intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi - MĐ04: Nuôi tôm càng xanh

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

156
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi - MĐ04: Nuôi tôm càng xanh cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về việc cho tôm ăn, thay nước, quản lý ao, ruộng nuôi. Tài liệu có giá trị hướng dẫn học viên học tập và tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi - MĐ04: Nuôi tôm càng xanh

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC TÔM VÀ QUẢN LÝ AO, RUỘNG NUÔI MÃ SỐ: MĐ 04 NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. -1- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ04
  3. -2- LỜI GIỚI THIỆU Nuôi tôm càng xanh là nghề truyền thống đƣợc nuôi từ lâu đời, đã góp phần tăng thu nhập cho ngƣời dân, tạo công ăn việc làm, tận dụng ao, ruộng và thức ăn tự nhiên, phụ phẩm trong nông nghiệp để nuôi tôm. Tuy nhiên, để nâng cao năng suất và tăng lợi nhuận cho cũng nhƣ giảm thiểu rủi ro thì ngƣời làm nghề này cần phải hiểu rõ về quy trình kỹ thuật nuôi, chăm sóc tôm. Đƣợc tạo điều kiện về nguồn lực và phƣơng pháp làm việc từ Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ; chúng tôi đã tiến hành xây dựng chƣơng trình, giáo trình mô đun nghề “Nuôi tôm càng xanh” trên cơ sở phân tích nghề và bộ phiếu phân tích công việc. Giáo trình đã đƣợc phản biện, nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1. Giáo trình mô đun Xây dựng ao, ruộng nuôi tôm càng xanh 2. Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao, ruộng nuôi tôm càng xanh 3. Giáo trình mô đun Lựa chọn và thả giống tôm càng xanh 4. Giáo trình mô đun Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi 5. Giáo trình mô đun Phòng trị một số bệnh thƣờng gặp ở tôm càng xanh 6. Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ tôm càng xanh Giáo trình “Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về việc cho tôm ăn, thay nƣớc, quản lý ao, ruộng nuôi. Tài liệu có giá trị hƣớng dẫn học viên học tập và tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của địa phƣơng. Nội dung của giáo trình gồm 9 bài: Bài 1. Giới thiệu về thực hành nuôi thủy sản tốt (GAP) Bài 2. Chuẩn bị thức ăn cho tôm Bài 3. Cho tôm ăn Bài 4. Kiểm tra và xử lý môi trƣờng nƣớc Bài 5. Thay nƣớc ao nuôi Bài 6. Kiểm tra tôm định kỳ Bài 7: Kích thích tôm lột xác đồng loạt Bài 8: Thu tỉa tôm loại Bài 9: Kiểm tra hệ thống nuôi
  4. -3- Trong quá trình biên soạn giáo trình, nhóm biên soạn chúng tôi có tham khảo các tài liệu nuôi tôm càng xanh trên sách, báo, đài, trên mạng intrenet…; chụp hình tại các cơ sở nuôi và sử dụng hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nƣớc… Xin trân trọng cám ơn các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng tôi thực hiện giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng không thể tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của đọc giả để giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Nguyễn Thị Tím 2. Nguyễn Quốc Đạt 3. Nguyễn Kim Nhi
  5. -4- MỤC LỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ............................................................................................1 LỜI GIỚI THIỆU ...........................................................................................................2 MỤC LỤC ......................................................................................................................4 MÔ ĐUN CHĂM SÓC TÔM VÀ QUẢN LÝ AO, RUỘNG NUÔI .............................8 DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................9 Bài 1. GIỚI THIỆU VỀ THỰC HÀNH NUÔI THỦY SẢN TỐT (GAP) ...................10 1. Khái niệm GAP .........................................................................................................10 2. Lợi ích của GAP .......................................................................................................10 3. Nội dung của GAP ....................................................................................................11 3.1. Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất ............................................................................11 3.2. Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm ..........................................................................11 3.3. Môi trƣờng làm việc ..............................................................................................12 3.4. Truy nguyên nguồn gốc .........................................................................................12 4. Áp dụng nuôi tôm theo GAP ....................................................................................12 4.1. Nội dung quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) .....................................................................................................................12 4.2. Xây dựng và áp dụng quy phạm trong nuôi trồng thủy sản tốt ..............................14 Bài 2. CHUẨN BỊ THỨC ĂN CHO TÔM CÀNG XANH .........................................16 1. Tìm hiểu tính ăn của tôm càng xanh .........................................................................16 2. Lựa chọn thức ăn ......................................................................................................16 2.1. Thức ăn công nghiệp ..............................................................................................17 2.2. Thức ăn chế biến ....................................................................................................25 2.3. Chuẩn bị thức ăn tƣơi sống ....................................................................................31 Bài 3. CHO TÔM ĂN ...............................................................................................35 1. Xác định lƣợng thức ăn, số lần cho tôm ăn ............................................................. 35 1.1. Tính lƣợng thức ăn hàng ngày .............................................................................. 35 1.2. Xác định thời gian, số lần cho tôm ăn ....................................................................37 2. Cho tôm ăn ............................................................................................................... 38 2.1. Đặt sàng ăn .............................................................................................................38 2.2. Tính lƣợng thức ăn cho vào sàng ...........................................................................38 2.3. Cho ăn ................................................................................................................... 39 3. Kiểm tra sau khi cho tôm ăn .....................................................................................43
