intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Chương 5

Chia sẻ: Dalat Ngaymua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

144
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 5 GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN 5.1. KHÁI NIỆM VÀ THỨC ĂN VÀ CHẤT DINH DƯỠNG Trong chăn nuôi, thức ăn là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm và thường chiếm tới 70% giá thành sản phẩm. Vì vậy nghiên cứu về thức ăn và dinh dưỡng có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm sử dụng thức ăn hợp lý,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Chương 5

  1. Chương 5 GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN 5.1. KHÁI NIỆM VÀ THỨC ĂN VÀ CHẤT DINH DƯỠNG Trong chăn nuôi, thức ăn là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm và thường chiếm tới 70% giá thành sản phẩm. Vì vậy nghiên cứu về thức ăn và dinh dưỡng có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm sử dụng thức ăn hợp lý, hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi. 5.1.1. Khái niệm về thức ăn Khái niệm về thức ăn vật nuôi thường thay đổi theo giai đoạn phát triển kinh tế của xã hội loài người. Thời kỳ chăn nuôi du mục, các loại cỏ xanh thiên nhiên là nguồn thức ăn chủ yếu của vật nuôi. Đến thời kỳ con người biết trồng trọt thì các sản phẩm của cây trồng được sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi. Khi trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, chăn nuôi được đề cao, người ta bắt đầu trồng các loại cây thức ăn có năng suất và chất lượng cao. Khai thác mọi nguồn thức ăn vì thế khái niệm thức ăn cho vật nuôi cũng được thay đổi theo. Ngày nay, khái niệm về thức ăn vật nuôi được định nghĩa như sau : "Thức ăn gia súc là những sản phẩm của thực vật, động vật, khoáng vật vi sinh vật, nấm. . .những sản phẩm này cung cấp chất dinh dưỡng cho con vật, những chất dinh dưỡng trong sản phẩm này phải phù hợp với đặc tính sinh lý tiêu hoá để con vật có thể ăn được, tiêu hoá và hấp thụ được để sinh sống, sinh trưởng và sinh sản bình thường trong một thời gian dài". 5.1.2. Khái niệm về chất dinh dưỡng Chất dinh dưỡng là thành phần có trong thức ăn khi qua đường tiêu hoá được cơ thể vật nuôi tiêu hoá và hấp thụ để duy trì thể nhiệt và hoạt động của cơ thể, làm nguyên liệu cho sinh trưởng phát dục, sinh sản, sản xuất, cấu tạo, tu bổ các tổ chức của cơ thể. Như vậy có loại thức ăn bao gồm nhiều chất dinh dưỡng, có loại thức ăn không phải là chất dinh dưỡng nhưng rất cần thiết cho vật nuôi. Vai trò của các chất dinh dưỡng và thức ăn khác nhau tuỳ thuộc vào loài vật nuôi. 5.1.3. Thành phần hoá học của thức ăn Thành phần hoá học của thức ăn rất phức tạp, mỗi loại thức ăn có thành phần cấu tạo hoá học rất khác nhau. Qua phân tích hoá học người ta thấy trong thức ăn có 4 nguyên tố cơ bản là C, H, O, N có chức năng chủ yếu sinh năng lượng, ngoài ra còn có các yếu tố khoáng đa lượng và vi lượng khác như : Ca, P, Na, K, Cl, Mg, Fe, Cu, Co, I2 , Zn. . . Các nguyên tố hoá học trên tồn tại ở dạng thức ăn khác nhau như : gluxit, protit, 79
  2. lipit, vitamin, khoáng . . . các hợp chất này ở trong cơ thể động vật. thực vật rất khác nhau. Các chất này là nguyên liệu chủ yếu cho sự phát triển của vật nuôi. Có thể tóm tắt thành phần hoá học của thức ăn theo sơ đồ sau: 5.1.4. Quan hệ giữa thức ăn và năng suất vật nuôi Mục đích cuối cùng của chăn nuôi là tạo ra nhiều sản phẩm như : thịt, trứng, sữa. . . có chất lượng tốt và giá thành hợp lý. Năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi là do nhiều yếu tố quyết định như : thức ăn dinh dưỡng giống, nuôi dưỡng và chăm sóc . . . Nhưng yếu tố thức ăn là quan trọng nhất để tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm. Viện sỹ M.F.Ivanov nói “ảnh hưởng của thức ăn dinh dưỡng con mạnh hơn so với giống là tổ tiên của đạt nuôi". Ví dụ đối với ngành chăn nuôi lợn. Theo tính toán của chuyên gia kỹ thuật và kinh tế cho thấy : Mức độ chi phí thức ăn trong tổng giá thành chăn nuôi lợn rất cao và tuỳ thuộc vào mục đích chăn nuôi như : Chăn nuôi là giống chi phí thức ăn chiếm khoảng 65% giá thành, chăn nuôi lợn thịt chi phí thức ăn chiếm 75-80% tổng chi phí giá thành. Việc sử dụng thức ăn hợp lý trên cơ sở khoa học và kinh tế là điều kiện hết sức cần thiết để nâng cao năng suất va giảm chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm chăn nuôi sản xuất ra. Vì vậy cần xác định rõ giá trị dính dưỡng cửa thức ăn. 5.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN Từ khi bắt đầu chăn nuôi, con người đã bắt đầu biết tích luỹ những kiến thức về chăn nuôi nói chung và dinh dưỡng nói riêng. Khoa học càng ngày càng phát triển thì nghiên cứu về các chất dinh dưỡng càng được đẩy mạnh. Những thành tựu của môn khoa học tự nhiên như : Sinh lý học, Giải phẫu học, Hoá học, Sinh hoá học … đã là cơ sở để phát triển những nghiên cứu về dinh dưỡng của người và động vật cũng như giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Đầu thế kỷ XIX ( 1810) đã có phương pháp xác định giá trị dinh dưỡng của thức 80
