intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ thuật xây dựng văn bản

Chia sẻ: Võ Thanh Quang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:142

305
lượt xem
82
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỹ thuật xây dựng văn bản có đối t−ợng nghiên cứu là những nội dung chủ yếu sau đây: - Tổ chức và hoạt động của các chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng các văn bản của Nhà n−ớc; - Cách xác định những nội dung cần thiết của văn bản và cách trình bày các văn bản của Nhà n−ớc; - Kiểm tra, xử lý văn bản hiện hành của Nhà n−ớc. Kỹ thuật xây dựng văn bản sẽ đề cập tới những vấn đề trên với những góc độ khác nhau, để từ đó đ−a ra các quy tắc cần thiết điều tiết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật xây dựng văn bản

  1. bộ giáo dục và đào tạo Đại học huế trung tâm đào tạo từ xa nguyễn thế quyền Giáo trình Kỹ thuật xây dựng văn bản
  2. Nhà xuất bản Công an nhân dân Hà nội - 2003
  3. MỤC LỤC CH−ơng I: Văn bản của Nhà n−ớc ..............................................................3 I. Đối t−ợng và ph−ơng pháp nghiên cứu của kỹ thuật xây dựng văn bản Nhà n−ớc .................................................................................................................... .3 II. Văn bản của Nhà n−ớc: ..................................................................................3 III. Phân loại văn bản của Nhà n−ớc .................................................................5 IV. Các yêu cầu đối với văn bản của Nhà n−ớc ...............................................7 Ch−ơng II : thủ tục ban hành văn bản của Nhà n−ớc ........................ 12 I. Khái niệm về thủ tục ban hành văn bản ......................................................12 II. Thủ tục ban hành văn bản của Nhà n−ớc ...................................................13 Ch−ơng III: Hình thức văn bản của Nhà n−ớc ......................................... 19 I. Khái niệm về hình thức văn bản của Nhà n−ớc ...........................................19 II. Căn cứ lựa chọn hình thức văn bản pháp luật............................................20 III. Cơ cấu văn bản của Nhà n−ớc ....................................................................24 Ch−ơng IV nội dung văn bản của Nhà n−ớc .........................................30 I. Khái nhiệm nội dung văn bản của Nhà n−ớc ...............................................30 II. Ngôn ngữ và cách hành văn trong văn bản của Nhà n−ớc .........................31 III. Nội dung văn bản của Nhà n−ớc ................................................................33 Ch−ơng V các văn bản hiện hành của Nhà n−ớc .................................. 43 I. Hiến pháp, luật, pháp lệnh. ..........................................................................43 II. Nghị quyết ................................................................................................... .45 III. Nghị định ................................................................................................... .48 IV. quyết định .................................................................................................. .50 V. Thông t−....................................................................................................... .54 VI. Chỉ thị......................................................................................................... .56 VII. Các văn bản khác ......................................................................................57 Ch−ơng VI Kiểm tra hệ thống hoá và xử lý văn bản......................... 2
  4. 77 I. Kiểm tra, rà soát văn bản: ............................................................................77 II. Hệ thống hoá và xử lý văn bản: ...................................................................79 3
