intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án lớp 2 môn kể chuyện

Chia sẻ: Đỗ Thúy Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

180
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài viết 'giáo án lớp 2 môn kể chuyện', tài liệu phổ thông, ngữ văn - tiếng việt phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án lớp 2 môn kể chuyện

  1. TRƯỜN TIỂU HỌC V T NG U VĨNH N NGUYÊN 2 N GIÁO ÁN LỚP 2 O N P MÔ K C UYỆ ÔN KỂ CHU ỆN
  2. TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 2 – GIÁO ÁN LỚP 2 KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN : 19 Ngày dạy: 16/1/2007 Môn : KỂ CHUYỆN Bài dạy :CHUYỆN BỐN MÙA I. MỤC TIÊU - Dựa vào tranh minh họa kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện - Kể lại được câu chuyện đã học: biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn và kể tiếp được lời của bạn. - Ham thích môn học. Kể lại cho người thân nghe. II. CHUẨN BỊ - GV: 4 tranh minh họa đoạn 1. Một vài trang phục đơn giản cho HS đóng vai các vai nhân vật để dựng lại câu chuyện. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) - GV yêu cầu 4, 5 HS nói lên câu chuyện đã học trong học kì I mà em thích nhất. Sau đó kiểm tra khả năng nhớ truyện đã đọc - GV nhận xét. 3. Bài mới Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò  Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện. +Mục tiêu: Giúp HS kể lại từng đoạn chuyện trước lớp dựa - Hoạt động lớp, cá nhân. vào gợi ý và tranh. +Cách tiến hành: . Hướng dẫn kể lại đoạn 1 theo tranh. GV hướng dẫn HS quan sát 4 tranh trong SGK, đọc lời bắt - 1 HS đọc yêu cầu. đầu đoạn dưới mỗi tranh; nhận ra từng nàng tiên Xuân, Hạ, - 2, 3 HS kể đoạn 1 câu chuyện trước lớp. Thu, Đông qua y phục và cảnh làm nền trong từng tranh. Bạn nhận xét. Kể lại toàn bộ câu chuyện - Từng HS kể đoạn 1 trong nhóm GV mời đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện. GV nhận xét.  Hoạt động 2: Dựng lại câu chuyện theo vai. - Từng HS lần lượt kể đoạn 2 trong nhóm. + Mục tiêu: Giúp HS nhớ và kể được cả câu chuyện qua đóng vai. + Cách tiến hành: . - Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm. GV mời 1 HS nhắc lại thế nào là dựng lại câu chuyện theo vai. - Dựng lại câu chuyện theo vai là kể lại câu chuyện bằng cách để mỗi nhân vật tự nói lời của mình. VD: - Để dựng lại Chuyện 4 mùa cần có 6 người nhập 6 vai: Người kể chuyện, bốn nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà Đất. Mỗi nhân vật sẽ nói lời của mình - 1 em là Đông, em kia là Xuân GV cùng 2 HS thực hành dựng lại nội dung 4 dòng đầu. - Từng nhóm HS phân vai thi kể chuyện GV nhập vai người kể. trước lớp GV công bố số điểm của các giám khảo trước lớp cùng với điểm của mình, kết luận nhóm kể hay nhất. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Ông Mạnh thắng Thần Gió. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. GIÁO VIÊN: VÕ THỊ THANG
  3. TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 2 – GIÁO ÁN LỚP 2 ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN : 20 Ngày dạy: 23/1/2007 Môn : KỂ CHUYỆN Bài dạy : ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu truyện - Đặt được tên khác cho câu truyện - Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung 2. Rèn kỹ năng nghe: - Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể truyện, - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - HS kể lại câu truyện bài trước 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Kể từng đoạn theo tranh GIÁO VIÊN: VÕ THỊ THANG
  4. TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 2 – GIÁO ÁN LỚP 2  Mục tiêu:Giúp HS nắm được nội dung từng đoạn, có thể kể từng -3HS lần lượt kể từng đoạn đoạn với giọng kể, điệu bộ, cách diễn đạt phù hợp với nhân vật  Cách tiến hành: - GV chia nhóm - Gv đọc yêu cầu của bài - Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét nội dung từng đoạn theo tranh - Hướng dẫn Hs đọc lời gợi ý, nối tiếp nhau kể từng đoạn - Tổ chức các HS trong nhóm nhận xét lời kể của bạn - Đọc yêu cầu của bài - Đại diện các nhóm kể truyện trước lớp - Kể từng đoạn trong nhóm - Cả lớp nghe, nhận xét lời kể của bạn - Nghe, nhận xét - GV nhận xét: nội dung, cách diễn đạt, thể hiện - Đại diện nhóm kể trước lớp Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu truyện  Mục tiêu: Giúp HS có thể kể toàn bộ câu truyện, rèn kỹ năng kể truyện trước lớp  Cách tiến hành: - Kể từng đoạn trước lớp - GV gọi một số HS kể các đoạn nối tiếp nhau - Nhận xét bạn kể - Tổ chức lớp nhận xét - GV nhận xét Hoạt động 4 : Đặt lại tên cho câu chuyện - Đọc yêu cầu - GV nêu yêu cầu HS đặt lại tên cho chuyện - Suy nghĩ tìm tên mới đặt cho - Hướng dẫn HS suy nghĩ tìm tên mới câu chuyện - Gọi một số HS nêu câu trả lời - Gvnhận xét, kết luận Hoạt động 5: Củng cố dặn dò. - Hướng dẫn HS liên hệ thực tế. - Nhận xét tiết học – Tuyên dương. - Về nhà luyện kể Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. GIÁO VIÊN: VÕ THỊ THANG