  6. -5- 3.1. Kiểm tra thức ăn bằng sàng ăn ...............................................................................43 3.2. Kiểm tra tôm ..........................................................................................................43 4. Điều chỉnh số lƣợng và loại thức ăn .........................................................................44 Bài 4. KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ MÔI TRƢỜNG NƢỚC .............................................46 1. Giới thiệu quy trình thực hiện ...................................................................................46 2. Các bƣớc tiến hành ...................................................................................................47 2.1. Kiểm tra độ pH nƣớc ao nuôi tôm ........................................................................ 47 2.2. Kiểm tra oxy hòa tan trong nƣớc .......................................................................... 54 2.3. Kiểm tra độ kiềm .................................................................................................. 58 2.4. Kiểm tra NH3/NH4+ ................................................................................................60 2.5. Kiểm tra nhiệt độ nƣớc ......................................................................................... 63 2.6. Kiểm tra màu nƣớc ............................................................................................... 65 2.7. Kiểm tra độ trong .................................................................................................. 67 Bài 5. THAY NƢỚC AO, RUỘNG NUÔI TÔM ........................................................72 1. Quy trình xử lý nƣớc ao chứa .................................................................................. 72 1.1. Lấy nƣớc vào ao chứa .......................................................................................... 73 2. Xử lý bằng hóa chất .................................................................................................74 2.1. Chọn loại hóa chất ................................................................................................ 74 2.2. Tính lƣợng hóa chất .............................................................................................. 75 2.3. Thực hiện xử lý nƣớc bằng hóa chất .................................................................... 76 4. Thay nƣớc cho hệ thống nuôi .................................................................................. 80 4.1 Xác định thời điểm thay nƣớc ............................................................................... 80 4.2. Tính lƣợng nƣớc cần thay .................................................................................... 80 4.3. Tiến hành thay nƣớc ............................................................................................. 80 Bài 6. KIỂM TRA TÔM ĐỊNH KỲ ...................................................................... 82 1. Quy trình kiểm tra tôm định kỳ ................................................................................82 2. Các bƣớc tiến hành ...................................................................................................83 2.1. Thu mẫu kiểm tra ...................................................................................................83 2.2. Xác định tỷ lệ sống của tôm trong ao ....................................................................84 2.3. Kiểm tra ngoại hình tôm ........................................................................................85 2.4. Kiểm tra khối lƣợng tôm ........................................................................................87 Bài 7. KÍCH THÍCH TÔM LỘT XÁC ĐỒNG LOẠT .................................................93 1. Tìm hiểu về sự lột xác ở tôm càng xanh ......................................................................................... 93 1.1. Ý nghĩa của sự lột xác ............................................................................................93
  7. -6- 1.2. Chu kỳ lột xác ................................................................................................................................ 93 2. Xác định thời điểm kích thích lột xác .......................................................................94 2.1. Kiểm tra tôm ..........................................................................................................94 2.2. Chọn thời điểm kích thích cho tôm lột xác ............................................................94 3. Lựa chọn phƣơng pháp kích thích lột xác .................................................................95 3.1. Biện pháp kích thích lột xác bằng thay nƣớc (biện pháp sinh học) ........................94 3.2. Biện pháp kích thích lột xác bằng hóa chất ............................................................95 4.Tiến hành kích thích tôm lột xác ...............................................................................96 4.1. Kích thích tôm lột xác bằng thay nƣớc ......................................................................................... 96 4.2. Kích thích tôm lột xác bằng hóa chất ........................................................................ 