intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều chưa biết trong thơ ca chiến khu của Bác Hồ: Phần 2

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:221

107
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nối phần 1, mời bạn đọc cùng tham khảo phần 2 Tài liệu Những điều chưa biết trong thơ ca chiến khu của Bác Hồ. Qua Tài liệu bạn đọc sẽ hiểu thêm và tâm tư, tình cảm, ý chí cách mạng của Người được thể hiện trong thơ cũng như tài thơ văn của Bác Hồ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều chưa biết trong thơ ca chiến khu của Bác Hồ: Phần 2

  1. ĐÔI ĐỊỂƯ CẢM NHẬN VỂ THƠ TRỮ TÌNH ở CHIÊN KHU CỦA CHỦ TỊCH HỔ CHÍ MINH Nguyễn Huy Quát Đọc thơ trữ tình 0 chiến khu cúa Bác, chúng ta có thể cảm nhận được nhiều điều về hiện thực cuộc sống, chiến đấu, về cảnh vật và tình ngưòi, về những chuyển biến của cách mạng Việt Nam trong một giai đoạn kháng chiến trường kỳ của dân tộc, ở một vùng nổi tiếng của đất nước: Chiến khu Việt Bắc. Và qua những tác phẩm trữ tình ấy, nghệ thuật cấu tứ, lốì tả cảnh ngụ tình, tài sử dụng ngôn ngữ... của tác giả cũng được thể hiện một cách rõ nét và đặc sắc. CẢNH VÀ TÌNH TRONG THƠ TRỮ TỈNH ở CHIẾN KHU CÙA BÁC Phần lớn thơ trữ tình của Bác được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn và ngũ ngôn tứ tuyệt. Trong cuốn “Thớ Hồ Chí Minh” do Bích Hằng sưu tầm và tập hỢp (Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội 1997) thì từ năm 1942 đến 1954, Bác có 15 bài 216
  2. thơ chữ Hán với những nội dung trữ tình khác nhau; Khi là tâm sự kín đáo về tương lai của cách mạng nước ta trước tình hình trong và ngoài nước đang có những diễn biến phức tạp; Khi nhớ bạn, nhố các chiến sỹ vối tấm lòng của người đồng chí và của người cha; Khi vui với công việc, với bạn cao niên, với trẻ nhỏ, lúc mừng tin thắng trận báo về; Khi lạc quan yêu đòi, say việc nước mà không nghĩ mình tuổi tác đã cao... Bài Thướng sơn (Lên núi - 1942) có lẽ là tác phẩm trữ tình viết bằng chữ Hán được ra đời sóm nhất ở Việt Bắc, sau 30 năm Bác đi tìm đưòng cứu nước trở về: Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đ áo thử sơn lai. Cử đầu hồng nhật cận, Đối ngạn nhất chi mai. (LỮNG DẺ, 1942) Dịch thơ: H ai mươi tư tháng sáu, Lên ngọn núi này chơi. N gẩng đầu : m ặt trời đỏ, Bên suối môt n hàn h mai. (Tô H ữu dịch) 217
  3. Bài thơ có những chi tiết thực về thời gian và cảnh vật: Người lên núi vào một buổi sáng giữa mùa hè, và khi lên cao, ngẩng đầu nhìn thì thấy “m ặt trời đỏ”, một cảnh tượng rực rõ và hùng vĩ! Dưới ánh sáng mặt tròi ấy là rừng núi bao la, phía chân núi có dòng suối chảy quanh, bên bò có cây mai mảnh dẻ ngả bóng xanh tươi trên mặt nước. Nhưng ý thò đâu chỉ dừng lại ở những chi tiết tả thực qua bức tranh phong cảnh đó. Hình ảnh m ặt trời đỏ ỗ gần, phần nào gỢi lên cảm giác thực của người lên núi vào buổi sáng mùa hè, nhưng cũng mang ý nghĩa tượng trưng nhất định mà tác giả muốh gửi gắm trong đó. Phải chăng đây là mong muốh, là khát vọng của một chiến sỹ cách mạng, ngưòi sáng lập Mặt trận Việt Minh (5-1941), với chủ trưdng: chớp thời cơ trong