intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chuẩn bị lồng, bè - MĐ02: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

154
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chuẩn bị lồng, bè - MĐ02: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi gồm 7 bài: thực hiện an toàn lao động; chọn địa điểm đặt lồng, bè; chọn kiểu lồng, bè và vật liệu; lắp ráp khung lồng, bè; di chuyển và cố định khung bè; lắp lưới vào khung lồng; Tu sửa, vệ sinh lồng, bè cũ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chuẩn bị lồng, bè - MĐ02: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ LỒNG, BÈ MÃ SỐ: MĐ02 NGHỀ NUÔI CÁ DIÊU HỒNG, CÁ RÔ PHI Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. -2- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
  3. -3- MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Tuyên bố bản quyền ................................................................................................. 2 Mục lục ..................................................................................................................... 3 Lời giới thiệu ............................................................................................................ 8 Các thuật ngữ chuyên môn, chữ viết tắt ................................................................. 10 MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ LỒNG, BÈ NUÔI CÁ ..................................................... 11 Bài 1. THỰC HIỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG ....................................................... 12 A. Nội dung ............................................................................................................ 12 1. Quy định an toàn lao động đối với nghề nuôi cá ............................................... 12 1.1. Qui định trang thiết bị an toàn trên lồng, bè nuôi cá........................................ 12 1.2. Quy định đối với người sử dụng lao động ....................................................... 13 1.3. Quy định đối với người lao động ..................................................................... 14 1.4. Trang bị bảo hộ lao động ................................................................................. 14 2. An toàn trong sử dụng hóa chất ......................................................................... 14 2.1. Vôi ................................................................................................................... 14 2.2. Thuốc tím ........................................................................................................ 15 2.3. Chlorine ........................................................................................................... 15 3. An toàn trong sử dụng các thiết bị dùng điện .................................................... 16 3.1. Các nguyên nhân tai nạn điện thường gặp ....................................................... 16 3.2. Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện .......................................................... 17 3.3. Cấp cứu khi bị tai nạn về điện .......................................................................... 18 4. An toàn lao động trên sông nước ....................................................................... 20 4.1. Các biện pháp an toàn khi làm việc trên sông nước ....................................... 20 4.2. Cấp cứu khi có tai nạn dưới nước ................................................................... 20 5. Xử lý các tình huống khẩn cấp ........................................................................... 26 5.1. Xử lý khi bị say nắng, say nóng ....................................................................... 26 5.2. Xử lý khi bị cảm lạnh ....................................................................................... 27 5.3. Sơ cứu khi bị rắn cắn ....................................................................................... 28 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ............................................................................. 29
  4. -4- C. Ghi nhớ .............................................................................................................. 30 Bài 2. CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẶT LỒNG, BÈ .......................................................... 31 A. Nội dung ............................................................................................................ 31 1. Khảo sát vị trí đặt lồng, bè ................................................................................. 31 1.1. Hình dạng đoạn sông ....................................................................................... 32 1.2. Chiều rộng đoạn sông ....................................................................................... 32 1.3. Độ sâu đoạn sông ............................................................................................. 33 1.4. Chất đáy ........................................................................................................... 33 1.5. Biên độ triều ..................................................................................................... 33 1.6. Lưu tốc dòng chảy ........................................................................................... 33 2. Kiểm tra chất lượng nguồn nước ........................................................................ 34 2.1. Yêu cầu của môi trường nước nơi đặt lồng bè ................................................ 34 2.2 Phương pháp xác định một số yếu tố môi trường nước ................................... 35 3. Đăng ký hoạt động bè nuôi cá ............................................................................ 46 3.1. Yêu cầu và các điều kiện cần thực hiện khi nuôi cá trong lồng, bè ................ 