intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chuẩn bị lắp ráp ngư cụ: Phần 2 - Đỗ Văn Nhuận (chủ biên)

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Lựu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

105
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chuẩn bị lắp ráp ngư cụ: Phần 2 trình bày các bước chuẩn bị dây giềng, chuẩn bị phao, chì và phụ tùng, chuẩn bị chỉ lưới, chuẩn bị lưới tấm. Giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Lắp ráp và sửa chữa ngư cụ”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chuẩn bị lắp ráp ngư cụ: Phần 2 - Đỗ Văn Nhuận (chủ biên)

  1. 40 Bài 3: Chuẩn bị dây giềng Mục tiêu - Trình bày được cấu tạo các loại dây giềng; - Chọn được dây giềng các loại; - Tạo được các khuyết đầu dây giềng đúng kỹ thuật; - Chuẩn xác, tỷ mỷ, thận trọng, nghiêm túc học tập. A. Giới thiệu quy trình B. Các bước tiến hành 1. Chọn chủng loại dây giềng 1.1. Cấu tạo của dây - Dây đơn vị: là sản phẩm được tạo ra bằng cách xe từ xơ, hoặc được ép kéo nóng từ nguyên liệu dạng hạt, dùng để sản xuất ra dây thành phẩm. -Tao: là dây xe lần cuối dùng để xe thành dây thành phẩm - Dây thành phẩm: là sản phẩm được xe từ tao, hoặc dây đơn vị; hoặc được ép kéo nóng từ nguyên liệu dạng hạt, được sử dụng làm dây giềng và dây các loại trong khai thác thủy sản. Đường kính của dây lớn hơn 2 mm hoặc độ thô (Tt ) của dây lớn hơn 2000 tex. - Dây giềng dùng để định hình lưới và sử dụng để kéo, liên kết lưới.v.v. . . , vì thế dây giềng có vị trí quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả đánh bắt của ngư cụ. Dây giềng được xe, bện, tết từ các loại vật liệu xơ sợi thực vật, tổng hợp hoặc các loại dây cáp thép, độ thô giềng lớn hơn độ thô chỉ lưới. Có nhiều loại dây giềng, dựa vào vật liệu chế tạo (giềng thực vật: đay, gai, malina, xơ dừa…, giềng tổng hợp: Nilon, Kapron, PE, PP…, giềng cáp thép), theo kết cấu (thừng xe xoắn, thừng bện tết ). Trong kết cấu ngư cụ thường có các loại giềng sau: giềng phao, giềng chì, giềng biên, giềng lực… - Tất cả các loại dây dùng trong nghề cá nói chung đều có cấu tạo từ các xơ se thành sợi, sợi se thành các tao và từ các tao se thành dây theo chiều xoắn khác nhau. Tuỳ theo cách sử dụng dây vào các công việc khác nhau mà có dây xoắn phải hoặc xoắn trái, dây 3, 4, 6, 8 tao. Riêng dây cáp thép 6 tao đang sử dụng trong nghề cá là dây cáp thép xoắn phải, còn các dây tổng hợp khác hay dùng là dây 3, 4 tao…
  2. 41 Hình 3.1 .Cấu tạo dây 1.2. Vật liệu làm dây Các loại dây được sử dụng rộng rãi hiện nay là xơ tổng hợp còn được gọi là xơ nhân tạo, xơ hoá học.Trong nghề cá thường dùng một số loại xơ tổng hợp, khác nhau về tính chất kỹ thuật như : Poliamit, ký hiệu là PA, có tên thường gọi là kapron, nylon… Polieste, ký hiệu là PES, có tên thường gọi là laptan, tertoron… Polivinin ancohon, ký hiệu là PVA, có tên thường gọi là vinilon. Polivinin clorit, ký hiệu là PVC, có tên thường gọi là clorin, envilon… Polipropilen, ký hiệu là PP, có tên thường gọi là polipropilen, pro-tex. Poliethylen, ký hiệu là PE, có tên thường gọi là polietilen, etylon…
  3. 42 PP – 28 mm PP-24 mm PP – 20 mm PP – 16 mm PE- 12 mm PE – 8 mm Hình 3.2. Các loại dây giềng Dây Nylon( PA) Dây Polypropylene (PP) Dây Manila Dây giềng PP Hình 3.3.Một loại dây thường dùng
  4. 43 Hình 3.3. Dây ghép các loại Hình 3.4. Dây cáp thép
  5. 44 Hình 3.5. Dây giềng lưới kéo 2. Xác định kích thước dây giềng 2.1. Lấy dây ra khỏi cuộn không bị rối - Khi sử dụng các loại dây giềng mới ta phải lấy dây ra khỏi cuộn rồi đưa sang cuộn khác. - Để lấy dây ra khỏi cuộn không bị rối, ta có thể theo các cách sau:
  6. 45 Lấy dây ra từ bên ngoài của cuộn dây Lấy dây ra từ lõi của cuộn dây Hình 3.6. Cách lấy dây ra khỏi cuộn - Sau khi dây ra khỏi cuộn được quấn vào các trống quấn dây: Hình 3.7. Dây được cuộn vào các trống quấn dây - Chú ý: trong quá trình lấy dây( kể cả dây cáp thép) ra khỏi cuộn phải tránh các trường hợp dẫn đến hỏng dây sau đây:
  7. 46 Hình 3.8. Các trường hợp hư hỏng khi lấy dây ra khỏi cuộn - Một cuộn dây bị xổ hay gỡ không đúng cách sẽ có thể bị xoắn và số vòng xoắn trên dây rất nhiều, nếu tác dụng lực kéo thẳng dây có thể bị phá vỡ kết cấu bện của dây. Hình 3.9. Cách lấy dây ra không bị xoắn 2.2. Kích thước dây Tuỳ theo yêu cầu của từng ngư cụ, căn cứ vào các chỉ tiêu kỹ thuật của bản vẽ mà ta lấy kích thước cho đúng. Trước khi đo ta phải kéo căng dây( nhất là dây Nylon có độ dãn dài lớn). Khi kéo dây bằng tời, phải chạy tời đúng chiều để chiều quay của tời phù hợp với chiều dây. Dây đưa lên tời cũng phải đặt đúng chiều( Theo chiều kim đồng hồ nếu là dây chiều phải, ngược chiều kim đồng hồ nếu là dây chiều trái). Trường hợp quấn dây lên trống cũng phải quấn thuận chiều xoắn của dây, nhất là với dây kim loại. Để xác định kích thước dây giềng ta dùng thước đo chiều dài và đường kính dây chính xác. Dùng tời hoặc pa lăng xích để kéo căng dây giềng( chủ yếu là dây Nilon)
  8. 47 3. Tạo khuyết các loại dây giềng 3.1. Cách buộc đầu dây giềng Để cho các dầu dây sau khi cắt khỏi cuộn không bị tuột, ta phải dùng các nút buộc đầu dây như các hình vẽ dưới dây: Hình 3.10. Cách làm cho đầu dây không bị tuột 3.2. Cách đấu khuyết đầu dây giềng Căn cứ vào số lượng tao của dây giềng mà ta tiến hành đấu khuyết đầu dây giềng theo trình tự sau đây:
  9. 48 Hình 3.11. Cách đấu khuyết đầu dây thừng
  10. 49 3.3. Cách đấu khuyết đầu dây cáp Ta có thể đấu khuyết đầu dây cáp 6 tao theo trình tự dưới dây: Hình 3.12. Cách đấu khuyết dây cáp 3.4. Đấu nối hai đầu dây Căn cứ vào số lượng tao của dây giềng mà ta tiến hành đấu hai đầu dây giềng để nối dài hoặc thành vòng tròn theo trình tự sau đây:
  11. 50
  12. 51
  13. 52 Hình 3.13. Các hình vẽ đấu nối hai đầudây 4. Sắp xếp các loại dây giềng Dây giềng các loại sau khi được tạo khuyết đầu dây, đấu dây ta cần sắp xếp hoặc quấn vào trống có thứ tự để thuận tiện cho việc lắp ráp đúng quy trình đã định.
  14. 53 Hình 3.14. Sắp xếp dây giềng các loại Hình 3.15. Sắp xếp dây câu(dây triên)
  15. 54 C. Bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hành đấu khuyết đầu dây giềng bằng dây 3 tao Bài tập 2: Thực hành đấu khuyết đầu dây giềng bằng dây 4 tao Bài tập 3: Thực hành đấu nối 2 đầu dây giềng bằng dây 3, 4 tao Bài tập 4: Thực hành đấu khuyết đầu dây cáp 6 tao D. Ghi nhớ - Cách chọn chủng loại dây - Xác định đúng lích thước dây theo bản vẽ - Đấu khuyết, đấu nối các loại dây đúng kỹ thuật Bài 4: Chuẩn bị phao, chì và phụ tùng Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo các loại phao, chì và phụ tùng; - Chọn được phao, chì và phụ tùng các loại theo bản vẽ; - Chuẩn xác, thận trọng, nghiêm túc học tập. A. Giới thiệu quy trình Trong qua trình lắp ráp các loại ngư cụ thông dụng hiện nay, vấn đề hết sức quan trọng là phải chuẩn bị được phao, chì và phụ tùng phù hợp. Muốn vậy ta có thể tiến hành theo các bước công việc say đây: B. Các bước tiến hành 1. Chuẩn bị các loại phao Phao(thủy sản) là phụ tùng buộc vào ngư cụ để tạo lực nổi. Phao thường được làm bằng tre, nhựa tổng hợp, xốp hóa học, thủy tinh, kim loại,v.v... Có nhiều loại phao, căn cứ theo loại ngư cụ (phao lưới rê, lưới vây, lưới kéo,v.v…), theo tính chất lực nổi (phao thủy tĩnh, phao thủy động,vv.), theo cấu tạo (phao đặc, phao rỗng,vv.), theo vật liệu làm phao ( phao thủy tinh, phao nhựa, phao gỗ ) . Phao có nhiều hình dạng khác nhau, thường tạo dáng để có lỗ hoặc đai hay tai buộc vào ngư cụ. 1.1. Phao lưới kéo Phao được lắp vào giềng phao để tạo độ mở đứng cho lưới. Lượng phao (lực nổi) trang bị được xác định dựa theo kinh nghiệm hoặc dựa vào lượng phao (lực nổi) của lưới mẫu theo phương pháp tương tự. Phao dùng cho lưới kéo thường là phao nhựa PVC có dạng hình tròn, đường kính từ 100 - 300mm tuỳ theo kích thước lưới.