  3. ăn tính theo đương lượng cỏ khô của Thaer, trước đó Einhof đã phân tích thức ăn bằng nước, cồn, axit và ông đã định ra rằng tổng số các chất của thức ăn hoà tan trong phản ứng phân tích bằng các chất trên là những phần thức ăn có giá trị dinh dưỡng. Thaer đã dùng những số liệu phân tích của Einhof làm cơ sở tính toán , dương lượng cỏ khô của ông và phát triển : Đương lượng cỏ khô Của một loại thức ăn nào đó là giá trị dinh dưỡng của loại thức ăn đó so với cỏ khô tiêu chuẩn. Ví dụ : 350 bảng su hào (bảng 1 57kg) củ bằng 1 đương lượng cỏ khô. - Năm 1842, Liebig (Đức) đã phân tích được 3 nhóm chất dinh dưỡng chủ yếu của thức ăn là protit gluxit, và lipit bằng phân tích hoá học, ngày nay phương pháp này dần được sử dụng. Ở nhiều nước với trang thiết bị ngày càng hiện đại hơn nên độ chính xác cao hơn. - Năm 1845. Grouven dùng những chất dinh dưỡng này làm tiêu chuẩn định giá trị dinh dưỡng của thức ăn và lần đầu tiên dùng nó để làm đơn vị tính tiêu chuẩn cho gia súc. - Năm 1860 . Ienneberg và Stomann đã tiến hành thành công phương pháp thử mức tiêu hoá ở bò và cừu, đã chứng minh chỗ yếu của phương pháp định giá trị dinh dưỡng của Grouven. Từ đó người ta bắt đầu đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn theo giá trị dinh dưỡng tiêu hoá được và tính nhu cầu thức ăn của gia súc theo các chất dinh dưỡng tiêu hoá được. Nhưng tiêu hoá mới chỉ là sự thể hiện mối quan hệ giữa cơ thể là thức ăn ở giai đoạn đầu chứ không phải là kết quả cuối cùng của quá trình chuyển hoá của thức ăn trong cơ thể. Khoa học ngày càng phát triển, kết quả những thí nghiệm cân bằng vật chất và nhiệt năng đã giúp cho việc xác định giá trị dinh dưỡng của tất cả các loại thức ăn sâu sắc hơn. - Năm 1906, Okellner (Đức) đã dùng phương pháp cân bằng vật chất để tìm lượng mỡ tích luỹ của các loại thức ăn trên bò đực thiến. Lượng mỡ tích luỹ này óng gọi là hiệu lực sản xuất mỡ và ông đã chọn hiệu lực sản xuất mỡ của tinh bột thuần có giá trị tích luỹ 248gr mỡ làm tiêu chuẩn bằng 1 đơn vị thức ăn (đvtă) để so sánh giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn khác. - Năm 1912 Armby (mỹ ) đưa ra một phương pháp đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn tương tự như Okellner nhưng dựa vào phương pháp thí nghiệm cân bằng nhiệt năng để tìm nhiệt năng tích luỹ trên bò đực thiên. Nhiệt năng này ông gọi là nhiệt năng thuần. Giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn được đánh giá theo nhiệt năng thuần. - Năm 1915 Morisson dựa vào phương pháp thí nghiệm thử mức tiêu hoá đưa ra cách dùng "tổng các chất tiêu hoá được (TDN)" để đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Trong các chất dinh dưỡng tiêu hoá được của thức ăn bao gồm lượng protil, gluxit, và lipit tiêu hoá được cộng lại, riêng lipit liều hoá phải nhân với 2,3. TDN : Protit tiêu hoá + gluxit tiêu hoá + (lipit tiêu hoá x 2.3) 81
  4. http://cnty.rumenasia.org, TL tham khao, P.V. Hai Nội dung cơ bản của phương pháp xác định giá trị dinh dưỡng của thức ăn như sau: 5.2.1. Phương pháp phân tích thức ăn Dùng phương pháp phân tích thành phần hoá học của thức ăn và thành phần hoá học của cơ thể, rồi so sánh và đánh giá, các loại thức ăn nào có thành phần hoá học tương tự như thành phần hoá học của cơ thể là những loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Ưu điểm : - Biết được thành phần hoá học của thức ăn và thành phần hoá học của cơ thể từ đó chọn những loại thức ăn phù hợp. - Phương pháp này đơn giản, dễ làm, tiết kiệm. - Qua số liệu phân tích bước đầu biết được thức ăn tốt hay xấu. Nhược điểm : Chưa phản ánh được đầy đủ giá trị dinh dưỡng của thức ăn chỉ biết được về mặt số lượng mà không biết được chất lượng của thức ăn, chưa cho biết thức ăn ảnh hưởng tới tình trạng sức khoẻ, sức sản xuất của gia súc tốt hay xấu. 5.2.2. Phương pháp thử mức tiêu hoá Thường được thí nghiệm trên bò đực thiến khoẻ mạnh, không bệnh tật. Thời gian thí nghiệm khoảng 10- 12 ngày, trước khi thí nghiệm phải có bước chuẩn bị để cơ thể bài tiết hết những thức ăn (Ta ) đã ăn trước thí nghiệm đồng thời để con vật làm quen với thức ăn thí nghiệm. Thời gian chuẩn bị với trâu bò dê cừu là 10-15 ngày, ngựa là 8-10 ngày, gia cầm 6-8 ngày,thỏ, chó là 6-7 ngày... Muốn xác định tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn hoặc các chất dinh dưỡng nào đó người ta lấy mẫu thức ăn đem phân tích thành phần hoá học, sau đó cho con vật thí nghiệm ăn loại thức ăn đó, thu nhặt phân và nước tiểu của con vật thí nghiệm đem phân tích thành phần hoá học. Số chênh lệch giữa thành phần hoá học giữa hai lần phân tích là tỷ lệ tiêu hoá của khẩu phần thức ăn đó. Phương pháp này đòi hỏi phải trực 24giờ/ngày. Sau này, do phát triển của khoa học người ta thường dùng các chất chỉ thị màu SIO2 và Br2O3 để tính. Những chất chỉ thị màu này không bị tiêu hoá khi con vật ăn vào và được bài tiết ra ngoài theo phân. Trộn đều chất chỉ thị đã nghiền nhỏ vào khẩu phần thức ăn định thí nghiệm xác định tỷ lệ % của nó trong thức ăn. Đem cho con vật thí nghiệm ăn khẩu phần này, hằng ngày lấy mẫu phân để phân tích mỗi lần 100gr, 3 lần/ngày. Đem mẫu thức ăn và mẫu phân thu được phân tích thành phần hoá học, riêng phân phải phân tích thêm thành phần chất chỉ thị màu, từ đó tính tỷ lệ tiêu hoá theo công thức sau : Ví dụ : Trong khẩu phần thí nghiệm tỷ lệ SIO2 là 2,52%, tỷ lệ protit khẩu phần là 19,62%. Sau khi con vật ăn khẩu phần thí nghiệm này thu nhặt phân và phân tích thấy 82