97 5. Hạn chế tôm càng xanh ăn thịt lẫn nhau ...................................................................98 Bài 8. THU TỈA TÔM LOẠI .................................................................................... 100 1. Tìm hiểu về sự sinh trƣởng và phát triển của tôm càng xanh ................................ 102 2. Xác định thời gian thu tỉa tôm loại ........................................................................ 102 3. Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ ................................................................................... 102 4. Thực hiện thu tỉa .................................................................................................... 105 4.2. Bơm nƣớc ........................................................................................................... 105 4.3. Kéo lƣới ........................................................................................................................................... 106 4.4. Thu tỉa tôm không đạt yêu cầu nuôi ................................................................... 106 4.5. Đặt lại chà ........................................................................................................... 109 4.6. Xử lý lại nƣớc ao, ruộng nuôi ............................................................................ 109 Bài 9. KIỂM TRA HỆ THỐNG NUÔI ............................................................... 110 1. Kiểm tra ao, ruộng nuôi ......................................................................................... 110 1.1. Kiểm tra mức nƣớc ............................................................................................. 110 1.2. Kiểm tra bờ .............................................................................................................. 111 1.3. Kiểm tra cống ...................................................................................................... 111 1.4. Kiểm tra lƣới bao ............................................................................................................................ 112 1.5. Kiểm tra các loại địch hại ................................................................................... 112 Bài đọc thêm. NUÔI TÔM CÀNG XANH TRONG VƢỜN DỪA .......................... 115 1. Cải tạo mƣơng vƣờn .............................................................................................. 115 2. Chọn tôm giống ..................................................................................................... 115 3. Thức ăn và chăm sóc quản lý ................................................................................. 116 4. Thu hoạch .............................................................................................................. 116
  8. -7- HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN .................................................................. 117 I. Vị trí, tính chất của mô đun .................................................................................... 117 1. Vị trí ....................................................................................................................... 117 2. Tính chất ................................................................................................................ 117 II. Mục tiêu ................................................................................................................ 117 III.Nội dung chính của mô đun .................................................................................. 118 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, thực hành .............................................................. 119 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập .................................................................... 125 VI. Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 129 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ NGẮN HẠN NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH ..............................................................................130 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI TÔM CÀNG XANH ........................... 130
  9. -8- MÔ ĐUN CHĂM SÓC TÔM VÀ QUẢN LÝ AO, RUỘNG NUÔI Mã mô đun: MĐ04 Giới thiệu mô đun Giáo trình “Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi” đƣợc biên soạn theo Chƣơng trình mô đun “Chăm sóc tôm và quản lý ao ruộng nuôi” của nghề Nuôi tôm càng xanh trình độ sơ cấp. Giáo trình nhằm giới thiệu một số kiến thức cơ bản về tập tính ăn, sinh trƣởng, phát triển và những ảnh hƣởng các yếu tố môi trƣờng tác động đến tôm sinh trƣởng của tôm càng xanh. Ngoài ra, giáo trình còn hƣớng dẫn thực hiện các kỹ năng cần thiết trong công việc nuôi tôm: cho ăn; kiểm tra tôm; kiểm tra và xử lý môi trƣờng nƣớc; thay nƣớc cho ao trong quá trình nuôi tôm; kích thích tôm lột xác hàng loạt; thu tỉa tôm loại và kiểm tra hệ thống nuôi. Để tiếp thu các kiến thức và thao tác thành thạo các kỹ năng này, đòi hỏi ngƣời học phải cẩn thận, nghiêm túc, chính xác trong quá trình học tập, làm việc. Nội dung của giáo trình gồm có 9 bài, từ bài 1 đến bài 9. Thời lƣợng dạy và học tập mô đun “Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi” là 120 giờ, trong đó lý thuyết là 20 giờ, thực hành 86 giờ, kiểm tra kết thúc mô đun là 14 giờ. “Chăm sóc tôm và quản lý ao, ruộng nuôi” là mô đun trọng tâm trong chƣơng trình dạy nghề nuôi tôm càng xanh, mô đun đòi hỏi kỹ năng tính toán tốt, thái độ làm việc cẩn thận. Mô đun mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, học viên sẽ đƣợc học tại lớp học và thực hành tại ao, ruộng nuôi tôm càng xanh. Kết quả học tập của học viên đƣợc đánh giá qua các bài kiểm tra trắc nghiệm về kiến thức và thực hành thao tác của các công việc nhƣ: Cho ăn; Kiểm tra trọng lƣợng tôm; kiểm tra môi trƣờng nuôi… Cần bố trí dạy và học mô đun này vào mùa vụ nuôi tôm chính và ngƣời học phải có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ thời lƣợng của mô đun.