  5. TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 2 – GIÁO ÁN LỚP 2 KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN : 21 Ngày dạy: 30/1/2007 Môn : KỂ CHUYỆN Bài dạy :CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG I. MỤC TIÊU - Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng. - Biết kể chuyện bằng lời của mình, kể tự nhiên, có giọng điệu và điệu bộ phù hợp với nội dung câu chuyện. - Biết nghe và nhận xét lời bạn kể. II. CHUẨN BỊ - GV: Bảng các gợi ý tóm tắt của từng đoạn truyện. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Ong Mạnh thắng Thần Gió. - Gọi 2 HS lên bảng để kiểm tra. - Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài kể của bạn. - Nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò  Hoạt động 1: Hướng dẫn kể từng đoạn truyện +MT : Giúp HS kể từng đoạn truyện - Hoạt động lớp, cá nhân +Cách tiến hành: a) Hướng dẫn kể đoạn 1 - Đoạn 1 của chuyện nói về nội dung gì? - Về cuộc sống tự do và sung sướng của chim sơn ca và bông cúc trắng. - Bông cúc trắng mọc ngay bên bờ rào. - Bông cúc trắng mọc ở đâu? - Bông cúc trắng thật xinh xắn. - Chim sơn ca nói “Cúc ơi! Cúc mới xinh - Bông cúc trắng đẹp ntn? xắn làm sao!” và hót véo von bên cúc. - Chim sơn ca đã làm gì và nói gì với bông hoa cúc trắng? - Bông cúc vui sướng khôn tả khi được chim sơn ca khen ngợi. - Bông cúc vui ntn khi nghe chim khen ngợi? - HS kể theo gợi ý trên bằng lời của mình. - Dựa vào các gợi ý trên hãy kể lại nội dung đoạn 1 - Chim sơn ca bị cầm tù. b) Hướng dẫn kể đoạn 2 - Hỏi: Chuyện gì đã xảy ra vào sáng hôm sau? - Bông cúc nghe thấy tiếng hót buồn thảm - Nhờ đâu bông cúc trắng biết được sơn ca bị cầm tù? của sơn ca. - Bông cúc muốn làm gì? - Bông cúc muốn cứu sơn ca. - Hãy kể lại đoạn 2 dựa vào những gợi ý trên. - 1 HS kể lại đoạn 2. c) Hướng dẫn kể đoạn 3 - Bông cúc đã bị hai cậu bé cắt cùng với - Chuyện gì đã xảy ra với bông cúc trắng? đám cỏ bên bờ rào bỏ vào lồng chim. - Chim sơn ca dù khát phải vặt hết nắm cỏ, vẫn không đụng đến bông hoa. Còn bông - Khi cùng ở trong lồng chim, sơn ca và bông cúc thương cúc thì toả hương thơm ngào ngạt để an ủi nhau ntn? sơn ca. Khi sơn ca chết, cúc cũng héo lả đi GIÁO VIÊN: VÕ THỊ THANG
  6. TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 2 – GIÁO ÁN LỚP 2 và thương xót. - 1 HS kể lại đoạn 3. - Các cậu đã đặt chim sơn ca vào một - Hãy kể lại nội dung đoạn 3. chiếc hộp rất đẹp và chôn cất thật long d) Hướng dẫn kể đoạn 4 trọng. - Thấy sơn ca chết, các cậu bé đã làm gì? - Nếu các cậu không nhốt chim vào lồng thì chim vẫn còn vui vẻ hót. Nếu các cậu không cắt bông hoa thì bây giờ bông hoa - Các cậu bé có gì đáng trách? vẫn toả hương và tắm nắng mặt trời - 4 HS thành một nhóm. Từng HS lần lượt kể trước nhóm của mình. - Hoạt động lớp, nhóm - Yêu cầu 1 HS kể lại đoạn 4. - 1 HS thực hành kể toàn bộ câu chuyện  Hoạt động 2: HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. +MT : Giúp HS kể từng đoạn truyện +Cách tiến hành: - Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu các em kể lại từng đoạn truyện trong nhóm của mình. HS trong cùng 1 nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. 5. Củng cố – Dặn dò (3’) - Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị: Một trí khôn hơn trăm trí khôn. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN : 22 Ngày dạy: 6/2/2007 Môn : KỂ CHUYỆN Bài dạy :MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I. Mục tiêu - Biết đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. - Dựa vào trí nhớ và gợi ý của GV kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện với giọng hấp dẫn và sinh động, phù hợp nội dung. - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. II. Chuẩn bị - GV: Mũ Chồn, Gà và quần áo, súng, gậy của người thợ săn (nếu có). Bảng viết sẵn gợi ý nội dung từng đoạn. - HS: SGK. III. Các hoạt động 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Chim sơn ca và bông cúc trắng - Gọi 4 HS lên bảng, yêu cầu kể chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng (2 HS kể 1 lượt). - Nhận xét, cho điểm HS. GIÁO VIÊN: VÕ THỊ THANG
