng yêu thương, tôn ữọng con người gắn với lòng yêu nước, yêu dân nồng nàn. Mục tiêu cao cả của chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng nhân văn ấy là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí M inh thể hiện trong D i chúc là chủ nghĩa nhân văn cách mạng sáng ngời lý tưởng cộng sản. 4. Di chúc và lời căn dặn về chỉnh đốn Đảng. Bao trùm nhất, quan ữọng nhất trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí M inh được thể hiện trong Di chúc là sự quan tâm đến người cộng sản, đến Đảng. Đây thực sự là nét độc đáo trong tư tưỏmg nhân văn của Người. Tháng 5-1968, khi soạn thảo Di chúc, Người viết: "Theo ý tôi, việc cần phải H ồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd. tr. 500. 145
  10. làm trước tiên là chinh đắn lại Đảng"^^\ Quan tâm đến Đảng đầu tiên, hướng đến vai trò lãnh đạo của Đảng, ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong tư tưởng của Người chính là: việc Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành với nhân dân. Xã hội mới lấy con người làm trung tâm, trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Lý tưởng của Đảng Cộng sản là chống áp bức bóc lột, và xã hội lấy con người làm trung tâm hoà quyện và thống nhất với mục đích lý tưởng Đảng. Với lý tưởng tiên tiến và đạo đức cao đẹp, nhân cách người cộng sản phải trở thành biểu tượng trung tâm của xã hội mới. Đó là những con người biết đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết. Trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, xã hội lấy con người làm trung tâm đòi hỏi trước hết mỗi đảng viên là cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ, đảng viên có đạo đức cách mạng là những người có văn hoá, phải xung phong gương mẫu làm trước thiên hạ và phải hưởng bổng lộc sau thiên hạ. Việc gì lợi cho Đảng, cho dân thì khó mấy cũng làm, cái gì hại đến Đảng, đến dân thì kiên quyết chống lại. Đổi mới sự lãnh đạo và chỉnh đon Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh và Di chúc của Người để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh đang là một yêu cầu bức xúc của toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Là người sáng H ồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd. tr. 503. 146
  11. lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí M inh về Đảng trong bản Di chúc lịch sử của Người mãi mãi là một di sản vô giá để xây dựng Đảng ngày càng to lớn, vững mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ của đất nước. Mong muốn cuối cùng của Người là: "Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kêt phân đâu, xảv dựng m ột nước Việt Nam hoà bĩnh, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp p h ầ n xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế Nhân kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí M inh, mồi người Việt Nam lại càng tưởng nhớ Người với lòng biết ơn, niềm tự hào và tình thương yêu vô hạn. Từ D i chúc càng thấy rõ Người vẫn luôn luôn ở bên cạnh, dẫn dắt chúng ta giành chiến thắng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tiếp tục xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, hạnh phúc và giàu mạnh, đoàn kết xung quanh Đàng Cộng sản Việt Nam anh hùng. Kỷ niệm 119 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đọc lại bản Di chúc lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta càng thấy thấm thuần hơn nữa tư tưởng và tình cảm cùa Người, và niềm tin Người dành cho chúng ta. Di chúc của Người - ngoài những giá trị lịch sử, chính trị, còn thể hiện rõ chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo của dân tộc ta, của nhân dân ta mà Hồ Chí Minh là người đại diện tiêu biểu nhất. Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày nay, trơng sự nghiệp đổi mới, nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Đời sống của nhân dân đã Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tr. 512. 147
