intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba môn Bảo dưỡng, sửa chữa máy tàu - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

Chia sẻ: Hoa La Hoa | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:236

331
lượt xem
107
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba môn Bảo dưỡng, sửa chữa máy tàu (Giáo trình bảo dưỡng, sửa chữa máy tàu) do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức biên soạn nhằm mục tiêu mô tả cụ thể được cấu tạo và giải thích được nguyên lý, yêu cầu làm việc của máy tàu thủy một cách chính xác; bảo dưỡng và sửa chữa được hết những hư hỏng của các bộ phân và chi tiết trong hệ thống đúng quy trình, tiêu chuẩn sửa chữa với độ tin cậy cao, cùng với việc sử dụng trang thiết bị, vật tư, thời gian hợp lý nhưng vẫn đảm bảo được an toàn và vệ sinh công nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba môn Bảo dưỡng, sửa chữa máy tàu - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

  1. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM   GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO MÁY TRƯỞNG HẠNG BA MÔN BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY TÀU       1
  2.            Năm 2014 LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện chương trình đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo thuyền   viên, người lái phương tiện thủy nội địa quy định tại Thông tư số 57/2014/TT­ BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.  Để  từng  bước  hoàn thiện giáo  trình  đào tạo thuyền viên, người  lái  phương tiện thủy nội địa,  cập nhật những kiến thức và kỹ  năng mới. Cục   Đường thủy nội địa Việt Nam tổ  chức biên soạn  “Giáo trình bảo dưỡng,   sửa chữa máy tàu”.  Đây là tài liệu cần thiết cho cán bộ, giáo viên và học viên nghiên cứu,   giảng dạy, học tập. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, Cục Đường  thủy nội địa Việt Nam mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý bạn đọc để  hoàn thiện nội dung giáo trình đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đối với công tác  đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.                                   CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM  2
  3. MỤC LỤC Trang  Lời giới thiệu........................................................................................................2 Mục lục.................................................................................................................3 Chương I: Nội quy an toàn xưởng học thực hành máy.....................................10 1.1 Trang phục bảo hộ cá nhân..........................................................................10 1.2 Ý thức trách nhiệm bảo vệ dụng cụ, trang thiết bị phòng học..................11 1.3 Các quy định an toàn trong khi làm việc......................................................11 Chương II: Các dụng cụ tháo, lắp, đo, kiểm tra...............................................19 2.1 Dụng cụ tháo lắp..........................................................................................19 2.2 Dụng cụ đo, kiểm tra...................................................................................28 2.3 Căn lá.............................................................................................................34 2.4 Công tác bảo quản dụng cụ.........................................................................34 Chương III: Phân biệt các loại động cơ, chi tiết, cụm chi tiết, các hệ thống.39 3.1 Phân biệt các loại động