intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chuẩn bị thức ăn cho hươu, nai - MĐ03: Nuôi hươu, nai

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

129
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cấu trúc giáo trình mô đun Chuẩn bị thức ăn cho nuôi hươu, nai gồm 3 bài: các loại thức ăn; Phối trộn thức ăn; chế biến và bảo quản thức ăn. Giáo trình được viết theo phương châm đơn giản, cô đọng, dễ hiểu, dễ làm và phù hợp với trình độ của hầu hết những người nông dân nuôi hươu, nai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chuẩn bị thức ăn cho hươu, nai - MĐ03: Nuôi hươu, nai

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ THỨC ĂN CHO HƯƠU, NAI MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ: NUÔI HƯƠU, NAI Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ03
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây phong trào nuôi hươu, nai ở Việt Nam phát triển mạnh do nhu cầu ngày càng tăng về tiêu thụ nhung và thịt. Giá trị dinh dưỡng của nhung và thịt cao. Hơn nữa nuôi hươu, nai vốn ban đầu thấp, chuồng trại có thể tận dụng các vật liệu sẵn có, rẻ tiền, tận dụng được lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Hươu, nai là loài vật rất dễ nuôi có thể sử dụng các loại thức ăn như lá cây, rau cỏ tự nhiên và các phế phụ phẩm nông nghiệp do đó chi phí thấp, nhưng giá bán sản phẩm lại cao vì người tiêu dùng vẫn coi đây là các đặc sản. Xuất phát từ nhu cầu trên việc phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là cần thiết. Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn, cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các hộ, nhóm nông dân chăn nuôi hươu nai, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích nghề và soạn thảo chương trình dạy nghề nuôi hươu nai trình độ sơ cấp nghề. Chương trình được kết cấu thành 6 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến kỹ thuật nuôi hươu nai. Chương trình dạy nghề “Nuôi hươu, nai” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế nuôi hươu nai tại các địa phương trong cả nước do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ nuôi hươu, nai ở nước ta. Bộ giáo trình được biên soạn gồm 6 quyển: Mô đun 1. Chuẩn bị điều kiện nuôi hươu, nai Mô đun 2. Chuẩn bị giống hươu nai Mô đun 3. Chuẩn bị thức ăn cho hươu, nai Mô đun 4. Nuôi dưỡng hươu, nai Mô đun 5. Chăm sóc hươu, nai Mô đun 6. Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm Cấu trúc giáo trình mô đun chuẩn bị thức ăn cho nuôi hươu, nai gồm 3 bài: Các loại thức ăn; Phối trộn thức ăn; Chế biến và bảo quản thức ăn. Giáo trình được viết theo phương châm: đơn giản, cô đọng, dễ hiểu, dễ làm và phù hợp với trình độ của hầu hết những người nông dân nuôi hươu, nai. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã nhận được sự góp ý của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà chuyên môn, nhà khoa học và bà con nông dân…. Nhân dịp hoàn thành cuốn giáo trình này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn
  4. 3 sự đóng góp to lớn đó. Chúng tôi cũng nhận thức rằng, do thời gian và trình độ có hạn, mặt khác, đối tượng mà giáo trình phục vụ rất mới và mang nhiều nét đặc thù nên chắc chắn tài liệu này còn rất nhiều thiếu sót, mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Tham gia biên soạn 1. Lê Công Hùng. Chủ biên 2. Nguyễn Ngọc Điểm. Thành viên 3. Nguyễn Linh. Thành Viên
  5. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 2 MỤC LỤC .................................................................................................................. 4 MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ THỨC ĂN CHO HƯƠU, NAI ............................................ 7 BÀI 1 : CÁC LOẠI THỨC ĂN ................................................................................. 7 A. Nội dung ............................................................................................................ 7 1. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn ........................................................................... 7 1.1. Đạm (protein) .............................................................................................. 7 1.2. Chất bột đường (gluxit) ............................................................................... 8 1.3. Chất béo (lipit) ............................................................................................ 9 1.4. Khoáng ........................................................................................................ 9 1.5. Vitamin ...................................................................................................... 10 1.6. Nước .......................................................................................................... 10 2. Phân loại thức ăn .............................................................................................. 