và n g o à i n ư ớ c để g ià n h độc lậ p ch o d â n tộ c, n g ư òi v iế t bài “Mừng Xuân 1942” tràn đầy niềm tin: “Chúc toàn quốc ta n ăm nay, cờ đỏ sao vàng bay p h ấ p phới"... thì hình ảnh m ặt trời đỏ ỏ gần kia phải chăng còn là mặt trời cách mạng mà nhân dân Việt Nam đang hướng tới? Chi tiết một n h àn h m ai ò câu cuối {Bên suối m ột n h àn h m ai) trong mối liên hệ với “hồng nhật oận” ở trên đã tạo nên một bức tranh phong cảnh hài hoà, tươi đẹp, đầy sức sốhg. Niềm tin, hy vọng của ngưòi cách mạng về cuộc sống độc lập tự do không xa sẽ đến với toàn dân tộc, được nhà thơ gửi gắm trong bức tranh thiên nhiên ấy. 218
  4. Chỉ có bốn câu thơ năm tiếng ưià bao điều được chứa đựng trong đó. Tả cảnh để ngụ tinh; cảnh và tình hoà quyện đã góp phần diễn tả tâm tư, tình cảm của tác giả một cách tinh tế, tự nhiên và sâu sắc. cảm nhận về hai câu cưốl của bài Lên núi, nhà thơ Lưu Trọng Lư viết: cử đ ầu hồng nhật cận. Đối ngạn n hất chi mai, trong đó dường như có ẩn ý; Cách mạng sắp thành công và nhành mai bên sông cũng không phải là nhành gì khác nhành mai độc lập, tự Đọc '''Thướng sơn” {Lên núi) của Bác, ta liên tưỏng đến bài thơ Đ ề H oạ Sơn của Khấu Chuẩn, một nhà thơ ở đời Tống, Trung Quốc, vì trong đó cũng có câu “Cử đầu hồng nhật cận”. Song hình ảnh “m ặt trời hồng ở g ầ n ” trong bài “Đ ề H oạ Sơn” (Viết về núi Hoạ Sơn) lại thiên về bút pháp tả thực. Nguyên văn chữ Hán; ĐỂ HOẠ SƠN Chỉ hữu thiên tại thượng, Cánh vô sơn d ữ tề. Cử đ ầu hồng n hật cận, Hồi thủ bach vân đê. ‘'Đọc thơ Bác" - Lưu Trọng Lư, tạp chí Văn học 5-1967. .' 219
  5. Dịch nghĩa: VIẾT VỂ NÚI HOẠ SƠN C hỉ có trời ở trên, K hông có núi nào cao bằng nó. N gẩng đầu (lên) m ặt trời hồng ở gần, Quay đầu (lại) mây trắng ở dưới thấp. Theo tác giả, Hoạ Sơn là một ngọn núi cao, hùng vĩ, không có núi nào cao bằng nó. Tuy đứng giữa trời và mây (thiên tại thượng - bạch vân đê) nhưng núi ấy vẫn chẳng cao bằng tròi. Bút pháp tả thực ở đây đã nói lên một điều dễ thấy: Dù núi có cao bao nhiêu, khi lên núi mà nhìn thấy mặt trồi ở gần thì cũng chỉ là cảm giác. Có lẽ qua bài thơ này, Khấu Chuẩn muôn nói lên một điều có tính triết lý nào đó về tự nhiên và xã hội chăng? Trong một bài thơ của Mãn Giác thiền sư (thế kỷ XI ở nước ta), nhan đề: “Có bệnh bảo m ọi người” (dịch từ nguyên văn chữ Hán) cũng có hình ảnh nhất chi m ai (một nhành mai): X uân qua, trăm hoa rụng, X uân tới, trăm hoa cười. Trước mắt, việc đi m ãi, Trên đầu, g ià đến rồi. 220
  6. Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một nhành mai. (Ngô Tất T ố dịch) Về chi tiết một nhành mai ỏ bài thơ này, có nhà nghiên cứu văn học đã phân tích: Mọi cái đều qua, đều biến vào cõi hư vô, vì không thể cưỡng lại với thời gian, chỉ một nhành mai là còn lại - hình ảnh tượng trưng cho thiện tâm, cái vĩnh viễn tồn tại theo quan niệm của Phật giáo. Phải chăng đó là lý tưỏng và niềm tin của các thiền sư vê cái thiện? Qua một bài thơ ngắn của Bác, ta gặp hai hình ảnh có trong thơ xưa: m ặt trời đỏ ỏ gần và một nhành m ai tươi xanh, nhưng ở văn cảnh cụ thể trong thd Bác, những hình ảnh ấy lại có