cơ...........................................................................39 3.2 Đọc các thông số kỹ thuật của động cơ......................................................40 3.3 Phân biệt các chi tiết....................................................................................41 3.4 Phân biệt cụm chi tiết..................................................................................42 3.5 Phân biệt các hệ thống.................................................................................42 Chương IV:  Ảnh hưởng của công tác bảo quản, bảo dưỡng và sữa chữa đối  với tuổi thọ động cơ...........................................................................................44 4.1 Ảnh hưởng công tác bảo quản đối với tuổi thọ động cơ...........................44 4.2 Ảnh hưởng của bảo dưỡng đối với tuổi thọ động cơ................................44 4.3 Ảnh hưởng của sửa chữa đối với tuổi thọ động cơ...................................45 Chương V: Tác dụng của các loại dấu, kẹp chì, zoăng đệm, phanh hãm ......48 3
  4. 5.1 Công dụng của dấu và cách đánh dấu.........................................................48 5.2 Công dụng của kẹp chì................................................................................49 5.3 Công dụng của các loại phanh hãm, cách tháo, lắp....................................49 5.4 Công dụng của các loại zoăng, đệm............................................................49 Chương VI: Quy trình tháo, vệ sinh các chi tiết................................................51 6.1 Điều kiện động cơ phải vào sửa chữa........................................................51 6.2 Khảo sát động cơ trước khi vào sửa chữa...................................................51 6.3 Quy trình tháo động cơ.................................................................................52 6.4 Vệ sinh chi tiết.............................................................................................52 Chương VII: Phương pháp xác định điểm chết piston, chiều quay trục khuỷu,  thứ tự làm việc các xilanh..................................................................................55 7.1 Mục đích.......................................................................................................55 7.2 Các phương pháp xác định điểm chết piston...............................................55 7.3 Các phương pháp xác định chiều quay trục khuỷu.....................................56 7.4 Các phương pháp xác định thứ tự làm việc của các xilanh........................57 Chương VIII: Các phương pháp phát hiện chi tiết máy hư hỏng và biện pháp  khắc phục............................................................................................................59 8.1 Phương pháp công nghệ...............................................................................59 8.2 Phương pháp lý hóa......................................................................................62 8.3 Biện pháp phục hồi các chi tiết máy bị hỏng..............................................62 Chương IX: Tháo, kiểm tra, sửa chữa cụm nắp xilanh. 