intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba môn Thực hành vận hành máy tàu - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

Chia sẻ: Hoa La Hoa | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:132

252
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi học xong "Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba môn Thực hành vận hành máy tàu" học viên có thể nắm vững được những quy định về an toàn con người, an toàn buồng máy, chức trách nhiệm vụ của thuyền viên máy; nắm được công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và thông số kỹ thuật các trang thiết bị, hệ thống động lực phương tiện thủy nội địa; thao tác thành thạo vận hành 1 ca máy; thực hiện đầy đủ các thủ tục, công việc khởi động động cơ chính và khi ngừng động cơ; xác định được tình trạng kỹ thuật, phát hiện được sự cố của động cơ trong khi đi ca; biết lập kế hoạch, tổ chức công tác sửa chữa, bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật động cơ và các thiết bị chính phụ, khắc phục sửa chữa đơn giản một số chi tiết của động cơ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba môn Thực hành vận hành máy tàu - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

  1. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM   GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO MÁY TRƯỞNG HẠNG BA MÔN THỰC HÀNH VẬN HÀNH MÁY TÀU       1
  2.            Năm 2014 LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện chương trình đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo thuyền   viên, người lái phương tiện thủy nội địa quy định tại Thông tư số 57/2014/TT­ BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.  Để  từng  bước  hoàn thiện giáo  trình  đào tạo thuyền viên, người  lái  phương tiện thủy nội địa,  cập nhật những kiến thức và kỹ  năng mới. Cục   Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức biên soạn “Giáo trình thực hành vận   hành máy tàu”.  Đây là tài liệu cần thiết cho cán bộ, giáo viên và học viên nghiên cứu,   giảng dạy, học tập. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, Cục Đường  thủy nội địa Việt Nam mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý bạn đọc để  hoàn thiện nội dung giáo trình đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đối với công tác  đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.                                   CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM  2
  3. THỰC HÀNH VẬN HÀNH MÁY TÀU THÛY       1  ­     Mã số:                MD 15 2 ­    Mục tiêu:     Sau khi học xong môn học: -  Nắm vững  được những quy định về an toàn con người,  an toàn buồng   máy, chức trách nhiệm vụ của thuyền viên máy.  - Nắm được công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và thông số  kỹ  thuật các trang thiết bị, hệ thống động lực phương tiện thủy nội địa  - Thao tác thành thạo vận hành 1 ca máy, Thực hiện đầy đủ các thủ tục ,   công việc khởi động động cơ  chính và khi ngừng động cơ. Xác định  được tình trạng kỹ thuật, phát hiện được sự  cố  của động cơ  trong khi   đi ca  - Biết lập kế  hoạch, tổ  chức công tác sửa chữa, bảo quản, bảo dưỡng   kỹ  thuật động cơ  và các thiết bị  chính phụ  , khắc phục sửa chữa đơn  giản một số chi tiết  của động cơ      3  ­     Thiết bị đồ dùng dạy học: - Mô hình buồng máy trên xương hoặc phương tiện tàu thuỷ  4  ­  Thời gian :    150 giờ  5  ­  Nội dung 3
  4. ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT Môn học: Vận hành máy tàu thủy Thời gian đào tạo (giờ) Trong đó STT Nội dung Tổng  số Lý  Thực  thuyết hnh Chương I:   An toàn và nội quy làm việc dưới  1 hầm máy     1.1 An toàn lao động    1.2 An toàn cho người    1.3 An toàn cho động cơ     1.4 Các   thủ   tục   trong   trường   hợp   tai   nạn   và   tình  huống khẩn cấp 15 0 15    1.5 Thực hành bảo dưỡng các thiết bị cứu sinh, cứu   hỏa      2 Chương II: Hồ sơ kỹ thuật    2.1 Nhật ký máy  4 0 4    2.2 Kỹ  năng ghi chép và sử  dụng một   số  giấy tờ  vật tư kỹ thuật      3 Chương III: Trang thiết bị buồng máy     3.1 Trang thiết bị buồng máy 4 0 4    3.2 Trang thiết bị cứu đắm    4 Chương IV: Quy  trình vận hành máy tàu  20 0 20   4.1 Đặc điểm và tính năng các dạng động cơ diezen  tàu thủy    4.2 Những công việc cần làm trước khi khởi động      động cơ và thao tác khởi động động cơ Tiến hành vận hành một ca máy tàu 4