  5. tỷ lệ SIO2 trong phầnlà 7,12%, tỷ lệ protit còn trong phân là 12,12%. Tỷ lệ tiêu hoá như sau (TLTH): Cách tính tỷ lệ tiêu hoá của các thành phần khác của thức ăn định thí nghiệm cũng lương tự như trên. Nhược điểm : Trong phân, ngoài những chất dinh dưỡng trong thức ăn chưa được liều hoá còn có thêm các chất của sự trao đổi như cặn bã dịch tiêu hoá, tế bào biểu bì ruột. vi khuẩn... làm ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hoá protit, lipit. Mặt khác, vi khuẩn lại phân giải một phần đáng kể bột đường, xơ thành chất khí CO2 cho ... thải ra ngoài, cho nên tỷ lệ tiêu hoá của nhóm gluxit thường cao hơn trong thực tế nhất là đối với loài gia súc nhai lại. Tỷ lệ tiêu hoá còn phụ thuộc vào loài gia súc thí nghiệm lứa tuổi, trạng thái sinh lý khác nhau, điều kiện sức khoẻ... 5.2.3. Phương pháp thí nghiệm sinh vật học Đây là phương pháp xác định giá trị dinh dưỡng của thức ăn thông qua cơ thể con vật, người ta cho con vật ăn một loại thức ăn thí nghiệm nào đó sau một thời gian thí nghiệm, xác định kết quả của nuôi dưỡng trên con vật qua các mặt : tăng trọng, sản phẩm thịt, trứng, sữa, lông... Yêu cầu : Gia súc thí nghiệm phải đồng đều về giống. tuổt, tính biệt, trọng lượng, thể chất năng lực sinh sản... và có số lượng >30 con/ lô thí nghiệm. Muốn xác định được giá trị dinh dưỡng của loại thức ăn nào đó thì cần thay đổi loại thức ăn này còn các toại thức ăn khác phải ổn định, chế độ chăm sóc amin lý giống nhau. Phương pháp này đơn giản, dễ làm, áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên chưa có ảnh hưởng cuối cùng của thức ăn trên cơ thể con vật. 5.2.4. Phương pháp thí nghiệm cân bằng vật chất Là phương pháp đánh giá chất lượng thức ăn qua việc nhận xét, đánh giá những thay đổi của cơ thể vật nuôi với sự chênh lệch giữa các chất dinh dưỡng trong thức ăn vào và các chất bài tiết ra. Trong thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng khác nhau nhưng trong thí nghiệm cân bằng vật chất chỉ theo dõi sự cân bằng của protit, lipit và khoáng còn nước và gluxit thì ít khi xác định đến vì nước không phải là nguồn nhiệt năng, gluxit trong cơ thể lại rất ít (con bò nặng 400-500 kg nhưng chỉ chứa tới 2 kg gluxil). Mặt khác, trong điều kiện ăn uống bình thường hàm lượng gluxit trong cơ thể ít thay đổi. Vì vậy, muốn biết hiệu quả của thức ăn đối với cơ thể phải căn cứ vào sự tích luỹ hay phần giải protit của protit và lipit qua sự cân bằng cửa nitơ và cacbon. 5.2.4.1. Cân bằng nitơ Khảo sát lượng N ăn vào và N bài tiết ra chênh lệch bao nhiêu. Khái niệm : Phương pháp xác định lượng N sau khi ăn vào được tích luỹ hay 83
  6. phân giải trong cơ thể, trên cơ sở đó đánh giá được giá trị dinh dưỡng của thức ăn, đặc biệt đánh giá chất lượng protit của thức ăn. Phương pháp thí nghiệm : Muốn tiến hành thí nghiệm về cân bằng N người ta đã dựa vào sự biến đổi N trong cơ thể theo sơ đồ sau: N ăn vào N ở phân Nếu N ăn vào > N thải ra , cân bằng N >0 (con vật có tích luỹ N). Nếu N ăn vào < N thải ra , cân bằng N 0 thường gặp ở vật đang sinh trưởng, đang mang thai, con vật mới ốm khỏi đang phục hồi sức khoẻ. Cân bằng N = 0 gặp trong trường hợp con vật đủ protit và cả khi thiếu protit, nhưng không thiếu nghiêm trọng. Cân bằng N < 0 thường gặp khi con vật thiếu protit nghiêm trọng, con vật phải huy động protit trong cơ thể hoặc trong trường hợp đủ protit nhưng chất lượng kém, tỷ lệ không cân đối. Ví dụ 1 : Bảng 5.1. Kết quả thí nghiệm cân bằng N ở bò đực thiến. TT Thí nghiệm N ăn N thải ra Cân bằng N vào (N phân + N nước tiểu) (gr) 1 I 200 170 +30 2 II 200 220 -20 Như vậy, ở thí nghiệm I con vật tích luỹ protil một ngày là : 30 x 6.25 = 187gr. Ở thí nghiệm II con vật liều hao protit cơ thê mồi ngày là : 20 x 6,25= 125gr 84
  7. Ví dụ 2 : Bảng 5.2. Kêu quả thí nghiệm cân bằng N ở lợn với protit đỗ tương (Mitchell,/955) TT Chỉ tiêu N ăn vào/ngày (gr) N thải ra/ ngày 1 N thức ăn thu nhận 19.82 2 N thải ra ở phân 2.02 3 N thải ra ở nước tiểu 7.03 4 N tích luỹ 10.77 5 Tổng số 19.82 19.82 vậy : Lượng N tích luỹ = N ăn vào - N thải ra Cân bằng N = 19,82 - (2,02 + 7,03 ) = 10.77 Mỗi ngày con lợn này tích luỹ được : 10 77 x 6,25 : 67,3gr protit. 5.2.4.2. Thí nghiệm cân bằng cacbon Khái niệm : Phương pháp cân bằng cacbon là phương pháp xác định khả năng tích luỹ lipit trong cơ thể để đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Phương pháp thí nghiệm : Muốn tiến hành thí nghiệm cân bằng cacbon phải nằm được sự biến đổi cacbon trong cơ thể khi vật nuôi ăn vào như thế nào? Trong thức ăn có chứa cacbon như : protit, lipit gluxit. Sơ đồ biến đổi cacbon trong cơ thể Cụ thể ta có : C tiêu hoá = C thức ăn - (C phần+ C khí đường tiêu hoá). C tích luỹ = C tiêu hoá - (C nước tiểu + C khí đường hô hấp) C tích luỹ trong lipit = C tích luỹ trong cơ thể - C tích luỹ trong protit. 85