64 9.1 Các hư hỏng và nguyên nhân........................................................................64 9.2 Quy trình tháo nắp xi lanh, vệ sinh..............................................................65 9.3 Kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng..............................................................67 9.4 Quy trình lắp ráp cụm nắp xilanh................................................................67 Chương X: Tháo, kiểm tra, sửa chữa cụm piston – biên..................................70 10.1 Các hư hỏng và nguyên nhân......................................................................70 10.2 Quy trình tháo cụm piston ­ biên, vệ sinh..................................................71 10.3 Kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng............................................................73 10.4 Quy trình lắp ráp cụm piston – biên...........................................................76 10.5 Những sự cố xảy ra và biện pháp xử lý....................................................78 Chương XI: Tháo, kiểm tra, sửa chữa và lắp ráp sơmi xilanh.........................81 4
  5. 11.1 Các hư hỏng và nguyên nhân......................................................................81 11.2 Quy trình tháo sơmi xilanh, vệ sinh...........................................................81 11.3 Kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng............................................................82 11.4 Quy trình lắp ráp.........................................................................................83 11.5 Kiểm tra độ kín nước sau lắp ráp..............................................................83 11.6 Những sự cố xảy ra và biện pháp xử lý....................................................83 Chương XII: Tháo, kiểm tra, sửa chữa và lắp ráp hộp trục khuỷu..................86 12.1 Các hư hỏng và nguyên nhân......................................................................86 12.2 Quy trình tháo bệ đỡ trục khuỷu, vệ sinh..................................................87 12.3 Kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng............................................................89 12.4 Biện pháp khắc phục..................................................................................92 12.5 Quy trình lắp ráp bệ đỡ trục khuỷu, những sự cố xảy ra và biện pháp xử  lý..........................................................................................................................92 Chương XIII:  Tháo, kiểm tra, sửa chữa và lắp ráp hệ thống phân phối khí. .95 13.1 Các hư hỏng và nguyên nhân......................................................................95 13.2 Quy trình tháo trục cam, vệ sinh................................................................96 13.3 Kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng................................................................98 13.4 Quy trình lắp đặt trục cam.......................................................................101 13.5 Quy trình điều chỉnh khe hở nhiệt supap.................................................103 13.6 Kiểm tra kỹ thuật sau lắp đặt và điều chỉnh, sự cố có thể xảy ra, biện  pháp xử lý..........................................................................................................104 Chương XIV: Tháo, kiểm tra điều chỉnh hệ thống cung cấp nhiên liệu.......106 14.1 Các hư hỏng và nguyên nhân....................................................................106 14.2 Bơm cao áp................................................................................................109 14.3 Bộ phun nhiên liệu...................................................................................117 14.4 Bơm cung cấp nhiên liệu.........................................................................122 14.5 Bầu lọc nhiên liệu....................................................................................131 