  5. Ch−ơng I Văn bản của Nhà n−ớc I. Đối t−ợng và ph−ơng pháp nghiên cứu của kỹ thuật xây dựng văn bản Nhà n−ớc Kỹ thuật xây dựng văn bản có đối t−ợng nghiên cứu là những nội dung chủ yếu sau đây: - Tổ chức và hoạt động của các chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng các văn bản của Nhà n−ớc; - Cách xác định những nội dung cần thiết của văn bản và cách trình bày các văn bản của Nhà n−ớc; - Kiểm tra, xử lý văn bản hiện hành của Nhà n−ớc. Kỹ thuật xây dựng văn bản sẽ đề cập tới những vấn đề trên với những góc độ khác nhau, để từ đó đ−a ra các quy tắc cần thiết điều tiết hoạt động xây dựng văn bản của Nhà n−ớc, giúp ng−ời nghiên cứu nắm đ−ợc một cách hệ thống lý luận về công tác văn bản để vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào công tác thực tiễn; góp phần tích cực vào việc nâng cao chất l−ợng và hiệu quả của từng văn bản, tạo ra sự thống nhất và hoàn chỉnh của hệ thống văn bản của Nhà n−ớc. Trong quá trình nghiên cứu, kỹ thuật xây dựng văn bản sử dụng nhiều ph−ơng pháp khác nhau. Mỗi ph−ơng pháp có một vai trò nhất định trong việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác xây dựng văn bản. Điển hình là các ph−ơng pháp: - Phân tích tổng hợp. - So sánh. 4
  6. - Đối chiếu thực tiễn. II. Văn bản của Nhà n−ớc: Xuất phát từ việc xác định đối t−ợng nghiên cứu của kỹ thuật xây dựng văn bản là những vấn đề có liên quan tới việc hình thành nên văn bản của Nhà n−ớc, vì vậy cần nghiên cứu đầy đủ về những văn bản này. Từ đó, hình thành những lý 5
  7. luận cơ bản, tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc phân biệt văn bản của Nhà n−ớc với các văn bản trong đời sống xã hội, trong quản lý Nhà n−ớc. Trong hoạt động thực hiện chức năng của mình, các cán bộ, cơ quan Nhà n−ớc ban hành nhiều loại văn bản để giải quyết những công việc khác nhau. Vì vậy, văn bản Nhà n−ớc rất phong phú về tính chất, hình thức và nội dung. Tuy nhiên, là văn bản của Nhà n−ớc nên chúng đều có một số đặc điểm cơ bản sau đây: - Chủ thể ban hành là ng−ời đ−ợc Nhà n−ớc trao quyền. Việc trao quyền đó đ−ợc xác định trong pháp luật hiện hành. Về nguyên tắc thì Nhà n−ớc có thể trao một phần quyền lực của mình cho bất cứ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào. Tuy nhiên, để vừa đảm bảo nguyên tắc Tập quyền xã hội chủ nghĩa - nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Nhà n−ớc ta - vừa đảm bảo sự phân công, phân cấp hợp lý, Nhà n−ớc phải xuất phát từ các luận điểm khoa học để xác định việc uỷ quyền sao cho phù hợp, có hiệu quả. Và chỉ những chủ thể đ−ợc Nhà n−ớc uỷ quyền mới đ−ợc ban hành văn bản để giải quyết những công việc nhất định. Do đó, những văn bản đ−ợc ban hành bởi các chủ thể không do Nhà n−ớc uỷ quyền sẽ không nằm trong phạm vi văn bản của Nhà n−ớc nh−: Đơn của công dân, công văn hành chính của các tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế. v.v... - Là những văn bản chứa đựng ý chí của chủ thể ban hành và có mục đích thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà n−ớc. Các văn bản của Nhà n−ớc luôn chứa đựng ý chí của chủ thể ban hành ra chúng. ý chí đó có thể là bắt buộc thi hành với các đối t−ợng tiếp nhận văn bản (nh− trong quyết định, chỉ thị v.v...); có thể không bắt buộc thi hành mà chỉ là đề nghị, yêu cầu (nh− trong công văn hành chính v.v…) các đối t−ợng tiếp nhận thực hiện những hành vi cần thiết, có thể chỉ là sự ghi nhận một sự kiện pháp lý đã xảy ra (nh− biên bản vi phạm, biên lai thu tiền phạt.v.v..), hoặc truyền tải một thông tin về quản lý Nhà n−ớc (nh− thông báo v.v...) . Nh−ng tất cả các văn bản chứa đựng những nội dung đó đều có mục đích là góp phần thực hiện một nhiệm vụ Nhà n−ớc. Vì vây, yếu tố mục đích của văn bản có giá trị rất to lớn trong việc nhận biết các văn bản của Nhà n−ớc. Nếu văn bản của các cán bộ, cơ quan Nhà n−ớc mà không chứa đựng ý chí của cơ quan, không có mục đích thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thì không nằm trong khái niệm văn bản của Nhà n−ớc. - Hình thức và thủ tục ban hành các văn bản của Nhà n−ớc đ−ợc pháp luật qui định. Điều đó, giúp cho việc ban hành văn bản đ−ợc thuận tiện, bảo đảm yếu tố chặt chẽ, thống nhất trong các cơ quan Nhà n−ớc. Về hình thức, pháp luật qui định tên gọi là cách trình bày từng loại văn bản của Nhà n−ớc; về thủ tục, qui định về việc vào sổ, ghi số thứ tự, qui định chữ ký, 6