  5.    4.3 Những thao tác trước khi cho dừng động cơ &      4.4 sau khi dừng động cơ .    5 Chương V: Hệ thống phân phối khí    5.1 Các thiết bị trong hệ thống    5.2 Vận hành sử dụng hệ thống    5.3 Chăm   sóc,   bảo   quản,   bảo   dưỡng   hệ   thống,  8 0 8     những   hư   hỏng,   nguyên   nhân   biện   pháp   khắc  phục    6 Chương VI: Hệ thống cung cấp nhiên liệu    6.1 Các thiết bị trong hệ thống    6.2 Vận hành và sử dụng hệ thống 12 0 12    6.3 Chăm   sóc,   bảo   quản,   bảo   dưỡng   hệ   thống,  những   hư   hỏng,   nguyên   nhân   biện   pháp   khắc  phục           7 Chương VII: Hệ thống làm mát     7.1 Các thiết bị trong hệ thống    7.2 Vận hành sử dụng hệ thống 10 0 10    7.3 Nguyên nhân biện pháp, bảo dưỡng hệ  thống,  những   hư   hỏng,   nguyên   nhân   biện   pháp   khắc  phục      8 Chương VIII: Hệ thống bơi trơn    8.1 Các thiết bị trong hệ thống    8.2 Vận hành sử dụng hệ thống    8.3 Chăm   sóc,   bảo   quản,   bảo   dưỡng   hệ   thống,  những   hư   hỏng,   nguyên   nhân   biện   pháp   khắc  phục     12 0 12   9 Chương IX: Hệ  thống khởi động và  đảo chiều  20 0 20 động cơ 5
  6. 9.1 Các thiết bị trong hệ thống  9.2 Vận hành sử dụng hệ thống  9.3 Chăm   sóc,   bảo   quản,   bảo   dưỡng   hệ   thống,  những hư  hỏng, nguyên nhân biện pháp   khắc  phục  10 Chương X: Hệ trục chân vịt tàu thủy 10.1 Các thiết bị trong hệ thống  10.2 Vận hành  sử dụng hệ thống 9 0 9  10.3  Chăm   sóc,   bảo   quản,   bảo   dưỡng   hệ   thống,  những   hư   hỏng,   nguyên   nhân   biện   pháp   khắc  phục   11 Chương XI: Hệ thống điện tàu thủy  11.1 Các thiết bị trong hệ thống  11.2 Vận hành sử dụng hệ thống  11.3 Chăm   sóc,   bảo   quản,   bảo   dưỡng   hệ   thống,  10 0 10 những hư  hỏng, nguyên nhân biện pháp   khắc  phục 12       Chương   XII     Quy   trình   bảo   quản   bảo   dưỡng  12.1 động cơ  12.2 Chăm sóc bảo quản hàng ngày  12.3 Chăm sóc kỹ thuật sau chuyến công tác  17 0 17 12.4 Chăm sóc động cơ khi đến thời kỳ vào sửa chữa  Chăm sóc động cơ khi động cơ ngưng hoạt đông  12.5 dài ngày   Quy trình tháo ráp động cơ Kiểm tra định kỳ, kiểm tra kết thúc môn học 9 0 9 Tổng cộng 150 0 150 6
  7. ­  Hướng dẫn thực hiện chương trình môn học: ­ Căn cứ  vào giáo trình máy tàu thủy và  tài liệu  tham khảo đưa ra nội  dung của các bài học lý thuyết;  Tổ chức cho người học thực hành, quan sát mô hình của các loại máy tàu  thủy ngay tại xưởng thực hành máy và của các hệ thống máy trong trường.   7
  8. Bài I AN TOÀN &NỘI QUY LÀM VIỆC Ở BUỒNG MÁY Mã bài 15 ­ 1   MỤC TIÊU THỰC HIỆN:  Học xong bài học này học viên sẽ nắm vững: - Các nội quy an toàn lao động , An toàn con người - Thiết bị an toàn động cơ  - Nội quy buồng máy  - Biết các thủ tục khi sảy ra tai nạn và tình huống khẩn cấp  - Biết bảo quản bảo dưỡng các thiết bị cứu sinh cứu hỏa  NỘI DUNG CHÍNH : - Những quy định chung về an toàn lao động dưới tàu và buồng máy  -  Chức trách nhiệm vụ  của thuyền viên sỹ quan máy  -  Nội quy buồng máy  -  Các thủ tục cần thiết khi sảy ra tai nạn và tình huống khẩn cấp  -  Bảo quản bảo dưỡng các thiết bị cứu sinh cứu hỏa CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 1 – NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM ­  Nghiên cứu các nội dung, nội quy về an toàn con người, an toàn động cơ,  nội quy buồng máy  ­   Đọc Luật Đường thủy Nội địa về Chức trách nhiệm vụ thuyền viên       ­  Các quy định tiêu chuẩn và nhiệm vụ thuyền viên bộ phận máy      ­  Nghiên cứu các thủ tục cần thiết khi sảy ra tai nạn và tình huống khẩn  cấp       ­   Nghiên cứu phương pháp sử dụng, bảo quản bảo quản, bảo dưỡng các   trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa   Các tài liệu nghiên cứu tìm tại các cuốn  lý thuyết máy và thực hành vận hành  động cơ    HOẠT ĐỘNG 2 ­ NGHE GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN MẪU         I  ­ GIỚI THIỆU TÀI LIỆU   1 ­ An toàn lao động   8