Chương XV: Tháo, kiểm tra điều chỉnh hệ  thống bôi trơn và hệ  thống làm  mát.....................................................................................................................137 15.1 Bơm dầu nhờn..........................................................................................137 15.2 Bơm ly tâm................................................................................................145 15.3 Bầu làm mát..............................................................................................150 5
  6. 15.4 Bầu lọc dầu..............................................................................................156 Chương XVI: Hộp số ma sát cơ giới...............................................................166 16.1 Các hư hỏng và nguyên nhân....................................................................166 16.2 Quy trình tháo, lắp hộp số ma sát cơ giới................................................166 16.3 Kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục ...........................................................................................................................175 Chương XVII: Hệ trục chân vịt.......................................................................178 17.1 Kiểm tra độ đồng tâm trục chân vịt.........................................................178 17.2 Cách điều chỉnh tâm đường trục..............................................................178 17.3 Những hư hỏng thông thường và biện pháp khắc phục.........................184 Chương XVIII: Lắp ráp tổng thành động cơ..................................................187 18.1 Công việc chuẩn bị trước khi lắp ráp......................................................187 18.2 Lắp ráp tổng thành động cơ.....................................................................187 Chương XIX:  Quy trình chạy rà và thử nghiệm động cơ..............................190 19.1 Chạy rà động cơ nguội.............................................................................190 19.2 Chạy rà nóng ở chế độ không tải............................................................191 19.3 Chạy thử tải ở các chế độ quy định........................................................192 6
  7. GIỚI THIỆU VỀ MÔ ĐUN BẢO DƯỠNG, SỮA CHỮA MÁY TÀU THỦY Vị trí, ý nghĩa, vai trò môđun:                 Môđun bảo dưỡng và sửa chữa máy tàu thủy là một mảng kiến thức và  kỹ năng cơ bản không thể thiếu được đối với một người công nhân sửa chữa  các loại động cơ. Để có thể thực hiện tốt các nội dung của môđun này người  học cần phải nắm một số kiến thức về nghề sửa chữa máy tàu thủy như cơ  kỹ  thuật, nguội cơ  bản trong sửa chữa, hàn cơ  bản trong sửa chữa, vật liệu   trong ngành cơ khí, dung sai và vẽ kỹ thuật,  chi tiết máy, nguyên lý động cơ  đốt trong, an toàn lao động......v.v. Mục tiêu của mô đun: ­ Mô tả cụ thể được cấu tạo và giải thích được nguyên lý, yêu cầu làm   việc của máy tàu thủy một cách chính xác. ­ Bảo dưỡng và sửa chữa được hết những hư hỏng của các bộ phân và   chi tiết trong hệ thống đúng quy trình, tiêu chuẩn sửa chữa với độ tin cậy cao,  cùng với việc sử dụng trang thiết bị, vật tư, thời gian h ợp lý nhưng vẫn đảm   bảo được an toàn và vệ sinh công nghiệp.         Mục tiêu thực hiện của mô đun: Học xong môđun này học viên sẽ có khả năng: ­ Tiến hành kiểm tra theo đúng phương pháp và chọn dụng cụ đo thích   hợp để phát hiện đầy đủ chính xác các hư hỏng. ­ Phân tích so sánh số  liệu và đưa ra phương án bảo dưỡng sửa chữa  hợp lý. ­ Thực hiện phương án đã chọn để công việc bảo dưỡng, sữa chữa đạt  được các thông số  kỹ  thuật đúng quy định của từng loại động cơ, phát huy  công suất động cơ đạt hiệu quả kinh tế. ­ Tháo lắp toàn hệ  thống theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn, nhanh   gọn. ­ Tổ  chức được hiện trường bảo dưỡng, sửa chữa hợp lý và có hiệu   quả. ­ Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. 7