  8. Ví dụ 3: Bảng 5.3. Kết quả thí nghiệm cân bằng Nitơ và các bon ở Lợn Chỉ tiêu Hàm lượng C (gr) Hàm lượng N (gr) TT Theo dõi Ăn vào Thải ra Cân Ăn vào Thải ra Cân bằng bằng 1 Khẩu phần 740 32.4 2 Phân 120 4 3 Nước tiểu 19 19.4 4 Đường hô 409 hấp 5 Tổng 740 548 +192 32.4 23.4 +9 Ta có : Lượng protit tích luỹ = 9 x 6,25 = 56,25 gr Lượng C tích luỹ trong protit = 56,25 x 52,54 % = 29,55 gr ( Tỷ lệ cacbon trong protit thịt lợn là 52,54% ) Lượng C tích luỹ trong lipit : 192 – 29,55 = 162,45gr (C tích luỹ trong lipit là 76.5 %) Nên lương lipit tích luỹ = 162,45 gr x 100/76,5 = 212,35gr Vậy : Ở thí nghiệm trên mỗi ngày lợn tích luỹ được 56,25gr protit và 212,35gr lipit. 5.2.5. Phương pháp thí nghiệm cân bằng nhiệt năng * Cơ sở khoa học Phương pháp thí nghiệm cân băng nhiệt năng dựa trên định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng : "Trong một hệ thống tổng số nhiệt năng sẽ không biến đổi (không tăng lên, không mất đi ) mà chi chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác”. Đối với sinh vật định luật này cũng đúng như đối với các vật chất khác. Vì vậy, trong thí nghiệm cân bằng năng lượng, nếu tất cả năng lượng trong các chất protit ra kể cả sự toả nhiệt của cơ thể mà không bằng tổng số năng lượng của thức ăn ăn vào có nghĩa là một năng lượng tích luỹ lại trong cơ thể dưới dạng protit và lipit. Thí nghiệm cân bằng nhiệt năng còn dựa trên định luật Hess phát biểu như sau : "Nếu một chất X nào đó được ôxy hoá thành một chất Y mặc dù chất X phải qua một bước hay nhiều bước để thành chất Y thì tổng số năng lượng giải phóng ra sẽ như nhau” Ví dụ : Gluxit đối trong phòng thí nghiệm biến thành CO2 + H2O + Q Chì qua một bước, còn gluxit trong cơ thể phải ôxy hoá hơn 20 bước trung gian mới thành CO2+ H2O+ Q. Nhưng tổng số năng lượng giải phóng ra đều như nhau. Định luật này có ý nghĩa quan trọng là nếu chúng ta muốn biết tồng nhiệt năng của các chất dinh dưỡng giải phóng ra trong cơ thể là bao nhiêu, chúng ta chỉ cần đốt 86
  9. những chất này trong những dụng cụ đặc biệt của phòng thí nghiệm là được. Sơ đồ chuyển hoá năng lượng trong có thể (theo NRC. 1988 ) - Năng lượng thô (GE) : Năng lượng thô chứa trong chất hữu cơ của thức ăn là tổng số năng lượng protit ra khi đốt trong máy đo năng lượng (Bomb Calorimeter). Ví du : Năng lượng sinh ra khi đốt cháy 1gr protit là 5,65 kcalo, 1 gr 1ipit là 9,3kcalo, 1 gr gluxit là 4, 1 kcalo. - Năng lượng tiêu hoá (DE) : là phần năng lượng được cơ thể tiêu hoá. hấp thụ. DE = GE - FE Năng lượng trao đổi (ME) chiếm khoáng 40-70% năng lượng thô của khẩu phần, nó được dùng vào các phản ứng chuyển hoá của tế bào. ME = DE - (UE + GPD) Khí đường tiêu hoá là khí sinh ra trong quá trình lên men vi sinh vật trong đường tiêu hoá, khí này gồm có CO2, O2, NH4, H2, H2S. Trong đó, CH4 chiếm 40% tổng số khí. Người ta dùng công thức tính năng lượng ME dựa vào hàm lượng khí CH4 như sau : ME = 17,68 + 4.01 x CH4 (ở bò) ME = 9,80 + 2,41 x CH4 (ở cừu) - Năng lượng thuần (NE) : Là phần năng lượng còn lại sau khi lấy ME trừ di năng lượng nhiệt (HI) : NE = ME - HI. Năng lượng thuần là năng lượng cuối cùng để duy trì và sản xuất .- Năng lượng nhiệt (là) : Chiếm từ 10-40% năng lượng thô, nó phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, cơ năng sinh lý của vật nuôi. 5.3. ĐƠN VỊ THỨC ĂN Để so sánh giá trị dinh dưỡng của thức ăn người ta dùng một đơn vị gọi là đơn vị thức ăn. Vậy : Đơn vị thức ăn là đơn vị dùng để biểu thị giá trị dinh dưỡng của thức ăn dựa trên cơ sở một loại thức ăn nào đó hoặc một số lượng giá trị năng lượng trao đổi. 5.3.1. Đơn vị tinh bột của Okellner Okellner là nhà khoa học người Đức, ông dùng 1kg tinh bột thuần có giá trị tích luỹ 248,8gr mỡ ở bò đực thiến, làm một đơn vị thức ăn, các loại thức ăn khác so sánh 87
  10. với tinh bột thuần để xác định giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Thí nghiệm trên các chất dinh dưỡng khác ông thu được: 1 kg xơ thô tiêu hoá có giá trị tích luỹ 248 gr mỡ. 1kg protit tiêu hoá có giá là tích luỹ 253gr mỡ. 1kg lipit tiêu hoá của thức ăn thô, củ quả tích luỹ 474 gr mỡ. 1kg lipit tiêu hoá của thức ăn hạt hoà thảo và phụ phẩm tích luỹ 526 gr mỡ. 1kg lipit tiêu hoá của các loại hạt họ Đậu tích luỹ 598 gr mỡ. Những con số trên Okellner gọi là hiệu lực sản xuất mỡ của các chất dinh dưỡng. Từ đó ta có thể tính được lượng mỡ tích luỹ của các loại thức ăn nếu biết được thành phần hoá học của nó. 5.3.2. Đơn vị yến mạch (Liên Xô cũ) Đơn vị yến mạch do nhà khoa học Bodanov đề xuất, ông dùng 1kg yến mạch có giá trị dinh dưỡng 148.8 làm tròn là 150 gr mỡ trên bò đực thiến làm đơn vị thức ăn, các loại thức ăn khác so sánh với yến mạch để xác định giá trị dinh dưỡng. Về nguyên lý tính toán theo phương pháp của Okellner. 5.3.3. Đơn vị nhiệt nâng thuần Armsbỵ Armsby đã lấy nhiệt năng thuần của các loại thức ăn làm cơ sở đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Nhiệt năng thuận mà ông tìm được trên một số loại thức ăn và chất dinh dưỡng như sau: Bảng 5.4. Nhiệt năng thuần một số l/oại thức ăn theo Arnlsbv Chất dinh dưỡng tiêu hoá được Nhiệt năng thuần (Đơn vị: bảng Anh) (1 therin = 1000kcalo) Protit thuần 1,061 Lipit trong thức ăn thô 2,041 Lipit trong thức ăn hạt 2,722 Khô dầu 2,585 Nhóm gluxit 1,071 (1 bảng = 454 gr) Muốn xác định giá trị dinh dưỡng của thức ăn theo nhiệt năng thuần phải làm hai bước: - Bước đầu lấy chất dinh dưỡng của thức ăn đổi ra nhiệt năng thuận sẽ được nhiệt năng lý thuyết. - Bước sau lấy nhiệt năng lý thuyết nhân với tỷ suất thực (nếu là thức ăn tinh) theo bảng tỷ suất của Okellner hoặc trừ đi lượng nhiệt năng cần trừ nếu là chất xơ có trong thức ăn thô xanh. 88
