intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Ngữ văn 7 bài 33: Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn (tiếp)

Chia sẻ: Tran Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

800
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 7 bài 33: Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn (tiếp) để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Ngữ văn 7 bài 33: Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn (tiếp) được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Ngữ văn 7 bài 33: Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn (tiếp)

  1. Giáo án Ngữ văn 7 Chương trình địa phương phần Tập làm văn VĂN BIỂU CẢM A. Mục tiêu cần đạt. 1. Giúp học sinh hiểu được những đặc điểm riêng của văn bản biểu cảm. Đó là loại văn bản chứa đựng tình cảm, cảm xúc. Đồng thời hiểu được chất nghệ trong văn bản biểu cảm xứ Nghệ. 2. Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm nói chung và thể hiện chất Nghệ trong việc tạo lập văn bản biểu cảm khi cần thiết. B- Chuẩn bị: Tài lệu chương trình địa phương C. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, tự nghiên cứu... D-Tiến trình tổ chức dạy - học: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3- Bài mới: Giới thiệu bài. Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm về văn biểu cảm đã được học và đặc điểm của văn biểu cảm. Từ đó giáo viên khái quát đặc điểm chung và đặc điểm riêng của văn biểu cảm và văn biểu cảm xứ Nghệ. Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1 1.Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm xứ Nghệ Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu văn Nội dung được thể hiện qua văn bản là bản “Về làng” của nhà văn Hoài Thanh. gì ? - Nội dung: Đó là cảm xúc khi về làng. 1
  2. Giáo án Ngữ văn 7 Đối tượng biểu cảm ? - Đối tượng: Hình ảnh làng quê nơi gắn bó Em thấy cảm xúc mà tác giả thể hiện với tuổi thơ. trong văn bản này là gì ? - Cảm xúc: Niềm vui được trở lại, sống lại So sánh với các loại văn bản Tự sự và những ký ức, nỗi nhớ về quá khứ miêu tả để từ đó rút ra đặc điểm của - Văn bản biểu là loại văn tập trung thể hiện văn bản biểu cảm ? tư tưởng, tình cảm của người viết... Hoạt động 2 2. Tìm hiểu chất Nghệ trong văn biểu cảm xứ Nghệ. - cách dùng từ ngữ, cách bày tỏ tình - Giáo viên có thể dựa vào ngữ liệu là các bài cảm trong bài ca dao như thế nào ? ca dao, dân ca trong đời sống lao động sản HS : Sử dụng nhiều những từ ngữ địa xuất. phương và địa danh xứ Nghệ. Tình - Hướng dẫn học sinh về cách dùng từ ngữ, cảm được thể hiện bằng dọng điệu mộc cách bày tỏ tình cảm trong bài ca dao: Sử mạc, giản dị, nhẹ nhàng mà đằm thắm dụng nhiều những từ ngữ địa phương và địa sâu sắc. Có khi được thể hiện một cách danh xứ Nghệ. Tình cảm được thể hiện bằng bạo dạn nhưng cũng không kém tình tứ dọng điệu mộc mạc, giản dị, nhẹ nhàng mà dí dỏm rất riêng của người dân Xứ đằm thắm sâu sắc. Có khi được thể hiện một Nghệ, vùng đất có điều kiện tự nhiên cách bạo dạn nhưng cũng không kém tình tứ khắc nghiệt nhưng hiếu học và cần cù, dí dỏm rất riêng của người dân Xứ Nghệ, chịu thương, chịu khó. vùng đất có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt - Giáo viên lưu ý cho học sinh khi sử nhưng hiếu học và cần cù, chịu thương, chịu dụng từ ngữ địa phương xứ Nghệ trong khó. việc tạo lập văn bản biểu - Giáo viên cũng nên lưu ý học sinh khi sử dụng từ ngữ địa phương xứ Nghệ trong việc tạo lập văn bản biểu cảm nói chung và các kiểu văn bản khác nói riêng không nên lạm 2