  8. Nội dung chính của mô đun: ­ Phân biệt các loại động cơ, chi tiết, cụm chi tiết, các hệ  thống, công  tác bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa đối với tuổi thọ  động cơ  và phương  pháp xác định điểm chết piston, chiều quay trục khuỷu, thứ  tự làm việc các  xilanh. ­ Phát hiện chi tiết máy hư  hỏng và biện pháp khắc phục, sửa chữa   cụm nắp xilanh, cụm piston – biên, sơmi xilanh, trục khuỷu, hệ  thống phân  phối khí, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống nhờn  và hệ thống làm mát. ­ Thành thạo quy trình tháo, lắp hộp số ma sát cơ giới, cách điều chỉnh   tâm đường trục. ­ Thực hiện lắp ráp tổng thành động cơ và  quy trình chạy rà thử  nghiệm động cơ. ­ Công việc an toàn và vệ sinh công nghiệp. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CHÍNH TRONG MÔĐUN Hoạt động 1: Học trên lớp và thảo luận : ­ Cấu tạo, nguyên lý làm việc và yêu cầu kỹ thuật của hệ thống động  cơ. hộp số và hệ trục chân vịt. ­ Quy trình lắp ráp tổng thành động cơ và  quy trình chạy rà thử nghiệm  động cơ. ­ Phân biệt các loại động cơ, chi tiết, cụm chi tiết, các hệ  thống, công  tác bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa đối với tuổi thọ  động cơ  và phương  pháp xác định điểm chết piston, chiều quay trục khuỷu, thứ  tự làm việc các  xilanh. ­ Phát hiện chi tiết máy hư  hỏng và biện pháp khắc phục, sửa chữa   cụm nắp xilanh, cụm piston – biên, sơmi xilanh, trục khuỷu, hệ  thống phân  phối khí, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống nhờn  và hệ thống làm mát. ­ Thành thạo quy trình tháo, lắp hộp số ma sát cơ giới, cách điều chỉnh   tâm đường trục. ­ Phân tích và đưa ra phương án bảo dưỡng, sửa chữa phù hợp với điều   kiện thực tế. Hoạt động 2: Tự nghiên cứu tài liệu : ­ Đọc và nghiên cứu tài liệu. 8
  9. ­ Tra cứu các thông số  kỹ  thuật liên quan về  trang phục bảo hộ  lao   động; các yêu cầu kỹ thuật của động cơ; các quy định an toàn; các phương  pháp bảo dưỡng sữa chữa hợp lý để  tăng công suất động cơ  và tăng tuổi   thọ động cơ. ­ Căn chỉnh hệ trục chân vịt tàu thủy theo phương pháp tồi ưu, tìm hiểu  về hệ trục chân vịt phù hợp với công suất động cơ. Hoạt động 3: Xem trình diễn mẫu : ­Các dụng cụ tháo, lắp, đo, kiểm tra. ­Phân biệt các loại động cơ, chi tiết, cụm chi tiết, các hệ thống. ­Tác dụng của các loại dấu, kẹp chì, zoăng đệm, phanh hãm.  ­Phương pháp xác định điểm chết piston, chiều quay trục khuỷu, thứ tự  làm việc các xilanh. ­Tháo, kiểm tra, sửa chữa cụm nắp xilanh. ­Tháo, kiểm tra, sửa chữa cụm piston – biên. ­Tháo, kiểm tra, sửa chữa và lắp ráp sơmi xilanh. ­Tháo, kiểm tra, sửa chữa và lắp ráp hộp trục khuỷu.  ­Tháo, kiểm tra, sửa chữa và lắp ráp hệ thống phân phối khí. ­Tháo, kiểm tra điều chỉnh hệ thống cung cấp nhiên liệu. ­Tháo, kiểm tra điều chỉnh hệ thống nhờn  và hệ thống làm mát. ­Tháo lắp hộp số ma sát cơ giới. ­Cân chỉnh hệ trục chân vịt tàu thủy. ­Lắp ráp tổng thành động cơ. Hoạt động 4: Thực hành : ­Quy trình tháo, lắp động cơ. ­Quy trình tháo nắp xi lanh, vệ sinh. ­Quy trình lắp ráp cụm nắp xilanh. ­Quy trình tháo cụm piston ­ biên, vệ sinh. ­Quy trình lắp ráp cụm piston – biên. ­Quy trình tháo sơmi xilanh , vệ sinh. ­Quy trình tháo bệ đỡ trục khuỷu, vệ sinh. 9