nội dung và ý nghĩa rất tươi mối, bởi Bác đã vận dụng chất liệu cũ một cách linh hoạt, tự nhiên, khiến cho cảnh và tình trở nên hài hoà, tuy phảng phất phong vị cổ thi mà vẫn đậm đà chất trữ tình cách mạng của thơ hiện đại. Trong những năm kháng chiến chông Pháp gian khổ ở chiến khu Việt Bắc, Bác phải tập trung nhiều thòi gian và sức lực cho “việc nước, việc quân”. Cố vấn Phạm Văn Đồng viết: “Theo tôi biết, trong đòi hoạt động của Hồ Chí Minh, ỏ trong nước cũng như ở ngoài nước, thật sự không có ngày nghỉ, và ngày nào 221
  7. cũng như ngày nào, bao giờ cũng có chương trình làm việc với những giờ giấc nghiêm ngặt, mà Bác Hồ là ngưòi gương mẫu tuân thủ kỷ luật sinh hoạt ấy”. Cụ Bùi Bằng Đoàn, Trưởng ban thường trực Quốc hội những năm 1946-1954 viết; '‘Biết Người, việc nước khôn g h ề rảnh, Vung bút thành thơ đuôi g iặc t h u ’. Ây thế mà Bác vẫn dành giò phút “rảnh rỗi” hiếm có của mình cho thd. Thu Đông năm 1947, thực dân Pháp tập trung lực lượng thuỷ, lục, không quân tấn công vào căn cứ địa Việt Bắc, với ý đồ chớp nhoáng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta. Trong những ngày tháng “hiểm nghèo” ấy (chữ dùng của luật sư Phan Anh), Bác Hồ khi thì sống và làm việc ở thôn Điềm Mặc, xã Thanh Định, huyện Định Hoá (Thái Nguyên), khi lại phải dòi sang làng Vang, xã Liên VTinh, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) để tránh giặc bao vây, đánh úp. Đồng chí Vũ Kỳ (Thư ký của Bác) kể: Vào một buổi chiều tháng 10 năm ấy (1947), có một đồng chí liên lạc đưa cho tôi lá thư, trong đó viết ngắn gọn: “Có mấy trung đội địch sắp đến gần, anh báo cáo với Bác cho chuyển cơ quan ngay!”^^^ Đó là thư của anh Văn (tức đồng chí Võ Nguyên Giáp). Tôi Cơ quan của Bác đóng ở thôn Điểm Mặc, xă Thanh Định, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên từ 20-5 đến 11-10“ 1947. (Nhật ký ‘Theo chân Bác” của Vũ Kỳ. Xem ở cuối sách này). 222
  8. liền gặp Bác ngay để chuyển cho Ngưòi lá thư này. Xem xong thư, Bác bình tĩnh nói: Chú đã hỏi lại chú Văn chưa? Chuyển ngay bây giò thì lộ bí mật! Các chú chuẩn bị, tối nay chúng ta di chuyển cơ quan, đi không đốt đuốc. Đồng chí Vũ Kỳ cũng cho biết: Tối hôm ấy cơ quan Bác di chuyển đến một nơi khá xa, và trên đường đi, đêm càng khuya, trăng càng sáng. Có lẽ bài "'Cảnh khuya" được ra đời từ hoàn cảnh ấy: Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng c ổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ Người chư a ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (1947) Vẻ đẹp tuyệt vòi của cảnh vật thiên nhiên là nét đặc sắc trong thơ trữ tình ở chiến khu của Bác. Song ở bài Cảnh khuya này, cảnh và tình dường như không thuận chiều: cảnh rất đẹp, rất nên thơ nhưng con người thì chưa được^hảnh thơi để chiêm ngưỡng bức tranh đẹp như vẽ ấy, bởi một nỗi lo đang xâm chiếm cõi lòng. Hai c â u đ ầ u t ả c ả n h c h iế n k h u tr o n g m ột đ êm tr ă n g , có tiế n g su ối, có b ó n g c â y c ổ th ụ v à h o a rừ n g dưới trờ i k h u y a th a n h v ắ n g . Bức t r a n h th iê n n h iê n ở đ ây t h ậ t là gỢi tả : Ta tư ở n g tưỢng dưói á n h t r ă n g b á t n g á t có tiê n g su ối c h ả y từ x a , n g h e n h ư tiê n g h á t (sự 223