46 3.2. Thủ tục hồ sơ đăng ký ..................................................................................... 47 3.3. Trình tự các bước thực hiện ............................................................................ 47 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ............................................................................. 48 C. Ghi nhớ .............................................................................................................. 48 Bài 3. CHỌN KIỂU LỒNG, BÈ VÀ VẬT LIỆU .................................................. 49 A. Nội dung ............................................................................................................. 49 1. Chọn kiểu lồng, bè ............................................................................................. 49 1.1. Lồng nuôi ......................................................................................................... 49 1.2. Bè nuôi ............................................................................................................ 50 1.3. Kích thước lồng, bè ......................................................................................... 50 2. Chọn vật liệu làm khung .................................................................................... 51 2.1. Chọn loại gỗ ..................................................................................................... 51 2.2. Chọn sắt, thép .................................................................................................. 51 2.3. Chọn tre, nứa .................................................................................................... 51 3. Chọn loại lưới .................................................................................................... 51
  5. -5- 3.1. Chọn chất liệu lưới .......................................................................................... 51 3.2. Chọn kiểu dệt lưới ........................................................................................... 52 3.3. Chọn kích thước lồng và mắt lưới ................................................................... 53 4. Chọn vật liệu làm phao ...................................................................................... 53 4.1. Thùng phuy ...................................................................................................... 53 4.2. Mốp xốp ........................................................................................................... 54 4.3. Ống nhựa ......................................................................................................... 54 5. Chọn neo và dây neo .......................................................................................... 55 5.1. Chọn neo .......................................................................................................... 55 5.2. Chọn dây neo .................................................................................................... 56 6. Chọn công trình phụ trên lồng bè........................................................................ 56 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ............................................................................. 57 C. Ghi nhớ .............................................................................................................. 57 Bài 4. LẮP RÁP KHUNG LỒNG, BÈ .................................................................. 58 A. Nội dung ............................................................................................................ 58 1. Chuẩn bị dụng cụ ................................................................................................ 58 2. Lắp khung lồng bè .............................................................................................. 58 2.1. Lắp khung bè .................................................................................................... 58 2.2. Lắp khung lồng ................................................................................................ 61 3. Lắp đặt phao ....................................................................................................... 65 3.1. Tính số lượng phao ......................................................................................... 65 3.2. Lắp phao ........................................................................................................... 66 4. Lắp đặt công trình phụ ....................................................................................... 68 4.1. Lắp đặt nhà sinh hoạt, quản lý, nhà kho........................................................... 68 4.2. Lắp đặt cầu công tác ........................................................................................ 69 5. Kiểm tra hoàn thiện ............................................................................................ 69 5.1 Kiểm tra khung lồng bè ..................................................................................... 69 5.2. Kiểm tra phao ................................................................................................... 70 5.3. Kiểm tra cầu công tác ....................................................................................... 70 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .............................................................................. 70