10 3. Chọn các loại thức ăn cho hươu, nai ................................................................ 11 3.1. Các loại thức ăn xanh ................................................................................ 11 3.2. Các loại thức ăn tinh.................................................................................. 19 3.3. Các loại thức ăn bổ sung ........................................................................... 20 3.4. Các loại thức ăn khác ................................................................................ 21 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ........................................................................... 21 1. Câu hỏi ............................................................................................................. 21 2. Bài tập thực hành.............................................................................................. 23 C. Ghi nhớ ............................................................................................................ 24 BÀI 2 : PHỐI TRỘN THỨC ĂN ............................................................................. 25 A. Nội dung .......................................................................................................... 25 1. Chọn các loại thức ăn cần phối trộn ................................................................. 25 2. Chọn công thức phối trộn ................................................................................. 26 2.1. Công thức thức ăn tinh hỗn hợp ................................................................ 26 2.2. Khẩu phần ăn cho hươu, nai đực giống và lấy nhung ............................... 27 2.3. Khẩu phần ăn cho hươu, nai cái chửa đẻ và nuôi con............................... 27 2.4. Khẩu phần ăn cho hươu, nai con ............................................................... 27 3. Phối trộn thức ăn .............................................................................................. 28 3.1. Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp ....................................................... 28 3.2. Chuẩn bị thức ăn phối trộn ........................................................................ 31 3.3. Chuẩn bị dụng cụ phối trộn ....................................................................... 31 3.4. Phối trộn thức ăn ....................................................................................... 31 4. Bao gói và bảo quản ......................................................................................... 33 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ........................................................................... 33
  6. 5 1. Câu hỏi ............................................................................................................. 33 2. Bài tập thực hành.............................................................................................. 33 C. Ghi nhớ ............................................................................................................ 34 BÀI 3: CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN .................................................... 35 A. Nội dung .......................................................................................................... 35 1. Ủ xanh thức ăn ................................................................................................ 35 1.1. Chuẩn bị nguyên liệu ................................................................................ 35 1.2. Chuẩn bị dụng cụ chế biến ........................................................................ 36 1.3. Kỹ thuật ủ xanh thức ăn ............................................................................ 37 1.4. Bảo quản và sử dụng ................................................................................. 39 2. Ủ nảy mầm các loại hạt .................................................................................... 39 2.1. Chuẩn bị nguyên liệu ................................................................................ 39 2.2. Chuẩn bị dụng cụ chế biến ........................................................................ 40 2.3. Kỹ thuật ủ nảy mầm các thức ăn hạt ......................................................... 40 2.4. Bao gói bảo quản ....................................................................................... 40 3. Các phương pháp chế biến khác ...................................................................... 41 3.1. Nấu chín .................................................................................................... 41 3.2. Phơi, sấy, rang ........................................................................................... 41 3.3. Đường hóa ................................................................................................. 