  10. -9- DANH MỤC VIẾT TẮT GAP: là chữ viết tắt của Good Aquaculture Practices FCR: Lƣợng thức ăn tôm tiêu thụ/lƣợng tăng trọng của tôm TCX: Tôm càng xanh
  11. - 10 - Bài 1. GIỚI THIỆU VỀ THỰC HÀNH NUÔI THỦY SẢN TỐT (GAP) Mã bài: MĐ04-01 Giới thiệu Việt Nam là một nƣớc xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản lớn của thế giới nhƣ gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, tôm sú, cá tra... Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), đây là một tổ chức có mục đích khuyến khích sự mua bán giữa các nƣớc thành viên thông qua việc giảm thiểu hoặc loại bỏ những rào cản thƣơng mại. Tuy nhiên, để có thể hội nhập tốt các mặt hàng nông sản có thể thâm nhập với thị trƣờng các nƣớc dễ dàng hơn đặc biệt là những quốc gia khó tính nhƣ Châu Âu, Mỹ và Nhật. Việt Nam phải áp dụng chu trình nông nghiệp an toàn hay những biện pháp thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Những mặt hàng nông sản không những nâng cao chất lƣợng bắt đầu từ khâu làm đất, gieo trồng, đến quá trình chăm sóc, thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ và bảo quản kể cả những yếu tố liên quan đến sản xuất nhƣ môi trƣờng, các chất hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, bao bì đều phải theo một quy trình. Có thế hàng nông sản Việt Nam mới có thể thỏa mãn những yêu cầu gắt gao của các nƣớc thành viên WTO. Trong xu thế hiện nay, vấn đề phát triển bền vững đƣợc đặt lên hàng đầu, để cho nông nghiệp và nông thôn phát triển bền vững, vấn đề áp dụng những biện pháp thực hành nông nghiệp tốt càng trở nên bức bách hơn. Mục tiêu: - Hiểu đƣợc lợi ích của việc nuôi thủy sản theo hƣớng GAP - Áp dụng đƣợc nội dung của GAP trong nuôi tôm A. Nội dung 1. Khái niệm GAP GAP có nghĩa là thực hành thủy sản tốt là những nguyên tắc thiết lập nhằm đảm bảo một môi trƣờng sản xuất an toàn, sạch sẽ trong đó thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh nhƣ chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng ...), hóa chất (kim loại nặng, hàm lượng nitrat, dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật ...). Sản phẩm phải đảm bảo an toàn ngay từ ngoài đồng cho đến khi đƣợc con ngƣời sử dụng. 2. Lợi ích của GAP Đây là chƣơng trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của dây chuyền sản xuất. Nó bắt đầu từ khâu chuẩn bị nông trại, canh tác đến khâu thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ, kể cả các yếu tố liên quan nhƣ: môi
  12. - 11 - trƣờng, các chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc, phúc lợi của ngƣời lao động trong nông trại. An toàn: vì dƣ lƣợng các chất gây độc không vƣợt mức cho phép, không nhiễm vi sinh, đảm bảo sức khỏe cho ngƣời tiêu dùng. Chất lƣợng cao (ngon, đẹp…) nên đƣợc ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc chấp nhận. Các quy trình sản xuất theo GAP hƣớng hữu cơ sinh học nên môi trƣờng đƣợc bảo vệ và an toàn cho ngƣời lao động khi làm việc. 3. Nội dung của GAP Tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản GAP là quy định các tiêu chí tuân thủ về pháp luật, an toàn thực phẩm, an sinh động vật, phúc lợi của ngƣời lao động, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. 3.1. Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất Mục đích là càng sử dụng ít thuốc BVTV càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hƣởng của dƣ lƣợng hoá chất lên con ngƣời và môi trƣờng: + Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp + Quản lý mùa vụ tổng hợp + Giảm thiểu dƣ lƣợng hóa chất trong sản phẩm. Tiêu chuẩn Nuôi trồng Thủy sản GAP là kiểm soát toàn bộ chuỗi sản xuất, từ con bố mẹ, con giống, các nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi, đến khâu nuôi trồng, thu hoạch và chế biến. Đây là một hƣớng dẫn thực hành cho bất kỳ ngƣời nuôi trồng thủy sản nào, đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu tác động tới môi trƣờng và tuân thủ những yêu cầu về an sinh động vật, sức khỏe và an toàn cho ngƣời lao động. 3.2. Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để đảm bảo không có hóa chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch: + Nguy cơ nhiễm sinh học: virus, vi khuẩn, nấm mốc; + Nguy cơ hóa học; + Nguy cơ về vật lý. Tiêu chuẩn GAP yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ. Chẳng hạn nhƣ phải làm sạch nguồn đất, đảm bảo độ an toàn nguồn nƣớc; giống cây trồng, vật nuôi đƣợc chọn cũng là giống sạch bệnh bởi nếu giống không an toàn sẽ ảnh hƣởng nhiều tới năng suất, chất lƣợng; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
  13. - 12 - cũng phải đảm bảo là những thuốc trong danh mục, chủ yếu là thuốc có nguồn gốc hữu cơ an toàn cho ngƣời sử dụng. 3.3. Môi trường làm việc Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân: + Các phƣơng tiện chăm sóc sức khỏe, cấp cứu, nhà vệ sinh cho công nhân; + Đào tạo tập huấn cho công nhân; + Phúc lợi xã hội. 3.4. Truy nguyên nguồn gốc GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc. Nếu khi có sự cố xảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi các sản phẩm bị lỗi. Trọng tâm của GAP là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, nhƣng bên cạnh đó nó cũng đề cập đến các vấn đề khác nhƣ an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho ngƣời lao động và bảo vệ môi trƣờng. Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác định đƣợc những vấn đề từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Ngƣời sản xuất phải ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất, bắt đầu từ khâu thả giống đến khi thu hoạch và bảo quản để phòng ngừa khi xảy ra sự cố nhƣ là ngộ độc thực phẩm hay dƣ lƣợng hóa chất vƣợt ngƣỡng cho phép và có thể truy nguyên đƣợc nguồn gốc. 4. Áp dụng nuôi tôm theo GAP 4.1. Nội dung quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam là quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Các nội dung của Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam bao gồm: 4.1.1. Các yêu cầu chung Các yêu cầu chung của Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về: Yêu cầu pháp lý, hồ sơ ghi chép, truy xuất nguồn gốc. 4.1.2. Chất lƣợng và an toàn thực phẩm Nguyên tắc: Nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo đƣợc chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định hiện hành của Nhà
  14. - 13 - nƣớc và các quy định của Tổ chức Nông Lƣơng (FAO) của Liên Hợp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Các tiêu chuẩn: Chất lƣợng và an toàn thực phẩm của Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học, vệ sinh, chất thải, thu hoạch và sau thu hoạch. 