  3. Giáo án Ngữ văn 7 dụng vì một số trường hợp sẽ gây khó hiểu cho người đọc. Hoạt động 3. Luyện tập Hoạt động 3. Luyện tập. - Giáo viên có thể tham khảo hệ thống 1. Đọc lại 3 bài ca dao còn lại trong chùm bài bài tập sau: ca dao về cuộc sống trong xã hội nông nghiệp. Tìm chất Nghệ được thể hiện trong các bài ca dao đó. -> vô: vào Bứt cỏ: cắt cỏ Khái: hổ Răng được: sao được Gành: gánh -> Tình cảm được thể hiện bằng dọng điệu mộc mạc, giản dị, nhẹ nhàng mà đằm thắm sâu sắc. Có khi được thể hiện một cách bạo dạn nhưng cũng không kém tình tứ dí dỏm rất riêng của người dân Xứ Nghệ, vùng đất có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhưng hiếu học HS : viết và cần cù, chịu thương, chịu khó. GV : gọi một số em trình bày 2. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về GV và HS nhận xét, bổ sung những đổi thay của quê hương em, trong đó thể hiện rõ chất Nghệ. C. Hướng dẫn học ở nhà. - Nhắc học sinh hoàn thành yêu cầu của phần Hướng dẫn học ở nhà tiết 135.136 3
  4. Giáo án Ngữ văn 7 TUẦN 36 Ngày:30/4/2012 Ngày dạy:04/ 5/2012 Giáo viên : Cao Minh Anh NGỮ VĂN BÀI 33+34 TIẾT 135+136 : HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN Đọc diễn cảm văn nghị luận A- Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, đúng giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng. - Khắc phục kiểu đọc nhỏ, lúng túng, phát âm ngọng,... B-Chuẩn bị: Các văn bản nghị luận đã học C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 1- ổn định tổ chức: 2- Bài mới: HĐ I. Yêu cầu đọc và tiến trình giờ học: 1- Yêu cầu đọc: - Đọc đúng: phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc, rõ ràng. - Đọc diễn cảm: Thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản. 2- Tiến trình giờ học: - Tiết 1: 2 bài: +Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. +Sự giàu đẹp của tiếng Việt. 4
  5. Giáo án Ngữ văn 7 -Tiết 2: 2 bài: +Đức tính giản dị của Bác Hồ. +ý nghĩa văn chương. HĐ II. Hướng dẫn tổ chức đọc: 1- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Giọng chung toàn bài: hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng. *Đoạn mở đầu: - Hai câu đầu: Nhấn mạnh các từ ngữ "nồng nàn" đó là giọng khẳng định chắc nịch. - Câu 3: Ngắt đúng vế câu trạng ngữ (1,2); Cụm chủ - vị chính , đọc mạnh dạn, nhanh dần, nhấn đúng mức các động từ và tính từ làm vị ngữ, định ngữ : sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lớt, nhấn chìm tất cả... - Câu 4,5,6 ; +Nghỉ giữa câu 3 và 4. +Câu 4 : đọc chậm lại, rành mạch, nhấn mạnh từ có, chứng tỏ. +Câu 5 : giọng liệt kê. +Câu 6 : giảm cường độ giọng đọc nhỏ hơn, luư ý các ngữ điệp, đảo : Dân tộc anh hùng và anh hùng dân tộc. Gọi từ 2 - 3 học sinh đọc đoạn này. HS và GV nhận xét cách đọc. * Đoạn thân bài: - Giọng đọc cần liền mạch, tốc độ nhanh hơn một chút. +Câu : Đồng bào ta ngày nay,... cần đọc chậm, nhấn mạnh ngữ : Cũng rất xứng đáng, tỏ rõ ý liên kết với đoạn trên. +Câu : Những cử chỉ cao quý đó,... cần đọc nhấn mạnh các từ : Giống nhau, khác nhau, tỏ rõ ý sơ kết, khái quát. Chú ý các cặp quan hệ từ : Từ - đến, cho đến. - Gọi từ 4 -5 hs đọc đoạn này. Nhận xét cách đọc. *Đoạn kết: 5