  9.        Toàn bộ thuyền viên bộ phận máy được bố trí trên phương tiện khi vận   hành động cơ  chính, các trang thiết bị, hệ  thống động lực và các máy phụ,  cũng như bảo dưỡng sửa chữa phải chấp hành nghiêm chỉnh quy tắc kỹ thuật  vận hành và nội quy an toàn         Trước khi vận hành động cơ chính và các trang thiết bị máy móc, thuyền   viên máy nhất thiết phải làm đúng theo bản hướng dẫn của nhà chế tạo. Nếu  không có bản hướng dẫn của nhà máy chế  tạo thì các cơ  quan quản lý tàu  phải cung cấp cho tàu các văn bản hướng dẫn sử dụng phù hợp với quy định  chung         Thuyên viên  làm việc ở bộ phận máy phải đủ 18 tuổi trở lên đến 55 tuổi   biết bơi lội và đủ sức khoẻ để làm việc trên tàu         Thuyền viên vận hành máy phải được đào tạo qua các lớp huấn luyện cơ  bản về  chuyên môn, quy tắc an toàn, an toàn về  phòng chống chữa cháy, an  toàn về con người, an toàn cho động cơ                Thuyền viên bộ phận máy khi khai thác động cơ phải đảm bảo tốt tình  trạng kỹ  thuật động cơ  và có kế  hoạch bảo dưỡng thường xuyên, đảm bảo  động cơ làm việc không hỏng hóc trong bất kỳ điều kiện nào. Cần phải thực  hiện đầy đủ các yêu cầu đề ra trong quy tắc và bản hướng dẫn sử dụng động  cơ, đảm bảo động cơ làm việc kinh tế nhất         Buồng máy phải luôn luôn gọn gàng, sach sẽ, ngăn nắp, theo định kỳ phải  lau chùi và sơn lại bên ngoài động cơ, các trang thiết bị, các đường  ống, lau   khô các vết dầu mỡ, nước vương vãi trên sàn la canh buồng máy              Cuối các phiên trực ca cần dọn vệ  sinh buồng máy, lau chùi sạch sẽ  phần tĩnh bên ngoài động cơ, bơm cạn nước la canh hầm máy và các khoang  tàu, bơm đầy nhiên liệu vào két trực nhật theo quy định          Không được lau chùi các chi tiết và cụm chuyển động khi động cơ hoạt  động.               Nghiêm cấm để quên hoặc làm rơi các vật lạ vào động cơ.          Các chi tiết, những vật tư, phụ  tùng, dụng cụ  phải xếp đặt gọn gàng  không làm cản trở lối đi qua lại. Tất cả các cơ cấu nối chuyền động, các bộ  truyền động bánh răng, các cơ cấu dẫn động cần được ngăn cách bằng thiết   bị bảo hiểm đặc biệt            Khi khởi động động cơ  cần thông báo trước cho những người  ở  gần.  Phải đảm bảo đã thực hiện đầy đủ và tin tưởng tất cả các công việc chuẩn bị             Tât cả  các thuyền viên trên phương tiện phải sử  dụng thành thạo các  thiết bị cứu hoả, cứu sinh và thường xuyên bảo quản bảo dưỡng các thiết bị  đó  9
  10.          An toàn cho con người và an toàn thiết bị  máy móc phụ  thuộc vào sự  hiểu biết kỹ lưỡng về các nguyên tắc làm việc trong buồng máy   2   ­  An toàn cho con người        Trang bị bảo hộ cho con người gồm quần áo, giầy da, mũ bảo hiểm, tai   nghe (bộ giảm chấn) găng tay, phao áo và mặt nạ  để  chống hơi độc khi làm   việc dưới các két hoặc hầm kín. Trước khi nhận nhiệm vụ   ở  phương tiện  thuyền viên phải được học đầy đủ  các khoá huấn luyện về  chuyên môn, an   toàn và thực hiện đúng quy định nội quy trên phương tiện cũng như dưới hầm   máy. Làm đúng chức trách thuyền viên và nhiệm vụ được cấp trên phân công   3 ­ Trách nhiệm của thuyền viên        Trách nhiệm chung của thuyền viên làm việc tren phương tiện thủy nội   địa: ­ Chấp hành pháp luật Việt nam các điều quy ước quốc tế mà Việt nam đã ký  kết hoặc gia nhập và pháp luật của nước khác khi phương tiện của Việt nam  đang hoạt động trong phạm vi lãnh thổ của nước đó  -  Chấp hành kỷ luật lao động, thực hiện đầy đủ phạm vi trách nhiệm theo   chức danh trong khi làm