intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hỏi đáp Chính trị học: Phần 2

Chia sẻ: Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

381
lượt xem
102
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung của phần 1 Tài liệu Hỏi và đáp những vấn đề cơ bản của chính trị học, phần 2 giới thiệu tới người đọc các câu hỏi và giải đáp về quyền lực chính trị và cầm quyền, thể chế chính trị thế giới đương đại. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hỏi đáp Chính trị học: Phần 2

  1. Phần III QUYÈN Lực CHÍNH TRỊ VÀ CÀM QƯYÈN Câu 1: Quyền lực là gì? Trình bày đặc điểm của quyền lực? 1. Khái niệm quyền lực Từ những cách tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau về quyền lực: là sự thông nhât giữa “quyền” và “lực”; là khả năng được bảo đảm băng sức mạnh đê thực hiện những hành vi hoặc buộc người khác phải thực hiện những hành vi nhât định theo ý chí của người có quyên hoặc được trao quyền; là cái mà nhờ đó người khác phải phục tùng (R.Đantra); là khả năng đạt tới kêt quả nhờ hoạt động phôi hợp (L.Lipson); là cái làm cho người khác hoạt động theo sự lựa chọn của ta, là khả năng tạo ra sản phâm có chủ ý (B.Russel); là khả năng tác động tới hành vi của những người khác để có được kết quả mà mình muốn (Zoseph S.Nye); là sự quyết định cho ai? được cái gì? khi nào? và như thế nào? là sự tham gia vào những quyết định có tính phân phối các giá trị cho toàn xã hội (Thomas B.Dye); là quyền định đoạt và sức mạnh để đảm bảo sự thực hiện... là để tổ chức nền sản xuất xã hội và để điều tiết các mối quan hệ giữa các thành viên sống chung với nhau trong xã hội (Từ điển bách khoa Việt Nam)... Khái quát lại, quyền lực là mối quan hệ giữa các chủ thề hành động của đời sông xã hội, trong đó chủ thể này có thê chi phôi hoặc buộc chủ thê khác phải phục tùng ý chí của mình nhờ có sức mạnh, vị thê nào đó trong quan hệ xã hội. 2. Đặc điểm quyền lực - Một là, quyền lực gắn với sức mạnh, nhờ đó đạt kết quả. Nó được thê hiện thông qua quan hệ địa vị và quan hệ vê lợi ích. 94
  2. - Hai là, quyền lực mang tính tất yếu khách quan, xuất phát từ nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội loài người. - Ba là, quyền lực mang tính phổ quát, đa dạng và được biểu hiện trong các quan hệ xã hội cụ thể. - Bổn là, sự thi hành quyền lực có thể tác động đến các hành động và suy nghĩ theo hai hướng: ngăn chặn hoặc thúc đẩy. - Năm là, quan hệ quyền lực thường xuyên tồn tại trong trạng thái vừa xung đột vừa thống nhất. - Sáu là, quyền lực mang tính lịch sử và mang tính tương đối. - Bảy là, quyền lực là khả năng tạo ra những tác động có thể dự đoán trước. - Tám là, đối tượng quyền lực càng đông càng khó kiểm soát. Câu 2: Hãy phân loại quyền lực? / ẻ Phăn loại theo lịch sử - Thời kỳ cổ đại, Platon cho rằng trong xã hội có 7 loại quyền lực: quyền lực gia đình, bố mẹ có quyền đối với con cái; quyền lực của quý tộc đối với tầng lớp dưới, của người già đối với người trẻ, của chủ nô đôi với nô lệ; của người mạnh khỏe đối với kẻ yếu; của người thông thái đối với những người khác; quyền lực của Chúa. - Đến thời kỳ cận đại. J.Locco phân biệt quyền lực theo bốn mối quan hệ: của người cha đối với con; của người chủ đối với người làm thuê; của chủ nô đối với nô lệ; và của người cai trị đối với nhân dân. Trong thời kỳ hiện đại, J.French và B.Raven (người Mỹ) đưa ra nhiều cách phân loại quyền lực: - Quyền lực dựa trên cơ sở phần thưởng. 95
  3. - Quyền lực cưỡng bức dựa vào sự chờ đợi hình phạt do hành vi sai phạm. - Quyền lực hợp pháp, chính đáng dựa trên sự thừa nhận của xã hội. - Quyền lực liên kết, hợp tác dựa trên sự hiểu biết và hợp tác giữa chủ thể và đối tượng quyền lực. - Quyền lực chuyên gia, dựa trên trình độ tri thức trong một lĩnh vực nhất định. 2. Phân loại theo các tiêu chí - Theo cấp độ chù thể', quyền lực cá nhân, quyền lực gia đình, quyền lực dòng họ, quyền lực tổ chức; quyên lực cộng đồng, quốc gia, dân tộc, giai cấp, tầng lớp... - Theo lĩnh vực cùa đời song xã hội: quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, qùyền lực văn hoá, quyền lực xã hội. - Theo hình thức biểu hiện: quyền lực trực tiếp và quyền lực gián tiếp. - Theo chuẩn mực pháp lý: quyền lực hợp pháp và quyền lực không hợp pháp. - Theo tính chắt tác động: quyền lực tích cực, tiến bộ, cách mạng; quyền lực trung gian; quyền lực tiêu cực, phản động. - Theo tính chát và nguyên nhân phát sinh, chi phối: quyền lực cưỡng bức, quyền lực đạo đức, quyền lực uy tín, quyền lực địa vị. - Theo nguồn gốc: quyền lực bạo lực, quyền lực của cài, quyền lực trí tuệ. - Theo các moi quan hệ chủ yếu trong xã hội: quyền lực gia đình, quyền lực công, quyền lực nhà nước. - Theo phương thức thực thi và hiệu quả của nó: quyền lực cưỡng bức, quyền lực điều tiết, quyền lực ảnh hưởng. 96
