intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Gần 50% trẻ đeo kính sai số

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

60
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việt Nam hiện có khoảng 2,5 triệu trẻ em bị tật khúc xạ, tuy nhiên vì trẻ không đi khám định kỳ đầy đủ nên gần một sửa số em này đeo kính không đúng số, ông Đỗ Như Hơn, Giám đốc Bệnh viện Mắt trung ương cho biết. Thông tin được ông Hơn cho biết trong hội thảo về cận thị và cong vẹo cột sống tổ chức tại Hà Nội ngày 11/11. Ông Hơn cũng cho biết, việc đeo kính không đúng số có thể làm giảm thị lực của trẻ, thậm chí có thể khiến bệnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Gần 50% trẻ đeo kính sai số

  1. Gần 50% trẻ đeo kính sai số
  2. Việt Nam hiện có khoảng 2,5 triệu trẻ em bị tật khúc xạ, tuy nhiên vì trẻ không đi khám định kỳ đầy đủ nên gần một sửa số em này đeo kính không đúng số, ông Đỗ Như Hơn, Giám đốc Bệnh viện Mắt trung ương cho biết. Thông tin được ông Hơn cho biết trong hội thảo về cận thị và cong vẹo cột sống tổ chức tại Hà Nội ngày 11/11. Ông Hơn cũng cho biết, việc đeo kính không đúng số có thể làm giảm thị lực của trẻ, thậm chí có thể khiến bệnh nặng hơn. Đặc biệt có một số học sinh có tật khúc xạ một mắt, nếu đeo kính không đúng thì rất dễ bị nhược thị và mù một mắt. Theo khảo sát với hơn 16.000 học sinh tại 12 trường trong năm học 2008-2009 của Bệnh viện Mắt Hà Nội thì số học sinh bị tật khúc xạ chiếm gần 34% (trong đó chủ yếu là cận thị), tăng 24% so với năm 1994. Khảo sát cũng cho thấy, hầu hết các trường còn thiếu cán bộ y tế chuyên môn, mà chỉ là người làm công tác kiêm nhiệm. Vì thế, có hiện tượng các trường chỉ thống kê số trẻ bị tật khúc xạ dựa trên số kính các em đang đeo chứ không
  3. sắm trang thiết bị để khám mắt. Cũng vì vậy chưa phát hiện được hết số lượng học sinh mắc mới. Về bệnh cong vẹo cột sống, ông Nguyễn Văn Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, có tới 50% học sinh Hà Nội bị bệnh này do ngồi học sai tư thế, trong khi đó chỉ có 10% là do bẩm sinh. Theo các chuyên gia, kích thước bàn ghế không phù hợp, lớp học thiếu ánh sáng, thời gian học quá dài, thói quen ngồi học nằm bò ra bàn, lười vận động của trẻ, đọc truyện, xem tivi quá nhiều, chơi điện tử …là nguyên nhân khiến bệnh cong vẹo cột sống và bệnh về mắt ngày càng gia tăng. Cũng theo khảo sát 12 trường tại Hà Nội ở trên, thì 100% các trường không có sự phân loại bàn ghế riêng cho từng khối học theo tiêu chuẩn, 70% phòng học không đạt tiêu chuẩn chiếu sáng. Ông Đỗ Như Hơn, Giám đốc Bệnh viện Mắt trung ương cho biết, để phòng tránh bệnh cận thị, cong vẹo cột sống, cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ tư thế ngồi học đúng, có thể sử dụng các thiết bị giáo dục để hỗ trợ.
  4. "Ở lớp giờ học đã quá dài, vì thế khi về nhà cha mẹ nên hướng dẫn cho trẻ ngồi 30-45 phút, sau đó giải lao rồi mới học tiếp. Đó là cách thư giãn tránh ngồi lâu một tư thế và tránh mỏi mắt", ông Hơn cho biết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2