  6. -6- C. Ghi nhớ .............................................................................................................. 70 Bài 5. DI CHUYỂN VÀ CỐ ĐỊNH KHUNG LỒNG, BÈ ..................................... 71 A. Nội dung ............................................................................................................ 71 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư .................................................................................... 71 1.1. Chuẩn bị dụng cụ và phương tiện vận chuyển ................................................ 71 2. Chọn thời điểm di chuyển .................................................................................. 71 2.1. Theo dõi thủy triều .......................................................................................... 71 2.2. Xác định hướng gió .......................................................................................... 72 2.3. Theo dõi thời tiết .............................................................................................. 72 3. Tổ chức di chuyển ............................................................................................... 72 4. Cố định lồng, bè ................................................................................................. 72 4.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư ................................................................................. 72 4.2. Xác định địa điểm cố định ............................................................................... 73 4.3. Thực hiện cố định ............................................................................................. 73 4.4. Các loại nút thường dùng để cố định ............................................................... 74 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .............................................................................. 75 C. Ghi nhớ .............................................................................................................. 75 Bài 6. LẮP LƯỚI VÀO KHUNG .......................................................................... 76 A. Nội dung ............................................................................................................ 76 1. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ .................................................................................... 76 2. Thực hiện lắp lưới lồng ...................................................................................... 76 2.1. Rải lưới lồng ................................................................................................... 76 2.2. Buộc lưới lồng vào khung ............................................................................... 77 3. Cố định lồng lưới ............................................................................................... 77 3.1. Tính số lượng vật liệu cố định hình dạng lồng .............................................. 77 3.2. Buộc và cố định lồng ....................................................................................... 77 4. Lắp lưới mặt trên lồng ........................................................................................ 78 4.1. Chuẩn bị lưới ................................................................................................... 78 4.2. Buộc lưới mặt trên lồng.................................................................................... 78 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .............................................................................. 79
  7. -7- C. Ghi nhớ .............................................................................................................. 79 Bài 7. TU SỬA VÀ VỆ SINH LỒNG, BÈ CŨ ..................................................... 80 A. Nội dung ............................................................................................................ 80 1. Các hư hỏng của lồng, bè ................................................................................... 80 2. Kiểm tra và sửa chữa .......................................................................................... 81 2.1. Kiểm tra và sửa chữa lồng bè ........................................................................... 81 2.2. Kiểm tra và sửa chữa lưới ............................................................................... 82 2.3. Kiểm tra và sửa chữa phao ............................................................................... 83 2.4. Kiểm tra và sửa chữa dây neo ......................................................................... 83 3. Vệ sinh lồng, bè .................................................................................................. 84 3.1. Vệ sinh khung gỗ ............................................................................................. 84 3.2. Vệ sinh lưới ..................................................................................................... 84 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ............................................................................. 85 C. Ghi nhớ .............................................................................................................. 85 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ............................................................... 86 I.Vị trí, tính chất của mô đun...........................................................................86 II. Mục tiêu.......................................................................................................86 III. Nội dung chính của mô đun.........................................................................87 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành .....................................................88 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập............................................................93 VI.Tài liệu cần tham khảo ...................................................................................... 98 Phụ lục ………………………………………………………………………...... 99 Danh sách ban chủ nhiệm xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp ..........103 Danh sách hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp ............................................................................................................................... 103