42 3.4. Ủ men thức ăn tinh .................................................................................... 42 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ........................................................................... 43 1. Câu hỏi ............................................................................................................. 43 2. Bài tập thực hành.............................................................................................. 43 C. Ghi nhớ ............................................................................................................ 44 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ................................................................. 45 I. Vị trí, tính chất của mô đun .............................................................................. 45 II. Mục tiêu ........................................................................................................... 45 III. Nội dung chính của mô đun ........................................................................... 45 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành ......................................................... 46 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................... 49 VI. Tài liệu cần tham khảo ................................................................................... 52 PHẦN PHỤ LỤC ..................................................................................................... 53
  7. 6 CÁC THU T NG CHU N MÔN, CH VI T T T MD: Vật chất khô TND: Tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa CP: Protein thô DP: Protein tiêu hóa ME: Năng lượng trao đổi 1MJ: ≈ 239 kcal
  8. 7 MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ THỨC ĂN CHO HƯƠU, NAI Mã mô đun: MĐ03 Giới thiệu mô đun Mô đun Chuẩn bị thức ăn cho hươu, nai với tổng số giờ là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra kết thúc mô đun. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: các loại thức ăn, phối trộn, chế biến và bảo quản thức ăn hươu, nai nhằm đạt hiệu quả chăn nuôi cao. Mô đun này được giảng dạy theo phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết thúc mô đun được đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm và làm bài tập thực hành. BÀI 1 : CÁC LOẠI THỨC ĂN Mã bài: MĐ03-01 Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm và cách sử dụng các loại thức ăn cho hươu, nai. - Thực hiện được các bước trong công việc phân loại thức ăn cho hươu, nai. A. Nội dung 1. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn 1.1. Đạm (protein) - Đạm có các vai trò sau: + Đạm là cấu trúc cơ bản hình thành nên mô mềm của các tổ chức của động vật như: cơ, mô liên kết, colagen, da, lông, móng. + Đạm tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng + Đạm có vai trò quan trọng trong quá trình duy trì, phát triển của mô và hình thành những chất cơ bản trong hoạt động sống. + Đạm điều hoà trao đổi nước: điều chỉnh protein thẩm thấu và cân bằng, tan kiềm trong cơ thể. + Đạm có vai trò giải độc và bảo vệ: Tham gia tổng hợp kháng thể + Đạm có vai trò cân bằng năng lượng của cơ thể. - Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đạm: + Đạm thô: Tỷ lệ đạm thô được xác định theo % Nitơ tổng số có trong thức ăn.
  9. 8 Đạm thô (%) = % N x k Trong đó: %N: % nitơ tổng số trong thức ăn k: hệ số chuyển đổi để xác định tỷ lệ đạm thô Ví dụ: Tỷ lệ N trong đạm của ngô là 17,7%, có nghĩa là trong 100 g đạm có 17,7 g N. Hệ số trong trường hợp này là k = 100/17,7 = 5,65. Chú ý: % nitơ tổng số bao gồm cả Nitơ protein và Nitơ phi protein. + Đạm tiêu hóa: Tỷ lệ đạm tiêu hóa là tỷ lệ phần trăm của đạm hấp thu được so với phần ăn vào. Đạm thu nhận (g) – Đạm thải ra ở phân (g) Tỷ lệ đạm tiêu hóa (%) = x 100 Đạm thu nhận (g) + Giá trị sinh học của protein (BV). Đạm thu nhận - (Đạm phân + Đạm nước tiểu) BV = x 100 Đạm thu nhận – Đạm phân Đạm tích lũy BV = x 100 Đạm tiêu hóa Như ta đã biết đạm là thành phần chủ yếu cấu tạo nên cơ thể con vật, do đó nếu khẩu phần ăn thiếu đạm sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển: con vật chậm lớn, cơ năng sinh dục bị giảm rõ rệt (số lượng tinh dịch, tinh trùng ít đi, khó thụ thai, thai phát triển chậm, trọng lượng hươu sơ sinh thấp …). Hàm lượng đạm trong các loại lá, cỏ khác nhau cũng khác nhau. Tỷ lệ đạm trong lá, thân và hạt cây họ đậu (lạc, đậu) và trong thân, hạt cây họ hoà thảo (ngô, cám gạo …) chiếm nhiều nhất. Trong khô dầu, tỷ lệ đạm có tới 30 - 40%. Đây là các loại thức ăn cho hươu nai rất tốt. 1.2. Chất bột đường (gluxit) Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể con vật và duy trì thân nhiệt. Nếu thiếu chất bột, con vật gầy yếu, ít hoạt động, vì phải phân giải một phần đạm và mỡ của cơ thể để lấy năng lượng. Trong thức ăn thực vật, chất bột đường chiếm tỷ lệ rất lớn, chất bột đường là hạt và thân cây trong các họ hoà thảo, họ đậu. Trong khoai lang củ có tới 27% bột.