  9. nhạy cảm của thính giác); Ta như nhìn thấy bóng cây cổ thụ in lên những khóm hoa nhiều màu sắc (sự tinh tế của thị giác). Một bức tranh phong cảnh lốn, hài hoà và sống động! Nhà thơ Huy Cận có nhận xét: “Cảnh rất thực và rất đẹp! Tiếng suối chảy trong rừng mà nghe như tiếng hát xa”, kỳ diệu quá! Trăng lồng c ổ thụ bóng lồng hoa là trăng rất sáng. Ánh trăng soi trên những cây lớn và bóng cây lại in lên những đoá hoa dưới vòm cây ấy”. Không phải ai cũng nghĩ và cũng tả được như vậy. Chỉ có hai câu vối 14 chữ mà bức tranh thiên nhiên hiện lên với đủ màu sắc, âm thanh, đưòng nét đậm, nhạt... Cảnh ở xa, cảnh ở gần, cảnh ở trên cao (trăng lồng cổ thụ), cảnh ỏ dưới thấp (bóng lồng hoa) như tầng tầng, lớp lớp, rất hài hoà trong sáng. Tâm hồn và tài nghệ của thi sĩ là ở đó. Theo luật sư Phan Anh, cùng vối 4 câu thđ Cảnh khuya mà lâu nay chúng ta đã biết, còn có 6 câu nữa (2 câu ỏ trước và 4 câu ở sau bài thớ đã dẫn ỏ trên), cả thẩy là 10 câu. Bác viết lo câu thơ này trong một bức thư gửi cho luật sư Phan Anh vào cuối năm 1947, vì nhà trí thức (đồng thời là thành viên của Hội đồng Chính phủ) đã có “duyên” hoạ thơ và lẩy Kiều vối Bác ngay từ sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Đọc CảnẶ khuya với đầy đủ số câu vốn có của nó (do luật sư Phan Anh cung cấp), chúng ta thấy tâm 224
  10. trạng lo việc nước của Bác được thể hiện rõ nét hơn, cụ thể hơn. Các chữ quan hoài (trong câu: “Đêm khuya nhân lúc quan hoài"), gay go (trong câu: “Nước nhà đang gặp lúc gay go"), p h ả i lo trong câu “Trăm việc ngàn công đều p h ả i lo")..., và nhất là hai chữ chưa ngủ được láy lại như chiếc bản lề “nối” câu trên với câu dưới đã nói lên một cách sâu sắc tâm trạng của người đứng đầu Chính phủ kháng chiến k h i đ ấ t n ư ớc tr o n g tìn h t h ế “n g h ìn c â n tr e o sỢi tó c” vào cuối năm 1947 ấy. Với 4 câu Cảnh khuya mà lâu nay chúng ta đã biết, bức tranh thiên nhiên đẹp như vẽ được tác giả miêu tả, không phải là nguyên nhân làm cho Người chưa ngủ. “Ngưòi chưa ngủ” vì phải lo nỗi nước nhà, bởi nước nhà đang gặp lúc gay go. Song, nỗi lo ấy đối vối Bác luôn gắn liền vói hành động chứ không phải là sự lo lắng theo kiểu thụ động chò may rủi. Có một điều khiến chúng ta ngạc nhiên: Người lo việc nước như thế, bận rộn việc quân cơ như thế, trong lúc đất nước lâm vào tình thế “hiểm nghèo” như thế mà vẫn say sưa với cảnh đẹp thiên nhiên, vẫn bình tĩnh, ung dung làm thơ! Phong thái ấy chỉ có được ở một lãnh tụ dạn dày kinh nghiệm, d ĩ bất biến, ứng vạn biến như Chủ tịch Hồ Chí Minh! Nhưng không chỉ dừng ỗ sự bình tĩnh, ung dung, Ngưòi còn bộc lộ lòng lạc quan tin tưởng vững chắc của mình vào sức mạnh đoàn kết toàn dân, vào tháng lợi to lốn của cuộc 225