  7. TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 2 – GIÁO ÁN LỚP 2 3. Bài mới Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò  Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện MT: Hs nắm nội dung truyện và biết đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện Cách tiến hành: a) Đặt tên cho từng đoạn chuyện - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1. - Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn. - Mẫu: - Bài cho ta mẫu ntn? + Đoạn 1: Chú Chồn kiêu ngạo + Đoạn 2: Trí khôn của Chồn - Vì đoạn truyện này kể về sự kiêu ngạo, - Bạn nào có thể cho biết, vì sao tác giả sgk lại đặt tên cho hợm hĩnh của Chồn. Nó nói với Gà Rừng là đoạn 1 của truyện là Chú Chồn kiêu ngạo? nó có một trăm trí khôn, - Tên của từng đoạn truyện phải thể hiện - Vậy theo con, tên của từng đoạn truyện phải thể hiện được được nội dung của đoạn truyện đó. điều gì? HS suy nghĩ và trả lời. - Hãy suy nghĩ và đặt tên khác cho đoạn 1 mà vẫn thể hiện được nội dung của đoạn truyện này. - HS làm việc theo nhóm nhỏ. - Yêu cầu HS chia thành nhóm. Mỗi nhóm 4 HS, cùng đọc lại truyện và thảo luận với nhau để đặt tên cho các đoạn tiếp theo của truyện. - HS nêu tên cho từng đoạn truyện. Ví dụ: - Gọi các nhóm trình bày ý kiến. Sau mỗi lần HS phát biểu ý kiến, GV cho cả lớp nhận xét và đánh giá xem tên gọi đó đã phù hợp chưa. b) Kể lại từng đoạn truyện - Mỗi nhóm 4 HS cùng nhau kể lại một Bước 1: Kể trong nhóm đoạn của câu chuyện. Khi 1 HS kể các HS - GV chia nhóm 4 HS và yêu cầu HS kể lại nội dung từng khác lắng nghe để nhận xét, bổ sung cho đoạn truyện trong nhóm. bạn. - Các nhóm trình bày, nhận xét. Bước 2: Kể trước lớp - Gọi mỗi nhóm kể lại nội dung từng đoạn và các nhóm khác nhận xét, bổ sung nội dung nếu thấy nhóm bạn kể thiếu. - Chú ý khi HS kể, GV có thể gợi ý nếu thấy HS còn lúng túng. Đoạn 1 - Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng Chồn có tính xấu gì? - Chồn tỏ ý coi thường bạn ntn? Đoạn 2 - Chuyện gì đã xảy ra với đôi bạn? - Người thợ săn đã làm gì? - Gà Rừng nói gì với Chồn? - Lúc đó Chồn ntn? Đoạn 3 - Gà Rừng nói gì với Chồn? - Gà đã nghĩ ra mẹo gì? Đoạn 4 - Sau khi thoát nạn thái độ của Chồn ra sao? - Chồn nói gì với Gà Rừng?  Hoạt động 2 HS kể chuyện c) Kể lại toàn bộ câu chuyện - 4 HS kể nối tiếp 1 lần. - Yêu cầu HS kể nối tiếp nhau. - Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu. GIÁO VIÊN: VÕ THỊ THANG
  8. TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 2 – GIÁO ÁN LỚP 2 - Gọi HS nhận xét. - HS kể theo 4 vai: người dẫn chuyện Gà - Gọi 4 HS mặc trang phục và kể lại truyện theo hình thức Rừng, Chồn, bác thợ săn. phân vai. - 1 HS kể chuyện. Cả lớp theo dõi và nhận xét. - Gọi 1 HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau  Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN : 23 Ngày dạy: 13/2/2007 Môn : KỂ CHUYỆN Bài dạy : BÁC SĨ SÓI I. Mục tiêu - Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Bác sĩ Sói. - Biết thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp được lời kể với điệu bộ, nét mặt. - Phối hợp được với các bạn để dựng lại câu chuyện. - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. II. Chuẩn bị - GV: 4 tranh minh hoạ trong sgk phóng to (nếu có) - HS: SGK. III. Các hoạt động 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Một trí khôn hơn trăm trí khôn. - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò  Hoạt động 1: Hướng dẫn kể từng đoạn truyện . MT : Giúp HS kể được từng đoạn của truyện. - Hoạt động lớp, cá nhân. Cách tiến hành: - GV treo tranh 1 và hỏi: Bức tranh minh hoạ điều gì? -Bức tranh vẽ một chú Ngựa đang ăn cỏ và một con Sói đang thèm thịt Ngựa đến rỏ dãi. - Hãy quan sát bức tranh 2 và cho biết Sói lúc này ăn mặc -Sói mặc áo khoác trắng, đầu đội một chiếc ntn? mũ có thêu chữ thập đỏ, mắt đeo kính, cổ đeo ống nghe. Sói đang đóng giả làm bác sĩ. -Sói mon men lại gần Ngựa, dỗ dành Ngựa để nó khám bệnh cho. Ngựa bình tĩnh đối - Bức tranh 3 vẽ cảnh gì? phó với Sói. -Ngựa tung vó đá cho Sói một cú trời giáng. Sói bị hất tung về phía sau, mũ văng ra, - Bức tranh 4 minh hoạ điều gì? kính vỡ tan, … -Thực hành kể chuyện trong nhóm. -Một số nhóm nối tiếp nhau kể lại câu - Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các chuyện trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận em thực hiện kể lại từng đoạn truyện trong nhóm của mình. xét. - Yêu cầu HS kể lại từng đoạn truyện trước lớp. - GV nhận xét và cho điểm HS.  Hoạt động 2: Phân vai dựng lại câu chuyện. -Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân. GIÁO VIÊN: VÕ THỊ THANG
  9. TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 2 – GIÁO ÁN LỚP 2 MT : Giúp HS Phân vai dựng lại câu chuyện. Cách tiến hành: -Cần 3 vai diễn: người dẫn chuyện, Sói, - Hỏi: Để dựng lại câu chuyện này chúng ta cần mấy vai diễn, Ngựa. đó là những vai nào? -Giọng người dẫn chuyện vui và dí dỏm; - Khi nhập vào các vai, chúng ta cần thể hiện giọng ntn? Giọng Ngựa giả vờ lễ phép; Giọng Sói giả nhân, giả nghĩa. - Chia nhóm và yêu cầu HS cùng nhau dựng lại câu chuyện -Các nhóm dựng lại câu chuyện. Sau đó một trong nhóm theo hình thức phân vai. số nhóm trình bày trước lớp. - Nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị: Quả tim Khỉ. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN : 24 Ngày dạy: 27/2/2007 Môn : KỂ CHUYỆN Bài dạy :QUẢ TIM KHỈ I. MỤC TIÊU - Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV tái hiện được nội dung của từng đoạn và nội dung toàn bộ câu chuyện. - Dựng lại câu chuyện theo các vai: Người dẫn chuyện, Khỉ, Cá Sấu. - Biết thể hiện lời kể tự nhiên, sinh động, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với từng nhân vật. - Biết theo dõi và nhận xét, đánh giá lời bạn kể. II. CHUẨN BỊ - GV: Tranh. Mũ hoá trang để đóng vai Cá Sấu, Khỉ. - HS: SGK. GIÁO VIÊN: VÕ THỊ THANG