  12. được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. N ội dung tư tưởng và ánh sáng nhân văn cao cả trong Di chúc luôn soi sáng con đường đi đến dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh của dân tộc ta. Tưởng nhớ Người, chúng ta nguyện suốt đời học tập và làm theo tấm gương đạo đức, tác phong của Người, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh, rèn luyện mình thành những chiến sĩ trung thành với Đảng, xứng đáng với sự tin yêu và kỳ vọng của Người. 148
  13. T Ừ “ Đ IỀ U M O N G M U Ố N C U Ó I C Ù N G ” T R O N G D I CHÚC, B À N V Ề M Ó I Q U A N H Ệ G IỮ A Đ Ộ C L Ậ P D Â N T Ộ C V À T H Ố N G N H Á T ĐÁ T N Ư Ớ C T R O N G T Ư T Ư Ở N G H ồ C H Í M IN H PGS, TS Vũ Quang Hiển Đại học Quốc gia Hà Nội Trước khi về cõi vĩnh hằng, trong hoàn cảnh đất nước đang tạm thời bị chia cắt thành hai miền, cuộc kháng chiến chống M ỹ cứu nước đang diễn ra quyết liệt, Hồ Chí Minh để lại cho đồng bào và chiến sĩ cả nước bản Di chúc thiêng liêng. Đó là những lời dặn cuối cùng của Người, là những tình cảm và niềm tin của Người đối với thế hệ đang đánh Mỹ và con cháu mai sau. Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đ ảng toàn dãn ta đoàn kết phấn đau, xây dựng m ột nước Việt Nam hòa bĩnh, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đảng vào sự nghiệp cách mạng thế giới Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh kiên cường đấu tranh cho độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, cho tự do, hạnh phúc cùa nhân dân. Đối với Người, độc lập dân tộc và thống nhất đất nước không thể lách rời nhau. Người nói: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thê cạn, núi có thê mòn, song chán lý ấy không bao g iờ thay đoi". Người chỉ rõ mục đích của Cách mạng tháng Tám là "‘'giành lại hòa bình, thống 149
  14. nhất, độc lập và dân chủ cho Tổ quốc ta, cho nhân dân t ả \ '"Mục đích của khảng chiến là để g iừ lấy và phát triên rĩhừng thăng lợi của Cách m ạng thảng Tám, tức là hòa bình, thong nhất, độc lập và dân chu \ Mục đích của nhân dân ta sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được ký kết cũng là đấu tranh giữ vừng hòa bình ''đ ể thực hiện thong nhất, hoàn thành độc lập và dân chù trong toàn quõc ^ 1. Thống nhất nước nhà là con đường sống của nhân dân ta N ỗi đau đất nước bị chia cắt luôn trong tim người con v ĩ đại của dân tộc. Đó là tình yêu vô hạn của Người với đất nước, non sông. Nhớ miền Nam, với tình cảm Nam, Bắc một nhà, trong D i chúc viết ngày 15-5-1965, Người căn dặn: “ Neu tôi qua đời trước ngày đất nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đông bào miền Ba năm sau, Người dặn thêm: "'Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào ba cái hộp sành. M ột hộp cho miên Bắc. Một hộp cho miên Trung. M ột hộp cho miên Nắm tro xương mà Hồ Chí Minh muốn để lại cũng mang theo tinh thần của Người về thống nhất quốc gia, tinh thần đại đoàn kết dân tộc và tình thương yêu vô hạn với đồng chí, đồng bào. Theo Hồ Chí Minh, thống nhất nước nhà là một quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc V iệt Nam, là con đường sống của nhân dân V iệt Nam. Độc lập dân tộc gắn Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính tri quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr.337-339. Chí Minh: Toan tập, Sđd, t .l2 , ừ.500-502. 150
  15. liền với thống nhất đất nước là một quan điểm lớn của Hồ Chí Minh, xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Trong “ L/c/ỉ sử nước ta"' (1942), Người đau đớn vì cảnh “ Lê Nam, Mạc Bắc rạch đôi sơn hà” , “ Nguyễn Nam, Trịnh Bắc đánh nhau” . Việc xoá bỏ tình trạng cát cứ của các lãnh chúa phong kiến để thống nhất thị trường dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cuộc cách mạng tư sản, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, đưa đến sự ra đời của các quốc gia dân tộc tư bản chủ nghĩa phương Tây. Neu như trong cách mạng tư sản Pháp, giai cấp tư sản thực hiện sự thống nhất lãnh thổ để hình thành thị trường dân tộc, thì ở nước V iệt Nam thuộc địa, họ lại thực hiện sự chia cắt lãnh thổ và chia rẽ dân tộc. Chia để trị là một trong những nguyên tắc thống trị của họ. “ Chúng