  10. 9 Chất bột có hai loại: chất xơ và chất đường. Chất xơ thường khó tiêu hoá, thức ăn càng nhiều chất xơ thì giá trị dinh dưỡng của nó càng thấp. Thực vật lúc còn non chứa ít chất xơ hơn lúc đã già. Ngay trong một cây, chất xơ ở thân cây nhiều hơn ở lá. Hạt và củ là bộ phận chứa ít chất xơ nhất. Đối với hươu, nai nhờ vai trò của vi sinh vật trong dạ cỏ mà chất xơ vẫn được tiêu hoá mạnh. Chất xơ còn có tác dụng làm tăng tính nhu động của ruột, hươu nai ăn được nhiều thức ăn hơn. 1.3. Chất béo (lipit) - Chất béo có các vai trò sau: + Chất béo là nguồn năng lượng quan trọng: Giá trị năng lượng của 1 g chất béo gấp 2,25 lần so với đạm và đường (9,45 kcal so với 4,1 kcal). + Chất béo là dung môi hoà tan các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K. Khi thiếu chất béo trong khẩu phần ăn, các loại vitamin này khó hấp thu và dẫn đến những bệnh thiếu vitamin. + Lipit tham gia cấu trúc cơ thể: trong cơ thể, lipit là chất thiết yếu trong mỗi tế bào, không chỉ ở màng tế bào mà còn ở màng nhân tế bào, ty thể. + Chất béo là nguồn nguyên liệu để tạo nên các chất nội tiết, như cholesterol, là nguyên liệu để tổng hợp progesterol, testosterol, estrogen và cũng là nguyên liệu để tổng hợp vitamin D3. + Chất còn là nguồn axit béo quan trọng như: Linoleic, linolenic, arachidonic cho cơ thể mà không thể thay thế bằng chất khác được. - Trong thức ăn thực vật, tỷ lệ chất béo trong hạt cây họ đậu có ít hơn (2 - 3%), riêng ở lạc có rất nhiều (gần 10%), đậu tương gần 17%. - Trong khẩu phần thức ăn cho hươu, nai cần chú ý một tỷ lệ chất béo thích hợp, vừa có tác dụng làm tăng khẩu vị, vừa thúc đẩy quá trình tiêu hoá. 1.4. Khoáng - Việc đảm bảo đầy đủ chất khoáng nhất là muối, có tác dụng rất tích cực đến kết quả thuần dưỡng hươu, nai. Hươu, nai thường tìm đến những nơi có nguồn muối, đôi khi chúng uống cả nước tiểu, ăn thử cả tro (rơm rạ, cỏ… đốt). - Chất khoáng chiếm 4,7% thể trọng con vật, có nhiệm vụ tạo hình và điều hoà các chức phận. Cho nên, chất khoáng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ của con vật, nhất là giúp cho vật non sinh trưởng và phát triển bình thường. Vai trò của chất khoáng rất quan trọng. Tuy nhiên, cần tránh cho vật ăn quá nhiều muối, vì dễ làm cho vật mắc chứng bệnh phù hay thuỷ thũng. - Ngoài muối ra còn cung cấp chất khoáng khác trong khẩu phần của hươu, nai khá quan trọng như đối với các loại gia súc khác. Nếu thiếu Canxi, phốt pho thì
  11. 10 hươu, nai con còi cọc, chậm lớn, còi xương, mềm xương; hươu, nai giống sinh sản kém, thai bị dị dạng hoặc bị chết thai. 1.5. Vitamin Vitamin là những chất mà cơ thể cần với 1 lượng rất ít nhưng không thể thiếu được. Nếu thiếu một hay nhiều loại sinh tố, sẽ làm con vật mắc bệnh “ thiếu sinh tố” dẫn đến tình trạng: sinh trưởng bị đình trệ, chức năng sinh dục giảm sút, viêm thần kinh, khả năng tiêu hoá giảm xuống rõ rệt, sút cân và cuối cùng con vật có thể bị chết. 1.6. Nước - Nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể con vật, vì vậy nước là nhu cầu không thể thiếu được. - Nước có vai trò giúp cho cơ thể con vật hấp thụ, vận chuyển những chất dinh dưỡng, cũng như bài tiết các chất thải. - Tuy nhiên, thức ăn càng nhiều nước thì giá trị dinh dưỡng càng thấp, hơn nữa lại khó bảo quản, không để được lâu vì dễ bị