  10. TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 2 – GIÁO ÁN LỚP 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Bác sĩ Sói. - Gọi 3 HS lên bảng kể theo vai câu chuyện Bác sĩ Sói (vai người dẫn chuyện, vai Sói, vai Ngựa). - Nhận xét cho điểm từng HS. 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò  Hoạt động 1: Hướng dẫn kể từng đoạn truyện . +MT : Giúp HS kể được từng đoạn của truyện. - Hoạt động lớp, cá nhân. +Cách tiến hành: Bước 1 : Kể trong nhóm. - Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Mỗi HS kể - GV yêu cầu HS chia nhóm, dựa vào tranh minh hoạ và gợi về 1 bức tranh. Khi 1 HS kể thì các HS khác ý của GV để kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe. lắng nghe và nhận xét, bổ sung cho bạn. - 1 HS trình bày 1 bức tranh. Bước 2: Kể trước lớp. - Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp. - HS nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu. - Yêu cầu các nhóm có cùng nội dung nhận xét. - Chú ý: Khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu HS còn lúng túng. Đoạn 1 : - Câu chuyện xảy ra ở đâu? - Cá Sấu có hình dáng ntn? - Câu chuyện xảy ra ở ven sông. - Cá Sấu da sần sùi, dài thượt, nhe hàm răng nhọn hoắt như một lưỡi cưa sắt. - Khỉ gặp Cá Sấu trong trường hợp nào? - Cá Sấu hai hàng nước mắt chảy dài vì buồn bã. - Khỉ đã hỏi Cá Sấu câu gì? - Bạn là ai? Vì sao bạn khóc? - Cá Sấu trả lời Khỉ ra sao? - Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi. - Tình bạn giữa Khỉ và Cá Sấu ntn? - Ngày nào Cá Sấu cũng đến ăn hoa quả mà Khỉ hái. - Đoạn 1 có thể đặt tên là gì? - Khỉ gặp Cá Sấu. Đoạn 2 : - Muốn ăn thịt Khỉ, Cá Sấu đã làm gì? - Mời Khỉ đến nhà chơi. - Cá Sấu định lừa Khỉ ntn? - Cá Sấu mời Khỉ đến chơi rồi định lấy tim của Khỉ. - Lúc đó thái độ của Khỉ ra sao? - Khỉ lúc đầu hoảng sợ rồi sau trấn tĩnh lại. - Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng báo - Khỉ đã nói gì với Cá Sấu? trước. Quả tim tôi để ở nhà. Mau đưa tôi về, tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn. - Cá Sấu tưởng thật đưa Khỉ về. Khỉ trèo Đoạn 3: lên cây thoát chết. - Chuyện gì đã xảy ra khi Khỉ nói với Cá Sấu là Khỉ đã để - Con vật bội bạc kia! Đi đi! Chẳng ai thèm quả tim của mình ở nhà? kết bạn với những kẻ giả dối như mi đâu. - Cá Sấu tẽn tò, lặn xuống nước, lủi mất. - Khỉ nói với Cá Sấu điều gì? Đoạn 4: - Nghe Khỉ mắng Cá Sấu làm gì? - Hoạt động lớp, nhóm.  GV nhờ sự thông minh tài chí mà Khỉ đã thoát chết Cá Sấu .  Hoạt động 2: HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - HS 1: vai người dẫn chuyện. + MT : Giúp HS kể lại toàn bộ câu chuyện qua hình thức - HS 2: vai Khỉ. phân vai. - HS 3: vai Cá Sấu. + Cách tiến hành: - Yêu cầu HS kể theo vai. - Phải thật thà. Trong tình bạn không được - Yêu cầu HS nhận xét bạn kể. dối trá./ Không ai muốn kết bạn với những - Chú ý: Càng nhiều HS được kể càng tốt. kẻ bội bạc, giả dối. GIÁO VIÊN: VÕ THỊ THANG
  11. TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 2 – GIÁO ÁN LỚP 2 5. Củng cố – Dặn dò (3’) - Qua câu chuyện con rút ra được bài học gì? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN : 25 Ngày dạy: 6/3/2007 Môn : KỂ CHUYỆN Bài dạy : SƠN TINH, THỦY TINH I. MỤC TIÊU - Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng trình tự câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. - Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt cho phù hợp. - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. II. CHUẨN BỊ - GV: 3 tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK (phóng to, nếu có thể). - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Quả tim khỉ - Gọi 3 HS lên bảng kể lại theo câu chuyện Quả tim khỉ theo hình thức nối tiếp. Mỗi HS kể lại một đoạn. - Nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò  Hoạt động 1: Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện . +MT : Giúp HS biết Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo - Hoạt động lớp, cá nhân. đúng nội dung câu chuyện . +Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. - Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. - Quan sát tranh. - Treo tranh và cho HS quan sát tranh. - Bức tranh 1 minh hoạ trận đánh của hai vị - Hỏi: Bức tranh 1 minh hoạ điều gì? thần. Thủy Tinh đang hô mưa, gọi gió, dâng nước, Sơn Tinh bốc từng quả đồi chặn đứng dòng nước lũ. - Đây là nội dung cuối cùng của câu chuyện. - Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện? - Bức tranh 2 vẽ cảnh Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và đón được Mị Nương. - Hỏi: Bức tranh 2 vẽ cảnh gì? - Đây là nội dung thứ hai của câu chuyện. GIÁO VIÊN: VÕ THỊ THANG