  10. ­Quy trình lắp ráp bệ đỡ trục khuỷu, những sự cố xảy ra và biện pháp  xử lý. ­Quy trình tháo trục cam, vệ sinh. ­Quy trình lắp đặt trục cam. ­Quy trình điều chỉnh khe hở nhiệt supap. ­Quy trình tháo, lắp hộp số ma sát cơ giới. Hoạt động 5 : Thực tập tại các cơ sở sản xuất (nếu có điều kiện) : YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔĐUN 1. Về kiến thức: ­ Giải thích được đầy đủ nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo,   cấu tạo và yêu cầu kỹ thuật. ­ Giải thích được các bước thực hiện theo trình tự, chi tiết một cách chính   xác. ­ Biết tra cứu các thông số kỹ thuật. 2. Về kỹ năng: ­ Thực hiện đúng phương pháp. ­ Thực hiện qui trình kiểm tra một cách chính xác. ­ Tiến hành theo đúng qui trình và đạt các yêu cầu theo chuẩn. ­ Thực hiện việc điều chỉnh theo đúng quy phạm. ­ Tuân thủ  đầy đủ  các biện pháp, cách thức để  đảm bảo an toàn và vệ  sinh. 3. Về thái độ: ­ Nghiêm túc trong việc thực hiện qui trình. ­ Luôn ý trong việc thực hiện các công việc đảm bảo an toàn và vệ sinh tại   vị trí học tập. ­ Động viên và nhắc nhở  đồng nghiệp giữ  gìn an toàn và bảo vệ  môi   trường chung. ­ Bảo quản tốt các dụng cụ và thiết bị. 10
  11. Chương I: NỘI QUY AN TOÀN XƯỞNG HỌC THỰC HÀNH MÁY Mã bài: MTH3­MĐ­14.1 Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:  ­Giúp cho người học thực hiện công việc bảo dưỡng, sữa chữa máy tàu   thủy một cách an toàn, không hư hỏng các trang thiết bị học tập và tập trung  nghiên cứu. ­Thực hiện đúng nội qui và các biện pháp an toàn trong công việc bảo   dưỡng, sửa chữa máy tàu thủy một cách chính xác theo quy định hiện hành. Nội dung chính: ­ Trang phục bảo hộ cá nhân. ­ Ý thức trách nhiệm bảo vệ dụng cụ, trang thiết bị phòng học. ­ Các quy định an toàn trong khi làm việc. Các hình thức học tập: HOẠT ĐỘNG I: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN Nội qui của xưởng thực tập tùy thuộc vào qui mô củng như yêu cầu cụ  thể  tại vị  trí làm việc. Nội qui xưởng thực tập thường có các qui định chủ  yếu sau: 1.1 Trang phục bảo hộ cá nhân: ­ Qui định về bảo hộ lao động: Tạo tác phong công nghiệp, làm việc khoa  học và bảo vệ sức khỏe cho người học cũng như phòng ngừa các tại nạn có   thể xảy ra.  ­ Học sinh thực tập tại xưởng được trang bị  về  trang phục bảo hộ  lao   động như sau: + Nón bảo hộ: có nhiều loại và là phương tiện ngăn ngừa nguy hiểm phát  sinh do vật rơi, văng; bảo vệ khi bị ngã, phòng chống điện giật, phòng chống  cuốn tóc vào máy. 11
  12. + Nút lỗ tai và bịt tai: là phương tiện bảo vệ tai, thính giác chống lại tiếng   ồn.    +  Kính bảo hộ:  là phương tiện ngăn ngừa tổn thương cho mắt do vật   văng, bắn, do chất độc, tia độc hại gây ra. +Mặt nạ bảo hộ: là phương tiện bảo vệ mặt và mắt tránh khỏi nguy hiểm  do tia lửa hàn, vật sắc nhọn hoặc các tia độc hại. + Mặt nạ  chống bụi: là phương tiện bảo vệ để  tránh bụi thâm nhập vào  cơ thể thông qua đường hô hấp. + Mặt nạ phòng độc: là phương tiện bảo vệ chống sự thâm nhập của khí  độc, hơi độc… vào cơ thể. + Mặt nạ dưỡng khí: là phương tiện ngăn ngừa nguy hiểm do thiếu ôxy. + Găng tay bảo hộ: có nhiều loại và là phương tiện ngăn ngừa các tia lửa  phát ra trong khi hàn, là phương tiện chống  điện giật, chống rung, chống   thấm nước, chống ăn mòn đối với da tay.  + Giày bảo hộ: là phương tiện bảo vệ ngón chân, bàn chân khi bị  vật rơi,   va đập, vật sắc; đồng thời ngăn ngừa điện giật. + Quần áo chống nhiệt: là phương tiện phòng ngừa bỏng, tăng thân nhiệt  trong môi trường nóng. + Thắt lưng an toàn: là phương tiện phòng ngừa té, rơi khi làm việc trên  cao.       1.2 Ý thức trách nhiệm bảo vệ dụng cụ, trang thiết bị phòng học: ­ Qui định về sử dụng dụng cụ, thiết bị máy móc: Trách nhiệm của người   sử dụng, phạm vi cho phép sử dụng và cá lưu ý trong việc sử dụng dụng cụ,   thiết bị máy móc. ­ Học sinh thực tập tại xưởng phải chấp hành các qui định sau: + Học sinh có nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ các thiết bị, không được mang   theo bất cứ chi tiết, dụng cụ nào ra khỏi xưởng, nếu không có sự  đồng ý của  giáo viên.    + Khi vào xưởng cũng như trong lúc học tuyệt đối chấp hành sự phân công  của giáo viên, không được tự  ý rời nơi học tập qua các khu vực khác, nếu   muốn rời khỏi xưởng phải xin phép giáo viên.      + Tuyệt đối không được sử  dụng thiết bị  máy móc khi chưa có sự  đồng  ý của giáo viên.      + Học sinh phải có nhiệm vụ  giữ  gìn dụng cụ  học tập, nếu bị  hư  hỏng  phải báo với giáo viên. 12
  13. + Học sinh có nhiệm vụ  giữ  gìn vệ  sinh trong xưởng thực tập, sau mỗi   buổi thực tập phải sắp xếp lại chỗ  thực tập ngăn nắp và vệ  sinh khu vực   thực tập. 1.3 Các quy định an toàn trong khi làm việc: 1.3.1 Các chỉ dẫn an toàn khi thực tập: + Phải thực hiện đúng giờ  giấc học tập, nghỉ  ốm phải có giấy phép y tế,   nghỉ học phải có phép.        + Khi đi học phải mặc đồng phục.      + Học sinh không được mang theo chất nổ, chất dễ cháy vào xưởng. + Trong lúc thực tập không nên mang nhẫn, đồng hồ, đồ  trang sức đắt  tiền. + Học sinh không được hút thuốc, uống rượu trong xưởng thực tập. + Làm việc trật tự  và hoàn toàn tập trung chú ý vào công việc bạn đang  thực hiện.      + Luôn kiểm soát mọi dụng cụ và thiết bị của mình.      + Để tay kích xa đường đi, dựng xe trượt vào tường khi không sử dụng.       + Không đùa nghịch hoặc có các hành động ngớ ngẩn khác có thể gây nguy  hiểm cho người khác.      + Lau xăng, dầu nhớt ở tay và dụng cụ, nên cầm chắc dụng cụ và đồ dùng.      + Không bao giờ được sử dụng khí nén để thổi các chất bẩn ra khỏi quần  áo, cấm thổi súng khí nén vào người khác.       + Nếu đánh đổ  xăng, dầu hoặc bất kỳ một loại chất lỏng ra sàn xưởng  thỡ phải lau sạch ngay lập tức.      + Chú ý các tia lửa bắn ra từ đá mài hoặc hàn, cỏc tia lửa cú thể  bắt lửa  vào túc hoặc quần ỏo. + Tiếp xúc với hóa chất phải đeo găng cao su, khẩu trang. 1.3.2 Các biện pháp an toàn và phòng tránh tai nạn khi thực tập: * Sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp. Lối đi thông thoáng và không  trơn trượt. Các thiết bị, máy móc bố  trí thuận lợi cho việc sử  dụng và hạn   chế thiệt hại tối đa khi xảy ra sự cố. 13
  14. Hình 1.1. Lối đi thông thoáng, không trơn trượt * Bố trí các bảng biểu về an toàn tại các vị trí cần lưu ý: Hình 1.2. Các bảng báo cần trang bị tại các vị trí cần thiết * Trang bị quần áo và dụng cụ bảo hộ phù hợp:  ­ Găng tay cho từng công việc: vật có kích thước lớn, vật sắc cạnh,   ...v.v.  ­ Giày có khả  năng chống đâm thủng của vật nhọn, chống tr ượt hay   thấm  nước. ­ Kính bảo hộ dựng cho các cụng việc có khói bụi. ­ Quần áo bảo hộ lao động: gọn gàng, chống nóng. Hình 1.3. Trang bị bảo hộ 14
  15. * Trang bị các kiến thức tổng quát về an toàn cho học sinh, bổ sung các lưu  ý về an toàn theo mỗi bài học hay cụng việc. Hình 1.4. Lưu ý khi mang vật nặng * Trang bị đầy đủ các dụng cụ thiết bị nâng chuyển, kê chèn máy móc phù  hợp cho công việc. Hình 1.5. Kích nâng hạ vật nặng Hình 1.6. Kích chết dựng kê máy móc thiết bị 15