việc, chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của   thuyền trưởng và người chỉ huy trực tiếp, thực hiện đầy đủ  thủ  tục giao  nhận ca, ghi chép nhật ký đầy đủ, rõ ràng  - Chỉ  rời phương tiện khi được phép của thuyền trưởng hoặc người phụ  trách phương tiện hoặc chủ phương tiện   4 ­  Trách nhiệm theo chức danh thuyền viên   Trích (Quy định tại quyết định số 28/2004QĐ – BGTVTngày 07tháng 12 năm   2004 của Bộ Giao Thông Vận Tải quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền   viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện  thủy nội địa)    Điều 8 ­ Máy trưởng Máy trưởng là người giúp việc thuyền trưởng, trực tiếp phụ  trách bộ  phận   máy và có trách nhiệm sau đây:  1 – Quản lý, nắm vững tình trạng kỹ thuật hệ thống động lực, tổ  chức phân  công, giám sát thuyền viên bộ phận máy trong quá trình vận hành  2 ­ Thực hiện đầy đủ  quy định về  vận hành máy móc thiết bị, tổ  chức bảo  dưỡng thường xuyên sửa chữa những hạng mục công việc được phép làm  của máy móc thiết bị để đảm bảo hệ thống máy hoạt động có hiệu quả 3 – Kê khai những hạng mục yêu cầu sửa chữa để thuyền trưởng báo cáo chủ  phương tiện  10
  11. 4 – Khi phương tiện lên đà, phải tiến hành kiểm tra hệ thống trục chân vịt bổ  xung hạng mục yêu cầu sửa chữa, kiểm tra đánh giá chính xác tình trạng kỹ  thuật các hạng mục sửa chữa vào văn bản nghiệm thu, có quyền không chấp  nhận những hạng mục sửa chữa không đúng yêu cầu kỹ thuật.  5 – Thường xuyên kiểm tra việc nhận, tiêu thụ, sử  dụng nhiên liệu, vật liệu   phụ tùng thay thế và báo cáo thuyền trưởng. Trực tiếp quản lý hệ thống nhiên  liệu và sử dụng mọi biện pháp xử lý khi phát hiện có hơi nhiên liệu tập trung   trong buồng máy  6 – Trực tiếp phụ trách một ca máy. Ngoài giờ đi ca khi cần thiết phải có mặt  ở  buồng máy để  kịp thời giải quyết công việc theo yêu cầu thuyền trưởng   hoặc đề nghị của máy phó  7 – Trường hợp xét thấy nếu thi hành lệnh của người chỉ  huy trực tiếp trên   buồng lái sẽ  gây ra hư  hỏng bộ  phận máy thì phải báo cáo cho người phụ  trách ca làm việc hoặc thuyền trưởng biết, nếu lệnh đó vẫn giữ  nguyên thì  phải chấp hành và ghi vào nhật ký máy có xác nhận của người ra lệnh  8 – Được quyền cho đình chỉ hoạt động một bộ phận máy hoặc một hệ thống  máy nếu xét thấy không an toàn, trường hợp xét thấy nếu máy tiếp tục hoạt   động sẽ gây ra hư hỏng nghiêm trọng hoặc xảy ra tai nạn thì phải lập tức cho  ngừng máy đồng thời báo ngay cho người phụ  trách ca làm việc và thuyền  trưởng  9 – Quản lý các hồ  sơ, tài liệu kỹ  thuật thuộc bộ  phận máy và tổ  chức ghi  chép sổ nhật ký máy. 10 ­ Tổ  chức học tập nâng cao trình độ  nghiệp vụ  cho thuyền viên bộ  phận   máy và những người tập sự thuyền viên bộ phận máy. 11 – Thực hiện nhiệm vụ của máy phó nếu không có cơ cấu chức danh máy   phó trên phương tiện  12 – Khi chuyển giao nhiệm vụ máy trưởng, hai bên giao nhận phải bàn giao   về  hiện trạng, trạng thái kỹ  thuật, thiết bị, tài sản, sổ  sách, giấy tờ  có liên   quan. Biên bản bàn giao phải được thuyền trưởng xác nhận, mỗi bên giữ một  bản và chủ phương tiện một bản       Điều 9 – Máy phó một  Máy phó một là người giúp việc máy trưởng và có trách nhiệm sau đây:  1­ Bảo đảm sự  hoạt động bình thường các máy phụ  (nếu có) hệ  thống trục  chân vịt và bộ phận cơ giới của máy lái  2­ Quản lý xưởng của phương tiện (nếu có) và kho vật liệu, phụ tùng máy,  trực tiếp quản lý việc nhận cấp phát, tiêu thụ  nguyên, nhiên vật liêu, phụ  tùng thay thếvà dụng cụ  đồ  nghề, thường xuyên báo cáo máy trưởng về  11