  12. TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 2 – GIÁO ÁN LỚP 2 - Hai vị thần đến cầu hôn Mị Nương. - 1 HS lên bảng sắp xếp lại thứ tự các bức - Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện? tranh: 3, 2, 1. - Hãy nêu nội dung của bức tranh thứ 3. - Hoạt động lớp, nhóm. - Hãy sắp lại thứ tự cho các bức tranh theo đúng nội dung truyện.  GV nhận xét chốt ý - HS tập kể chuyện trong nhóm.  Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ nội dung truyện. +MT : Giúp HS kể lại toàn bộ câu chuyện. +Cách tiến hành: - GV chia HS thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 3 HS và - Các nhóm thi kể theo hai hình thức kể giao nhiệm vụ cho các em tập kể lại truyện trong nhóm: Các trên. nhóm kể chuyện theo hình thức nối tiếp. Mỗi HS kể một đoạn truyện tương ứng với nội dung của mỗi bức tranh. - HS nêu. - Tổ chức cho các nhóm thi kể. - Nhận xét và tuyên dương các nhóm kể tốt. 5. Củng cố – Dặn dò (3’) - Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện? - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe - Chuẩn bị bài sau: Tôm Càng và Cá Con. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN : 26 Ngày dạy: 13/3/2007 Môn : KỂ CHUYỆN Bài dạy : TÔM CÀNG VÀ CÁ CON I. MỤC TIÊU - Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV kể lại từng đoạn và nội dung câu chuyện. Biết kể lại truyện theo vai, phân biệt đúng giọng kể, phối hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, lời nói cho thật sinh động. Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời bạn kể. GIÁO VIÊN: VÕ THỊ THANG
  13. TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 2 – GIÁO ÁN LỚP 2 II. CHUẨN BỊ - GV: Tranh. Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi gợi ý. Mũ Tôm, Cá để dựng lại câu chuyện - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Sơn Tinh, Thủy Tinh. - Gọi 3 HS lên bảng. - Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nói lên điều gì có thật? - Nhận xét, cho điểm HS. 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò  Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện. - Hoạt động lớp, nhóm +MT : Giúp HS kể lại từng đoạn câu chuyện. +Cách tiến hành: a) Kể lại từng đoạn truyện Bước 1: Kể trong nhóm. - Kể lại trong nhóm. Mỗi HS kể 1 lần. Các - GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhómkể lại nội dung 1 bức HS khác nghe, nhận xét và sửa cho bạn. tranh trong nhóm. Bước 2: Kể trước lớp. - Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi HS - Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp. kể 1 đoạn. - Yêu cầu HS nhận xét. - Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu. - Bổ sung ý kiến cho nhóm bạn. - Yêu cầu các nhóm có cùng yêu cầu bổ sung. - 8 HS kể trước lớp. - Truyện được kể 2 lần. Chú ý: Với HS khi kể còn lúng túng, GV có thể gợi ý: Tranh 1 - Tôm Càng và Cá Con làm quen với nhau trong trường hợp - Chúng làm quen với nhau khi Tôm đang nào? tập búng càng. - Hai bạn đã nói gì với nhau? - Họ tự giới thiệu và làm quen. Cá Con: Chào bạn. Tớ là Cá Con.Tôm Càng: Chào bạn. Tớ là Tôm Càng. Cá Con: Tôi cũng sống dưới nước như bạn. - Thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, mình có lớp vảy bạc óng ánh. - Cá Con có hình dáng bên ngoài ntn? - Đuôi tôi vừa là mái chèo, vừa là bánh lái đấy. Tranh 2 - Nó bơi nhẹ nhàng, lúc thì quẹo phải, lúc - Cá Con khoe gì với bạn? thì quẹo trái, bơi thoăn thoắt khiến Tôm Càng phục lăn. - Cá Con đã trổ tài bơi lội của mình cho Tôm Càng xem ntn? - Một con cá to đỏ ngầu lao tới. Tranh 3 - An thịt Cá Con. - Câu chuyện có thêm nhân vật nào? - Nó búng càng, đẩy Cá Con vào ngách đá - Con Cá đó định làm gì? nhỏ. - Tôm Càng đã làm gì khi đó? - Nó xuýt xoa hỏi bạn có đau không? Tranh 4 - Cảm ơn bạn. Toàn thân tôi có một áo giáp - Tôm Càng quan tâm đến Cá Con ra sao? nên tôi không bị đau. - Vì Cá Con biết tài của Tôm Càng. Họ nể - Cá Con nói gì với Tôm Càng? trọng và quý mến nhau. - Vì sao cả hai lại kết bạn thân với nhau? - Hoạt động lớp, cá nhân GV nx chốt ý.  Hoạt động 2 : Kể lại câu chuyện theo vai - 3 HS lên bảng, tự nhận vai: Người dẫn +MT : Giúp HS Kể lại câu chuyện theo vai chuyện, Tôm Càng, Cá Con. +Cách tiến hành: - Mỗi nhóm kể 1 lần. Mỗi lần 3 HS mặc + Kể lại câu chuyện theo vai trang phục để thể hiện. GIÁO VIÊN: VÕ THỊ THANG