  4. - Theo cơ sở của quyển lực: quyền lực trí tuệ, quyên lực uy tín, quyền khen thưởng, quyền hợp pháp, quyền cưỡng chế. - Theo hình thức và dạng quyền lực: CỊuyền lực tồn tại dưới 4 hình thức tiêu biểu là: vũ lực, sự chi phối, uy quyền và sự thu hút. Tương ứng với nó là 4 dạng quyền lực: cưỡng chế, chi phối, lãnh đạo và thu hút. 3. Phân loại quyển lực cứng và quyền lực mềm Quyền lực cứng là quyền lực vật chất được thực hiện thông qua sự đe doạ, dụ dồ hoặc trả lương, khen thưởng. Quyền lực mềm là quyền lực thu hút. Câu 3: Quyền lực chính trị là gì? Trình bày đặc điềm của quyền lực chính trị? / ề Khái niệm quyền lực chính trị - Quyền lực chính trị là quyền sử dụng sức mạnh cho mục đích chính trị; là quyền lực xã hội nhằm giải quyết lợi ích giai cấp, dân tộc, nhân loại; - Là quyền lực của một hay liên minh giai cấp; - Là quyền lực của các giai cấp, các nhóm xã hội, các lực lượng xã hội dùng để chi phối, tác động đến quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước nhàm tối đa hóa lợi ích của mình; - Là quyền lực của nhà nước, các đảng chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức bầu cử, các cơ quan tự quản địa phương. Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, quyền lực chính trị là quyền lực của một hay liên minh giai cấp, tập đoàn xã hội hoặc của nhân dân (trong điều kiện chủ nghĩa xã hội); nó nói lên khả năng của một giai cấp nhàm thực hiện lợi ích khách quan của mình. Quyền lực chính trị theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tô chức của một giai cấp để trấn áp giai cấp khác.
  5. Từ những cách tiếp cận nêu trên, có thể hiểu một cách chung nhất: Quyển lực chỉnh trị là quyền sử dụng sức mạnh cùa một hay liên minh giai cấp, tập đoàn xã hội nhăm thực hiện sự thống trị chính trị; là năng lực áp đặt và thực thi các giài pháp phân bổ giá trị xã hội có lợi cho giai câp mình - chủ yêu thông qua đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước. 2. Đặc điểm quyển lực chính trị - Quyền lực chính trị mang bản chất giai cấp; - Quyền lực chính trị có tính xã hội; - Quyền lực chính trị có tính lịch sử; - Quyền lực chính trị có tính thống nhất và tập trung; - Quyền lực chính trị có tính tha hoá; - Quyền lực chính trị luôn hướng tới quyền lực nhà nước. Câu 4: Trình bày chức năng và yêu cầu cơ bản của quyền lực chính trị? 1. Chức năng của quyền lực chính trị - Một là, lập ra hệ thống chính trị của xã hội. - Hai là, tổ chức đời sống chính trị, thiết lập các quan hệ chính trị. - Ba là, quàn lý công việc của nhà nước và xã hội. - Bôn là, lãnh đạo các cơ quan quyền lực, các hoạt động chính trị và phi chính trị. - Năm là, kiểm soát các quan hệ chính trị và các quan hệ xã hội. - Sáu là, lập ra một kiểu cầm quyền nhất định đặc trưng cho xã hội, một chê độ chính trị và chế độ nhà nước nhất định. 98
  6. 2. Các yêu cầu cơ bản của quyển lực chính trị - Thứ nhất, quyền lực chính trị phải có tính chính đáng: đại diện cho lợi ích người dân; hợp lý và hợp pháp của các cơ quan quyền lực. - Thứ hai, quyền lực chính trị phải được tổ chức chặt chẽ. - Thứ ba, quyền lực chính trị phải được tập trung đủ mức và phải được kiểm soát. Câu 5: Quyền lực nhà nước là gì? Trình bày đặc điểm, chức năng và cơ cấu tổ chức của quyền lực nhà nước? /. Khái niệm quyền lực nhà nước Quyền lực nhà nước là một bộ phận và là trung tâm của quyền lực chính trị, là quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được thực hiện bàng nhà nước. 2ế Đặc điểm quyển lực nhà nước Là một bộ phận của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước giống với quyền lực chính trị ở bản chất giai cấp, song có sự khác biệt sau đây: - Quyền lực nhà nước là bộ phận cốt lõi, cơ bản nhất của quyền lực chính trị. - Bất kỳ quyền lực nhà nước nào cũng mang tính chính trị nhưng không phải mọi quyền lực chính trị đều mang tính nhà nước. - Quyền lực chính trị rộng hơn, đa dạng hơn, nhiều cấp độ hơn so với quyền lực nhà nước. - về cơ chế thực hiện, quyền lực chính trị được thực hiện bởi cả hệ thống chính trị (nhà nước, đảng phái, các tổ chức chính trị - xã hội), còn quyền lực nhà nước thì chỉ được thực hiện bời các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp). 99