ỉập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kểt” ^'l Thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc chinh phục và chia cắt nước V iệt Nam sau khi buộc triều đình nhà Nguyễn phải ký các hàng ước Ácmăng (1883) và Patofnot (1884). Theo những hiệp ước này, Việt Nam không được xem như một quốc gia độc lập thống nhất, mà bị chia thành ba kỳ với ba chế độ cai trị khác nhau, trong đó Nam K ỳ là xứ thuộc địa, không có quan hệ phụ thuộc vào Nam Triều; Bắc K ỳ và Trung K ỳ là xứ bảo hộ; cùng hai xứ Lào và Campuchia nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Bộ máy quan lại của triều đình nhà Nguyễn chỉ được “ tự Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr. 1-2. 151
  16. trị” ở các tỉnh miền Trung, nhưng không có thực quyền. Toàn quyền là người thay mặt Chính phủ Pháp cai trị Đông Dương về mọi mặt, dưới Toàn quyền là Thống đơc Nam kỳ, Thống sứ Bắc K ỳ và các Khâm sứ ở Tmng Kỳ, Lào và Campuchia. Họ cũng lập ra Hội đồng quản hạt Nam Kỳ, các viện dân biểu ở Trung K ỳ và Bắc K ỳ, nhưng không có một cơ cấu chính quyền hoặc một nghị viện chung cho một nước V iệ t Nam, cho dù chi là giả hiệu. Do chính sách cai trị trên, sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập của dân tộc V iệ t Nam cũng là cuộc đấu tranh cho sự thống nhất và toàn vẹn chủ quyền quốc gia. Để giành độc lập và thống nhất, phải thực hiện đại đoàn kết dân tộc. Tháng 2-1942, Hồ Chí M inh nêu rõ: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào nhân dân ta đoàn kết muôn người như một thì đất nước ta độc lập, tự do. Trải lại lúc nào dàn ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận Việt M inh, tiến hành tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, xoá bỏ ách thống trị thuộc địa và sự chia rẽ của chù nghĩa đế quốc, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, một Nhà nước độc lập, thống nhất. Trước đòi hỏi vô lý, sặc mùi thực dân của Chính phủ Pháp về lãnh thổ V iệt Nam, trong Tuyên ngôn Độc lập (2-9-1945), Hồ Chí Minh tuyên bố “ thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.217. 152
  17. những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam” . Dưới chính thể cộng hòa dân chủ do Hồ Chí M inh sáng lập, mọi tầng lớp nhân dân, bất kể giàu nghèo, thành phần giai cấp, kể cả vua quan nhà Nguyễn cũng ngả theo cách mạng. M ọi người có tâm huyết với nước với dân đều có cơ hội phục vụ đất nước. Chính phủ do Hồ Chí M inh đứng đầu đã gạt bỏ mọi hận thù và chia rẽ, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, làm cho sự thống nhất và đoàn kết dân tộc trở thành hiện thực chứ không phải là một khẩu hiệu. Khác biệt các nước Đức và Triều Tiên, khi Chiến ứanh thế giới thứ II kết thúc, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Hồ Chí M inh hoàn toàn tự lực, chủ động vùng lên tổng khởi nghĩa, đập tan bộ máy chính quyền của phát xít Nhật và tay sai ở cả Trung ương và địa phương, ở cả nông thôn và thành thị, từ Bấc chí Nam, và đã thành lập một Chính phủ dân tộc thống nhất trong toàn quốc trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Như vậy, độc lập dân tộc và thống nhất đất nước được thực hiện bang một cuộc cách mạng do nhân dân Việt Nam tiến hành, chứ không phải nhờ quân Đồng minh vào giải phóng khỏi ách chiếm đóng của chủ nghĩa phát xít. Nhiệm vụ của quân Đồng minh là giải giáp quân đội Nhật chứ không phải là chiếm đóng và chia cắt nước Việt Nam, lập ra những chính quyền trái với ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Trong thư gửi Tồng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Hồ Chí Minh chỉ rõ; “ Khi người Nhật bị đánh bại vào tháng 8-1945, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam được thống nhất lại dưới một Chính phủ Cộng hoà lãm thời (TG nhấn mạnh) và Chính phủ này đã lập tức đi vào hoạt động trong năm tháng, hòa bình và trật tự được lập lại, một nền Cộng hoà Dân chủ 153