  16. Hình 1.7. Thiết bị vệ sinh chi tiết máy *Trang thiết bị máy móc phải đầy đủ các bộ phận bảo hiểm. Hình 1.8. Kính chắn bụi, găng tay bảo vệ khi sử dụng máy mài 1.3.3 Phương pháp phòng tránh hỏa hoạn và chữa cháy: + Các vật liệu dễ  cháy phải đặt xa nguồn nhiệt có thể  gây cháy như:  Xăng dầu, hóa chất. +  Hệ  thống điện không được sử  dụng quá công suất, phải có cầu chì   phù hợp với từng mạch rẽ. Thường xuyên kiểm tra bảo trì hệ thống điện. +  Tuân thủ các hướng dẫn về an toàn phòng cháy. Nắm được phương   pháp sử  dụng bình chữa cháy cá nhân và dập tắt đám cháy với các vật liệu  khác nhau. 16
  17. Hình 1.9. Trang bị kiến thức cho mọi người biết cách phòng cháy­chữa cháy Hình 1.10. Cấu tạo bình chữa cháy cá nhân + Các dụng cụ, thiết bị chữa cháy bố trí nơi dễ thấy, dể lấy. Hình 1.11. Vị trí lắp đặt bình chữa cháy và bảng hướng dẫn 1.3.4 Phương pháp chữa cháy gồm các bước cơ bản sau: Hình 1.12. Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy in trên vỏ bình + Báo động có đám cháy cho mọi người xung quanh được biết bằng  tiếng nói hay các dụng cụ phát âm thanh lớn. + Ngắt điện hệ thống xung quanh nơi xảy ra cháy. 17
  18. + Lấy bình chữa cháy ở nơi gần nhất, làm theo hướng dẫn sử  dụng in   trên vỏ bình. + Phun chất chữa cháy vào đám cháy: Nên phun từ  vị  trí gần vòi phun  sau đó phun lan rộng ra, nếu là xăng dầu thì phun sát trên mặt thoáng và phải   đứng trên gió. Có thể  dùng cát để  dập lữa nếu nhiên liệu chảy lan ra nền   xưởng. Hình 1.13. Phun chất chữa cháy vào vùng cháy ­ Nếu đám cháy lớn hoặc nguy hiểm phải gọi tới số  điện thoại 114  hoặc đội chữa cháy chuyên nghiệp. 18
  19. HOẠT ĐỘNG II: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM *Nghiên cứu về trang phục bảo hộ lao động: ­Đọc và tìm hiểu hướng dẫn sử  dụng các trang phục bảo hộ  lao động  như: nón bảo hộ, nút lỗ  tai và bịt tai, kính bảo hộ, mặt nạ  bảo hộ, mặt nạ  chống bụi, mặt nạ phòng độc, mặt nạ dưỡng khí, găng tay bảo hộ, giày bảo  hộ, quần áo chống nhiệt, thắt lưng an toàn. ­ Phương pháp sử dụng. ­ Thời hạn sử dụng. * Nghiên cứu về cấu tạo chất chữa cháy: ­ Cấu tạo bình chữa cháy: hóa chất khô, hóa chất lỏng. ­ Phương pháp sử dụng. ­ Thời hạn sử dụng. HOẠT ĐỘNG III: NGHE GIỚI THIỆU VÀ XEM TRÌNH DIỄN MẪU * An toàn khi sử dụng trang phục bảo hộ lao động: ­ Sử  dụng trang phục bảo hộ  lao động theo đúng chỉ  dẫn của nhà sản  xuất. ­ Một số lưu ý khi sử dụng trang phục bảo hộ lao động cá nhân. * An toàn về chữa cháy: ­ An toàn về cháy điện. ­ An toàn về cháy xăng dầu. ­ Sử dụng bình chữa cháy cá nhân.  ­ Biện pháp xử lý khi cháy. HOẠT ĐỘNG IV : RÈN LUYỆN KỸ NĂNG * An toàn khi thực tập: ­ Hướng dẫn sắp xếp nơi làm việc. 19
  20. ­ Một số lưu ý khi sử dụng thiết bị: nâng chuyển, kê chèn. ­ Một số lưu ý khi sử dụng dụng cụ cầm tay. * Sử dụng trang phục bảo hộ lao động: ­ Hướng dẫn sử dụng trang phục bảo hộ lao động theo đúng chỉ dẫn của  nhà sản xuất trong xưởng học thực hành máy. *  An toàn về chữa cháy: ­ Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy: vận chuyển, chuẩn bị, mở niên an  toàn, tư thế chữa cháy, phương pháp phun dập lửa. ­ Lưu ý các trình tự xử lý cháy. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1: Hãy nêu các trang phục bảo hộ lao động cá nhân? Câu 2: Hãy nêu ý thức trách nhiệm bảo vệ dụng cụ, trang thiết bị phòng  học? Câu 3: Hãy nêu các chỉ dẫn an toàn khi thực tập? Câu 4: Hãy nêu phương pháp phòng tránh hỏa hoạn và chữa cháy? Câu 5: Hãy xác định các bước xử lý khi có một đám cháy xảy ra? 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2