  7. - về phương thức thực hiện, các quyền lực chính trị khác chủ yếu được thực hiện bằng tuyên truyên, giáo dục, thuyêt phục vận động, còn quyền lực nhà nước được thực hiện bời một hệ thống thiết chế mang quy mô toàn xã hội do giai cấp thống trị lập ra - từ trung ương đến địa phương, bao quát tất cả các lĩnh vực, trong đó bạo lực có tổ chức, cưỡng chê là đặc quyên của quyền lực nhà nước. - về hình thức, xuất phát từ nguồn gốc ra đời, quyền lực nhà nước là quyền lực công, nhân danh đại diện cho toàn xã hội. Đó là địa vị chính danh của nhà nước. Song, về thực chất, việc thực hiện chức năng công cộng của nhà nước bao giờ cũng bị chi phối bởi giai cấp cầm quyền. Quyền lực nhà nước là sức mạnh của nhà nước có thê bat các chủ thể khác trong quốc gia phải phục tùng ý chí của nó. Nhờ có quyền lực này mà nhà nước có đủ khả năng làm dịu xung đột giai cấp hoặc giữ cho xung đột ấy ở trong vòng trật tự nhất định; nhà nước có thể thực hiện và bảo vệ được quyền lợi, địa vị thống trị của giai cấp cầm quyền; có thể điều hành, tổ chức và quản lý xã hội, thiết lập, củng cố, bảo vệ trật tự và sự ổn định của xã hội, làm cho xã hội phát triển theo chiều hướng như mong muốn. 3. Chức năng quyền lực nhà nước Quyền lực nhà nước có hai chức năng cơ bản: chức năng thống trị giai cấp và chức năng xã hội. 4. Cơ cẩu tổ chức quyển lực nhà nước về kết cấu, quyền lực nhà nước gồm hai yếu tổ cơ bàn: 1) Yeu tố tạo nên bản chất của quyền lực nhà nước là ý chí của lực lượng lãnh đạo xã hội (của giai cấp thống trị hoặc của nhân dân); 2) Yêu tô tạo nên cơ cấu tổ chức của quyền lực nhà nước 100
  8. là hệ thống các cơ quan nhà nước hợp thành bộ máy nhà nước. Quyền lực nhà nước là nội dung, bộ máy nhà nước là hình thức. Các cơ quan nhà nước được tổ chức lại và đó chính là sự thể hiện “vật chất” của quyền lực. về nguyên tắc tổ chức: Nguyên tắc phân quyền là sự phân biệt giữa các bộ phận, chức năng của quyền lực nhà nước, để không có bộ phận nào trong nhà nước trở nên quá mạnh đi ngược lại ý chí của nhân dân. Quyền lực nhà nước được phân chia ra theo chiêu ngang - lập pháp, hành pháp và tư pháp, và theo chiều dọc - giữa trung ương và địa phương. Nguyên tắc tập quyền xuất phát từ tư tưởng quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân, của nhân dân, luôn luôn thông nhât, không thê uỷ quyền theo cách phân chia cho các nhánh quyền lực được, quyền lực nhà nước phải thống nhất vào một cơ quan đại diện và cao nhất do nhân dân bầu ra (Quốc hội). Câu 6: Phân tích phương thức giành và thực thỉ quyền lực chính trị? ỉ. Phương thức giành quyển lực chính trị - Phương thức bạo lực: Bạo lực là dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ; là tổng hợp sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần, sự kết hợp sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, ngoại giao... Theo quan điểm mácxit, bạo lực là bà đỡ của mọi chế độ xã hội cũ khi nó thai nghén một chế độ xã hội mới. Bản thân bạo lực là một tiềm năng kinh tế. Giành quyền lực chính trị bàng bạo lực là phương thức phổ biến trong lịch sử. Bạo lực được thực hiện thông qua các cuộc cách mạng chính trị, khởi nghĩa vũ trang hoặc đảo chính. Cách mạng chính trị là cuộc cách mạng do giai cấp tiến bộ trong xã hội tiến hành, giành lấy quyền lực nhà nước. Khởi nghĩa vũ trang là hoạt động vũ trang đại chúng của giai câp 101