  14. TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 2 – GIÁO ÁN LỚP 2 - GV gọi 3 HS xung phong lên kể lại. - Nhận xét bạn kể. - Cho các nhóm cử đại diện lên thi kể. - Gọi các nhóm nhận xét. - Cho điểm từng HS. 5. Củng cố – Dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại truyện - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập giữa HKII. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN : 28 Ngày dạy: 27/3/2007 Môn : KỂ CHUYỆN Bài dạy :KHO BÁU I. Mục tiêu - Dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - Biết kể chuyện bằng lời của mình, phân biệt được giọng của các nhân vật. - Biết nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. II. Chuẩn bị - GV: Bảng ghi sẵn các câu gợi ý. - HS: SGK. III. Các hoạt động 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) - Ôn tập giữa HK2. 3. Bài mới Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò  Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện MT: Dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Cách tiến hành: a) Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý Bước 1: Kể trong nhóm - Cho HS đọc thầm yêu cầu và gợi ý trên bảng phụ. - Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể một đoạn theo gợi ý. Bước 2: Kể trước lớp - Kể lại trong nhóm. Khi HS kể các em - Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể. khác theo dõi, lắng nghe, nhận xét, bổ sung - Tổ chức cho HS kể 2 vòng. cho bạn. - Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung khi bạn kể. - Tuyên dương các nhóm HS kể tốt. - Khi HS lúng túng GV có thể gợi ý từng đoạn. Ví dụ: - Mỗi HS trình bày 1 đoạn. Đoạn 1 - 6 HS tham gia kể. - Nội dung đoạn 1 nói gì? - Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu ở tuần - Hai vợ chồng thức khuya dậy sớm ntn? 1. GIÁO VIÊN: VÕ THỊ THANG
  15. TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 2 – GIÁO ÁN LỚP 2 - Hai vợ chồng đã làm việc không lúc nào ngơi tay ntn? - Hai vợ chồng chăm chỉ. - Họ thường ra đồng lúc gà gáy sáng và trở - Kết quả tốt đẹp mà hai vợ chồng đạt được? về khi đã lặn mặt trời. - Hai vợ chồng cần cù làm việc, chăm chỉ - Tương tự đoạn 2, 3. không lúc nào ngơi tay. Đến vụ lúa họ cấy b) Kể lại toàn bộ câu chuyện lúa rồi trồng khoai, trồng cà, không để cho - Gọi 3 HS xung phong lên kể lại câu chuyện. đất nghỉ. - Gọi các nhóm lên thi kể. - Nhờ làm lụng chuyên cần, họ đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng. - Chọn nhóm kể hay nhất. - Mỗi HS kể lại một đoạn. - Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện. - Mỗi nhóm 3 HS lên thi kể. Mỗi HS kể 1 - Cho điểm HS. đoạn. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) - Nhận xét giờ học. - 1 đến 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - Dặn HS về nhà tập kể lại truyện - Chuẩn bị bài sau: Những quả đào.  Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN : 29 Ngày dạy: 3/4/2007 Môn : KỂ CHUYỆN Bài dạy :NHỮNG QUẢ ĐÀO I. MỤC TIÊU - Biết tóm tắt nội dung của từng đoạn truyện bằng 1 câu, hoặc một cụm từ theo mẫu. GIÁO VIÊN: VÕ THỊ THANG
  16. TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 2 – GIÁO ÁN LỚP 2 - Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt cho phù hợp. - Biết phối hợp với bạn để dựng lại câu chuyện theo vai. - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. II. CHUẨN BỊ - GV: Bảng phụ viết tóm tắt nội dung từng đoạn truyện. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Kho báu. - Gọi 3 HS lên bảng, và yêu cầu các em nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Kho báu. - Nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò  Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện. +MT : Giúp HS biết tóm tắt nội dung của từng đoạn truyện Hoạt động lớp, cá nhân. bằng 1 câu, hoặc một cụm từ theo mẫu. +Cách tiến hành: - Theo dõi và mở SGK trang 92. - A) Tóm tắt nội dung từng đoạn truyện - 1 HS đọc yêu cầu bài 1. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. - Đoạn 1: Chia đào. - SGK tóm tắt nội dung đoạn 1 ntn? - Quà của ông. - Đoạn này có cách tóm tắt nào khác mà vẫn nêu được nội dung của đoạn 1? - Chuyện của Xuân. - SGK tóm tắt nội dung đoạn 2 ntn? - HS nối tiếp nhau trả lời: Xuân làm gì với - Bạn có cách tóm tắt nào khác? quả đào của ông cho./ Suy nghĩ và việc làm của Xuân./ Người trồng vườn tương lai./… - Vân ăn đào ntn./ Cô bé ngây thơ./ Sự ngây thơ của bé Vân./ Chuyện của Vân./… - Nội dung của đoạn 3 là gì? - Tấm lòng nhân hậu của Việt./ Quả đào của Việt ở đâu?/ Vì sao Việt không ăn đào./ Chuyện của Việt./ Việt đã làm gì với quả - Nội dung của đoạn cuối là gì? đào?