intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giai đoạn 6 tháng tuổi

Chia sẻ: Abcdef_16 Abcdef_16 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

63
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giai đoạn 6 tháng tuổi: mọc răng có thể gây chút phiền hà nhưng bù lại, bé có sự phát triển lớn về ngôn ngữ.Ngôn ngữ ở bé được cải thiện dần theo thời gian. Đến 6 tháng tuổi, bé có thể thực hành kết hợp nguyên âm và phụ âm, tạo thành các phát âm như “mama”, “dada” hoặc bập bẹ một chuỗi từ thường xuyên. Bạn có thể thấy phản ứng của bé khi bạn hắt hơi. Hãy thử giả vờ làm một cái hắt hơi hoặc gây tiếng ồn để xem cách bé phản ứng bằng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giai đoạn 6 tháng tuổi

  1. Giai đoạn 6 tháng tuổi Giai đoạn 6 tháng tuổi: mọc răng có thể gây chút phiền hà nhưng bù lại, bé có sự phát triển lớn về ngôn ngữ. Ngôn ngữ ở bé được cải thiện dần theo thời gian. Đến 6 tháng tuổi, bé có thể thực hành kết hợp nguyên âm và phụ âm, tạo thành các phát âm như “mama”, “dada” hoặc bập bẹ một chuỗi từ thường xuyên. Bạn có thể thấy phản ứng của bé khi bạn hắt hơi. Hãy thử giả vờ làm một cái hắt hơi hoặc gây tiếng ồn để xem cách bé phản ứng bằng âm thanh là như thế nào. Chẳng bao lâu sau, bé sẽ tạo ra tiếng động là những câu bập bẹ mini.
  2. Bé có thể bắt đầu mọc răng. Răng sữa thêm sự đa dạng trong cách tạo âm thanh của bé. Mọc răng gây đau lợi, có thể đi kèm sốt hoặc phát ban. Dấu hiệu cho thấy bé bắt đầu mọc răng bao gồm: chảy dãi, thích nhai đồ vật, mút ngón tay và khóc khi được cho ăn. Đừng lo lắng nếu bé trải qua những dấu hiệu của mọc răng. Thời điểm mọc răng của bé là khác nhau, sớm có thể 3-4 tháng, chậm có thể bắt đầu mọc răng lúc 12 tháng tuổi.
  3. Có nhiều cách làm dịu cơn mọc răng, làm mát lợi như vòng ngậm, đồ ăn mát, gel tê lợi giảm đau cho bé mọc răng, đồ chơi ưa thích... Bé có thể cho thấy dấu hiệu muốn tự ăn và bé có thể đủ khỏe để xử lý việc ăn bốc. Nếu bạn để bé tự ăn thì lưu ý rằng, giai đoạn này bé vẫn chưa thành thạo trong các kỹ năng và có thể làm rơi, làm vỡ. Bây giờ, bé có thể lật hoàn toàn theo hai hướng: ngửa thành úp, úp thành ngửa. Bé còn có thể duy trì vị trí ngồi đến 30 giây nhưng mẹ phải đỡ cánh tay ở phía trước phòng khi bé sấp mặt xuống. Chân tay được bé coi là đồ chơi thuận tiện nhất và bé có thể đưa ngón chân cái vào trong miệng của mình. Điều này nhìn rất buồn cười, còn nếu bạn thấy lo lắng thì đặt bàn tay của bạn lên bụng của bé có thể ngăn cản bé đưa chân lên miệng. Bé của bạn học tập cách nắm giữ đối tượng như đưa đồ chơi lên miệng, nhấc đồ chơi lên, chuyển từ tay nọ sang tay kia.
  4. Những gì bạn có thể làm Khi hiểu về nguyên nhân – hệ quả, bé bắt đầu cảm nhận được những điều khiến mẹ vui lòng – những điều khiến mẹ không vui. Dù vậy, cả hai điều ấy đều nhận được sự chú ý từ mẹ. Nhớ khen ngợi đặc biệt và chú ý đến bé khi bé làm điều gì đó làm cho bạn thích. Hãy nói chuyện với bé của bạn, bắt chước tiếng của bé để bé cảm thấy rằng, bạn đang muốn trò chuyện. Bé vẫn cần phải được nghe nhiều âm thanh khác nhau, nhiều từ vựng và đọc sách là một ý tưởng tuyệt vời. Bé có lẽ rất thích thú với những bé khác và những người xung quanh. Có nhiều thứ bé học hỏi và quan sát được trong việc gặp gỡ những bé khác bởi các kỹ năng giao lưu xã hội không thể thiếu trong quá trình phát triển. Nếu bạn quyết định cho bé ăn dặm từ tháng này thì bạn hãy bắt đầu với 1-2 thức ăn dặm cho bé làm quen. Nên chọn thức ăn có vị đơn giản và
  5. cho bé thời gian để bé quen với cảm giác mới, cũng như biết cách đẩy thức ăn quanh miệng và nuốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2