  9. (hoặc liên minh giai cấp, nhóm xã hội) nhàm chống lại chính quỵền đương thời, chống lại các giai cấp hay tập đoàn đang thong trị. Đảo chính chỉnh trị là hình thức thay đôi quyên lực nhà nước bàng sức mạnh quân sự và chuyển việc vận hành chính trị của đất nước vào tay các đại diện của giới quân sự. Đảo chính khác cách mạng ở chỗ nó chỉ giới hạn ờ sự lật đồ chính quyền, trật tự chính trị không bị thay đôi ngay, bởi cuộc đảo chính thường chi được dàn dựng bởi một cá nhân, hoặc một nhóm bên trong chính quyền, hoặc trong nội bộ giai cấp thống trị. Trong xã hội hiện đại, việc giành quyền lực nhà nước thông qua hình thức bạo lực về cơ bản đã được ngăn chặn. - Phương thức hoà bình: Thành tựu lớn nhất cùa các chê độ dân chủ là đã đảm bảo an toàn cho các chính phủ, tránh cho chính phủ bị lật đổ bàng các biện pháp bạo lực. Đó là cách Ẹiành quyền lực chính trị bàng phương pháp ôn hoà: thông qua bâu cừ hoặc thông qua thoả hiệp. Bầu cử là cách người dân lựa chọn giữa các ứng cừ viên cho một vị trí công việc đê thực hiện một chức năng xã hội nhât định. Chế độ bầu cừ bao gồm tổng thể các nguyên tấc, các quy định pháp luật quy định trật tự bầu ra các cơ quan đại diện quyên lực nhà nước, điêu chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình bầu cử. Bầu cừ là phương thức giành quyền lực chính trị phổ biến trong thế giới hiện nay. Thông qua bâu cử, người dân trao quyền cho các lực lượng chính trị theo các quy định trong hiến pháp; giáo dục nhân dân tôn trọng nhà nước và châp hành luật pháp; là điều kiện để xác định vị trí của các đảng phái, khối liên minh, dân biểu; xác định tâm quan trọng và trách nhiệm của các đảng phái, khà năng của họ tham gia vào việc hình thành đường lối chính trị; là khả năng đào tạo, lựa chọn, giáo dục cán bộ, đôi mới đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị câp cao; tăng cường (hoặc khôi phục) tính chính thông của cơ quan lập pháp; duy trì và củng cố hình tượng "nhà 102
  10. nước dân chủ” trong nước và quốc tế; hoàn thiện văn hoá chính trị của các nhà lãnh đạo và toàn bộ xã hội; hiến pháp là luật cơ bản, không ai được quyền vi phạm. Thoả hiệp là một giải pháp đối với một vấn đề bất đồng hay tranh chấp trong đó các bên hữu quan có sự nhân nhượng lẫn nhau về quan điểm, lợi ích vật chất và tinh thần. Phương pháp giành quyền lực chính trị thông qua thoả hiệp được thực hiện nếu giữa hai lực lượng (đảng phái) đối lập nhau nhưng không cần thiết phải loại trừ, tiêu diệt lẫn nhau, họ có chung một số lợi ích nào đó. Đó có thể là sự thoả thuận chia sẻ quyền lực giữa hai bên. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, có hai loại thoả hiệp: thoả hiệp có nguyên tắc và thoả hiệp vô nguyên tắc. Thoả hiệp có nguyên tắc là trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể có thể nhân nhượng, hy sinh một số lợi ích cục bộ, trước mắt, nhưng kiên quyết bảo vệ lợi ích cơ bản, lâu dài. Thoả hiệp vô nguyên tấc là đi hết từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, vì cái lợi trước mat mà không thấy được lợi ích cơ bản, lâu dài. 2. Phương thức thực thi quyền lực chính trị - Phương thức ủy quyền: Các tác giả theo lý thuyết pháp quyền tự nhiên cho rằng, theo luật tự nhiên mà con người phải kết hợp với nhau hình thành cộng đồng xã hội. Đe bảo vệ những quyền tự nhiên thiêng liêng của mình mà mọi người, mọi thành viên trong xã hội cùng “ký kêt” lập nên chính quyên. Đó là cơ quan quyền lực chung mà chức năng gốc của nó là bảo vệ những quyền tự nhiên của mỗi con người. Quyền lực chung đó không phải tự nó có mà là tổng hợp của sự ủy quyền của mỗi thành viên xã hội, của công dân. Quyền lực nhà nước, về bản chất là quyền lực của dân. Quyền lực của dân là cơ sở, nền tảng của quyền lực nhà nước. Trong quan hệ với dân, về bản chất, nhà nước không có quyền mà chi là thực hiện sự ủy quyền của dân. 103
  11. Ngày nay, phương thức tổ chức quyền lực nhà nước dựa trên nguyên lý ủy quyền đã phát triển với các trinh độ khác nhau, được phản ánh trong khái niệm bầu cử dân chủ. - Phương thức mệnh lệnh hành chính: Nhà nước độc quyền kiểm soát lãnh thổ, thay mặt toàn xã hội thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại. Đe thực hiện chức năng của mình, nhà nước tô chức bộ máy quan liêu (hành chính) rộng khăp và đội ngũ công chức với kết cấu thứ bậc chặt chẽ hoạt động theo hệ thống chi thị mệnh lệnh. Để đảm bảo tính tối cao của quyên lực công, nhân danh quyền lực công, nhà nước được sở hữu và sừ dụng bộ máy cưỡng chế, trấn áp, sừ dụng những chế tài đối với những ai chống lại ý chí chung. - Phương thức thế chế: Bản chất của phương thức này là tạo ra một khuôn khổ trong đó chứa đựng các yếu tố như “luật chơi, sân choi, người