mốc. Thực vật còn non có lượng nước nhiều hơn khi già và ở lá cành, lượng nước nhiều hơn ở thân cây. 2. Phân loại thức ăn Phân loại theo nguồn gốc có thể phân thành 8 loại 2.1. Thức ăn thô khô Gồm tất cả các loại cỏ xanh tự nhiên thu cắt và các loại phế phụ phẩm của cây trồng đem phơi khô có hàm lượng trên 18% đều là thức ăn thô khô. Ví dụ: Thức ăn thô khô hoặc hoà thảo, rơm rạ, dây lang, dây lạc, thân cây ngô phơi khô.... 2.2. Thức ăn xanh Tất cả các loại cỏ trồng, cỏ tự nhiên, các loại rau xanh cho gia súc sử dụng ở trạng thái tươi, xanh bao gồm: cỏ voi, cả pangola, lá mít, lá keo... 2.3. Thức ăn ủ xanh Bao gồm tất cả các loại thức ăn xanh, các loại cỏ thuốc họ hoà thảo hoặc thân bã phụ phẩm của ngành trồng trọt như thân lá lạc, bã mía, thân cây ngô.... đem ủ xanh. 2.4. Thức ăn giàu năng lượng Tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein < 20% và xơ thô < 18%. Bao gồm các loại hạt ngũ cốc như: ngô, gạo, cám ngô, cám mì.... phế phụ phẩm của ngành xay xát như cám gạo, cám ngô, cám mỳ, tấm... Ngoài ra còn các loại củ quả như: sắn, khoai lang, khoai tây, bí đỏ....
  12. 11 2.5. Thức ăn bổ sung protein - Bao gồm tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein > 20% và xơ < 18%. - Thức ăn bổ sung protein có nguồn gốc động vật gồm: bột cá, bột thịt, sữa bột, bột thịt xương, bột máu... - Thức ăn bổ sung protein có nguồn gốc thực vật gồm: đỗ tương, lạc, khô dầu đỗ tương, khô dầu lạc.... 2.6. Thức ăn bổ sung khoáng Thức ăn bổ sung khoáng gồm: bột vỏ sò, bột đá vôi, vỏ hến, bột xương, muối ăn... 2.7. Thức ăn bổ sung vitamin Thức ăn bổ sung vitamin gồm: B.complex, ADE, Premix vitamin, polyvit.... 2.8. Các loại thức ăn bổ sung khác Các chất phụ gia, kháng sinh, chất tạo mùi, các chất kích thích sinh trưởng, chất chống oxy hóa, thuốc phòng bệnh.... 3. Chọn các loại thức ăn cho hươu, nai 3.1. Các loại thức ăn xanh 3.1.1. Cây cỏ tự nhiên Các loại cây cỏ mọc tự nhiên ở bãi chăn, trên đồi, đê, các loại lá cây như mít, keo tai tượng, chuối, xoan ... là những loại thức ăn xanh thích hợp với đặc tính tiêu hoá của hươu, nai. Hươu, nai có thể ăn được hầu hết các loại lá cây và cỏ trong tự nhiên. Cỏ tự nhiên chủ yếu là các giống hòa thảo bản địa, có khả năng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên tại chỗ. Các loại cỏ họ đậu tuy vẫn có mặt nhưng thưa thớt và thường không cạnh tranh nổi với các cây cỏ hòa thảo. Tuy năng suất cỏ không cao, nhiều lúc, nhiều nơi rất thấp và biến động lớn theo mùa, song cỏ ở bãi chăn vẫn là một nguồn thức ăn quan trọng cho nuôi hươu, nai ở nhiều khu vực trong nước ta và cần được quan tâm để tận thu tốt. Cỏ tự nhiên chủ yếu là cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ mật... mọc ở gò, bãi, bờ đê, bờ ruộng, trong vườn cây, và trong công viên. Cỏ tự nhiên có thể được sử dụng cho hươu, nai ăn ngay trên đồng bãi hoặc thu cắt về nhà. Thành phần dinh dưỡng tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, cơ cấu các loại cỏ, chất đất và mùa thu hoạch. Cỏ tự nhiên có tính ngon miệng cao đối với gia súc ăn cỏ. Giá trị dinh dưỡng có sự biến động lớn, hàm lượng protein thô trung bình 12% (diễn biến từ 6,8- 21,6%), năng lượng trao đổi trung bình 9,1 MJ/kgVCK (8,7 - 9,8 MJ/kgVCK), hàm lượng xơ trung tính (NDF) trung bình 63,2% (49,4 - 73,5%).