  12. tình trạng kỹ thuật của máy tình hình sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, phụ  tùng thay thế và dụng cụ đồ nghề theo quy định và đúng thời hạn  3­ Quản lý các trang thiết bị cứu hoả thuộc buồng máy  4­ Lập kế  hoạch công tác của bộ  phận máy để  máy trưởng duyệt trực tiếp   bố trí công việc phân công trực ca đối với thuyền viên thuộc bộ phận máy  5­ Trực tiếp phụ trách một ca máy  6­ Chỉ  tiến hành bơm di chuyển nước, dầu khi được sự  đồng ý của thuyền  trưởng  7­ Trường hợp xét thấy nếu thi hành lệnh của người chỉ  huy trực tiếp trên  buồng lái sẽ gây ra hư hỏng bộ phận máy thì phải báo cáo cho người phụ  trách ca làm việc hoặc thuyền trưởng biết, nếu lệnh đó vẫn giữ nguyên thì  phải chấp hành và ghi vào nhật ký máy có xác nhận của người ra lệnh         8 ­ Trong ca làm việc, được quyền cho đình chỉ hoạt động một bộ phận  máy hệ thống máy nếu xét thấy không an toàn, trường hợp xét thấy nếu máy   tiếp tục hoạt động sẽ  gây ra hư  hỏng nghiêm trọng hoặc xảy ra tai nạn thì  phải lập tức cho ngừng máy đồng thời báo ngay cho người phụ  trách ca làm  việc và thuyền trưởng       9 – Kiểm tra việc chấp hành nội quy kỷ luật và trật tự vệ sinh của thuyền  viên máy  10 – Thực hiện nhiệm vụ  của máy phó hai nếu không có cơ  cấu chức danh   máy phó hai trên phương tiện. Thực hiện một số  nhiệm vụ  khác khi được  máy trưởng giao       Điều 10 – Máy phó hai   Máy phó hai là người giúp việc máy trưởng và có trách nhiệm sau đây: 1 – Bảo đảm cho các máy bơm nước của hệ thống cứu hoả, cứu đắm và các  thiết bị, máy móc dự phòng ở trạng thái sẵn sàng hoạt động  2 ­  Trực tiếp phụ trách một ca máy  3 – Phụ trách hệ thống máy nén khí, hệ thống ống nước,ống dầu,ống hơi   4 – Định kỳ kiểm tra độ nhạy của các van an toàn, sau khi kiểm tra phải ghi  kết quả kiểm tra vào sổ nhật ký máy và báo cáo máy trưởng xác nhận   5 ­ Chỉ tiến hành bơm di chuyển nước, dầu khi được sự  đồng ý của thuyền   trưởng    6 ­ Trường hợp xét thấy nếu thi hành lệnh của người chỉ huy trực tiếp trên   buồng lái sẽ  gây ra hư  hỏng bộ  phận máy thì phải báo cáo cho người phụ  trách ca làm việc hoặc thuyền trưởng biết, nếu lệnh đó vẫn giữ  nguyên thì  phải chấp hành và ghi vào nhật ký máy có xác nhận của người ra lệnh 12
  13.         7 ­ Trong ca làm việc, được quyền cho đình chỉ hoạt động một bộ phận  máy hệ thống máy nếu xét thấy không an toàn, trường hợp xét thấy nếu máy   tiếp tục hoạt động sẽ  gây ra hư  hỏng nghiêm trọng hoặc xảy ra tai nạn thì  phải lập tức cho ngừng máy đồng thời báo ngay cho người phụ  trách ca làm  việc và thuyền trưởng    8 ­ Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được máy trưởng giao Điều 11 – Thợ máy   Thợ máy chịu sự lãnh đạo của máy trưởng và người phụ trách ca máy và có  trách nhiệm sau đây:       1 ­ Trong khi đi ca phải thực hiện đầy đủ  nhiệm vụ  đã được phân công,  theo dõi các thông số kỹ thuật, tình hình hoạt động của máy, nếu thấy không   bình thường phải báo cáo cho người phụ trách ca máy    2 – Thường xuyên phải làm vệ sinh máy và buồng máy, phải tham gia bảo   dưỡng sửa chữa theo yêu cầu của máy trưởng    3 – Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được máy trưởng hoặc người phụ  trách ca máy giao   Chú ý: Các tai nạn thường xẩy ra do con người làm việc bất cẩn không thực  hiện đúng các quy định về an toàn như :   ­  Không chấp hành tốt các nội quy quy định khi làm việc dưới hầm máy.  ­  Không thực hiện công việc theo đúng chức danh làm việc ­  Hút thuốc hay mang chất dễ cháy nổ xuống hầm máy ­  Để dầu nhớt hoặc chất lỏng vương vãi trên sàn hầm máy  ­  Không mang đồ bảo hộ theo đúng quy định    ­ Thiếu ánh sáng hoặc không mở hết các cửa hầm máy theo quy định  5  ­ An toàn cho động cơ A ­  Bảo hộ cho động cơ         Trên động cơ có gắn các thiết bị an toàn cho động cơ như : ­    Hệ thống tín hiệu để báo trước sự cố về áp lực, nhiệt độ  ­  Các thiết bị đo lường phản ánh thông số của động cơ. Do vậy trên động cơ  phải lắp ráp các đồng hồ  đảm bảo độ  nhạy và có vạch đỏ  giới hạn cho các   đồng hồ tốc độ và áp lực, còn đồng hồ nhiệt độ phải đảm bảo tốt sự tiếp súc  giữa phần tử nhận nhiệt và công chất cần đo nhiệt độ             ­   Bộ  điều chỉnh nhiệt để  khống chế  về  nhiệt độ  nước khi nước còn   nguội thì không cho qua sinh hàn, khi nóng đủ nhiệt thì bộ điều nhiệt mới mở  để nhớt hoặc nước đi qua sinh hàn làm mát    13