chơi” cho quá trình thực thi quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước. Trong khuôn khổ thể chế mọi tổ chức mọi cá nhân đều thực hiện nhiệm vụ của mình theo chức năng đă được quy định. - Phương thức tư vấn ảnh hưởng: là quá trình thuyết phục làm thay đôi nhận thức của con người, từ đó làm thay đổi hành vi của họ. Phương thức tư vấn bao gồm các biện pháp tác động đên xã hội như tuyên truyên, giáo dục, cô động, thông tin, quàng bá hình ảnh, nêu gương... Câu 7: Phân tích đặc điểm quyền lực chính trị ở Việt Nam hiện nay? 1. Bản chất của quyền lực chính trị - Quyền lực chính trị mang bản chất giai cấp công nhân. - Quyền lực chính trị mang tính đảng cộng sản. - Quyền lực chính trị mang tính dân tộc. 104
  12. - Quyền lực chính trị mang tính nhân dân. - Quyền lực nhân dân là quyền lực tối cao. 2. Cơ chế thực hiện quyền lực cltínli trị Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp là hai phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình. Dân chủ đại diện được thể hiện thông qua hệ thống chính trị. Cơ chế vận hành nhàm đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. - Nhân dân uỷ quyền cho Đảng lãnh đạo đất nước. Đảng lãnh đạo bàng cương lĩnh, đường lối, bằng công tác tư tưởng, công tác cán bộ, công tác kiểm tra, bàng nêu cao vai trò tiên phong của các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ đảng viên. - Nhà nước quản lý là Nhà nước thay mặt nhân dân quản lý các quá trình kinh tế - xã hội theo đường lối chính trị của Đảng. - Nhân dân làm chủ thể hiện trên hai phương diện: có điều kiện tham gia vào lĩnh vực chính trị, vào hoạt động của hệ thống chính trị. Đặc biệt, nhân dân làm chù thông qua các tổ chức chính trị - xã hội. Thông qua các tổ chức này, lợi ích chung của toàn xã hội, cộng đồng, cá nhân được kết hợp hài hoà, làm tiền đề cho đoàn kết dân tộc, củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân. Dân chù trực tiếp là phương thức thể hiện sự chủ động, trực tiếp vai trò làm chủ của nhân dân trong các quyết định chính trị quan trọng của đất nước. Dân chủ trực tiếp bao gồm ba yếu tố: mọi người đều có quyên bày tỏ ý chí của mình; sự bày tỏ ý chí trực tiếp, không thông qua cá nhân hay tổ chức nào; ý chí công dân là quyết định chứ không chỉ có giá trị tham khảo. Dân chủ trực tiếp được thê hiện dưới các khía cạnh: tự quản, tự chủ những vấn đề thuộc về đời sống cá nhân và đời sống xã hội, 105
  13. không có sự can thiệp của Nhà nước; quyết định các vân đê quan trọng của quốc gia theo quy định cùa Hiên pháp và pháp luật (như trưng câu dân ý); xây dựng Nhà nước, các thê chê xã hội thông qua các cơ chế bầu cử, khiếu nại, tố cáo, hoặc gây ành hường, phản biện xã hội đôi với chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiểm soát, giám sát Nhà nước. 3. Nội dung quyền lực chính trị của nhăn dãn - Trên lĩnh vực chính trị: Quyền lực của nhân dân được bảo đảm trước hết bởi Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhà nước đó do dân bầu ra, dân uỷ quyền quản lý, điều hành đât nước, dân kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước. Nhân dân có quyên tham gia vào công việc nhà nước, có quyên thảo luận, góp ý vào các vấn đề có liên quan trực tiêp tới lợi ích của mình, thông qua trưng cầu dân ý, đóng góp ý kiên vào xây dựng Hiến pháp, pháp luật... - Trên lĩnh vực kinh tế: Quyền lực của nhân dân được bảo đảm thông qua thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thông qua cơ chế kinh tế, mọi người dân đều được tham gia vào sở hữu và quản lý kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau; thông qua việc kết hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước với phát huy quyền chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp, của người dân trong sản xuất kinh doanh. - Trên lĩnh vực xã hội: Quyền con người, quyền được bảo vệ vê mặt xã hội của mọi công dân được bảo đảm, khắc phục dần sự khác biệt giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, các vùng miền đât nước, từng bước giải phóng con người khỏi mọi hình thức áp bức, bất công, thực sự được tự do, hạnh phúc. - Trên lĩnh vực văn hoá: Nhân dân là chủ thể sáng tạo các giá trị văn hoá và là đôi tượng hưởng thụ các thành quả văn hoá Việc thực hiện quyên lực của nhân dân trên lĩnh vực văn hoá đòi hỏi phải giữ vừng định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm vai trò chủ đạo của thế 106