  8. con dấu, sao gửi văn bản v.v... Những văn bản ban hành không đúng hình thức và thủ tục do pháp luật qui định là những văn bản bị coi là có sự vi phạm pháp luật, có thể bị cơ quan có thẩm quyền huỷ bỏ hoặc yêu cầu sửa chữa, tuỳ thuộc vào nội dung và tính chất của sự việc vi phạm trong văn bản. Tuy nhiên, bên cạnh các văn bản của Nhà n−ớc, pháp luật còn qui định về một số văn bản khác có liên quan tới hoạt động của Nhà n−ớc, nh− đơn khởi kiện vụ án hành chính, đơn khiếu nại, tố cáo, đơn xin cấp phép xây dựng v.v... Những văn bản này đ−ợc cá nhân, tổ chức không đại diện cho Nhà n−ớc ban hành nên hoàn toàn khác các văn bản của Nhà n−ớc, mặc dù cũng do pháp luật qui định. III. Phân loại văn bản của Nhà n−ớc Có nhiều căn cứ khác nhau để phân loại các văn bản của Nhà n−ớc: căn cứ các cơ quan ban hành, căn cứ hình thức văn bản, căn cứ phạm vi tác động của văn bản v.v.... ở mỗi căn cứ hình thức, có thể chia hệ thống văn bản của Nhà n−ớc ra nhiều loại khác nhau. Mỗi căn cứ khoa học đó đều có những ý nghĩa nhất định trong việc nghiên cứu về văn bản của Nhà n−ớc. Nh−ng d−ới góc độ của kỹ thuật xây dựng văn bản với mục đích đ−a ra những nét đặc thù của từng loại văn bản, để từ đó có những cách thức riêng biệt để xây dựng chúng, ở đây chỉ phân chia hệ thống văn bản của Nhà n−ớc căn cứ vào tính chất của chúng. Theo căn cứ này, các văn bản của Nhà n−ớc đ−ợc chia thành 2 nhóm: các văn bản không mang tính quyền lực Nhà n−ớc và các văn bản mang tính quyền lực Nhà n−ớc. Xuất phát từ luận điểm cho rằng: Quyền lực Nhà n−ớc là khả năng áp đặt ý chí của Nhà n−ớc, có thể xác định: 1. Văn bản không mang tính quyền lực Nhà n−ớc: Là những văn bản không có khả năng dùng để áp đặt ý chí (ra lệnh) của Nhà n−ớc lên các đối t−ợng tiếp nhận. Hay nói cách khác, chúng là những văn bản không đ−ợc sử dụng để chủ thể ban hành ra lệnh với đối t−ợng trực tiếp nhận, mặc dù mục đích của việc ban hành vẫn là góp phần thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà n−ớc. Xuất phát từ nhận thức đó, trong quá trình ban hành văn bản, cần xác định rõ vai trò và tr−ờng hợp sử dụng của từng loại văn bản để tránh sự nhầm lẫn trong việc lựa chọn hình thức văn bản. Đồng thời, khi xây dựng nội dung của chúng cần bảo đảm sự phù hợp với tính chất của văn bản trong việc xác định những nội dung cần thiết, trong việc dùng ngôn ngữ, văn phong của văn bản. 7
  9. Các văn bản thuộc nhóm này đa dạng về hình thức và nội dung, nh−: công văn hành chính, thông báo, biên bản vi phạm v.v... và không phải đối t−ợng nghiên cứu chủ yếu của kỹ thuật xây dựng văn bản. 2. Văn bản mang tính quyền lực Nhà n−ớc: Là những văn bản đ−ợc ban hành nhân danh Nhà n−ớc, theo hình thức và thủ tục do pháp luật qui định, có nội dung là ý chí Nhà n−ớc bắt buộc thi hành với các đối t−ợng có liên quan và đ−ợc bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của Nhà n−ớc. Khái niệm này cho thấy rõ: Các văn bản mang tính quyền lực Nhà n−ớc, ngoài những đặc điểm chung (đã phân tích ở phần II) còn có hai đặc điểm nổi bật: - Có hiệu lực bắt buộc thi hành. Điều đó có nghĩa là chúng đ−ợc ban hành để chủ thể có thẩm quyền áp đặt ý chí Nhà n−ớc lên các đối t−ợng có liên quan. Những đối t−ợng đó phải tuân thủ một cách vô điều kiện sự áp đặt ý chí của cấp có thẩm quyền mà không đ−ợc từ chối, không đ−ợc vi phạm. Đặc điểm này làm cho văn bản mang tính quyền lực Nhà n−ớc hoàn toàn khác biệt văn bản ở nhóm I. Tuy niên, dấu hiệu bắt buộc thi hành không chỉ có trong văn bản của Nhà n−ớc mà có trong các văn bản quản lý xã hội của các tổ chức không nhân danh Nhà n−ớc, nh− tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế v.v... - Đ−ợc bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của Nhà n−ớc. Tức là, các văn bản mang tính quyền lực của Nhà n−ớc đ−ợc Nhà n−ớc đứng ra bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh vốn có và mang tính đặc thù của mình. Nhà n−ớc có nhiều sức mạnh khác nhau, nh− sức mạnh kinh tế, t− t−ởng... và đặc biệt là sức mạnh c−ỡng chế. Nhà n−ớc chỉ dùng sức mạnh của mình bảo đảm thực hiện những văn bản của cấp có thẩm quyền áp đặt ý chí lên các đối t−ợng quản lý có liên quan, và truy cứu trách nhiệm pháp lý với những đối t−ợng chống đối lại sự áp đặt đó. Các văn bản không mang tính quyền lực Nhà n−ớc không đ−ợc dùng để áp đặt ý chí Nhà n−ớc, nên nếu đ−ợc dùng để áp đặt ý chí, thì ý chí đó là không phải của Nhà n−ớc và do đó Nhà n−ớc không bảo đảm thực hiện; nếu đ−ợc dùng để ghi nhận sự thoả thuận về ý chí giữa các bên có liên quan (nh− hoạt động dân sự, hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động...) theo quy định của pháp luật thì đ−ợc Nhà n−ớc bảo đảm thực hiện. Căn cứ vào cách thức thể hiện nội dung, có thể chia văn bản mang tính quyền lực Nhà n−ớc thành văn bản pháp luật (văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản pháp quy) và văn bản áp dụng pháp luật (văn bản áp dụng quy phạm pháp luật). 8
  10. Văn bản pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà n−ớc có thẩm quyền ban hành theo những thủ tục và hình thức nhất định do pháp luật quy định, có chứa đựng các quy phạm pháp luật và đ−ợc bảo đảm thực hiện bằng c−ỡng chế Nhà n−ớc. Văn bản pháp luật có tính quy phạm, đ−ợc sử dụng nhiều lần trong một thời gian dài. Chúng do nhiều cơ quan ban hành nên có tên gọi là hiệu lực pháp lý khác nhau. Đối t−ợng tác động của chúng luôn chung chung, trừu t−ợng. Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà n−ớc có thẩm quyền ban hành trên cơ sở văn bản pháp luật, nhằm cá biệt hoá những quy định trong văn bản pháp luật thành những mệnh lệnh cụ thể trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật nhất định và đ−ợc bảo đảm thực hiện bằng c−ỡng chế Nhà n−ớc. Văn bản áp dụng pháp luật đ−ợc sử dụng để giải quyết những công việc cụ thể, đối với những đối t−ợng nhất định, trong từng tr−ờng hợp cụ thể. Mỗi loại văn bản trên thể hiện một hình thức quản lý của Nhà n−ớc ta. Do đó để góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà n−ớc, cần nâng cao chất l−ợng của các văn bản pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. Những văn bản này là đối t−ợng nghiên cứu chủ yếu của kỹ thuật xây dựng văn bản. IV. Các yêu cầu đối với văn bản của Nhà n−ớc Đó là các tiêu chuẩn dùng để đánh giá các văn bản, mà ng−ời xây dựng văn bản phải h−ớng tới, đáp ứng đối với mỗi văn bản của mình. Mỗi yêu cầu đ−ợc xây dựng d−ới một góc độ đánh giá khác nhau và có vai trò nhất định đối với văn bản. Toàn bộ các yêu cầu đã xác định các tiêu chuẩn khách quan để đánh giá văn bản từ mọi góc độ khác nhau. Nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó thì văn bản sẽ trở nên hoàn chỉnh, có hiệu quả và hiệu lực tác động cao. Có các yêu cầu sau đây: 1. Yêu cầu bảo đảm tính Đảng, tính nhân dân Yêu cầu này đ−ợc xây dựng từ góc độ chính trị. Mỗi văn bản của Nhà n−ớc đều là ph−ơng tiện để thực hiện quyền lực Nhà n−ớc. Quyền lực Nhà n−ớc là biểu hiện tập trung của quyền lực chính trị. Vì vậy, văn bản của Nhà n−ớc, suy cho cùng cũng là ph−ơng tiện đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với toàn xã hội. Vai trò của Đảng đã đ−ợc ghi nhận trong Điều 4 của Hiến pháp 9