/… - Nhận xét phần trả lời của HS. Hoạt động 2 Hướng dẫn kể chuyện. +MT : Giúp HS biết kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt cho phù hợp. +Cách tiến hành: - B) Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý - Kể lại trong nhóm. Khi HS kể các HS - Bước 1: Kể trong nhóm khác theo dõi, lắng nghe, nhận xét, bổ sung - Cho HS đọc thầm yêu cầu và gợi ý trên bảng phụ. cho bạn. - Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể một đoạn theo gợi ý. - Bước 2: Kể trong lớp - Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể. - Mỗi HS trình bày 1 đoạn. - Tổ chức cho HS kể 2 vòng. - 8 HS tham gia kể chuyện. - Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung khi bạn kể. - Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu ở Tuần - Tuyên dương các nhóm HS kể tốt. 1. - Khi HS lúng túng, GV có thể đặt câu hỏi gợi ý từng đoạn cho HS. - C) Kể lại toàn bộ nội dung truyện - HS tập kể lại toàn bộ câu chuyện trong - GV chia HS thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 5 HS, yêu nhóm. cầu các nhóm kể theo hình thức phân vai: người dẫn chuyện, người ông, Xuân, Vân, Việt. - Tổ chức cho các nhóm thi kể. - Các nhóm thi kể theo hình thức phân vai. - Nhận xét và tuyên dương các nhóm kể tốt. GIÁO VIÊN: VÕ THỊ THANG
  17. TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 2 – GIÁO ÁN LỚP 2 5. Củng cố – Dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau: Ai ngoan sẽ được thưởng. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN : 30 Ngày dạy: 10/4/2007 Môn : KỂ CHUYỆN Bài dạy : AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG I. MỤC TIÊU - Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với điệu bộ, cử chỉ, giọng kể phù hợp với nội dung. - Biết kể chuyện theo lời của bạn Tộ. - Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời bạn kể. II. CHUẨN BỊ - GV: Tranh minh hoạ trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng ghi sẵn gợi ý của từng đoạn. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Những quả đào. - Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện Những quả đào. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò  Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện +MT : Giúp HS kể được nội dung câu chuyện. Hoạt động lớp, cá nhân. +Cách tiến hành: a) Kể lại từng đoạn truyện theo tranh - HS kể trong nhóm. Khi HS kể, các em - Bước 1: Kể trong nhóm khác lắng nghe để nhận xét, góp ý và bổ - GV chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm kể lại nội dung của sung cho bạn. một bức tranh trong nhóm. - Bước 2: Kể trước lớp - Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp. - Mỗi nhóm 2 HS lên kể. - Yêu cầu HS nhận xét. - Nhận xét bạn kể sau khi câu chuyện được - Nếu khi kể, HS còn lúng túng GV có thể đưa ra các câu hỏi kể lần 1 (3 HS). gợi ý cụ thể như sau: - Tranh 1 - Bức tranh thể hiện cảnh gì? - Bác Hồ tay dắt hai cháu thiếu nhi. GIÁO VIÊN: VÕ THỊ THANG
  18. TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 2 – GIÁO ÁN LỚP 2 - Bác cùng các em thiếu nhi đi đâu? - Bác cùng thiếu nhi đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa… - Các em rất vui vẻ quây quanh Bác, ai - Thái độ của các em nhỏ ra sao? cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ. - Bức tranh vẽ cảnh Bác, cô giáo và các - Tranh 2 cháu thiếu nhi ở trong phòng họp. - Bức tranh vẽ cảnh ở đâu? - Bác hỏi các cháu chơi có vui không, ăn có no không, các cô có mắng phạt các cháu không, các cháu có thích ăn kẹo không? - Ơ trong phòng họp, Bác và các cháu thiếu nhi đã nói chuyện - Bạn có ý kiến ai ngoan thì được ăn kẹo, ai gì? không ngoan thì không được ạ. - Bác xoa đầu và chia kẹo cho Tộ. - Vì Tộ đã dũng cảm, thật thà nhận lỗi. - Một bạn thiếu nhi đã có ý kiến gì với Bác? Hoạt động nhóm, cá nhân. - Tranh 3 - Tranh vẽ Bác Hồ đang làm gì? - Vì sao cả lớp và cô giáo đều vui vẻ khi Bác chia kẹo cho - Mỗi lượt 3 HS thi kể, mỗi em kể 1 đoạn. Tộ?  Hoạt động 2 HS thi kể. - 2 HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện. +MT : Giúp HS thi đua kể theo lời bạn Tộ +Cách tiến hành: - HS suy nghĩ trong 3 phút. b) Kể lại toàn bộ truyện - Đứng nhìn Bác chia kẹo cho các bạn, tôi - Yêu cầu HS tham gia thi kể. thấy buồn lắm vì hôm nay tôi không ngoan. Khi Bác đưa kẹo cho tôi, tôi không dám - Nhận xét, cho điểm HS. nhận chỉ lí nhí nói: “Thưa Bác, hôm nay - Gọi HS lên kể toàn bộ câu chuyện. cháu không vâng lời cô. Cháu tự thấy mình - Nhận xét, cho điểm HS. chưa ngoan nên không được ăn kẹo”. Thật c) Kể lại đoạn cuối câu chuyện theo lời của Tộ ngạc nhiên, Bác xoa đầu tôi, trìu mến nói: - Đóng vai Tộ, các em hãy kể lại đoạn cuối của câu chuyện. “Cháu biết nhận lỗi như thế là ngoan lắm! Vì mượn lời bạn Tộ để kể nên phải xưng là “tôi”. Cháu vẫn được nhận phần kẹo như các bạn - Gọi 1 HS khá kể mẫu. khác”. Tôi vô cùng sung sướng. Đó là giây phút trong đời tôi nhớ mãi. - 3 đến 5 HS được kể. - Thật thà, dũng cảm. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 5. Củng cố – Dặn dò (3’) - Qua câu chuyện con học tập bạn Tộ đức tính gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe - Chuẩn bị bài sau: Chiếc rễ đa tròn. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN : 31 Ngày dạy: 17/4/2007 Môn : KỂ CHUYỆN GIÁO VIÊN: VÕ THỊ THANG