  8. -8- LỜI GIỚI THIỆU Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi là nghề được nhiều nông, ngư dân thực hiện nuôi trong ao, lồng, bè hầu như trên khắp cả nước để phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, để nuôi cá đạt hiệu quả, chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và phát triển nghề bền vững thì người nuôi cần phải tìm hiểu nhiều vấn đề liên quan như: Ao, lồng, bè nuôi; con giống; thức ăn; chăm sóc quản lý; phòng trị bệnh cho cá … Thực hiện đề án “Đào tạo Nghề cho Lao động Nông thôn đến năm 2020”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức, phân công Trường Cao Đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ biên soạn chương trình, giáo trình mô đun nghề “Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi” trình độ sơ cấp Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã đi khảo sát thực tế, chụp hình ở các cơ sở nuôi và có sử dụng hình ảnh từ các tài liệu, giáo trình nuôi cá, sách, báo đài, trên mạng internet, tích hợp những kiến thức, kỹ năng trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề và bộ phiếu phân tích công việc. Giáo trình là cơ sở cho giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, đồng thời là tài liệu học tập của học viên làm nghề nuôi cá diêu hồng, cá rô phi. Bộ giáo trình gồm 6 mô đun: Mô đun 01. Chuẩn bị ao Mô đun 02. Chuẩn bị lồng, bè Mô đun 03. Chọn và thả cá giống Mô đun 04. Chăm sóc và quản lý Mô đun 05. Phòng trị bệnh Mô đun 06. Thu hoạch và tiêu thụ Giáo trình mô đun “Chuẩn bị lồng, bè” là một mô đun chuyên môn của nghề Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi. Nội dung giảng dạy gồm 7 bài: Bài 1. Thực hiện an toàn lao động Bài 2. Chọn địa điểm đặt lồng, bè Bài 3. Chọn kiểu lồng, bè và vật liệu Bài 4. Lắp ráp khung lồng, bè Bài 5. Di chuyển và cố định khung bè Bài 6. Lắp lưới vào khung lồng Bài 7. Tu sửa, vệ sinh lồng, bè cũ
  9. -9- Ban biên soạn giáo trình trân trọng cảm ơn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã đóng góp nhiều ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi để giáo trình này được hoàn thành. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Nguyễn Quốc Đạt 2. Nguyễn Kim Nhi 3. Nguyễn Thị Tím
  10. - 10 - CÁC THU T NG CHUYÊN MÔN, CH VI T T T - Lồng nuôi cá: Lồng nuôi cá là cấu trúc nổi gồm các bộ phận chính: Khung lồng, lưới lồng, vật dự trữ nổi. - Bè nuôi cá: Bè nuôi cá là cấu trúc nổi được sử dụng để nuôi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá. Bè cá có một hoặc nhiều lồng nuôi cá được ghép lại với nhau bằng kết cấu khung cứng hoặc nối ghép - Khung lồng: Khung lồng là kết cấu cơ bản của lồng nuôi cá; Khung lồng có dạng hình khối hoặc khung chữ nhật và có thể được làm bằng thép, gỗ, tre, bương hoặc các vật liệu khác. - ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long - CaO: Vôi bột (vôi tôi) - Ca(OH)2: Vôi ngậm nước - CaCO3: Đá vôi - Chlorine: Bột tẩy -%: Nồng độ phần trăm -‰: Nồng độ phần ngàn - ppm: Đơn vị đo nồng độ phần triệu, 1ppm = 1g/m3 hoặc 1ml/m3 - Ф: Đọc là phi, ký hiệu đo đường kính
  11. - 11 - MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ LỒNG, BÈ NUÔI CÁ Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun: Mô đun “Chuẩn bị lồng, bè” được biên soạn theo chương trình nghề Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi trình độ sơ cấp. Sau khi học mô đun này, học viên có kiến thức và khả năng thực hiện các công việc như: chọn địa điểm đặt lồng bè, chọn vật liệu, lắp ráp, di chuyển và cố định lồng, bè đảm bảo yêu cầu, an toàn. Nội dung của mô đun có 7 bài, thời lượng giảng dạy và học tập mô đun 80 giờ, trong đó lý thuyết: 14 giờ, thực hành: 58 giờ, Kiểm tra định kỳ: 4 giờ; kiểm tra kết thúc mô đun: 4 giờ. Trong quá trình học, học viên được cung cấp những kiến thức cần thiết để thực hiện công việc, thảo luận trên lớp theo nhóm, làm bài tập kết hợp với thực hành kỹ năng nghề tại cơ sở nuôi và đi tham quan thực tế những mô hình nuôi cá diêu hồng, cá rô phi đạt hiệu quả. Kết quả học tập được đánh giá bằng hình thức kiểm tra kiến thức và thực hành. Người học phải có ý thức học tập tích cực tham gia đầy đủ thời lượng của mô đun.
  12. - 12 - Bài 1. THỰC HIỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG Mã bài: MĐ 02-01 Giới thiệu: Nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi cá diêu hồng, cá rô phi trong lồng, bè nói riêng, người lao động phải làm việc trên môi trường sông nước với thời gian bất kỳ. Những khi có sự cố xảy ra hoặc bất thường về thời tiết, người nuôi cá phải có mặt tại lồng, bè để xử lý. Trong những điều kiện làm việc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đó, ý thức về an toàn và tuân thủ các quy định an toàn lao động, thành thạo cách cấp cứu trong tất cả các trường hợp là rất cần thiết. Mục tiêu: - Nêu được qui định an toàn lao động trong nghề nuôi cá. - Sử dụng thành thạo các trang bị bảo hộ lao động. - Thực hiện được việc cấp cứu tại chỗ người bị đuối nước và tai nạn xảy ra khi làm nghề cá. - Rèn luyện tính cẩn thận, có ý thức an toàn lao động trong công việc, có trách nhiệm với tập thể. A. Nội dung 1. Quy định an toàn lao động đối với nghề nuôi cá (Nguồn: trích thông tư Quy định về kiểm tra an toàn kỹ thuật, đăng ký bè cá của Bộ NN &PTNT) 1.1. Qui định trang thiết bị an toàn trên lồng, bè nuôi cá 1.1.1. Phương tiện cứu sinh * Đối với bè cá có tổng dung tích < 50m3: Phao áo: Đủ cho 100% số người làm việc trên lồng, bè cá. * Đối với lồng, bè cá có tổng dung tích từ 50m3 đến 300m3: - Phao áo: Đủ cho 100% số người làm việc trên lồng, bè cá. - Phao tròn: 02 phao tròn cho mỗi lồng, bè cá. * Đối với bè cá có tổng dung tích trên 300m3: - Phao áo: Đủ cho 100% số người làm việc trên lồng, bè cá. - Phao tròn: 04 phao tròn cho mỗi lồng, bè cá.