4.1.3. Quản lý sức khỏe động vật thủy sản Nguyên tắc: Nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho động vật thủy sản nuôi bằng cách tạo điều kiện tối ƣu về sức khỏe, giảm stress, hạn chế các rủi ro về dịch bệnh và duy trì môi trƣờng nuôi tốt ở tất cả các khâu của chu trình sản xuất. Các tiêu chuẩn: Quản lý sức khỏe động vật thủy sản của quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về kế hoạch quản lý sức khỏe động vật thủy sản, con giống và thức ăn, điều trị, theo dõi tỷ lệ sống. 4.1.4. Bảo vệ môi trƣờng Nguyên tắc: Hoạt động nuôi trồng thủy sản phải đƣợc thực hiện một cách có kế hoạch và có trách nhiệm đối với môi trƣờng, theo các quy định của nhà nƣớc và các cam kết quốc tế. Phải có đánh giá các tác động đối với môi trƣờng của việc lập kế hoạch, phát triển và thực hiện nuôi trồng thủy sản. Các tiêu chuẩn: Bảo vệ môi trƣờng của quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về quản lý tác động môi trƣờng, sử dụng và thải nƣớc, kiểm soát địch hại. 4.1.5. Các khía cạnh kinh tế - xã hội Nguyên tắc: Nuôi trồng thủy sản phải đƣợc thực hiện một cách có trách nhiệm với xã hội, tôn trọng văn hóa cộng đồng địa phƣơng, chấp hành nghiêm ch nh các quy định của của Nhà nƣớc và các thỏa thuận liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về quyền lao động, không làm ảnh hƣởng tới sinh kế của ngƣời nuôi và các cộng đồng xung quanh. Nuôi trồng thủy sản phải tích cực đóng góp vào sự phát triển nông thôn, đem lại lợi ích, sự công bằng và góp phần giảm đói nghèo cũng nhƣ tăng cƣờng an ninh thực phẩm ở địa phƣơng. Do đó các vấn đề kinh tế - xã hội phải đƣợc xem xét trong tất cả các
  15. - 14 - giai đoạn của quá trình nuôi từ xây dựng, phát triển và triển khai các kế hoạch nuôi trồng thủy sản. Các tiêu chuẩn: Các khía cạnh kinh tế - xã hội của Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về điều kiện làm việc, an toàn lao động và sức khỏe, hợp đồng và tiền lƣơng (tiền công), các kênh liên lạc và các vấn đề trong cộng đồng. 4.2. Xây dựng và áp dụng quy phạm trong nuôi trồng thủy sản tốt Thực tế đang diễn ra trên thị trƣờng Việt Nam là ngƣời sản xuất nông nghiệp không muốn thực hiện và duy trì cách thức nuôi trồng nông sản thực phẩm an toàn vì chi phí cao nhƣng lại không dễ dàng bán đƣợc giá cao hơn so với sản phẩm không an toàn; trong khi ngƣời tiêu dùng lại cho rằng họ sẵn sàng trả giá cao nếu biết sản phẩm mình mua thực sự là an toàn, nhƣng tự ngƣời tiêu dùng không có cách để xác minh xem sản phẩm nào là an toàn. Để có lòng tin lâu dài của ngƣời tiêu dùng, nhà sản xuất nông nghiệp phải xây dựng, duy trì và bảo vệ thƣơng hiệu sản phẩm của mình thông qua 4 nhóm hoạt động sau: - Xây dựng, áp dụng và chứng nhận quy trình nuôi trồng an toàn trong trang trại theo tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP; - Xây dựng cơ chế, cách nhận biết và truy xét nguồn gốc sản phẩm (ghi chép và lƣu hồ sơ về nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất trong trang trại và khách hàng mua sản phẩm đầu ra); hoạt động này nên đƣợc tiến hành lồng ghép với việc kiểm soát hoạt động sản xuất theo tiêu chuẩn; - Thực hiện thủ tục đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu thƣơng mại trong nƣớc và quốc tế (nếu cần) và các biện pháp thực tiễn để chống hàng giả, hàng nhái; - Thực hiện các giải pháp tiếp thị hữu hiệu để kết nối với thị trƣờng (hệ thống phân phối, thông tin trên nhãn/ bao bì, quảng cáo, triển lãm, hội thảo, hoạt động xã hội/công ích…). Để có đƣợc thị trƣờng và giá bán tốt hơn, các nhà sản xuất cần (tự mình hoặc có sự hỗ trợ của tƣ vấn) thực hiện các hoạt động chính sau đây: - Đào tạo nhận thức chung về vai trò và tác dụng của việc xây dựng và áp dụng VietGAP hay GlobalGAP cho tất cả ngƣời làm; - Nghiên cứu tiêu chuẩn, quy phạm pháp luật của nơi sản xuất và thị trƣờng xuất khẩu để xây dựng cách thức nuôi/trồng đáp ứng yêu cầu; - Thực hiện việc nuôi/trồng theo quy trình đã xây dựng, ghi chép và lƣu hồ sơ cần thiết theo yêu cầu đã xây dựng; - Đào tạo đánh giá viên nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ trƣớc khi đăng ký chứng nhận;