  11. kháng chiến, mặc dù trong hoàn cảnh đó, ít ai có thể hình dung ra tương lai ấy. Giúp đỡ nhờ an h em g ắn g sức, Sức nhiều thắng lợi lạ i càn g to. Cơ sở của lòng tin không ở đâu xa, mà 0 trong sự gắng sức của anh em, tức là của quần chúng nhân dân và bè bạn khắp nơi. Đó là sức mạnh tổng hỢp cả về vật chất lẫn tinh thần. Và càng nhiều sức mạnh như thế, thắng lợi lại càng to. Hai câu kết trong bài cả n h khu ya, 10 câu, đã mở ra một hưống đi, một đường lốĩ kháng chiến toàn dân, toàn diện vô cùng đúng đắn, sáng suốt. Ta biết, vì lo nỗi nước nhà mà Bác chưa ngủ được, mặc dù trồi đã khuya. Chúng tôi lại hiểu thêm một điều: Bác không bao giờ “độc quyền” lo việc nước. Bác muốn đồng chí, đồng bào... cũng lo việc nưốc vối mình, bỏi vì “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, lại cũng bởi vì: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết! Thành công, thành công, đại thành công!”. Nhà thơ Huy Cận kể: Làm xong bài Cảnh khuya, Bác tự đánh máy thành nhiều bản rồi gửi cho các vị trong Chính phủ kháng chiến lúc bấy giò, và từ đó bài thơ đưỢc phổ biến đến nhiều ngưòi khác. Ai được đọc bài thơ ngay khi nó ra đòi, chắc ít nhiều cũng muốn lo việc nước cùng Bác, bằng cách làm tôt công 226
  12. việc được giao để chia sẻ phần nào “gánh nặng” với vị lãnh tụ kính yêu, suô"t đời vì nưóc, vì dân. Thực tế cuộc kháng chiến chống Pháp không phải lúc nào cũng gay go, cũng lâm vào tình thế “hiểm nghèo” như những tháng, năm đầu khi lực lượng của ta còn non yếu. Vượt qua thử thách nặng nề của năm 1947, năm 1948, ‘T in vui thắng trận dồn chân ngựa”. Tết Nguyên tiêu năm nay, tuy bận nhiều công việc, nhưng cảnh sắc đêm rằm đầu xuân đã in đậm trong thơ Bác. Theo lời kể của đồng chí Vũ Kỳ, bài Nguyên tiêu {Rằm thán g giêng) được ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt. Đó là vào đầu năm 1948, sau khi họp xong cuộc hội nghị quan trọng của Trung ương, Bác trỏ về trên một con thuyền^^^ giữa đêm trăng sương trắng, dưới tròi xuân mênh mông. Ngồi ở mũi thuyền thư thái ngắm trăng, ngắm cảnh. Bác khe khẽ ngâm: Kim d ạ nguyên tiêu nguyệt chính ưiên, Xuân g ian g xuân thuỷ tiếp xuân thiên. Yên ba thăm xứ đ àm qu ân sự, Dạ bán quy la i nguyện m ãn thuyền. (1948) Thực ra là một chiếc mảng, khi vào thơ thì được gọi là “thuyền". 227
  13. Dịch nghia: Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn, Nước sông xuân tiếp liền với m àu trời xuân. Giữa nơi khói sóng thăm thẳm bàn bạc việc quân, Nửa đêm trở về án h trăng đầy thuyền. Đêm rằm tháng giêng năm 1948 ấy (Kim dạ nguyên tiêu), sau chiến thắng Thu - Đông (1947), trăng khuya toả sáng khắp núi rừng chiến khu, tạo nên dòng sông xuân, cảnh sắc xuân trên một bình diện từ mặt nước đến bầu tròi. Ba chữ “xuân” liên tiếp ỏ câu thứ hai {xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên) đã góp phần làm cho cảnh vật thêm sức sốhg. Nhưng ỏ đây, nội dung chính của bài thơ không hướng về ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên như là một bài thơ tức cảnh. Dòng sông xuân, mặt nước xuân, bầu trời xuân, dưới ánh trăng xuân chỉ làm đẹp thêm cho công việc đàm quân sự, (bàn việc quân). Thông thường, theo quan niệm của các nhà thơ xưa, dưới ánh trăng rằm đầu xuân (Tết nguyên tiêu), bao giờ cũng có “tửu” (rưỢu) để mà “tuý” (say), nhưng qua bài thd của Bác, ta không thấy có rượu, vì vậy cũng chẳng có chuyện say, chỉ có cảnh đẹp thiên nhiên làm say lòng ngưòi! Hình ảnh “yên ba” (khói sóng) đối với nhà thơ xưa thưòng gợi lên nỗi sầu da diết, nhất là khi họ phải xa quê hương. Ngược lại, “khói sóng” trong thơ Bác không hề phảng phất một chút 228