  11. Bảng 5.5. Nhiệt năng cần trừ theo tỷ lệ xơ trong thức ăn Hàm lượng xơ trong thức ăn (%) Cứ 1 bảng xơ cần trừ đi lượng nhiệt năng (therin) 16 0.621 Ví dụ : Tìm giá trị dinh dưỡng của 100 bảng lúa mạch theo nhiệt năng thuần. Trong 100 bảng lúa mạch có 8,3 bảng protit 100 bảng lúa mạch có 16 bảng lipit tiêu hoá, 100 bảng lúa mạch có 66.8 bảng gluxit. Nhiệt năng thuần theo lý thuyết: 8,3 x 1,061 = 8,8063 16 x 2,722 =4,3552 66,8 x 1 ,07 1 = 7 1,5728 Tổng cộng = 84,7043 Nhiệt năng thuần thực tế : (ta biết tỷ suất thực của lúa mạch là 88,2%): 84,7043 x 88,2% = 74,7therin. Ví dụ 2 : Tìm giá trị dinh dưỡng của 100 bảng rơm theo nhiệt năng thuần: Trong 100 bảng rơm có 0,6 bảng protit tiêu hoá. Trong 100 bảng rơm có 25 bảng gluxit tiêu hoá. Trong 100 bảng rơm có 0,5 bảng lipit tiêu hoá. Nhiệt năng thuần theo lý thuyết: 06 x 1 ,06 1 = 0,6366 05 x 2,04 1 = 1 ,0205 25 x 1,071 =26,7750 Tổng cộng : 28,432 Trong 100 bảng rơm có 28,9 bảng chất xơ, cứ 1 bảng xơ phải trừ đi 0,621 thăm. Vậy 28,9 bảng xơ cần trừ nhiệt năng: 28,9 x 0,62 1 = 1 7,9469 therin 89
  12. Vậy nhiệt năng thực tế: 28,432 - 1 7,9469 =10,4851 therin 5.3.4. Đơn vị thức ăn Việt Nam Thời Pháp thuộc dùng đơn vị thóc của Winter và Rcmond là hai kỹ sư người Pháp đề xuất. Phương pháp này tính như đơn vị tính bột của Okellner. Sau khi hoà bình lập lại, chúng ta dùng đơn vị yến mạch của Liên Xô. Năm 1978. Bộ Nông nghiệp cho phép xây dựng đơn vị thức ăn theo đơn vị năng lượng trao đổi ME. Cứ 1 đơn vị thức ăn có giá trị 2500 kcalo năng lượng trao đổi ME và được tính như sau: Trong đó : a,b,c,d là các giá trị năng lượng trao đổi của 1gr protit tiêu hoá, lipit, xơ, bột đường tiêu hoá được. Hệ số năng lượng trao đổi của 1 gr chất dinh dưỡng của các loài gia súc khác nhau thì khác nhau, đồng thời ở các loại thức ăn khác nhau cũng khác nhau (theo tài liệu của Alxelecon). Ví dụ : * Trên trâu bò : 1 gr protit tiêu hoá: - Của thức ăn thô cho 4,5 kcalo năng lượng trao đổi. - Của thức ăn tinh cho 4,5 kcalo năng lượng trao đổi. - Của thức ăn xanh cho 3,3 kcalo năng lượng trao đổi. - Của thức ăn động vật cho 4,5 kcalo năng lượng trao đổi. 1 gr 1ipit tiêu hoá: - Của thức ăn thô cho 7,8 kcalo ME. - Của thức ăn hạt cho 8,3 kcalo ME. - Của thức ăn hạt họ đậu cho 8,8 kcalo ME. - Của thức ăn động vật cho 9,3kcalo ME. 1 gr chất xơ tiêu hoá cho 2,9 kcaloME. 1 gr chất bột đường cho 3,7 kcalo ME. * Trên lợn: 1 gr protit tiêu hoá cho 4,5 kcalo ME 1 gr chất mỡ tiêu hoá cho 9,3 kcalo ME 1 gr chất xơ tiêu hoá cho 4,2 kcalo ME 1gr bột đường tiêu hoá cho 4,2 kcalo ME 90
  13. Để tính hệ số năng lượng trao đổi (a, b, c, di của lối chất dinh dưỡng được tiêu hoá ở gà người ta sử dụng tài liệu của Tinh cụ thể là: gr chất protit tiêu hoá: - Của thức ăn thô và phụ phẩm cho 3,6 kcalo. - Của thức ăn hạt hoà thảo cho 4,2 kcalo. - Của thức ăn họ đậu cho 4,3 kcalo. 1 gr lipit tiêu hoá: - Của thức ăn thô, phụ phẩm cho 9, 1 kcalo ME. - Của thức ăn hạt và phụ phẩm cho 9,lkcalo. - Của thức ăn động vật cho 9,5 kcalo ME. 1 gr xơ tiêu hoá cho 4,2kcalo ME, rồi trừ đi phần năng lượng chất xơ không được tiêu hoá nhân với 0,34. 1 gr bột đường tiêu hoá: - Của thức ăn thô và phụ phẩm cho 3,8 kcalo. - Của thức ăn hạt hoà thảo cho 4,2 kcalo. - Của thức ăn hạt họ đậu cho 4,0 kcalo. Của thức ăn động vật cho 3,8 kcalo. 5.4. TỶ LỆ TIÉU HOÁ, TỶ LỆ DINH DƯỠNG 5.4.1. Tỷ lệ tiêu hoá Tỷ lệ tiêu hoá của một chất dinh dưỡng nào đó trong thức ăn là tỷ lệ giữa những phần tiêu hoá được của chất dinh dưỡng đó so với chất dinh dưỡng đã ăn vào. * Các nhân tố ánh hưởng đến tỷ lệ tiêu hoá - Loài, giống vật nuôi : do sự khác nhau về cấu tạo bộ máy tiêu hoá và đặc tính sinh lý tiêu hoá mà khả năng tiêu hoá của các loài vật nuôi là khác nhau, các giống khác nhau thì tỷ lệ tiêu hoá cũng khác nhau. Thức ăn càng khó tiêu bao nhiêu thì tỷ lệ tiêu hoá càng khác nhau : Ví dụ chất xơ ở loài nhai lại tiêu hoá 40-50%, ngựa 30%, lợn 30%. Lợn nội tiêu hoá thức ăn thô xanh tốt hơn lợn ngoại. - Tuổi, cá thể : Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, cấu tạo và chức năng sinh lý tiêu hoá khác nhau nên tỷ lệ tiêu hoá cũng khác nhau. Ví dụ : Bê 4 tuần tuổi lợi dụng được glucoz, lactoz nhưng không tiêu hoá được dextrin và tinh bột, lúc lên 9 tuần tuổi trở đi tiêu hoá được maltoz. Tuổi càng tăng hoạt tính của men maltaza và amilaza càng tăng. Tỷ lệ tiêu hoá còn khác nhau ở các cá thể khác nhau, có con có tỷ lệ tiêu hoá cao, có con có tỷ lệ tiêu hoá thấp. - Lượng thức ăn của khẩu phần : Khẩu phần ăn quá nhiều sẽ không đủ men và 91