  14. giới quan Mác-Lênin, thực hiện dân chủ hoá trên lĩnh vực văn hoá, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo văn hoá trong nhân dân. Câu 8: Kiểm soát quyền lực chính trị là gì? Tại sao lại phải kiểm soát quyền lực chính trị? / ề Khái niệm kiểm soát quyền lực chính trị Theo nghĩa rộng, kiểm soát quyền lực chính trị là việc thiết kế, tổ chức và thực thi quyền lực chính trị sao cho đạt được mục đích chính trị chung và đạt được hiệu quả cao nhất. Xét theo nghĩa hẹp, kiểm soát quyền lực chính trị là toàn bộ những phương thức, quy trình, quy định mà dựa vào đó các chủ thể chính trị và xã hội có thể ngăn chặn loại bỏ những hoạt động sai trái của các thiết chế quyền lực chính trị, phát hiện và điều chỉnh được việc thực thi quyền lực chính trị, đảm bảo cho quyền lực chính trị thực thi đúng mục đích chung và đạt được hiệu quả cao nhất. 2. Tính tất yếu p h ả i kiểm soát quyền lực chính trị Quyền lực chính trị phải được kiểm soát để bảo đảm nó luôn vận hành theo nguồn gốc, bản chất, mục đích ban đầu, và là tiền đề để thực thi hiệu quà. - Thứ nhất, quyển lực chính trị phải được kiểm soát xuất phát từ đặc trưng cơ bàn cùa nó là tính tập trung. Do tính chất tập trung mà quyền lực chính trị được trao cho một người hay nhóm người, ý chí chung của tập thể dễ dàng bị sử dụng cho mục đích riêng. - Thứ hai, quyển lực chính trị phài được kiếm soát xuất phát từ tính tha hóa cùa quyển lực này. Đặc trưng về sự vận động của mọi loại quyền lực là theo hai xu hướng: một là sử dụng trái phép quyền lực được giao để phục vụ cho lợi ích cá nhân, gia đình, dòng họ (lợi dụng quyền hạn); hai là lạm dụng quyền lực 107
  15. (lộng quyền, lạm quyền). Cà hai xu hướng này đêu là biêu hiện của tha hóa quyền lực, từ đó đặt ra yêu cầu phài kiêm soát nó. Quyền lực chính trị nếu không kiểm soát được sẽ trờ thành biên dạng, xa rời tính chất và mục đích ban đầu. - Thứ ba, quyển lực chỉnh trị phải được kiểm soát do sự hữu hạn của trí tuệ con người. Một người dù có trí tuệ siêu việt, là thánh, thiện như thế nào đi nữa thì khả năng sai lầm vẫn có thể xảy ra. Sự hữu hạn này là nguyên nhân dẫn tới những hạn chế của con người trong nhận thức lý tính, nhận thức tính hợp lý, khoa học trong việc tổ chức và thực thi quyền lực chính trị. Vì vậy, khả năng sai lệch mục đích trong nhận thức và thực thi quyền lực chính trị cũng như khà năng sử dụng quyền lực thiếu hiệu quả là có thể xảy ra. - Thứ tư, quyên lực chỉnh trị phải được kiêm soát cùng xuãt phát từ chính bàn tính cùa con người, đặc biệt là tính vị ki hay vị tha, tính thay đôi hay không thay đôi của họ. Với bàn tính vị kỷ của mình, con người bị điều khiển bởi khát vọng, ưong đó khát vọng về quyền lực vừa là mục tiêu, vừa là công cụ đê đạt các khát vọng khác. Bản chất của con người là có thể thay đổi được. Không thể khẳng định người được ùy quyền luôn xứng đáng với sự tín nhiệm của cộng đông. Vì vậy, cần phải có những cách thức để kiểm soát người được ủy quyền, có khả nâng thay thê khi họ không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. - Thứ năm, trong quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là biểu hiện tập trung nhất. Mà quyền lực nhà nước lại vận động theo xu hướng tự phù định mình, trở thành đối lập với chính mình lúc ban đâu (Mác gọi hiện tượng này là sự tha hóa của quyền lực nhà nước). Kiểm soát quyền lực nhà nước là tất yếu kỹ thuật để thực thi quyền lực đạt hiệu quả. nhất là trona điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay. Kiểm soát quyền lực nhà nước còn bắt nguồn từ nhận thức sâu săc vê những hạn chê cùa những người được giao quvền. 108