  14. buồn mà chỉ gỢi lên không khí say svía, yên tâm bàn công việc của những con người làm chủ sự nghiệp lốn lao, làm chủ cả “quân cơ, quốc k ể ’ (việc quân, việc nước) đê đưa cuộc kháng chiến của dân tộc đến thắng lợi và thắng lợi hoàn toàn. Cảnh và tình ở Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) như tỉ lệ thuận với nhau. Mỏ đầu là cảnh trăng sáng {Nguyện chính viên - trăng vừa tròn). Kết thúc bài thơ, trăng vẫn sáng, càng sáng hơn Nguyện m ãn thuyền - trảng đầy thuyền), và trăng đã theo Người, theo thuyền cùng về, trong đó ta có thể hình dung dáng vẻ một con người với tâm hồn tràn đầy tinh thần lạc quan cách mạng Hồ Chí Minh! Tết Nguyên tiêu mà Bác vẫn làm việc, không kể thời gian, quên cả nghỉ ngơi, và chỉ khi công việc đã tạm xong, trời đã khuya, Người mới vên tâm thưởng thức vẻ đẹp của ánh trăng rằm đầu xuân. Đúng như nhận xét của đồng chí Vũ Kỳ: “B à i Nguyên tiêu toát lên nhân cách lớn, tâm hồn lổn của thi sĩ, vốn là nhà c h iế n lưỢc th iê n t à i, c ả m n h ậ n được vẻ đẹp tu y ệ t vời của thiên nhiên, nhưng vẫn làm chủ được tình cảm và trách nhiệm của mình”^^\ Cũng trong không khí vui chiến thắng, vui xuân 1948, Bác gửi tặng cụ Bùi Bằng Đoàn bài thơ nhan Báo Quân đội nhân dân số Tết, 1988, trang 2. 229
  15. đề Tặng cụ Bùi (Tặng Bùi Công)^^’. ở đây, niềm vui của Bác không chỉ thể hiện trong câu thứ 3 {Tin vui thắng trận dồn ch ân ngựa (dịch)) mà ở cả 2 câu thơ đầu sau đây (dịch): Xem sách chim rừng vào cửa đậu, P hê văn h oa núi chiếu nghiên soi. Ta cảm thấy hình như niềm vui tràn vào công việc của Người. Chi tiết “chim rừng vào cửa đậu”, “hoa núi chiếu nghiên soi” nên hiểu là: ớ chiến khu Việt Bắc có chim rừng, có hoa núi, nhưng chim, hoa không đậu ngay bên cửa sổ và soi vào nghiên mực khi Bác “xem sách, phê văn”. Nđi Bác ở, tuy có cây nhưng vẫn thoáng mát và chan hoà ánh sáng, do đó không có chim rừng hoang dã đến đậu nơi cửa sổ mà chỉ có chim bồ câu cơ quan Bác nuôi mới bạo dạn đến gần như thế. Còn hoa núi thì ở Việt Bắc có nhiều, nhưng cạnh nhà Bác ỏ thì không có hoa (nghĩa là không trồng hoa quanh nhà như ở thành phô" sau này). Trong thỡ, Bác nói chim, hoa ỏ ngay bên cạnh mình là để thể hiện rằng, Người luôn gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, hơn nữa để nói rằng: kháng chiến Bùi Bằng €>oàn (17-9-1889 - 13-4-1955), quê làng Lién Bạt, huyện ứng Hoà, tinh Hà £)ông, đỗ cử nhân, tốt nghiệp trường Hậu bổ, làm Tri huyện, Tuần phủ rồi Thượng thư bộ Tư pháp triều Bảo Đại. Sau Cách mạng tháng Tám tà nhân s ĩ yêu nước, tham gia kháng chiến chống Pháp, được bầu làm Trưỏng ban Thưởng trực Quốc hội khoá I. 230