  14. http://cnty.rumenasia.org, TL tham khao, P.V. Hai dịch tiêu hoá để thấm vào mọi thành phần thức ăn mặt khác ăn quá nhiều thức ăn bị tống ra ngoài nhanh dẫn đến tỷ lệ tiêu hoá thấp. - Thành phần của khẩu phần: + Ảnh hưởng của protit : Hàm lượng protit tăng sẽ làm tăng tỷ lệ tiêu hoá vì protit làm tăng cường hoạt động của các tuyến tiêu hoá, tăng men pepsin và lipHza. Ở loài nhai lại còn kích thích vi sinh vật dạ cỏ phát triển. Nhưng nếu khẩu phần quá nhiều protit sẽ làm rối loạn tiêu hoá do thiếu men tiêu hoá protit. vi sinh vật lên men gây thối hoạt động phân huỷ phần protit dư thừa sinh ra nhiều độc tố gây nhiễm độc máu, ỉa chảy dẫn tới làm giám tỷ lệ tiêu hoá. + Ảnh hưởng của lipit trong khẩu phần : Ăn quá nhiều mỡ sẽ thiếu dịch mật và men tiêu hoá lipHza làm cho con vật bị ỉa chảy, rối loại tiêu hoá và làm giảm tỷ lệ tiêu hoá. + Ảnh hưởng của chất bột đường : Nếu trong khẩu phần có nhiều đường dễ tan và tinh bột có thể làm giảm tỷ lệ tiêu hoá các thành phần trình dưỡng khác nhất là ở các loài nhai lại nguyên nhân là do vi sinh vật dạ cỏ tập trung lên men bột đường dễ tan. chất xơ và các chất dinh dưỡng khác ít bị tác động nên tỷ lệ tiêu hoá thấp. Đồng thời quá trình lên men bột đường sẽ sinh nhiều axit hữu cơ kích thích nhu động ruột làm thức ăn bị tống ra ngoài nhanh khi chưa được tiêu hoá triệt để. +Ảnh hưởng của chất xơ trong khẩu phần : Chất xơ là thành phần khó tiêu hoá do cấu tạo phức tạp, đa số các loài động vật không tiêu hoá được chất xơ trừ loài gia xúc nhai lại. Hàm lượng chất xơ càng cao thì tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn càng thấp. Người ta tính tỷ lệ tiêu hoá theo công thức : y = 90 - ax Trong đó : y là tỷ lệ liều hoá của thức ăn. a là hằng số phụ thuộc loài gia súc và mức độ thành thục của chất xơ trong thức ăn. Ví dụ : theo Axellecon, tỷ lệ tiêu hoá chất hưu cơ thí nghiệm : Đối với bò là : y = 90,1 – 0,879 x Đối với lợn theo Sneider : y = 93,84 - 1,293 x Đối với gia cầm theo Becker : y : 86,06 - 1,955 x Tuy nhiên, để đảm bảo thức ăn có lý lệ liều hoá cao, tỷ lệ chất xơ trong khẩu phần phải thích hợp như sau : 92
  15. Bản 5.6. Tỷ lệ xơ trong khẩu phần ăn (%) Loài gia súc Tỷ lệ % chất xơ Gà con 3-6% Gà mái 5-8% Lợn thịt 7% Lợn nái 10-12% Trâu bò cày 30% Trâu bò thịt, vắt sữa 9/1 . 5.5. CÁC CHẤT DINH DƯỠNG VÀ QUA HỆ CỦA CHÚNG ĐẾN CƠ THỂ VẬT NUÔI 5.5.1. Quan hệ của nước với cơ thể vật nuôi Nước tuy không phải là chất dinh dưỡng nhưng nó giữ vai trò cực kỳ quan trọng 93
  16. trong quá trình trao đổi chất của con vật. Theo Rubnor một con vật bị mất đi toàn bộ mỡ và 2/3 protit vẫn có thể sống nhưng nếu mất 1/10 nước trong cơ thể đã cảm thấy khó sống, còn mất 1/5 lượng nước trong cơ thể con vật sẽ chết bởi vì nước có một số tác dụng chính sau: Nước tham gia quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn : Chúng ta đều biết rằng thức ăn được tiêu hoá là nhờ tác động của dịch tiêu hoá mà dịch tiêu hoá thành phần chủ yếu là nước chiếm tới 98%. Cơ thể vật nuôi chỉ hấp thụ được chất dinh dưỡng khi chúng ở dạng hoà tan, nước là dung môi chủ yếu để hoà tan các chất dinh dưỡng. Sau khi được tiêu hoá, các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu vận chuyển đi nuôi cơ thể, trong máu có chứa 90% là nước. Sau khi tham gia trao đổi chất trong tế bào, các chất cặn bã được bài tiết ra bên ngoài theo nước tiểu, trong đó thành phần chính cũng là nước. Nước tham gia vào các phản ứng hoá học trong cơ thế : Quá trình sống của cơ thể phụ thuộc vào hàng loạt các phản ứng hoá học liên tiếp xảy ra, hầu hết các phản ứng này xảy ra trong mỗi trường nước. - Nước giữ thể hình con vật : Trong cơ thể dùng vật nước chiếm tới 70% - 80% trong tế bào làm cho tế bào trương phồng giữ được thể hình và có tính đàn hồi cao. - Nước làm giảm tác dụng ma sát : Giữa các khớp xương cơ thể phải có dịch nhờn gọi là dịch bao khớp giúp khi vận động ma sát giảm đi, thành phần chủ yếu của dịch nhờn là nước. - Nước tham gia điều tiết thận nhiệt : Nước là nguồn nguyên liệu chủ yếu để điều tiết thân nhiệt, nước bay hơi cần phải có nhiệt lượng. Cứ 1gr nước biến thành hơi nước cần 580 calo, chính nhờ quá trình bốc hơi nước trong cơ thể mà nhiệt được sinh ra trong các phản ứng trao đổi chất thừa ra so với yêu cầu sẽ được thải đi. Mặt khác. nước lại có tỷ nhiệt gần như cao nhất so với các chất nên nước trong cơ thể giúp cho thân nhiệt không bị thay đổi đột ngột. Nước cung cấp cho cơ thể gồm 3 nguồn : nước uống vào, nước trong thức ăn còn gọi là nước sinh lý tế bào và nước trao đổi còn gọi là nước nội sinh. + Nước trong thức ăn chiếm tỷ lệ khá lớn nhất là thức ăn xanh có 70-90% là nước, thức ăn củ quả tươi chiếm 65%-95% là nước, các loại hạt khô nước chiếm l0- 14% + Nước trao đổi là nước sinh ra trong quá trình ôxy hoá các chất hữu cơ trong cơ thể, nhờ nước trao đổi này mà một số động vật có thể nhịn uống trong một thời gian dài mà vẫn sống được (như trường hợp ngủ đông hay lạc đà sống trên sa mạc). Nước trao đổi sinh ra khi ôxy hoá 1 gr chất dinh dưỡng trong cơ thể động vật như sau: Glucoz cho 0,6gr H2O Tinh bột cho 0,56gr H2O Protit thuần cho 0,42gr H2O 94