  19. TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 2 – GIÁO ÁN LỚP 2 Bài dạy :CHIẾC RỄ ĐA TRÒN I. MỤC TIÊU - Sắp xếp lại các bức tranh theo đúng thứ tự nội dung câu chuyện. - Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV để kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt. - Biết nhận xét, lắng nghe bạn kể. II. CHUẨN BỊ - GV: Tranh minh hoạ trong bài. Các câu hỏi gợi ý từng đoạn. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Ai ngoan sẽ được thưởng. - Gọi HS kể lại câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng. - Qua câu chuyện con học được những đức tính gì tốt của bạn Tộ? - Nhận xét cho điểm HS. 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò  Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện. +MT : Giúp HS sắp xếp lại các bức tranh theo đúng thứ tự Hoạt động lớp, cá nhân. nội dung câu chuyện. +Cách tiến hành: a) Sắp xếp lại các tranh theo trật tự - Quan sát tranh. - Gắn các tranh không theo thứ tự. - Tranh 1: Bác Hồ đang hướng dẫn chú cần - Yêu cầu HS nêu nội dung của từng bức tranh. (Nếu HS vụ cách trồng rễ đa. không nêu được thì GV nói). - Tranh 2: Các bạn thiếu nhi thích thú chui qua vòng tròn, xanh tốt của cây đa non. - Tranh 3: Bác Hồ chỉ vào chiếc rễ đa nhỏ nằm trên mặt đất và bảo chú cần vụ đem - Yêu cầu HS suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các bức tranh trồng nó. theo trình tự câu chuyện. - Gọi 1 HS lên dán lại các bức tranh theo đúng thứ tự. - Đáp án: 3 – 2 – 1 - Nhận xét, cho điểm HS.  Hoạt động 2: kể lại từng đoạn chuyện. +MT : Giúp HS dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV để Hoạt động lớp, cá nhân. kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. +Cách tiến hành: b) Kể lại từng đoạn truyện Bước 1: Kể trong nhóm - Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt mỗi HS trong - GV yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. Khi một HS kể, các nhóm kể lại nội dung một đoạn của câu HS theo dõi, dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi gợi ý. chuyện. Các HS khác nhận xét, bổ sung của Bước 2: Kể trước lớp bạn. - Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp. - Sau mỗi lượt HS kể, gọi HS nhận xét. - Đại diện các nhóm HS kể. Mỗi HS trình bày một đoạn. - Chú ý khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu thấy các - HS nhận xét theo các tiêu chí đã nêu. em còn lúng túng. Đoạn 1 - Bác Hồ thấy gì trên mặt đất? - Nhìn thấy chiếc rễ đa Bác Hồ nói gì với chú cần vụ? - Bác nhìn thấy một chiếc rễ đa nhỏ, dài. Đoạn 2 - Bác bảo chú cần vụ cuốn rễ lại rồi trồng - Chú cần vụ trồng cái rễ đa ntn? cho nó mọc tiếp. - Theo Bác thì phải trồng chiếc rễ đa ntn? - Chú cần vụ xới đất rồi vùi chiếc rễ xuống. - Bác cuốn chiếc rễ thành một vòng tròn rồi bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, GIÁO VIÊN: VÕ THỊ THANG
  20. TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGUYÊN 2 – GIÁO ÁN LỚP 2 Đoạn 3 sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. - Kết quả việc trồng rễ đa của Bác ntn? - Chiếc rễ đa lớn thành một cây đa có vòng lá tròn. - Mọi người hiểu Bác cho trồng chiếc rễ đa thành vòng tròn - Bác trồng rễ đa như vậy để làm chỗ vui để làm gì? chơi mát mẻ và đẹp cho các cháu thiếu nhi. c) Kể lại toàn bộ truyện - 3 HS thực hành kể chuyện. - Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện. - Gọi HS nhận xét. - Nhận xét bạn theo tiêu chí đã nêu ở tuần 1. - Yêu cầu kể lại chuyện theo vai. - 3 HS đóng 3 vai: người dẫn chuyện, Bác - Gọi HS nhận xét. Hồ, chú cần vụ để kể lại truyện. - Cho điểm từng HS. - Nhận xét. 5. Củng cố – Dặn dò (3’) - Nhận xét cho điểm HS. - Dặn HS về nhà tập kể cho người thân nghe. - Chuẩn bị: Chuyện quả bầu. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN : 32 Ngày dạy: 24/4/2007 Môn : KỂ CHUYỆN Bài dạy : CHUYỆN QUẢ BẦU I. MỤC TIÊU - Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV tái hiện lại được nội dung của từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - Biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu mới. - Biết thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung từng đoạn. - Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời bạn kể. II. CHUẨN BỊ - GV: Tranh minh hoạ trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng viết sẵn lời gợi ý của từng đoạn truyện. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Chiếc rễ đa tròn - Gọi HS kể lại chuyện Chiếc rễ đa tròn. - Nhận xét, cho điểm HS. 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò  Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện +MT : Giúp HS nhớ và kể lại được câu chuyện. Hoạt động lớp, cá nhân. +Cách tiến hành: a) Kể từng đoạn chuyện theo gợi ý Bước 1: Kể trong nhóm - Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng - GV treo tranh và các câu hỏi gợi ý. HS kể từng đoạn của chuyện theo gợi ý. Khi GIÁO VIÊN: VÕ THỊ THANG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2