  16. tuy gian khổ nhưng vẫn yêu đ ò i, vẫn vui tươi lạc quan. Chất cách mạng, chất thép trong thơ Bác được ẩn một cách kín đáo, tế nhị qua những hình ảnh rất lãng mạn, rất nên thơ như thế! Trong bài thơ hoạ lại của mình, cụ Bùi ca ngợi Hồ Chí Minh là ngưòi “sắí đ á một lòng vì nòi giốhg”] là người cầm, giữ, bảo vệ ‘‘muôn dặm non sông” Việt Nam, tức là một con ngưòi vừa kiên quyết cứng rắn; vừa đảm nhiệm một công việc to lớn và với công việc như thế, Người không hề có chút rảnh rỗi, ấy thế mà Ngưòi vẫn làm thơ: T hao bút nhưng thàn h thoái lỗ thi (Khi vung bút lên thì thành thơ đuổi giặc). Nhận được bài thơ hoạ lại của cụ Bùi với nội dung chúng tôi vừa diễn giải, trong đó đáng lẽ câu cuối cùng phải dịch đúng nghĩa là: “Vung bút thành thơ đuổi giặc thù”, thì Ngưòi lại dịch theo ý mình: Trong kh i đu ổi g iặ c vẫn làm thổ^K Một câu thơ dịch khác rất nhiều so với nguyên bản. Bác không nhận thơ của mình có sức mạnh “thoái lỗ” (đẩy lùi giặc) như thơ ván của Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi trước đây. Người chỉ nhận rằng mình có làm thơ trong khi đuổi giặc. Cái cốt lõi ở lòi Xem bài "Bác Hồ trong một bản dịch thd" - Nguyễn Huy Quát, tạp chí Văn học số 4.1991, tr.23. 231
  17. dịch là thể hiện sự khiêm tốn, là toát lên phong thái ung dung, bình thản của Bác trong bất cứ hoàn cảnh nào. Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi không lâu, vào CU Ố I năm 1958, Pa-ven An-tô-côn-xki (nhà thơ Liên Xô) đưỢc Bác tiếp chuyện trong lần ông sang công tác ở nước ta. Khi Pa-ven An-tô-côn-xki vừa nhắc đến những bài thớ của Bác mới được công bố trên một tạp chí Việt Nam thì Bác phá lên cười và ánh lên vẻ hài hước trong đôi mắt: “Nhà thd gì tôi cơ chứ hả đồng chí! Chẳng qua là những năm kháng chiến, khi còn sốhg trong chiến khu Việt Bắc, chúng tôi có nhiều thì giò rỗi rãi quá đi mất. Và thế là chúng tôi làm thơ Trong bất cứ trưòng hỢp nào, với bất cứ ai, Bác không bao giò nhận mình là nhà thđ mà chỉ nhận có làm thơ nhưng thơ ấy không hay. Chúng ta hiểu, đối với Bác, sáng tác thđ văn hoặc trở thành nhà thơ không phải là mục đích, bởi vì Người chỉ có một ham muốh tột bậc là làm sao cho nưốc ta được độc lập, dân ta được tự do, mọi người ai cũng có cơm án, áo mặc, ai cũng được học hành. Chính từ tư tưỏng và tình cảm lốn lao, sâu sắc ấy mà thđ văn của Bác có giá trị, có tác dụng không nhỏ đối với cách mạng và trỏ thành tài sản vô giá trong kho tàng văn học Việt Nam hiện đại. Trích trong cuốn: '‘ Thơ Hổ Chí Minh", NXB Vãn hoá thông tin, H. 1997. phẩn T h ụ lục", tr. 382. 232
  18. Vào giai đoạn cuốĩ của cuộc khàng chiến chống Pháp, cũng ỏ chiến khu Việt Bắc, lỉác viết bài Đối nguyệt (Nhìn trăng), một bài thơ trữ tình đặc sắc. Luật sư Phan Anh kể: Vào năm 1953, một hôm, sau cuộc họp Hội đồng Chính phủ, đêm đã khuya, trăng lên rất đẹp, cảnh vật rất nên thơ. Ngồi bên cửa sổ, Bác nảy ra tứ thơ và viết luôn bằng bút chì rồi đưa cho luật sư đọc. Song ngoại, nguyện m inh lung c ổ thụ Nguyện di thụ ản h đ á o song tiền. Quân cơ, quốc k ế thương đ àm liễu, H u ề chẩm song hàng đối nguyện miên. Sau khi nhận đư ợc bài thơ của Bác, luật sư Phan Anh đã dịch ra tiếng Việt để nhiều người đưỢc đọc và hiểu rõ tư tưỏng, tình cảm của tác giả. Có lẽ đây là bản dịch sớm nhất chưa đư ợc công bố: NHÌN TRẢNG N goài song, trăng sán g lồng cây, Trăng đư a bóng ngả, bóng cài bên song. Việc quân, việc nước bàn xong, Bên song ôm gối, g ố i cùng trăng mơ. Đối nguyệt (Nhìn trăng) v ừ a t ả c ả n h , v ừ a k ể ch u y ệ n : cảnh v ậ t, sự v iệ c h o à q u yện với n h a u tro n g 233