  17. 5.5.2. Quan hệ của protit đối với cơ thể Protit là hợp chất cao phần tử có chứa Nitơ mang tính chất trung tính chữ protit bắt nguồn từ chữ la tinh protos : đầu tiên, chủ yếu do Mulder (Đan Mạch) đề xướng. 5.5.2.1. Phân loại protit Protit thô là tên gọi chung nhất của tất cả các chất hữu cơ trong thành phần cấu tạo có chứa N, muốn biết hàm lượng protit thô người ta phân tích thành phần hoá học của thức ăn, định lượng N tổng số bằng phương pháp Microkeldal để tiên lượng N chứa trong thức ăn rồi nhân với hệ số riêng của protit (hệ số riêng của prôtit thường là 6,25). Tương ứng hàm lượng N trung bình là 16% trong protit. Hệ số riêng của protit trứng, thịt, thức ăn họ đậu là 6,25. Hệ số riêng của hạt hoà thảo là 5,83; khô dầu là 5,30; protit sữa động vật là 6,38. Protit thô bao gồm protit thuần và nitơ phi protit. - Protit thuần : Là các loại protit khi thuỷ phân chỉ cho các axit amin. Số lượng và thành phần các axit amin quyết định phẩm chất của protit. Nói chung, loại protit nào có đủ các axit amin không thay thế là loại axit amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, là protit có giá trị dinh dưỡng cao. Ngược lại, protit nào thiếu nhiều loại axit amin không thay thế là protit có phẩm chất kém. Mỗi loài gia súc đòi hỏi một loại axit amin không thay thế khác nhau. Ví dụ : ở người axit amin histidin có thể tự tổng hợp nhưng ở gia súc nhai lại thì không tổng hợp được, axit amin không thay thế của lợn tương tự như ở chuột gồm có : lizin. tryptophan. histidin, phenylalanin, leucin, izoleucin, treo nin, methionin, vanin, một số loại thay thế được một phần là acginin, tyroxin được tạo nên từ phenylalanin và cystin được tổng hợp từ methionin và serin. Ở gà, ngoài các axit amin quan trọng trên. glixin và axit glutamic cũng thuộc loại axit amin quan trọng không thể thay thế ở gà con và gà đẻ trứng. Người ta thường căn cứ vào thành phần và số lượng các axit amin để phân loại protit. Theo phương pháp này protit thuần được chia thành 3 loại: - Protit hoàn toàn trong thành phần có đủ các loại axit amin không thay thế. - Protit nửa hoàn toàn trong thành phần thiếu một vài loại axit aimin không thay thế. Loại này chỉ duy trì được sức khoẻ nhưng không đảm bảo sinh trưởng bình thường. - Protit không hoàn toàn : Thành phần chỉ có vài loài axit amin không thay thế nên không thể duy trì sức khoẻ và sinh trưởng bình thường được. Ví dụ : protit của ngô, sắn, khoai lang... Các amin : Hợp chất chứa N nhưng không phải protit. Bao gồm tất cả các chất có nguồn gốc từ những sản phẩm trung gian của quá trình tổng hợp protit như nitrit, nitrat hoặc sản phẩm của quá trình phân giải protit ở trong cơ thể như urê. axit uric, purun, pirimidin. nucleozit. serin, alanin. axit glutamic. axit aspHctic... 5.5.2.2. Vai trò của protit trong nuôi dưỡng vật nuôi 95
  18. Tác dụng chủ yếu của protit là tham gia tạo hình cơ thể, thành phần dinh dưỡng chủ yếu nhất cấu tạo nên tế bào mô cơ, cấu tạo các tổ chức cơ quan bộ phận cơ thể, cần tạo men, kích tố, kháng thể và nhiều loại vitamin. Anghen đã có câu nói nổi tiếng "Sống là phương thức tồn tại của các thể protit" nó đã nói lên vai trò của protit không thể thiếu trong đời sống động vật. Protit là chất cơ sở để cấu tạo nên bào thai, nguyên liệu chính để con vật hoàn thành quy luật sinh trưởng phát dục, là chất bổ sung chủ yếu để thay cũ đổi mới tế bào với hoạt tính sinh dục cao hơn. Trong nuôi dưỡng vật nuôi, nếu thiếu protit gia súc non sẽ bị đình trệ sinh trưởng phát dục, gia súc trưởng thành sức sản xuất bị giảm sút, thai phát dục kém hoặc chết yểu, gia súc cho thịt sinh trưởng chậm, phẩm chất thịt kém. Nếu quá trình nuôi dưỡng bị thiếu protit kéo dài sẽ làm rối loạn trao đổi chất, cơ thể phát triển không bình thường thậm trí có thể bị chết nếu thiếu trầm trọng bởi không có chất dinh dưỡng nào thay thế được vai trò của protit trong cơ thể sống. Lượng protit tối thiểu để duy trì sinh trưởng phát dục bình thường của động vật trong một ngày đêm như sau: Cừu : 1 gr protit tiêu hoá /1kg thể trọng. Người : 1 - 1,5gr protit liều hoá/1kgthể trọng. Ngựa 1 - 1,4gr protit tiêu hoá /1kg thể trọng. Bò sữa nghỉ vắt sữa : 0,7gr protit tiêu hoá/1kg thể trọng. Bò sữa đang vắt sữa 1gr protit tiêu hoá/1kg thể trọng. 5.5.2.3. Vai trò của axit amin Axit amin là thành phần cấu tạo của protit, hiện nay người ta đã phát hiện được trên 20 loại axit amin trong cơ thể động vật. Bằng thí nghiệm trên chuột W.C. Rose 1930 đã nhận thấy trong số những axit amin cấu tạo nên protit có 9 loại cơ thể chuột không thể tự tổng hợp được, thiếu những axit amin này chuột sẽ ngừng sinh trưởng. Những axit amin còn lại, chuột có thể tự tổng hợp được một phần hoặc hoàn toàn. Những axit amin cơ thể không tự tổng hợp được gọi là các axit amin không thay thế hay axit amin quan trọng bắt buộc phải được cung cấp từ bên ngoài. Đối với cơ thể vật nuôi nhu cầu đối với axit amin khác nhau. Đối với lợn và gia cầm. qua nghiên cứu cho thấy chúng không những đòi hỏi phải cung cấp một lượng axit amin nhất định mà còn yêu cầu phải cân bảng với tỷ lệ nhất định giữa các axit amin không thay thế. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh nếu thiếu một loại axit amin cần thiết nào đó trong thức ăn mà không được bổ sung thêm đầy đủ thì tỷ lệ hấp thụ lợi dụng các axit amin khác của toàn bộ khẩu phần bị giảm đi rõ rệt, nếu một loại nào đó thừa cũng không được dự trữ trong cơ thể mà sẽ bị phân huỷ hoặc thải ra ngoài. Ví dụ : Nếu thiếu phenylalanin sẽ ảnh hưởng tới phần tiết tyroxin và adrenalin, thiếu tryptophan gia súc sinh sản kém. thừa methionin thì tỷ lệ cái/đực sẽ nhiều khi sinh sản. Người ta còn tính được sự hấp thụ lyzin là 100% thì tỷ lệ hấp thụ methionin và cystein là 30-40% . tỷ lệ hấp thụ phenylalanin và tyrozin là 78%, tỷ lệ hấp thụ histydin 96