  16. 55 Hình 4.1. Các loại phao lưới kéo
  17. 56 Hình 4.2. Cấu tạo giềng phao lưới kéo 1.2. Phao lưới vây Phao là bộ phận tạo lực nổi cho vàng lưới vây, trong quá trình hoạt động nó giữ cho tường lưới luôn được thẳng đứng bao quanh đàn cá. Vì vậy việc trang bị phao cho vàng lưới vây yêu cầu phải đảm bảo đủ lực nổi để giềng phao có thể nổi trên mặt nước. Lượng phao trang bị phụ thuộc vào quy mô, kết cấu vàng lưới và chủng loại phao sử dụng. Thông thường trong quá trình tính toán trang bị phao người ta thường để lực nổi của phao lớn hơn tổng trong lượng lưới trong nước. Đối với lưới vây, các loại phao được trang bị thường là: Phao nhựa rỗng, phao xốp, phao cao su xốp.... Để tiện lợi cho quá trình thao tác lưới thì dùng loại phao cao su xốp có hình khối chữ nhật là tiện lợi hơn cả. Các phao này được cắt ra từ những tấm cao su xốp để lắp cho lưới vây. Hình 4.4. Phao lưới vây
  18. 57 1.3.Phao lưới rê Hình 4.5. Phao lưới rê Hình 4.6. Phao nghề câu 2. Chuẩn bị các loại chì Chì (thủy sản) là vật nặng buộc vào ngư cụ để tạo lực chìm, thường làm bằng đá, sắt, chì, gỗ nặng. Tuỳ thuộc vào nguyên lý hoạt động của từng loại ngư cụ mà sử dụng vật liệu, kích thước, hình dạng chì khác nhau. 2.1. Chì lưới kéo Chì sử dụng trong lưới kéo, tuỳ thuộc vào từng loại lưới kéo mà có các loại chì phù hợp, có thể lắp ghép trực tiếp vào dây giềng thông qua 2 miếng chì kẹp vào giềng, cũng có thể buộc theo kiểu chì xích. Ngoài ra người ta còn làm một dây giềng chì phụ có thể tháo rời khỏi dây giềng chính theo các hình vẽ dưới đây:
  19. 58 Hình 4.7. Các loại chì lưới kéo
  20. 59 Hình 4.8. Cấu tạo giềng chì lưới kéo 2.2. Chì lưới vây Để cho lưới rơi chìm được nhanh, kịp thời ngăn chặn cá thoát về phía dưới giềng chì thì ta cần làm giảm thời gian rơi chìm của lưới, tức là phải tính toán trang bị chì phù hợp. Đối với lưới vây cụ thể trọng lượng áo lưới và dây giềng không thay đổi. Việc tăng trọng lượng chì và vòng khuyên là cần thiết để cho lưới chìm nhanh. Lưới vây hiện nay thường dùng chì Pb có hình dạng là hình trụ hoặc hình trống. Dùng chì là Pb có nhiều ưu điểm là loại chì này có tỷ trọng lớn, xuất chìm lớn, ít bị ăn mòn trong môi trường nước biển. Trọng lượng của mỗi viên chì được trang bị cho lưới vào khoảng 200g đến 250g. Số lượng chì được trang bị cho mỗi lưới vây có khác nhau. Cách lắp chì cho lưới tuỳ thuộc vào kinh nghiệm nghề nghiệp của mỗi chủ tàu, hoặc thuyền trưởng để cho lưới phù hợp với từng ngư trường đánh bắt khác nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2