intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2023 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Vật lý 9 bài 31: bài Hiện tượng cảm ứng điện từ

Chia sẻ: Vũ Phạm Quang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

457
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bao gồm những giáo án đặc sắc nhất về môn Vật lý 9 bài Hiện tượng cảm ứng điện từ phục vụ quá trình học tập và giảng dạy của học sinh và quý thầy cô giáo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Vật lý 9 bài 31: bài Hiện tượng cảm ứng điện từ

Bài 31:

HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

          -HS mô tả được thí nghiệm hoặc nêu được ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ.

2. Kĩ năng:

          -Làm được thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ.

          -Giải được một số bài tập về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng.

3. Thái độ:

          -Thấy được vật lý gắn với thực tế và thêm yêu thích môn học.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

   1. GV:

-Tranh vẽ phóng to hình 31.1: đinamô xe đạp , bộ thí nghiệm gồm;

- Cuộn dây dẫn có lắp bóng đèn LED. Một nam châm điện.

   2. HS: mỗi nhóm HS có:

-   1 cuộn dây dẫn có lắp bóng đèn LED.

  • 1 nam châm vĩnh cửu có trục quay tháo lắp được.

C. PHƯƠNG PHÁP:

          -Thực nghiệm, vấn đáp, hoạt động nhóm.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp:

    

Ngày giảng

Lớp

Sĩ số

12/12/2012

9A

 

12/12/2012

9B

 

 

2. Kiểm tra bài cũ: Không

ĐVĐ: Ta đã biết muốn tạo ra dòng điện, phải dùng nguồn điện là pin hoặc ắc quy. Em có biết trường hợp nào không dùng pin hoặc ắc quy mà vẫn tạo ra dòng điện được không?

Cho HS tìm hiểu phần mở đầu SGK:

-Xe đạp của mình không có pin hay ắc quy, vậy bộ phận nào đã làm cho đèn của xe có thể phát sáng?

-Trong bình điện xe đạp (gọi là đinamô xe đạp) là một máy phát điện đơn giản, nó có những bộ phận nào, chúng hoạt động như thế nào để tạo ra dòng điện?→Bài mới.

3. Bài mới:

Hoạt động của  GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp.

-GV treo hình 31.1 lên bảng, yêu cầu HS quan sát hình vẽ và chỉ ra các bộ phận chính của đinamô.

-HS nêu các bộ phận chính của đinamô xe đạp.

-GV yêu cầu HS dự đoán xem hoạt động của bộ phận chính nào của đinamô gây ra dòng điện?

-Dựa vào dự đoán của HS, GV đặt vấn đề nghiên cứu phần II: Liệu có phải nhờ nam châm mà tạo ra được dòng điện không?

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đùng nam châm để tạo ra dòng điện.

*Dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra dòng điện.

-GV yêu cầu HS nghiên cửu câu C1, tìm hiểu mục đích, dụng cụ thí nghiệm. cách bố trí thí nghiệm.

-HS làm việc cá nhân với SGK, nêu được các yêu cầu GV đưa ra.

-GV chia nhóm, phát đồ dùng thí nghiệm cho các nhóm.

-HS nhận ĐDTN và tiến hành thí nghiệm 1 theo các bước đã nêu trong SGK.

-GV Yêu cầu HS quan sát rõ và nhận xét: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín trong trường hợp nào?

-HS: thảo luận và cử đại diện nhóm trả lời câu hỏi C1.

-GV cho HS tìm hiểu nội dung câu C2 và yêu cầu HS dự đoán: có xuất hiện dòng điện trong cuộn dây không nếu đưa cuộn dây lại gần hay ra xa nam châm?

-HS nêu dự đoán, làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.

-GV theo dõi hướng dẫn HS làm thí nghiệm.

-HS thảo luận để trả lời câu C2.

-Từ câu C1, C2 cho HS rút ra nhận xét: dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi nào?

-GV?: Vậy nam châm điện có tạo ra dòng điện hay không?

*Dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện:

-GV cho HS theo dõi SGK tìm hiểu câu C3, yêu cầu nêu được mục đích, dụng cụ TN và cách tiến hành thí nghiệm 2.

-HS theo dõi SGK và trả lời.

-GV tiến hành thí nghiệm.

-HS quan sát và trả lời câu C3:

+) Đèn sáng trong khi đóng hoặc trong khi ngắt mạch điện của nam châm điện.

-GV:? Khi đóng mạch (hay ngắt mạch điện) thì dòng điện có cường độ thay đổi như thế nào? Từ trường của nam châm điện thay đổi như thế nào?

-HS: Khi đóng (ngắt) mạch điện thì dòng điện trong mạch tăng (giảm), vì vậy từ trường của nam châm điện thay đổi tăng lên (hoặc giảm đi).

-GV nhấn mạnh: Khi dòng điện tăng  (giảm) ta nói dòng điện biến thiên.

Vậy: Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian nào?

-HS rút ra nhận xét.

Hoạt động 3: Hiện tượng cảm ứng điện từ - Vận dụng.

*GV giới thiệu: Dòng điện xuất hiện như trên gọi là dòng điện cảm ứng điện từ và hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

-HS đọc khái niệm trong SGK.

*GV làm thí nghiệm như hình 31.4 cho HS quan sát và trả lời C4

-HS theo dõi và nêu nhận xét:

Khi cho nam châm quay quanh một trục thì đèn sáng chứng tỏ có dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín.

-GV cho HS trả lời câu hỏi đầu bài (C5)

-HS: nhờ nam châm tạo ra dòng điện ở đi na mô xe đạp.

I. Cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp.

*Cấu tạo:

Trong đi na mô có một nam châm và cuộn dây.

*Hoạt động:

Khi quay núm của đi na mô thì nam châm quay theo và đèn sáng.

 

 

II. Dùng nam châm để tạo ra dòng điện.

1. Dùng nam châm vĩnh cửu.

*Thí nghiệm 1: Hình 31.2

 

C1: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín ở trường hợp: di chuyển nhanh nam châm lại gần hoặc ra xa cuộn dây.

 

 

C2: Khi đưa cuộn dây dẫn kín lại gần hay ra xa nam châm thì xuất hiện dòng điện trong cuộn dây.

 

Nhận xét 1: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại.

 

2. Dùng nam châm điện:

*Thí nghiệm 2: Hình 31.3

 

C3: Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong khi đóng hoặc trong khi ngắt mạch điện của nam châm điện.

 

 

*Nhận xét 2:

Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóngngắt mạch của NC điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của nam châm điện biến thiên.

III. Hiện tượng cảm ứng điện từ

-Dòng điện xuất hiện trong ống dây khi nam châm chuyển động tương đối với ống dây, hoặc khi đóng ngắt mạch điện của nam châm điện đặt cạnh ống dây  gọi là dòng điện cảm ứng.

-Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

 

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Bài 31:Hiện tượng cảm ứng điện từ. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 31 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 9 - Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 9 Bài 32: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2