  6. Giáo án Ngữ văn 7 - Giọng chậm và hơi nhỏ hơn . +3 câu trên : Đọc nhấn mạnh các từ : Cũng như, nhưng. +2 câu cuối : Đọc giọng giảng giải, chậm và khúc chiết, nhấn mạnh các ngữ : Nghĩa là phải và các động từ làm vị ngữ : Giải thích , tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho,... Gọi 3 -4 hs đọc đoạn này, GV nhận xét cách đọc. - Nếu có thể : + Cho HS xem lại 2 bức ảnh Đoàn chủ tịch Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ II ở Việt Bắc và ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Báo cáo chính trị tại Đại hội. + GV hoặc 1 HS có khả năng đọc diễn cảm khá nhất lớp đọc lại toàn bài 1 lần. 2- Sự giàu đẹp của tiếng Việt Nhìn chung, cách đọc văn bản nghị luận này là: giọng chậm rãi, điềm đạm, tình cảm tự hào. * Đọc 2 câu đầu cần chậm và rõ hơn, nhấn mạnh các từ ngữ: tự hào, tin tưởng. * Đoạn : Tiếng Việt có những đặc sắc ... thời kì lịch sử : Chú ý từ điệp Tiếng Việt ; ngữ mang tính chất giảng giải : Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng... * Đoạn : Tiếng Việt... văn nghệ. v.v..đọc rõ ràng, khúc chiết, lu ý các từ in nghiêng : chất nhạc, tiếng hay... * Câu cuối cùng của đoạn : Đọc giọng khẳng định vững chắc. Trọng tâm của tiết học đặt vào bài trên nên bài này chỉ cần gọi từ 3 -4 hs đọc từng đoạn cho đến hết bài. - GV nhận xét chung. 3- Đức tính giản dị của Bác Hồ * Giọng chung: Nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng. Các câu văn trong bài, nhìn chung khá dài, nhiều vế, nhiều thành phần nhưng vẫn rất mạch lạc và nhất quán. Cần ngắt câu cho đúng. Lại cần chú ý các câu cảm có dấu (!) * Câu 1 : Nhấn mạnh ngữ : sự nhất quán, lay trời chuyển đất. 6
  7. Giáo án Ngữ văn 7 * Câu 2 : Tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ ngữ: Rất lạ lùng, rất kì diệu; nhịp điệu liệt kê ở các đồng trạng ngữ, đồng vị ngữ : Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp. * Đoạn 3 và 4 : Con người của Bác ... thế giới ngày nay: Đọc với giọng tình cảm ấm áp, gần với giọng kể chuyện. Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ càng, thực sự văn minh... * Đoạn cuối : - Cần phân biệt lời văn của tác giả và trích lời của Bác Hồ. Hai câu trích cần đọc giọng hùng tráng và thống thiết. - Văn bản này cũng không phải là trọng tâm của tiết 128, nên sau khi hướng dẫn cách đọc chung, chỉ gọi 2- 3 HS đọc 1 lần. 4- ý nghĩa văn chương Xác định giọng đọc chung của văn bản : giọng chậm, trữ tình giản dị, tình cảm sâu lắng, thấm thía. * 2 câu đầu: giọng kể chuyện lâm li, buồn thương, câu thứ 3 giọng tỉnh táo, khái quát. * Đoạn : Câu chuyện có lẽ chỉ là ... gợi lòng vị tha: - Giọng tâm tình thủ thỉ như lời trò chuyện. * Đoạn : Vậy thì ... hết : Tiếp tục với giọng tâm tình, thủ thỉ như đoạn 2. - Lưu ý câu cuối cùng , giọng ngạc nhiên như không thể hình dung nổi được cảnh tượng nếu xảy ra. - GV đọc trước 1 lần. HS khá đọc tiếp 1 lần, sau đó lần lượt gọi 4- 7 HS đọc từng đoạn cho hết. HĐ III- GV tổng kết chung Hoạt động luyện đọc văn bản nghị luận: - So HS được đọc trong 2 tiết, chất lượng đọc, kĩ năng đọc; những hiện tượng cần luư ý khắc phục. - Những điểm cần rút ra khi đọc văn bản nghị luận. + Sự khác nhau giữa đọc văn bản nghị luận và văn bản tự sự hoặc trữ tình. Điều chủ yếu là văn nghị luận cần trước hết ở giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận. Tuy nhiên , vẫn rất cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm. 7
  8. Giáo án Ngữ văn 7 3- Hướng dẫn luyện đọc ở nhà - Học thuộc lòng mỗi văn bản 1 đọan mà em thích nhất. - Tìm đọc diễn cảm Tuyên ngôn Độc lập. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2