  16. - 15 - - Tham gia và thực hiện quá trình chứng nhận với tổ chức chứng nhận đã đƣợc công nhận và phê duyệt; - Thực hiện tiếp các hoạt động xây dựng thƣơng hiệu và thị trƣờng để có đƣợc giá bán tốt hơn. Chứng nhận Global GAP đƣợc coi là cây cầu nối giữa nhà sản xuất với ngƣời tiêu dùng. Nếu ngƣời tiêu dùng muốn mua sản phẩm an toàn thì nhà sản xuất phải đáp ứng và ngƣợc lại, nếu nhà sản xuất dám khẳng định về sự an toàn và uy tín thƣơng hiệu sản phẩm của mình thì ngƣời tiêu dùng mới có niềm tin để trả giá cao hơn. Niềm tin của ngƣời tiêu dùng cho đến khi họ mắt thấy tai nghe, hoặc thông qua kết quả đánh giá, khẳng định của một bên thứ 3 có năng lực và độc lập (tổ chức chứng nhận). Nói cách khác, áp dụng và chứng nhận hệ thống "Thực hành Nông nghiệp tốt" theo tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP là giải pháp nền tảng để nhà sản xuất nông nghiệp xây dựng thƣơng hiệu, tìm kiếm thị trƣờng và giá bán tốt hơn cho sản phẩm của mình. Vì thế, những nhà sản xuất khôn ngoan sẽ coi chi phí cho hoạt động, áp dụng và chứng nhận VietGAP hay GlobalGAP là đầu tƣ cho sự phát triển lâu dài, bền vững chứ không phải là chi phí cho sản phẩm. B. Bài tập thảo luận Câu hỏi 4.1: Tiêu chí, ý nghĩa, lợi ích và áp dụng GAP vào nuôi tôm C. Ghi nhớ: 4 tiêu chuẩn về nội dung của GAP
  17. - 16 - Bài 2. CHUẨN BỊ THỨC ĂN CHO TÔM CÀNG XANH Mã bài: MĐ 04-02 Giới thiệu Chuẩn bị thức ăn cho tôm là công việc cần thiết nhằm cung cấp đầy đủ nhu cầu về dinh dƣỡng cho tôm sinh trƣởng và phát triển tốt. Tùy theo hình thức nuôi nhƣ nuôi trong ao, xen canh hay luân canh trong ruộng lúa và khả năng đầu tƣ mà ngƣời nuôi chủ động lựa chọn đƣợc loại thức ăn thích hợp cho tôm trong từng giai đoạn phát triển của tôm, mục đích giúp tôm phát triển tốt, hạn chế ô nhiễm môi trƣờng, giảm chi phí thức ăn và bảo đảm hiệu quả kinh tế. Cho tôm càng xanh ăn đủ về số lƣợng và chất lƣợng thì tôm nhanh lớn, hạn chế tôm ăn lẫn nhau, sử dụng tối đa lƣợng thức ăn tiêu thụ và giảm hệ số chuyển đổi thức ăn Mục tiêu: - Hiểu đƣợc tính ăn của tôm càng xanh; - Lựa chọn đƣợc thức ăn thích hợp và bảo quản đƣợc thức ăn. A. Nội dung 1. Tìm hiểu tính ăn của tôm càng xanh Tôm càng xanh là loài ăn tạp nhƣng nghiêng về động vật, thức ăn tự nhiên của chúng là giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, cá vụn, các loài tảo, mùn bã hữu cơ, tôm cũng ăn thức ăn viên công nghiệp. Tôm trƣởng thành có tập tính ăn tầng đáy, tôm tìm thức ăn bằng cơ quan xúc giác, chúng dùng râu quét ngang, dọc phía trƣớc hƣớng di chuyển. Khi tìm gặp thức ăn chúng dùng chân ngực thứ nhất kẹp lấy thức ăn, đƣa chân hàm và từ từ đƣa vào miệng. Tôm có hàm trên và hàm dƣới cấu tạo bằng chất kitin nên nghiền đƣợc các loại thức ăn cứng nhƣ nhuyễn thể ... Trong quá trình tìm thức ăn, tôm có tính tranh giành thức ăn cao, cá thể nhỏ khi tìm đƣợc một miếng thức ăn thì di chuyển đi nơi khác, trong khi đó con lớn vẫn chiếm chỗ và đánh đuổi tôm nhỏ. Khi thiếu thức ăn tôm còn ăn thịt lẫn nhau khi đồng loại bị yếu hay đang trong giai đoạn lột xác. Do đó, khi nuôi tôm thƣơng phẩm phải lƣu ý đến hiện tƣợng này và dùng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế sự ăn thịt lẫn nhau của tôm. 2. Lựa chọn thức ăn Việc lựa chọn thức ăn cho tôm càng xanh tùy thuộc vào nhiều yếu tố: - Hình thức nuôi (nuôi thâm canh, bán thâm canh, nuôi trong mƣơng vƣờn hay nuôi tôm kết hợp lúa); - Mật độ nuôi; - Giai đoạn nuôi.