  14.          ­ Các van điều chỉnh áp lực và van an toàn trong các hệ thống và chai gió,  két nước giãn nở, bơm nhớt, bầu lọc nhớt        Để đảm bảo an toàn cho động cơ cần phải tuân thủ một số quy định như  sau:       ­ Chỉ những người đã được huấn luyện và nắm được bản hướng dẫn sử  dụng động cơ mới được điều khiển động cơ        ­ Chỉ  sử  dụng những loại nhiên liệu, dầu nhờn đúng quy định cho từng  loại động cơ  và khi rót nhiên liệu cần phải lược sạch nước và cặn bẩn ra  khỏi nhiên liệu. Định kỳ phải xả cặn và nước trong két nhiên liệu        ­ Khi áp suất dầu nhờn trong động cơ tụt ở dưới mức quy định, động cơ có  tiếng gõ, rung động mạnh. Khi hệ thống nhiên liệu, bôi trơn, làm mát bị rò rỉ  mạnh thì phải dừng ngay động cơ, xác định nguyên nhân hư  hỏng để  khắc   phục sửa chữa mới đưa vào hoạt động        ­ Trong trường hợp nhiệt độ nước làm mát, dầu nhờn tăng đột ngột vượt   quá mức giới hạn cho phép thì phải cắt tải sau đó để  động cơ  chạy  ở  vòng   quay thấp nhất cho nhiệt  độ  hạ  dần xuống thì mới ngừng  động cơ. Tìm  nguyên nhân nhiệt độ cao để khắc phục       ­ Khi vòng quay động cơ tăng quá mức cao nhất cho phép thì phải cho động  cơ kéo tải, giảm bớt nhiên liệu bằng cách khóa van nhiên liệu và bịt bầu lọc   gió lại không cho không khí vào hệ thống hút gió.      ­ Tất cả  các bộ  phận trục quay, dây curoa, bánh đà hay quạt gió đều phải   được ráp bảo hiểm đầy đủ tránh rơi các vật lạ vào gây nguy hiểm      ­ Không được tắt động cơ  khi nhiệt độ  nước còn quá cao trừ  trường hợp   khẩn cấp. Nếu gặp trường hợp này thì cần đóng kín các cửa hầm máy rồi bổ  xung và xả nước từ từ trong động cơ ra để tránh hư hỏng cho động cơ  6 ­ Nội quy buồng máy A ­ Nghiêm cấm tất cả những người không nhiệm vụ xuống hầm máy  B  ­ Cấm hút thuốc và mang chất dễ  cháy nổ xuống hầm máy  C ­ Khi đi ca máy phải tuyệt đối chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an   toàn lao động và phải mang đủ đồ bảo hộ lao động  D  ­ Nhận ca và giao ca trước 5 phút. Phải ghi nhật ký rõ ràng có ký nhận  đầy đủ    E   ­ Tuyệt  đối chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển phương tiện F  ­ Trong khi đi ca không được làm việc riêng phải thường xuyên theo dõi   các thông số kỹ thuật và tình trạng của động cơ để kịp thời xử lý những hư  hỏng đột xuất  14
  15. G  ­ Vệ sinh, xếp sắp gọn gàng, bơm dầu, nhớt, bơm sạch nước la canh và  ghi nhật ký máy đầy đủ trước khi bàn giao ca H   ­ Khi trực ca nếu xảy ra sự  cố  phải đứng vào đúng vị  trí của mình đã   được phân công  I ­  Khi phát hiện sự  làm việc không bình thường hoặc hỏng hóc của máy,  thiết bị  phải kịp thời có biện pháp thích hợp để  xử  lý và báo cáo ngay cho   máy trưởng hoặc thuyền trưởng biết J  ­ Mọi thuyền viên bộ phận máy đều phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy   này. Nếu ai làm tốt sẽ được khen thưởng còn ai vi phạm phải chịu kỷ luật      7 ­ Các thủ  tục trong trường hợp sảy ra tai nạn và tình huống khẩn   cấp        Trong thời gian vận hành đông cơ bất kể phương tiện chạy hay khi đậu ở  các bến thì các ca trực đều phải có mặt tại phương tiện, buồng máy. Khi sảy   ra những hỏa hoạn, sự cố về động cơ, sự cố về đâm va nước chảy vào hầm   tàu, tai nạn về con người v.v…        Đầu tiên phải lập tức báo động cho toàn tàu được biết và sơ cứu đối với   con người sảy ra tai nạn hoặc phải dừng khẩn cấp động cơ  nếu nguy hiểm  tới tính mạng con người và hư hỏng máy móc gây ra tai nạn và thiệt hại lớn       ­ Khi áp suất dầu nhờn trong động cơ tụt ở dưới mức quy định hoặc chỉ số  0. Động cơ  có tiếng gõ, rung động mạnh. Khi hệ  thống nhiên liệu, bôi trơn,   làm mát bị  rò rỉ  mạnh thì người trực ca lập tức báo cho người điều khiển  phương tiện biết và phải dừng ngay động cơ. Báo cho sĩ quan trực ca hoặc   máy trưởng, nếu trực ca độc lập phải xác định nguyên nhân hư hỏng để khắc   phục sửa chữa mới đưa động cơ vào hoạt động      ­ Trong trường hợp nhiệt độ nước làm mát, dầu nhờn tăng đột ngột vượt   quá mức giới hạn cho phép thì phải cắt tải sau đó để  động cơ  chạy  ở  vòng   quay thấp nhất cho nhiệt độ hạ dần xuống thì mới ngừng động cơ.  