  19. là 33% . vanin là 12% … Như vậy : Khi xác định giá trị dinh dưỡng của thức ăn ta phải xem xét tới hàm lượng axit amin lyzin trong protit của thức ăn nhiều hay ít để kịp thời bổ sung. Cũng chính vì vậy mà người ta thấy rằng khẩu phần mất cân đối về axit amin sẽ tiêu tốn nhíều protit tổng số mới bảo đảm cho cơ thể sinh trưởng bình thường. Những axit amin thường thiếu trong khẩu phần của gia súc là lyzin, methionin, triptophan. 5.5.2.4. Giá trị sinh vật học (GTS VH) của protit Giá trị sinh vật học của protit là chỉ tiêu đánh giá chất lượng của protit cao hay thấp, nói lên khả năng tích luỹ protit của cơ thể động vật. Có nhiều phương pháp xác định giá trị sinh vật học của protit. Những phương pháp thường dùng phổ biến là phương pháp cân bằng N của Thomat Mitchell. Theo ông, giá trị sinh vật học của protit được đánh giá bằng tỷ lệ % giữa protit tích luỹ được trong cơ thể và protit tiêu hoá được trong thức ăn đó: Một loại protit nào đó có giá trị sinh vật học cao chứng tỏ chất lượng protit càng tốt, GTSVH protit động vật thường cao hơn protit thực vật. Thí nghiệm trên lợn, giá trị sinh vật học của protit sữa là 84- 85%. Bột cá là 75%, protit đậu tương là 73%, protit ngô là 54%. Tuỳ loài vật nuôi, phẩm giống vật nuôi khác nhau mà giá trị sinh vật học cũng khác nhau. 5.5.2.5 Biện pháp nâng cao giá trị sinh vật học của protit 5.5.2.5.1. Hỗn họp nhiều loại thức ăn Hỗn hợp nhiều loại thức ăn nhằm bổ sung chất dinh dưỡng cho nhau, giúp cân đối về axit amin cần thiết, thoả mãn nhu cầu vật nuôi, do đó nâng cao giá trị sinh vật học của protit. Thí nghiệm trên chuột cho thấy nếu không hỗn hợp thì ngô có giá trị sinh vật học là 60%sữa là 85%( nhưng nếu hỗn hợp 3 phần ngô với 1 phần sữa thì giá trị sinh vật học của hỗn hợp là 76% trên chuột thí nghiệm chứ không phải là 66% như tính toán. Mặt khác, mỗi loại thức ăn chỉ có vài loại axit amin quan trọng, do đó khi phối hợp cũng cần phải xem xét thành phần của các loại axit amin trong loại thức ăn đó để phối hợp cân đối các axil amin. 5.5.2.5.2. Xử lý bằng nhiệt độ Xử lý bằng nhiệt độ sẽ làm tăng giá trị sinh vật học của protit đối với nhiều loại protit họ Đậu. Đặc biệt, là đậu tương do nhiệt độ đã phá huỷ chất ức chế men trypsin, 97
  20. đồng thời giải phóng methionin từ một liên kết bền vững mà dịch và men liều hoá cơ thể động vật không thuỷ phân được. Bột khô dầu đậu tương chế biến ở nhiệt độ 112- 1150C sắc trong hai phút rưỡi hay 1050C trong 90 phút sẽ làm giá trì sinh vật học protit tăng gấp 2 lần so với bột khô dầu đậu tương sống. Tuy nhiên, đối với một số loại thức ăn khác, việc chế biến bằng nhiệt độ cao trong thời gian kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến giá trị sinh vật học của protit như protit của trứng, sữa, thịt, cá, ngũ cốc... vì ở nhiệt độ cao đã làm biến tính nhiều loại protit nhất là những protit đơn giản. Mặt khác, axit amin của protit sẽ liên kết với đường của thức ăn tạo thành liên kết khó phân huỷ, làm cản trở sự hấp thụ của cơ thể. Ví dụ : -Trong sữa casein, ở nhiệt độ cao, những axit amin chứa các nhóm amin-NH2 không nằm trong mối liên hệ peptit chủ yếu là nhóm amin của lyzin, guanido của deginin, nhóm indol của tryptophan và nhóm imidazol của histidin đã liên kết với đường tạo thành liên kết khó bị men tiêu hoá phân giải. - Lyzin trong protit của thức ăn ở nhiệt độ cao sẽ bị mất khả năng lợi dụng vì nhóm cacboxyl của axit amin dicacboxylic đã phản ứng với amin của lyzin tạo thành một liên kết peptit mới khó bị tiêu hoá, thuỷ phân. 5.5.2.5.3. Bổ sung thêm axit amin cần thiết Bổ sung axit amin cần thiết vào khẩu phần còn thiếu làm tăng giá trị sinh vật học của protit. Thông thường các axit amin lyzin, lryptophan, methionin thường dùng để bổ sung vào khẩu phần. 5.5.2.5.4. Ủ men sinh vật : Làm tăng số lượng, chất lượng protit do tế bào nấm men có khả năng tổng hợp protit từ đạm vô cơ. 5.5.3. Quan hệ của lipit với cơ thể Đối với cơ thể gia súc, lipit có vai trò dinh dưỡng sau: - Lipit là thành phần quan trọng cấu tạo nên màng tế bào, cấu tạo hồng cầu trong máu, tế bào thần kinh, tế bào cơ quan nội tạng... - Lipit là thành phần dự trữ năng lượng tốt nhất cho cơ thể dưới dạng mỡ lá, mỡ dưới da, mỡ ở màng treo ruột (mỡ cơm xôi), mỡ xen kẽ ở cơ và xương. Xung quanh thận, buồng trứng... mỡ dự trữ ở đuôi của cừu, u vai của lạc đà là cơ quan dự trữ mỡ đặc biệt. Năng lượng toả ra khi ôxy hoá lai mỡ gấp 2,3 lần so với lại các chất dinh dưỡng khác như protit và đường bột. 98
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2