  13. - 13 - 1.1.2. Phương tiện tín hiệu * Đối với bè cá có chiều dài ≤ 50 mét: - 02 hình tròn màu đen ghép theo hình múi khế vào ban ngày; - 01 đèn đỏ đặt ở giữa bè và 02 đèn trắng đặt ở hai góc bè phía luồng vào ban đêm. * Đối với bè cá có chiều dài >50 mét: - 04 hình nón màu đen ghép thành 02 hình múi khế treo ở hai đầu bè vào ban ngày; - 01 đèn đỏ đặt ở giữa bè, 02 đèn trắng đặt ở hai góc bè phía luồng và cứ mỗi chiều dài 50 mét đặt thêm 01 đèn trắng phía luồng vào ban đêm. * Phương tiện tín hiệu phải được treo như sau: - Đèn trắng đặt cao hơn mặt nước ít nhất là 3 mét. - Đèn đỏ và hình múi khế đặt cao hơn đèn trắng một khoảng cách ít nhất là 01 mét. - Các đèn trắng đặt thêm (đối với bè cá có chiều dài > 50 mét) đặt thấp hơn đèn trắng ở 02 góc bè là 01 mét. 1.1.3. Trang bị cứu hỏa * Đối với lồng, bè cá có tổng dung tích từ 50m3 đến 300m3: - Thùng cát: 0,3m3/lồng, bè - Bình bọt loại 9lít: 01 bình/lồng, bè - Bạt hoặc chăn dập lửa (kích thước: 1,5m x 2,0m): 01 chiếc * Đối với lồng, bè cá có tổng dung tích trên 300m3: - Thùng cát: 0,3m3/lồng, bè - Bình bọt loại 9lít: 02 bình/lồng, bè - Bạt hoặc chăn dập lửa (kích thước: 1,5m x 2,0m): 02 chiếc * Trang bị cứu hỏa được miễn giảm trong trường hợp lồng, bè cá không có nhà. 1.2. Quy định đối với người sử dụng lao động - Đảm bảo lồng, bè nuôi cá luôn ở trạng thái an toàn. - Trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ an toàn cho người lao động. - Phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc người lao động trên lồng, bè nuôi cá thực hiện các quy định về an toàn lao động, nhất là người mới làm việc. - Phân công người lao động có đủ sức khỏe để thực hiện các công việc trên sông nước. - Bố trí nhóm ít nhất 2 người để thực hiện các công việc trên sông nước.
  14. - 14 - - Khám định kỳ, chăm sóc sức khỏe cho người lao động. - Không để người lao động làm việc nếu họ không thực hiện: các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, không sử dụng đầy đủ thiết bị an toàn, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát. - Không sử dụng lao động nữ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi vào các việc phải ngâm mình trong bùn, nước, nhất là bùn, nước dơ. 1.3. Quy định đối với người lao động - Phải có đủ sức khỏe để làm việc trên sông nước. - Chấp hành các quy định an toàn lao động ở cơ sở nuôi cá. - Từ chối làm việc nếu không được trang bị bảo hộ lao động, lồng, bè cá không đảm bảo an toàn. - Phải sử dụng thiết bị, dụng cụ an toàn lao động khi làm việc. - Phải tham gia cấp cứu người bị tai nạn. 1.4. Trang bị bảo hộ lao động - Quần áo lao động phổ thông - Quần áo chống rét - Áo mưa - Áo phao - Ủng cao su - Giày vải thấp cổ - Găng tay (vải dầy, cao su) - Mũ, nón chống rét, mưa nắng - Mũ bảo hộ - Kính đeo mắt - Khẩu trang Hình 2.1.1. Một số trang bị bảo hộ lao động