Nếu phải   dừng động cơ  khẩn cấp khi nhiệt độ  trong động cơ  còn cao thì lập tức phải   đóng kín các cửa hầm máy hoặc đối với động cơ nhỏ có thể  dùng mền, tấm   bạt để  phủ  lên động cơ  cho nhiệt độ  của động cơ  giảm từ  từ. Không được   đổ  nước lạnh vào động cơ, sau đó tìm nguyên nhân nhiệt độ  cao để  khắc  phục        Nếu két nước của động cơ vì một nguyên nhân nào đó mà bị sôi trào hết   ra ngoài người trực ca không được dừng động cơ  ngay mà phải chạy  ở  mức  ga nhỏ  nhất, rồi dùng nước  ấm đổ  từ  từ  vào động cơ  khi đầy két ta xả  dần  nước ở  động cơ  đồng thời tiếp tục đổ  nước tới khi nhiệt độ  giảm đến mức   cho phép mới dừng động cơ và tìm nguyên nhân khắc phục  15
  16.      ­ Khi vòng quay đong cơ tăng quá mức ( Vượt tốc)  thì phải cho động cơ  kéo tải, giảm bớt nhiên liệu bằng cách khóa van nhiên liệu và bịt bầu lọc gió  lại không cho không khí vào hệ thống hút gió.        ­ Khi sảy ra có đám cháy hoặc nguy cơ chìm đắm trên phương tiện phải   đứng đúng vào vị  trí đã được phân công trước, kết hợp với các thuyền viên   trên tàu tập trung sử lý tai nạn và sự cố         ­   Ghi vào nhật ký các tình huống sảy ra trong ca trực               ­   Lập biên bản sự  cố  làm văn bản báo caó thuyền trưởng để  thuyên  trưởng báo về chủ tàu    8  ­  Thiết bị cứu sinh, cứu hỏa  A  ­ Trang thiết bị dụng cụ cứu hỏa:   +  Trang thiết bị trong hệ thống cứu hoả trên tàu   ­   Bơm cưú hỏa + hệ thống van ống + vòi rồng và đầu phun, lăng phun.. .­  Bình cứu hỏa gồm các loại bình  CO2     bình bọt hay ở những tàu chở hàng  nguy hiểm chất dễ cháy thì phải có buồng chứa CO2  và có hệ  thống đường  ống tới các khoang hầm trong tàu    ­    Các thùng cát và xẻng, xô mạ kẽm, rìu   ­    Chăn dập lửa   ­    Chuông báo cháy     ­    Các cảm biến nhiệt và khói     ­    Quần áo chống cháy và mặt nạ      +   Bảo quản ­ sử dụng:      ­ Để  các dụng cụ, phương tiện cứu hỏa  ở  những nơi dễ  thấy dễ  lấy và  dụng cụ phải để đúng nơi quy định       ­ Lưu ý khi sử  dụng các dụng cụ  dập cháy đối với các đám cháy có điện,  đám cháy dầu, xăng.Tuyệt đối không được dùng bằng nước để dập lửa.     ­ Những nơi có nguy cơ  xảy ra cháy cao thường xuyên phải kiểm tra, làm  công tác bảo quản, kiểm tra sửa định kỳ  theo đúng hướng dẫn sử  dụng của  từng trang bị dụng cu.      ­ Khi có tình huống cháy nổ  xảy ra, theo mệnh lệnh của người chỉ  huy   nhanh chóng có mặt tại vị trí đã được phân công, lấy và sử dụng các phương   tiện dụng cụ  chống cháy thích hợp  ở  các vị  trí hoặc nơi gần nhất. Để  tiến   hành các thao tác dập tắt đám cháy một cách nhanh nhất.    ­ Cách sử dụng bình CO 2: 16
  17. Khi sử  dụng ta rút chốt an toàn, mở  khoá. Dưới áp suất cao trong bình CO 2   được phun ra ngoài qua vòi phun. Bình loại này chữa cháy có hiệu quả  nhất  trong buồng kín, nhưng đặc biệt chú ý là không còn bất kỳ người trong đó     ­ Cách sử dụng bình bột : Khi sử dụng ta rút chốt an toàn, mở van, dưới áp lực của khí nén bột hoá học   sẽ được phun vào đám cháy          Tat cả các thiết bị cứu hỏa phải để nơi khô ráo dâm mát và thuận tiện dễ  dàng khi sử dụng. không được để ánh nắng mặt trời chiếu vào, không để nơi   nhiệt độ quá cao 55 độC Vì bình chứa chất CO 2 có độ lớn khi nhiệt độ  bình   tăng          Khi vận chuyển các bình cứu hỏa cần lưu ý không được va chạm vào vỏ  bình          Các bình cứu hỏa phải được kiểm tra từ 3 – 6 tháng/ lần về trọng lượng   bình hoặc trị số của đồng hồ Nếu thiếu phải nạp lại cho đúng quy trình . Thử  bằng phương pháp dùng nước xem có bị rò rỉ không           Đã sử dụng bình chữa cháy hoăc mở bình ra thì nhất thì nhất thiết phải   nạp  lại  B ­ Trang thiết bị cứu sinh   Trên phương tiện thường trang bị một số thiết bị cứu sinh bao gồm như sau : - Phao bè là loại vỏ là một ống hợp  kim nhẹ loại kín nước  - Phao tròn cá nhân đường kính khoảng 1mét làm bằng vải bạt kín nướcbên   trong nhét gỗ  bấc hoặc chất dẻo xốp . Xung quanh có buộc dây để  cầm,  sơn màu trắng đỏ. Được đặt trên giá ở hai bên cabin tàu  - Phao áo loại này giống như một chiếc áo cộc dùng cho cá nhân làm bằng   gỗ bấc ngoài bọc vải kín nước gồm 6 múi nhỏ   - Tủ thuốc cấp cứu  -  Tất cả các trang thiết bị cứu sinh phải được để đúng vị trí theo quy định.  Những thiết bị cần thường xuyên chú ý bảo quản cũng như thay thế theo  định kỳ là phao tròn cứu sinh để ở ngoài mạn tàu  II ­ TRÌNH DIỄN VÀ THAO TÁC MẪU       +   Hướng dẫn giải thích             ­  Những quy định chung về an toàn lao động dưới tàu và buồng máy             ­  Chức trách nhiệm vụ của thuyền viên bộ phận máy             ­  Nội quy buồng máy        +  Thực hành sử lý tình huống khẩn cấp  17
  18.       + Thực hành sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị cứu hỏa, cứu   sinh  HOẠT ĐỘNG 3  ­   RÈN LUYỆN KỸ NĂNG Nghiên cứu học thuộc bài         ­ Những quy định chung về an toàn lao động dưới tàu và buồng máy        ­ Chức trách nhiệm vụ của thuyền viên bộ phận máy        ­  Nội quy buồng máy        ­ Thực hành sử lý tình huống khẩn cấp        ­  Thực hành sử  dụng, bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị cứu hỏa, cứu   sinh  CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1­ Hãy cho biết nội dung chính tiêu chuẩn của thuyền viên máy làm việc trên  tàu? 2­  Cho biết điều 8 nhiệm vụ   máy trưởng theo (Quy định tại quyết định số  28/2004QĐ – BGTVTngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ  giao thông vận  tải quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên )  18
  19. NỘI DUNG PHIẾU `KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH Bài:              An toàn & Nội quy làm việc ở buồng máy Mã bài:                                   15  ­ 01 Họ và tên của học viên : Đánh giá sinh viên  STT Nội dung kiểm  Số liệu  Yêu cầu kỹ  ( Trình bày, thao tác ,  tra đánh giá  kiểm tra  thuật  tìm hiểu sử lý ) Đạt  Không  đạt  Những quy định  chung về an toàn  lao động dưới tàu  và buồng máy Chức trách nhiệm  vụ củaMáy  trưởng  Chức trách nhiệm  vụ của máy phó 1 Chức trách nhiệm  vụ của máy phó 2 Chức trách nhiệm  vụ của thợ máy    Nội quy buồng  máy  Khi sảy ra tình  huống khẩn cấp  Phương phap sử  dụng, bảo quản,  bảo dưỡng trang  thiết bị cứu hỏa Phương phap sử  dụng, bảo quản,  bảo dưỡng trang  thiết bị cứu sinh  19
  20. Bài 02 HỒ SƠ KỸ THUẬT   Mã bài 15 ­ 02   MỤC TIÊU THỰC HIỆN:  Học xong bài học này học viên sẽ nắm vững:  ­  Chi tiết nội dung chính nhật ký máy   ­  Biết ghi chép nhật ký máy và các giấy tờ vật tư kỹ thuật phần máy   NỘI DUNG CHÍNH : - Những hạng mục chính trong nhật ký máy  - Nội dung chính trong các mẫu giấy tờ vật tư kỹ thuật - Thực hành ghi chép nhật ký và các giấy tờ vật tư kỹ thuật   CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 1  ­ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM -   Nghiên cứu các nội dung và cách ghi chép mẫu của nhật ký máy      -      Nghiên cứu  các  tài liệu kỹ  thuật , bản vẽ thiết kế các báo cáo và   một số giấy tờ liên quan      HOẠT ĐỘNG 2 ­ NGHE GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN MẪU         I  ­ GIỚI THIỆU TÀI LIỆU   1­ Nhật Ký Máy                 Nhật ký máy là tài liệu ghi chép cụ thể những diễn biến từng giờ,   từng ngày trên hành trình nó giúp cho công tác quản lý, nâng cao trình độ  nghiệp vụ và kỹ thuật thuyền viên, đánh giá được tình trạng kỹ thuật của   hệ động lực là cơ sở để giải quyết mọi lĩnh vực thuộc phạm vi kỹ thuật,   con người và pháp luật    A ­   Nội dung nhật ký máy bao gồm:  ­  Trang bìa         Tên  của cơ quan chủ quản         Tên  NHẬT KÝ MÁY  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2