  16. Bời dù một con người có trí tuệ siêu việt, là thánh nhân như thế nào đi nữa thì khả năng sai lầm vẫn có thể xảy ra. Từ những lập luận trên, có thể khẳng định, kiểm soát quyền lực chính trị là tẩt yếu đối với mọi chế độ xã hội có giai cấp và tổ chức thành nhà nước. Nói cách khác, xã hội luôn cần có thể chế để kiềm chế, kiểm soát quyền lực chính trị. Câu 9: Phân tích cơ chế kiểm soát quyền lực trong các cơ quan nhà nước? - Thứ nhất, kiểm soát quyền lực nhà nước trên nguyên tắc phân chia quyển lực. Phân chia quyền lực nhà nước theo tính chất thực hiện quyền lực (theo chức năng, theo chiều ngang) nhưng có sự phối hợp và kiểm soát giữa các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyển lập pháp được trao cho Nghị viện. Quyền hành pháp trao cho tổng thống và Chính phủ. Đe thực hiện quyên hành pháp, nhà nước thường áp dụng các phương pháp phân cấp quản lý thể hiện ở ba phương diện: phân cấp chính trị, phân cấp hành chính và phân cấp tài chính. Quyền tư pháp trao cho tòa án, nơi xét xử các hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp pháp luật nham lập lại công bằng, công lý trong xã hội. Bên cạnh đó, quyền lực nhà nước còn được phân chia theo chiều dọc giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. - Thứ hai, kiểm soát quyển lực giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước thông qua công tác thanh tra, kiểm toán quốc hội. Kiểm toán quốc hội là cơ quan kiểm toán độc lập cùa quốc hội thực hiện các hoạt động kiêm toán phục vụ cho hoạt động của thanh tra quốc hội. Nhờ có hai công cụ quan trọng này mà quốc hội nhiêu nước trên thê giới đã làm tôt chức năng giám sát chính phủ và các cơ quan công quyên, hạn chê được sự tham nhũng trong bộ máy nhà nước. Thanh tra quôc hội có những chức năng, nhiệm vụ cơ bản là: 1) Giám sát hoạt động của các cơ quan nhà 109
  17. nước gôm cơ quan hành chính và tòa án; 2) Giám sát đôi với các bộ trưởng, các viên chức nhà nước và những người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước. - Thứ ba, kiểm soát quyền lực trong bộ máy nhà nước được thực hiện thông qua thanh tra, giám sát hành chính. Hâu hêt các cơ quan có nhiệm vụ chông tham nhũng. Các cơ quan thanh tra, giám sát hành chính được pháp luật trao cho những quyên hạn như: giám sát và thanh tra hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức nhà nước, các hoạt động của tổ chức xã hội, tổ chức kinh tê, đơn vị sản xuất kinh doanh; xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; thanh tra về thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức nhà nước và các đôi tượng khác thuộc quyên giám sát. - Thứ tư, kiểm soát quyền lực trong bộ máy nhà nước được thực hiện thông qua tòa án hiến pháp - cơ chế bảo hiến độc lập. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải có thiêt chê bảo hiến. Tòa án hiến pháp hay hội đồng hiến pháp là cơ quan bảo hiến có thẩm quyền xem xét và phán quyết tính hợp hiên haỵ không hợp hiến của các đạo luật. Với chức năng này, tòa án hiển pháp góp phần quan trọng vào việc kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua việc xem xét tính hợp hiến của các đạo luật được quốc hội đưa ra. Câu 10: Phân tích cơ chế kiểm soát quyền lực chính trị từ bên ngoài nhà nước? - Kiêm soát quyền lực chỉnh trị thông qua các đảng đối lập ở những nước có chế độ đa đảng Đôi với đàng cầm quyền, giữ được mối liên hệ bình thường với dân chúng là điêu kiện đâu tiên, thứ đến là mối liên hệ với phe đôi lập. Đê thực hiện được điều này, cần tạo ra cơ chế pháp lý đê có sự “câm quyên họp pháp và đối lập xây dựng”. Đảng đôi lập tìm mọi cách phê phán, giám sát đường lối, chính sách 110
  18. của chính phủ hoạt động của các quan chức nhà nước. Với ý nghĩa nàỵ, các đảng chính trị là những kênh quan trọng đê kiêm soát quyên lực nhà nước. - Kiêm soát quyền lực chính trị thông qua các tô chức chính trị - xã hội Ở phương Tây, nếu như các đảng chính trị là những tổ chức luôn theo đuổi mục đích nắm chính quyền thì hoạt động của các tô chức chính trị - xã hội chỉ nhăm gây áp lực băng mọi cách và ở những mức độ khác nhau đối với các thiết chế và cá nhân đang nám quyền lực nhà nước để đưa ra những quyết sách có lợi cho mình. Thông qua việc xác lập và thực hiện các quy chê đôi với hoạt động của các nhóm lợi ích có thê xác định được khả năng kiểm soát quyền lực từ phía dân chúng. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, các tổ chức chính trị - xã hội là tổ chức mang tính quần chúng, hình thành trên cơ sở tự nguyện, tự chủ và nhăm mục tiêu tác động tới các quá trình chính tr ị- x ã hội để thỏa mãn nhu cầu của các thành viên. Các tổ chức này lấy hoạt động chính trị - xã hội làm phương thức chủ yếu để tập hợp, tổ chức hành động của các thành viên nhằm gây ảnh hưởng với mức độ khác nhau, thông qua đó kiêm soát việc thực thi quyền lực chính trị của đảng cộng sản cầm quyền và các cơ quan nhà nước. Khác với các nhóm lợi ích phương Tây đối trọng với nhà nước, thường đâu tranh với nhà nước, các tô chức chính trị - xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa được coi là cơ sở vững chắc của chính quyền, hoạt động trên cơ sở hợp tác, phối hợp, giúp đỡ các cơ (quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội, phát huy quyên làm chủ của nhân dân. - Kiểm soát quyền lực chính trị thông qua các tổ chức quốc tế Trong thế giới đương đại, các tổ chức quốc tế đóng vai trò ngày cànệ quan trọng đối với việc kiểm soát quyền lực chính trị ở các guốc gia. Khi các quốc gia tham gia vào bất kỳ tổ chức quốc te nào thì đều phải tôn trọng và thực hiện những nguyên 111
  19. tắc, mục đích của tổ chức đó và cam kết thực hiện đây đù nghĩa vụ thành viên của mình. Đồng thời, các thành viên luôn phải chịu sự giám sát của các tổ chức đó. Các quốc gia thành viên phải điều chỉnh, bô sung và xây dựng thêm những quy định, luật lệ cho phù hợp với điều lệ và nguyên tắc hoạt động của tô chức, thông qua đó những vấn đề bat cập trong quá trình hoạt động của các quốc gia thành viên sẽ được xem xét dưới góc độ những tiêu chí quốc tế mới. Việc tham gia các tổ chức quốc tế sẽ giúp các nước thành viên minh bạch hóa hoạt động của hệ thông chính trị cũng như các quy định về luật pháp. - Quyền lực chỉnh trị được kiểm soát thông qua truyền thông đại chúng Giới truyền thông đại chúng thường được coi là nhánh “quyền lực thứ tư”, thách thức ba nhóm chính thống trong hệ thống quyền lực nhà nước. Trong xã hội hiện đại, truyên thông đại chúng đã tích cực tham gia kiểm soát quyền lực chính trị. Vai trò này được thể hiện cụ thể qua việc kiếm soát các thiết chế và tiến trình chính trị. Thực chất, đây là việc tham gia vào quản lý trật tự xã hội, khổng chế sự lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước. Truyền thông đại chúng được coi là công cụ để thực hiện dân chù. Nó là nền tàng của dân chù, là bộ phận không thể tách rời của xã hội dân chủ, là “tai mắt”, “người canh cửa” cho dân chủ. Với tư cách là nhánh quyền lực “phi thiết chế”, không chính thức, với những áp lực xã hội, sự thuyết phục, tư vấn và gợi mở, truyên thông đại chúng có thê xâm nhập vào mọi lĩnh vực cùa đời sông xã hội, đôi khi áp lực của nó còn mạnh mẽ vượt trội hơn so với sức mạnh của quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế... Vì thế, nó được coi là cơ quan đối trọng với cả ba nhánh quyền lực “truỵền thống”, kiểm tra, giám sát các cơ quan nhà nước, kiêm chế sự lạm dụng của đội ngũ công chức nhà nước. 112
  20. Câu 11: Phân tích Ctf chế kiểm soát quyền lực chính trị ở Việt Nam hiện nay? 1. Kiểm soát quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam Cơ chế kiểm soát Đảng Cộng sản Việt Nam được thiết lập và quy định trong Điều lệ Đảng, bao gồm các quy trình, yếu tố cơ bản: - Thứ nhất, cơ chế ủy quyền: cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc, sau đó là Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ủ y ban Kiểm tra trung ương, các ban đảng. - Thứ hai, hoạt động của Đảng đều tuân theo nguyên tắc đa so: thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cap trên, toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban chấp hành Trung ương. - Thứ ba, kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng: Các cấp ủy đảng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. ủ y ban kKiểm fra các cấp do cấp ủy bầu, bao gồm một người cùng cấp và một người ngoài cấp ủy. Uỷ ban kiểm tra có quyền yêu cầu tổ chức đảng câp dưới và đảng viên báo cáo, cung câp tài liệu vê những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra. 2. Kiểm soát quyền lực bên trong các cơ quan nhà nước v ề nguvên tắc tổ chức Nhà nước Việt Nam, Hiến pháp ghi rõ: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhàm tăng cường kiểm soát quyền lực, làm cho bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, Nhà nước đã thiết lập nhiều cơ chế giúp các cơ quan nhà nước kiểm soát lẫn nhau và kiểm soát hiệu quả quyền lực chính trị, như giám sát tối cao của Quốc hội, giám 113
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2