  15. - 15 - 2. An toàn trong sử dụng hóa chất Hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản đều là chất có hoạt tính mạnh: chlorine, thuốc tím, vôi… chúng sẽ ảnh hưởng sức khỏe người nuôi dưới dạng tiềm ẩn. Đây là mối nguy hiểm cho người nuôi vì họ cứ nghĩ các hóa chất này là vô hại nên họ càng không trang bị dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất và họ chưa biết cách sử dụng đúng cho từng loại hóa chất. 2.1. Vôi Vôi là tác nhân dùng để xử lý đất và nước ao nuôi. Ngoài ra còn có tác dụng hòa tan các chất hữu cơ, kích thích tảo phát triển. Thông thường, vôi ở trạng thái rắn (CaO) khi pha loãng với nước tạo thành Ca(OH)2, là chất có tính kiềm cao. Vôi lại có tính chất ăn mòn, sinh nhiệt nên có thể gây bỏng, ăn mòn da...Vì vậy khi sử dụng vôi phải chú ý: - Phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như: Quần áo dày, ủng, găng tay, mắt kính, nón - Khi pha, cho vôi từ từ vào bể (xô) chứa sẵn nước (không nên cho nước vào vôi vì có thể vôi sinh nhiệt văng ra gây bỏng) Hình 2.1.2. Vôi bột 2.2. Thuốc tím Thuốc tím ở dạng tinh thể rắn, là chất oxy hóa mạnh nên có khả năng oxy hóa chất hữu cơ, vô cơ, diệt khuẩn, loại bỏ kim loại nặng. - Khi pha thuốc, người nuôi cần chú ý trang bị bảo hộ đầy đủ - Không lấy thuốc tím để sử dụng mà gần nguồn sinh nhiệt (như lò, máy sục khí đang hoạt động...) có khả năng bốc cháy do dễ phân hủy tạo ra oxy cung cấp cho quá trình cháy. Hình 2.1.3. Thuốc tím
  16. - 16 - 2.3. Chlorine Chlorine có mùi cay xốc, gây khó chịu khi hít phải. Khi tiếp xúc với da gây vàng da, vàng móng tay chân. Sử dụng chlorine ở nồng độ cao ảnh hưởng trực tiếp lên đường hô hấp, niêm mạc mắt, niêm mạc mũi, gây hắt hơi, chảy nước mắt nước mũi, ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây nhức đầu, buồn nôn, có thể hôn mê. Chlorine là hợp chất oxy hoá mạnh có độc tính với tất cả các vi sinh vật. Chlorine có khả năng diệt vi khuẩn, vi rút, tảo, phiêu sinh động vật nước...nên được dùng để khử trùng nước trong ao nuôi. - Phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như: Quần áo, ủng, găng tay, mắt kính, nón - Một số người bị dị ứng với Chlorine thì không nên sử dụng vì có thể nguy hiểm đến sức khỏe. Hình 2.1.4. Chlorine 3. An toàn trong sử dụng các thiết bị dùng điện 3.1. Các nguyên nhân tai nạn điện thường gặp 3.1.1. Tai nạn ở mạng điện - Vô ý va chạm vào đường dây tải. - Dây bị đứt va chạm vào người. - Chất bọc dây cách điện bị tróc, bị hở mạch hoặc không còn tính cách điện nữa. - Các mối dây không được bọc cách điện. - Không đảm bảo được khoảng cách an toàn. 3.1.2. Tai nạn dùng sai qui cách kỹ thuật - Mắc đèn chiếu sáng dùng dây nguội cắm xuống đất hoặc buộc vào các bộ phận kim loại của hàng rào. - Đứng trên dụng cụ bằng kim loại để sửa điện. - Bảng điện để hở.