  19. sự đằm thắm, mơ mộng của tình ngưòi. Thiên nhiên ở đây tương đốì yên tĩnh, phù hợp với giò phút thanh thản, nghỉ ngời của con người, sau khi việc quân, việc nước bàn xong. Qua Đối nguyệt, chúng ta gặp lại hình ảnh Trăng lồng c ổ thụ, ở C ảnh khu ya (1947), nhưng khi ấy “Ngưòi chưa ngủ” vì phải “lo nỗi nước nhà”. Kliông gian trong Đối nguyệt và C ảnh khuya vẫn là chiến khu Việt Bắc, nhưng thòi điểm ra đòi của mỗi bài thơ thì khác nhau rất nhiều. Từ phòng ngự đến cầm cự, rồi tiến tới chuẩn bị tổng phản công, thế và lực giữa ta và địch thay đổi rất nhiều. Đông Xuân 1953-1954 là giai đoạn tiến công chiến lược của quân và dân ta, thắng lợi quyết định sắp đến gần. Bởi vậy dưòng như trong Đối nguyệt trăng sáng hơn và thòi gian cũng như đi nhanh hơn, khiến nhà thơ thấy rõ sự di động của bóng cây: A nh trăng nhích bóng cây gần trước song (Bản dịch của Nam Trân). Sự quan sát, miêu tả quả là tinh tê và sinh động biết bao! Trăng chiếu qua song, người nằm bên cửa sổ, và trong giây phút ngưòi nhìn trăng, trăng “nhìn” người, rồi đến khi người chỉ còn “nhìn” trăng trong giấc ngủ bình yên: Bên song ôm gối, gối cùng trăng mơ (Bản dịch của Phan Anh). Đối nguyệt khác với Vọng nguyệt (Ngắm trăng) ở N hật ký trong tù. Trong Vọng nguyệt, con người (tác giả) không có việc gì làm và sông trong tâm trạng vô cùng bức bách bỏi mất tự do: Đối thử lương tiêu nại 234
  20. nhưỢc hà? (Trưốc cảnh đẹp đêm :nay, biết làm gì đây?) đó là câu hỏi vừa day dứt, vừa thôi thúc đối với con người mất tự do và đang khao khát được tự do để ra cứu nước, cứu dân. Ngược lại, ở Đối nguyệt, con người hoàn toàn làm chủ việc nước, việc quân, nên rất thảnh thơi, ung dung, tin tưởng vào tương lai. Vọng nguyệt và Đối nguyệt được ra đời ở hai hoàn cảnh và thời điểm khác nhau, tuy cùng có thi hứng, thi đề từ ánh nguyệt, nhưng nội dung và thần thái toát ra ở mỗi cảnh vật thì có nét khác nhau: Một đằng thể hiện ý thức chủ động của “thi gia” (nhà thơ) trước tình thê khó khăn (bị tù đày) tưởng chừng không có cách nào thoát ra được, nhưng vẫn tìm cách hướng tới cái đẹp của tạo hoá để bớt nỗi sầu và nuôi niềm hy vọng (Vọng nguyệt). Còn một đằng là niềm vui say của tác giả đốì với công việc, trên cương vị và trách nhiệm cao, rất thoải mái và tự do. Đối nguyệt (Nhìn trăng) đó là cái nhìn vui tươi, lạc quan ở chiến khu của Bác. Đây là bài thơ đặc sắc về tả cảnh ngụ tình trong thơ trữ tình ở chiến khu của Bác. Trong thơ trữ tình ở chiến khu của Bác, cảnh đẹp thiên nhiên và con người (trước hết là nhân vật trữ tình tác giả) luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau để tạo nên sự hài hoà giữa tính chất thi sĩ và chiến sĩ trong một hình tượng thốhg nhất, hình tưỢng Hồ Chí Minh. Song, c ả n h th iê n n h iê n tr o n g thơ Bác không phải lúc nào cũng là ánh trăng dịu 235
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2