  13. 12 Ngoài nguồn thức ăn tự nhiên, chúng ta có thể trồng cây thức ăn ngay trong vườn, quanh nhà làm hàng rào hoặc dọc theo bờ ruộng, trên gò đồi, nếu có đồng bãi thì nên trồng theo băng xen canh với cây màu hoặc cây ăn quả để tạo thức ăn cho hươu, nai. 3.1.2. Các loại cỏ trồng - Cỏ voi: Cỏ voi thuộc họ hoà thảo thân đứng, rễ chùm, trồng bằng hom, chiều cao cây 1,2 - 1,8 m. Cỏ có năng suất cao đạt 80 - 200 tấn/ha/năm, có thể thu cắt 6 - 8 lứa/năm. Hàm lượng protein trung bình 8 - 9% tính theo vật chất khô. Thời gian thu hoạch dưới 30 ngày tuổi, hàm lượng protein cao hơn 10% vật chất khô, đường 7 - 8% vật chất khô. Giống cỏ này thường được trồng để thu cắt cho hươu, ani ăn tại chuồng. Hình 3.1.1. Cỏ voi
  14. 13 - Cây đậu Flemingia: là cây bụi thân gỗ, thuộc họ đậu có rễ ăn sâu. Cây có thể mọc cao 3 - 3,5 m. Là cây lâu năm, có khả năng tái sinh rất tốt. Cây chịu hạn giỏi, có thể trồng ở đất bạc màu, bị xói mòn hay độ chua cao, nhưng không phát triển tốt ở nơi trũng hay ngập úng kéo dài. Năng suất chất xanh 55 - 60 tấn/ha/năm. Tỷ lệ vật chất khô của ngọn lá từ 25 - 28%, protein thô 16 - 18%. Hình 3.1.2. Cây đậu Flemingia Đây là loại cây có thể sử dụng dạng tươi, hay phơi khô làm thức ăn cho hươu nai, đặc biệt trong vụ đông xuân. - Cây chè khổng lồ: là cây lâu năm, thân mọc thẳng, có nhiều mấu lồi, cây có thể phát triển quanh năm. Khi non thân cây mọng nước. Lá có màu nâu sẫm, dòn và hơi ráp. Cây ưa độ ẩm, chịu được bóng râm. Năng suất chất xanh đạt 70 - 80 tấn/ha/năm. Hàm lượng nước trung bình 80 - 95%, hàm lượng xơ 25%, protein thô 15 - 17% vật chất khô. Cây được sử dụng ở dạng tươi làm thức ăn bổ sung cho hươu nai. Hình 3.1.3. Chè khổng lồ
  15. 14 - Cỏ Ghi nê: là giống cỏ hoà thảo thân bụi, rễ chùm, cao khoảng 0,6 - 1,2 m, sản lượng 60 - 80 tấn/ha/năm. Hàm lượng protein khoảng 7 - 8%, xơ thô 33 - 36% vật chất khô. Cỏ mềm thích hợp cho chăn nuôi hươu nai. Cỏ có khả năng chịu hạn và có phát triển trong vụ đông hay trồng dưới tán cây khác. Hình 3.1.4. Cỏ Ghi nê - Cỏ Ruzi: là giống cỏ lâu năm, thuộc họ hoà thảo. Cỏ có thân bò, rễ chùm, thân và lá dài mềm, có lông mịn. Cây có thể mọc cao 1,2 - 1,5 m. Cỏ có khả năng chịu hạn khô và mọc tốt ở độ cao tới 2000 m. Năng suất cỏ đạt 60 - 90 tấn/ha/năm. Có thể thu cắt từ 7 - 9 lứa/năm. Đây là giống cỏ chủ lực cho việc trồng để thu cắt phơi khô làm thức ăn cho hươu nai. Hàm lượng chất dinh dưỡng: vật chất khô: 32 - 35%, protein 9 - 10%, xơ thô: 27 - 29% vật chất khô. Hình 3.1.5. Cỏ Ruzi - Cỏ Pangola: là giống cỏ thân bò, được trồng để thu cắt, thái để phơi khô làm thức ăn thô khô. Có thể thu hoạch 5 - 6 lứa/năm. Sản lượng chất xanh đạt 40 - 60 tấn/ha/năm. Lượng protein trong vật chất khô: 7 - 8%, xơ thô: 33 - 36%. Hình 3.1.6. Cỏ Pangola