  17. - 17 - - Lắp đặt đường dây tạm thời thiếu an toàn. - Các trang thiết bị dùng điện đặt ở nơi ẩm ướt. - Tay ẩm ướt cầm, nắm thiết bị dùng điện. 3.1.3. Các nguyên nhân do quản lý điện - Sửa chữa không theo qui trình an toàn - Không trách nhiệm về điện mà sửa chữa điện. - Sửa chữa ở nơi cao mà không có dây an toàn, đùa giỡn vô ý thức với các loại điện. - Làm việc thiếu ngăn nắp, để bừa bãi các đường dây dẫn điện, thiếu các trang bị an toàn khi sửa chữa. - Thiếu các biện pháp phòng tránh, biện pháp an toàn như: biển báo hiệu cắt điện tạm thời tại nguồn, biển cấm hoặc các qui định an toàn về sử dụng điện. 3.2. Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện - Tôn trọng và bảo quản tốt các thiết bị, phương tiện bảo vệ: nắp cầu dao, thiết bị nối đất bảo vệ. Không tự ý thay đổi đèn chiếu sáng cục bộ 12V hoặc 36V thành điện áp 110- 220V - Khi sửa chữa làm vệ sinh các thiết bị điện cần phải cắt điện và treo bảng cấm đóng điện. - Ở những nơi cần thiết có đặt bảng cần chú ý và nói rõ sự nguy hiểm chết người. - Các thiết bị dùng điện như motor bơm nước, máy sục khí phải để nơi khô ráo, thoáng mát. - Tay ẩm ướt không nên cầm, nắm vào thiết bị điện - Khi công tác ở những nơi cao áp cần tôn trọng các qui tắc có 2 người cùng làm việc: + Nhân viên phải cách điện với đất, không được gần máy hay vật dẫn điện + Trước khi làm việc phải kiểm tra: thang, bàn, ống, dây treo có chắc chắn không. + Phải tuân theo các qui định ghi trong phiếu thao tác.
  18. - 18 - 3.3. Cấp cứu khi bị tai nạn về điện Khi người bị tai nạn điện giật việc tiến hành sơ cứu nhanh chóng, kịp thời và đúng phương pháp. Sơ cứu người bị nạn cần thực hiện 2 bước sau: - Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện - Làm hô hấp nhân tạo và hô hấp tim lồng ngực. 3.3.1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện - Nếu nạn nhân chạm vào điện hạ áp cần nhanh chóng cắt nguồn điện (cắt cầu dao, aptomat, cầu chì…). - Nếu không thể cắt nhanh nguồn điện thì có thể dùng các vật cách điện như sào, gậy tre, gỗ khô để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân. - Nếu nạn nhân nắm chặt dây điện thì cần phải đứng trên các vật cách điện khô để kéo nạn nhân ra hoặc đi ủng hay dùng găng tay cách điện để gở nạn nhân, có thể dùng dao, rìu với cán gỗ khô, kìm cách điện để chặt hoặc cắt đứt dây điện. Hình 2.1.5. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện - Nếu nạn nhân bị chạm hoặc bị phóng điện từ thiết bị có điện áp cao thì không thể đến cứu ngay trực tiếp mà cần phải đi ủng, dùng gậy, sào cách điện để tách người bị nạn ra khỏi phạm vi có điện. Đồng thời báo cho cơ quan quản lí đến cắt điện trên đường dây. 3.3.2. Cấp cứu tại chỗ Thực hiện ngay sau khi tách người bị nạn ra khỏi bộ phận mang điện. - Bước 1: Đưa nạn nhân ra chổ thoáng khí, cởi các quần áo bó thân (nút cổ áo, thắt lưng…), lau sạch máu, nước bọt và các chất bẩn. - Bước 2: Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê gáy bằng vật mềm để đầu ngửa về phía sau. Kiểm tra khí quản có thông suốt không và lấy các dị vật ra. Nếu hàm bị co