  18. được thiết lập trên những cơ sở pháp lý, và đã dành cho các nước Đồng minh sự giúp đỡ thoà đáng trong việc thực hiện sứ mệnh giải giáp của họ” *''. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng khẩn trương chỉ đạo nhân dân Việt Nam tiến hành tổng tuyển cử trong cả nước, bầu Quốc hội khoá I (6-1-1946) và chế định Hiến pháp. Chính phủ chính thức do Quốc hội lập hiến bầu ra (2-3-1946) “ thật là Chính phủ của toàn dân” . Những việc làm đó không chỉ nhằm kiện toàn bộ máy chính quyền Nhà nước, mà còn nhằm thể chế hoá nền độc lập và thống nhất của nước Việt Nam. Đối với Hồ Chí M inh, thống nhất nước nhà là con đường sống của nhân dân Việt Nam. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là những quyền dân tộc cơ bản, là mục đích hàng đầu của nhân dân Việt Nam trong suốt quá trình đẩu tranh chống chủ nghĩa thực dân. 2. Quyết kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược để giành độc iập và thống nhất hoàn toàn Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ, hòng tách Nam Bộ khỏi nước V iệ t Nam. Họ âm mưu lập lại toàn quyền Pháp ở Đông Dương. Độc lập và thống nhất của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân là khát vọng và ý chí đấu tranh ngoan cường của Hồ Chí M inh. Người nói: “ l o i chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn Hồ Chí Minh; Toàn tập, Sđd, t.4, tr.l76. 154
  19. tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học /ỉàn/ỉ” ^'^ Người chấp nhận ký bản Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, mặc dù chưa đòi được thực dân Pháp phải công nhận nền độc lập, nhưng họ đã phải công nhận tính thống nhất của nước V iệt Nam: Việt Nam là một quốc gia tự do, có Chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Việc thực hiện thống nhất đất nước sẽ do trưng cầu dân ý quyết định. Trước ngày lên đường sang Pháp, trong Thư gửi đồng bào Nam Bộ, đăng báo Cứu quốc ngày 1-6-1946, Hồ Chí Minh khẳng định: '''Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay M ục đích chuyến sang Pháp của Hồ Chí Minh là “ giải quyết vấn đề Việt Nam độc lập, cùng Trung, Nam, Bắc thống nhất” . Ngày 25-6-1946, trong khi tiếp chuyện các nhà báo, nhiếp ảnh, chiếu bóng tại Paris, Người nêu rõ “ dân Việt Nam đòi thống nhất và độc lập” ^^\ Trước khi chính thức đàm phán với Pháp, Hồ Chí Minh đã đi thăm xứ Baxcơ. Trong lời đáp từ buổi chiêu đãi của Chù tịch Chính phủ Pháp G. Biđôn ngày 2-7-1946, Người nói: “ Dân Baxcơ tuy vẫn giữ được những màu sắc riêng, ngôn ngữ riêng, phong tục riêng, nhưng vẫn là dân Pháp. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.161, 246, 345. 155
  20. Nước Pháp tuy có nhiều tỉnh khác nhau nhưng vẫn là nước thống nhất và ỉchông thể chia sẻ được” ^‘\ Ngày 12-7-1946, trong cuộc họp báo tại biệt thự Roayan Môngxô, trả lời câu hỏi: “ Nếu Nam kỳ từ chối không sáp nhập vào Việt Nam, Chủ tịch sẽ làm thế nào?” , Người nói: “ Nam kỳ cùng một tổ tiên với chúng tôi, tại sao Nam kỳ lại không muốn ở trong đất nước Việt Nam? Người Baxcơ (Basques), người Brơton (Breton) không nói tiếng Pháp mà vẫn là người Pháp. Người Nam kỳ nói tiếng Việt Nam, tại sao lại còn nghĩ đến sự cản trở việc thống nhất nước Việt Nam?” *^\ Người tuyên bố trước các nhà báo: “ Nam Bộ là một bộ phận nước Việt Nam, không ai có quyền chia rẽ, không lực lượng nào có thể chia Trong diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm Quốc khánh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Hội Liên hiệp V iệt kiều và Hội hữu nghị Pháp - Việt tổ chức tại Paris (2-9- 1946), Hồ Chí M inh nêu rõ: “ Nguyện vọng tha thiết nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam là Tổ quốc đang hồi sinh của chúng ta không bao giờ bị chia cắt và không gì chia cắt được” , sự chia rẽ và chia cắt không thể mang lại phồn vinh. Thật là phi lý nếu toan tính dựa vào nước Việt Nam suy yếu, chia rẽ và bị chia cắt để đạt được sự hùng mạnh của Liên hiệp Pháp” ^'*\ Ngày 22-9-1946, trên chiến hạm Đuymông Đuỵếchvin, trong thư trả lời bà sốtxi trong Hội liên hiệp phụ nữ Pháp, Hồ Chí Minh viết: “ Các bà yêu đất nước mình các bà mong muốn đất nước mình được độc lập và thống nhất. (I) ( 2 ) ( 3 ) ( 4 ) p ^ Ạ ^ 266, 272, 283, 284, 3i9. 156
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2