  16. 15 - Cây ngô: Gieo ngô dày, mỗi hecta gieo 60 kg hạt giống, rồi tỉa dần lấy cây non cho hươu nai ăn. Thân, lá cây ngô sau khi thu hoạch bắp cũng là nguồn thức ăn rất tốt cho hươu nai. Nếu hươu nai không ăn hết có thể ủ chua hoặc cắt nhỏ phơi khô làm thức ăn dự trữ. Hình 3.1.7. Thân cây ngô - Cây keo dậu: là cây lâu năm, thân bụi hay gỗ cao đến trên 10 m. Cây có khả năng chịu hạn tốt và có thể duy trì bộ lá xanh trong suốt mùa khô. Cây có thể sinh trưởng ở trên nhiều loại đất khác nhau. Năng suất chất xanh đạt 40 - 45 tấn/ha/năm. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của keo dậu: 30 - 31%, protein thô 21 - 25%, xơ thô 17 - 18%, khoáng tổng số 6 - 8%, mỡ 5 - 6% vật chất khô. Có thể sử dụng dạng tươi hay phơi khô làm thức ăn cho hươu nai rất tốt. Hình 3.1.8. Keo dậu - Mía: Sử dụng thân và ngọn mía làm thức ăn cho hươu nai có thể thay thế 50% khẩu phần thức ăn thô xanh. Khi cho ăn nên chặt mía cả vỏ thành lát mỏng. Đây là nguồn thức ăn thô xanh có tiềm năng nhất là vào mùa khô rét khi thiếu các nguồn thức ăn khác. Hình 3.1.9. Ngọn mía
  17. 16 3.1.3. Các loại rau, lá và củ quả: - Lá chuối: Có thể sử dụng cả thân và lá cho hươu, nai. Là chuối có vị chát giúp hươu, lai chống được bệnh tiêu chảy. Đối với thân cây chuối cần thái lát nhỏ cho hươu, nai ăn. - Dây lang, cây lạc, cây đậu: Sau khi thu hoạch củ, quả có thể sử dụng làm thức ăn cho hươu, nai. Hình 3.1.10. Cây chuối - Có thể sử dụng lá sắn tươi cho hươu, nai ăn trực tiếp. Lá sắn tươi phải đảm bảo tươi mới, không dập nát, không bị héo. Nếu cho ăn nhiều hươu, nai dễ bị ngộ độc vì trong lá sắn có chất độc là axít cyanhydric (HCN). - Lá sắn dây: thức ăn tốt cho hươu nai, loại lá này có hàm lượng đạm cao. - Lá keo dậu, lá dâu da xoan: hươu, nai có thể ăn cả cành nhỏ. - Lá mít, lá tre, lá chè tươi, lá sung vùng nào cũng có, sử dụng cho hươu, nai ăn quanh năm. - Các loại lá cây mọc hoang dại: sắn dây dại, mua lá nhỏ, lá ngải, cây vú bò, thài lài trắng, thài lài tía…. - Các loại rau: Rau muống, rau má… - Củ, quả: Củ khoai lang, củ sắn, quả đu đủ, quả sung, quả mít, quả bí… Hình 3.1.11. Quả mít Hình 3.1.12. Quả sung