  18. - 17 - Mỗi loại thức ăn đều có ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng, tùy theo hình thức nuôi, giai đoạn phát triển của tôm và điều kiện của từng hộ gia đình mà lựa chọn loại thức ăn cho phù hợp. Bảng 4.2.1 So sánh hai loại thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp Loại thức ăn Thức ăn tự chế biến Thức ăn công nghiệp - Tận dụng nguồn thức ăn sẵn - Hàm lƣợng dinh dƣỡng ổn có tại địa phƣơng, giá thành rẻ. định. - Ngƣời nuôi có thể chế - Dễ sử dụng, dễ bảo quản, vận Ƣu điểm biến thức ăn tại nhà. chuyển, cho cá ăn dễ dàng. - Tận dụng lao động nhàn rỗi - Không tốn chi phí nhân của gia đình. công chế biến thức ăn. - Môi trƣờng nuôi ít bị ô nhiễm - Hàm lƣợng dinh dƣỡng không - Chi phí thức ăn cao. ổn định. - Tốn nhiều thời gian chế biến Nhƣợc điểm thức ăn và cho ăn. - Dễ bị ô nhiễm môi trƣờng nƣớc của ao nuôi. - Khó bảo quản Hàm lƣợng đạm có thể thay đổi theo giai đoạn phát triển của tôm: - Giai đoạn nhỏ nên dùng thức ăn có hàm lƣợng đạm cao từ 40 - 42% - Tôm lớn hơn 10g/con thì dùng thức ăn có hàm lƣợng đạm từ 28 - 32% - Khi tôm đạt khối lƣợng 30g trở lên, hàm lƣợng đạm trong thức ăn chỉ còn 25%. Hiện nay trên thị trƣờng có nhiều loại thức ăn viên công nghiệp đƣợc dùng để nuôi tôm càng xanh. 2.1. Thức ăn công nghiệp 2.1.1. Lựa chọn thức ăn công nghiệp (thức ăn dạng viên) * Yêu cầu của thức ăn hỗn hợp cho tôm càng xanh Thức ăn công nghiệp là thức ăn khô ép viên chìm do các nhà máy chế biến theo dây chuyền công nghiệp. Thức ăn công nghiệp có một số yêu cầu về chất lƣợng nhƣ sau: - Ẩm độ của thức ăn tối đa là 11%. - Độ bền trong nƣớc hơn 1 giờ, làm giảm tỷ lệ hao hụt do tan trong nƣớc sẽ giảm đƣợc chi phí thức ăn và ít gây ô nhiễm môi trƣờng.
  19. - 18 - - Phù hợp với nhu cầu dinh dƣỡng của từng giai đoạn phát triển của cơ thể. - Thức ăn viên dạng chìm nhiều kích cỡ khác nhau phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm. - Bao bì đảm bảo an toàn, các thông tin ghi trên bao bì phải rõ ràng, đầy đủ. - Chỉ tiêu cảm quan và chất lƣợng thức ăn đƣợc thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN: 2011) thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm càng xanh. Thức ăn viên phù hợp sẽ góp phần quan trọng quyết định sự tăng trƣởng của tôm nuôi, đến hiệu quả kinh tế của trại nuôi. Do đó, cần chọn lựa thƣơng hiệu thức ăn có uy tín trên thị trƣờng. Hình 4.2.1. Một số loại thức ăn cho tôm càng xanh Theo tiêu chuẩn Quốc Gia (TCVN: 2011) quy định về thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm càng xanh theo bảng 4.2.2; 4.2.3 và 4.2.4 sau đây: Bảng 4.2.2: Chỉ tiêu cảm quan của thức ăn viên: TT Chỉ tiêu Yêu cầu Viên thức ăn có hình trụ đều nhau, bề 1 Hình dạng bên ngoài mặt mịn, kích cỡ theo đúng số hiệu của từng loại thức ăn quy định trong bảng 4.2 Nâu vàng đến nâu, đặc trƣng của nguyên 2 Màu sắc liệu phối chế Ðặc trƣng của nguyên liệu phối chế, 3 Mùi vị không có mùi mốc và mùi lạ khác
  20. - 19 - - Chỉ tiêu lý, hóa: Thức ăn viên cho tôm càng xanh phải theo đúng mức đƣợc quy định trong bảng 4.2.3. Bảng 4.2.3. Chỉ tiêu lý, hóa của thức ăn viên Loại thức ăn TT Chỉ tiêu Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6 Kích cỡ: 0,4 - 0,7- - Ðƣờng kính viên (hoặc 1,5 2,2 2,5 3,0 0,7 0,9 mảnh) tính bằng mm, không 1 lớn hơn. - Chiều dài so với đƣờng 1,5-2,0 kính viên (lần) Tỷ lệ vụn nát, tính bằng tỷ 2 lệ % khối lƣợng, không 2 lớn hơn Ðộ bền, tính theo số giờ 3 2 quan sát, không nhỏ hơn Năng lƣợng thô, tính bằng 4 kcal cho 1 kg thức ăn, 3400 3200 3000 2800 2800 2800 không nhỏ hơn Ðộ ẩm, tính bằng tỷ lệ % 5 11 khối lƣợng, không lớn hơn. Hàm lƣợng protein thô, 6 tính bằng tỷ lệ % khối 40 37 35 32 30 28 lƣợng, không nhỏ hơn Hàm lƣợng lipid thô, tính 7 bằng tỷ lệ % khối lƣợng 5 5 5 4 4 4 không nhỏ hơn Hàm lƣợng xơ thô, tính 8 bằng tỷ lệ % khối lƣợng, 3 3 4 4 5 5 không lớn hơn Hàm lƣợng tro, tính bằng 9 tỷ lệ % khối lƣợng, không 16 lớn hơn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2