  19. - 19 - cứng phải mở miệng bằng cách để tay áp vào phía dưới của góc hàm dưới, tỳ ngón cái vào mép hàm để đẩy hàm dưới ra. - Bước 3: Kéo ngửa mặt nạn nhân về phía sau sao cho cằm và cổ trên một đường thẳng đảm bảo cho không khí vào được dễ dàng. Đẩy hàm dưới về phía trước đề phòng lưỡi rơi xuống đóng thanh quản. - Bước 4: Mở miệng và bịt mũi nạn nhân. Người cấp cứu hít hơi và thở mạnh vào miệng nạn nhân. Nếu không thể thổi vào miệng được thì có thể bịt kín miệng nạn nhân và thổi vào mũi. Lặp lại các thao tác trên nhiều lần. Việc thổi khí cần làm nhịp nhàng và liên tục 10- 12 lần trong 1 phút đối với người lớn, 20 lần trong 1 phút đối với trẻ em. 3.3.3. Xoa bóp tim lồng ngực - Nếu có 2 người cấp cứu thì một người thổi ngạt còn một người xoa bóp tim. + Người xoa bóp tim đặt 2 tay chồng lên nhau và đặt ở 1/3 phần dưới xương ức của nạn nhân, ấn khoảng 4 đến 6 lần thì dừng lại hai giây để người thứ nhất thổi không khí vào phổi nạn nhân. + Khi ấn ép mạnh lồng ngực xuống 4- 6 cm, sau đó giữ tay lại khoảng 1/3 giây, rồi mới rời tay khỏi lồng ngực cho Hình 2.1.6. Xoa bóp tim, lồng ngực trở về vị trí cũ. - Nếu có một người cấp cứu thì cứ sau hai, ba lần thổi ngạt, ấn vào lồng ngực nạn nhân như trên 4- 6 lần.- Các thao tác phải được làm liên tục cho đến khi nạn nhân xuất hiện dấu hiệu sống trở lại, hệ hô hấp có thể tự hoạt động ổn định. - Để kiểm tra nhịp tim nên ngừng hô hấp 2- 3 giây. Sau khi thấy sắc mặt trở lại hồng hào, đồng tử co giản, tim phổi bắt đầu hoạt động nhẹ…cần tiếp tục cấp cứu khoảng 5- 10 phút nữa để tiếp thêm sức mạnh cho nạn nhân. - Sau đó cần kịp thời chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện. Trong quá trình vận chuyển vẫn phải tiến hành cấp cứu liên tục.
  20. - 20 - 4. An toàn lao động trên sông nước 4.1. Các biện pháp an toàn khi làm việc trên sông nước - Xây dựng những quy trình làm việc bảo đảm an toàn lao động, kiên trì giáo dục, kiểm tra đôn đốc để mọi người trong đơn vị thực hiện đúng đắn các quy trình đó. Không được giao cho công nhân làm những việc nguy hiểm trên sông nước nếu chưa có kế hoạch chu đáo để đảm bảo an toàn lao động. - Phải cung cấp đủ và kịp thời cho công nhân những phương tiện làm việc và những trang bị phòng hộ cần thiết như thuyền mảng, dây, phao bơi…phải định kỳ kiểm tra để đảm bảo những thứ này luôn luôn có chất lượng tốt. - Không được giao cho những người không biết bơi làm những việc thường xuyên trên sông nước. Đối với những người chưa biết bơi, phải có kế hoạch để trong một thời gian ngắn huấn luyện cho họ biết bơi. - Nếu tuyển người mới để làm việc nhất thiết phải tuyển những người đã biết bơi. - Trước khi bước vào mùa lũ lụt, phải lập kế hoạch chu đáo đề phòng tai nạn chết đuối, chuẩn bị đủ và kiểm tra kỹ chất lượng các phương tiện làm việc trên sông nước và các trang bị phòng hộ cần thiết cho công nhân. - Để sẵn sàng cứu những người bị ngã xuống nước hoặc trong khi làm việc dưới nước bị nước chảy xiết cuốn đi, cần có những tổ cấp cứu. Tham gia tổ cấp cứu phải là những người biết bơi thành thạo trong số công nhân thường xuyên có mặt ở nơi làm việc, không thoát ly sản xuất nhưng được trang bị đầy đủ phương tiện cần thiết để cứu người chết đuối và được huấn luyện để làm trọn nhiệm vụ này (biết cách cứu vớt người chết đuối và cách cấp cứu người được vớt ở dưới nước lên). 4.2. Cấp cứu khi có tai nạn dưới nước 4.2.1. Đưa nạn nhân vào bờ Khi thấy có người bị rơi xuống nước: hãy hô to, gọi người tới giúp, đồng thời tìm mọi cách cứu họ lên. * Nếu nạn nhân ở gần bờ, người cứu nạn bơi chưa tốt: Người cứu nạn có thể dùng một trong những cách như sau: Cách 1: Quăng dây kéo người bị nạn vào bờ. Cách 2: Ném can nhựa rỗng cho người bị nạn. Cách 3: Nắm tay nhau để kéo người bị nạn vào bờ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2