  18. 17 3.1.4. Phân nhóm các loại thức ăn hươu, nai ưa thích - Nhóm thức ăn rất tốt: Lá mít, lá ruối, lá và quả sung, lá sung vè, cỏ voi, cây ngô, dây, củ khoai lang, rau muống, lá hu đay, lá ngát, lá sấu và bông bạc. -Nhóm thức ăn tốt: Lá chay, lá và quả vả, lá dâu, mía, gạo, cám, lúa nếp, gạo, cám, lúa tẻ, lá xoan, dây lang rừng, dây muống rừng, dây lạc, Sắn dây rừng, lá ngát trơn, lá củ sắn, cây bọt ếch, dâu gia xoan, lá núc nác, lá thôi ba, cò ke. - Nhóm thức ăn trung bình: Cây vú bò, lá ngải, lá năng, cỏ lá tre, cỏ dầy, cỏ lưỡi mác, cỏ chân nhện, cỏ mần trầu, cỏ sâu róm, lá nhội, cỏ sữa lá lớn, cỏ sữa lá nhỏ, lá chòi mòi, lá khế, cây chuối rừng, thài lài trắng, thài lài tía, lá muối, lá lạc tiên, lá bồ quân, lá chè xanh, chè rừng, tu hú lá nhỏ, mua lá lớn, lá và quả đu đủ, rau rắn, bời lời, bí ngô, đay rừng - Nhóm thức ăn ít ăn: Rau má, cỏ tranh, cỏ gà, lá bởi, hồng bì, lá tre, lá bồ kê, ké hoa đào, ké hoa vàng, mua lá nhỏ, vừng và lá táo. + Hươu thường thích ăn lá cỏ non hay lá bánh tẻ. Khi lá đã già thì hươu, nai chuyển sang ăn thức ăn khác. + Chúng ta nên cho ăn nhiều loại thức ăn để hươu có đủ các chất. Không nên cho hươu, nai ăn đơn điệu một loại thức ăn. Bảng 3.1.1. Mức độ ăn của hươu, nai với các loại thức ăn Rất Tốt Trung Ít TT Loại thực vật tốt bình 1 Bắp cải + 2 Bí đỏ (quả) + 3 Cao lương + 4 Chàm bông vàng + 5 Chàm tai tượng + 6 Chuối tây + 7 Cỏ gà + 8 Cỏ ghinê +
  19. 18 Rất Tốt Trung Ít TT Loại thực vật tốt bình 9 Cỏ gừng + 10 Cỏ lau + 11 Cỏ Lôngpara + 12 Cỏ mần trầu + 13 Cỏ pangola + 14 Cỏ tranh + 15 Cỏ lá tre + 17 Cỏ voi lai + 18 Cỏ ruzi + 19 Dâm bụt + 20 Lá dâu(tằm) + 21 Dong riềng + 22 Dong đao + 23 Đay (rau) + 24 Đậu Kudzu + 25 Đậu tương + 26 Đậu Stylo + 27 Đậu xanh + 28 Đu đủ + 29 Keo dậu + 30 Khoai lang + 31 Khoai tây + 32 Dây lạc + 33 Lúa nước + 34 Mía + 35 Mít (lá) + 36 Cây ngô +
  20. 19 Rất Tốt Trung Ít TT Loại thực vật tốt bình 37 Rau dền cơm + 38 Rau đay + 39 Rau lấp + 40 Rau muống + 41 Rau ngót + 42 Rau su hào + 43 Sắn (tàu) + 44 Sắn dây(lá) + 45 Lá sung + 46 Lá ngái + 47 Thài lài trắng + 48 Thầu dầu + 49 Trinh nữ + 50 Lá tre + 51 Vông + 52 Vừng + 53 Lá xoan + 54 Lá hu đay + 55 Dâu da xoan + 3.2. Các loại thức ăn tinh 3.2.1. Thức ăn giàu năng lượng - Ngô: ngô là loại thức ăn giàu dinh dưỡng, ít chất xơ và nhiều chất béo hơn trong các loại hạt ngũ cốc, hàm lượng protein thô là 8 - 9%. Ngô chứa nhiều tiền vitamin A và các hợp chất màu vàng, rất cần cho động vật. - Cám ngô: là sản phẩm phụ bao gồm những phần hạt vỡ của ngô, kể cả phôi ngô nên hàm lượng protein cao (10 - 12%).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2