  11. năm 1992. "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của 10
  12. cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và t− t−ởng Hồ Chí Minh là lực l−ợng lãnh đạo Nhà n−ớc và xã hội…" Sự thừa nhận của Nhà n−ớc về vai trò lãnh đạo của Đảng buộc các cán bộ, cơ quan trong bộ máy Nhà n−ớc phải thực hiện và chỉ đạo thực hiện đ−ờng lối, chính sách của Đảng. Do đó, các văn bản pháp luật phải có nội dung phù hợp đ−ờng lối, chính sách của Đảng; các văn bản áp dụng pháp luật phải đáp ứng đ−ợc nhiệm vụ chính trị của đất n−ớc, của địa ph−ơng trong từng giai đoạn cách mạng nhất định. Bên cạnh đó, Hiến pháp còn qui định. "Nhà n−ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà n−ớc của cả nhân dân, do nhân dân vì nhân dân" (Điều 2). "Nhà n−ớc bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân" (Điều 3). Vì vậy, nội dung của các văn bản pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật phải phản ánh đ−ợc nguyện vọng chính đáng của đông đảo nhân dân lao động; phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, vì Nhà n−ớc ta là Nhà n−ớc của dân, do dân và vì dân. Đồng thời, khi trình bày nội dung văn bản cũng cần chú ý tới trình độ dân trí, tới thói quen trong việc sử dụng ngôn ngữ, cách hành văn của đông đảo nhân dân, để đảm bảo cho văn bản của Nhà n−ớc gần gũi với nhân dân, dễ đ−ợc nhân dân nắm bắt và thực hiện. 2. Yêu cầu bảo đảm tính hợp lý Các văn bản của Nhà n−ớc phải đáp ứng đ−ợc các yêu cầu của Nhà n−ớc đặt ra trong pháp luật. Trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, Nhà n−ớc đã quy định về các vấn đề có liên quan tới công tác văn bản. Có nhiều quy định với những nội dung khác nhau nh−ng nhìn chung có thể qui về nhóm yêu cầu sau: - Các văn bản của Nhà n−ớc phải đ−ợc ban hành đúng thẩm quyền. Thẩm quyền ban hành văn bản bao gồm thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung. Thẩm quyền về hình thức là các qui định của pháp luật về việc chủ thể nào có quyền ban hành văn bản mang tên gọi là gì, cách trình bày văn bản đó nh− thế nào. Ví dụ: Điều 124 Hiến pháp quy định "Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành quyết định, chỉ thị…". Thẩm quyền về nội dung là thẩm quyền theo pháp luật của các cán bộ, cơ quan Nhà n−ớc trong việc sử dụng quyền lực Nhà n−ớc để tiến hành những hoạt động nhất định. Nói cách khác, thẩm quyền về nội dung là việc pháp luật qui định rõ ai có quyền làm gì. 11
  13. Khi ban hành văn bản của Nhà n−ớc, cần xuất phát từ các qui định về thẩm quyền để bảo đảm sự đúng đắn cho hoạt động đó. Các cán bộ, cơ quan Nhà n−ớc chỉ đ−ợc ban hành văn bản để giải quyết những công việc thuộc phạm vi thẩm quyền của mình do pháp luật quy định; phải sử dụng đúng hình thức văn bản mà cơ quan đó ban hành, không đ−ợc sử dụng văn bản của cơ quan khác hoặc văn bản Nhà n−ớc không quy định. - Các văn bản của Nhà n−ớc phải có nội dung hợp pháp. Do các văn bản của Nhà n−ớc có nội dung khác nhau, nên sự hợp pháp của các nội dung đó cũng có những điểm khác nhau. Nội dung văn bản pháp luật của cấp d−ới phải phù hợp với nội dung văn bản của cấp trên để thi hành pháp luật. Cấp d−ới có thể đ−ợc cấp trên uỷ quyền trong việc đặt ra các quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hoá các quy định của cấp trên. Khi đó không đ−ợc đặt ra các qui định trái với nội dung và tinh thần các qui định của cấp trên. Các văn bản khác của Nhà n−ớc cũng phải có nội dung phù hợp với pháp luật. Thông th−ờng với mỗi loại văn bản loại này Nhà n−ớc đều đã có qui định cụ thể về các nội dung cần thiết. Do vậy, khi sử dụng các văn bản đó phải nắm bắt chính xác các qui định của Nhà n−ớc, nh− qui định về công văn hành chính(1), về biên bản vi phạm hành chính(2). - Các văn bản của Nhà n−ớc phải đ−ợc ban hành đúng thủ tục do pháp luật qui định. Thủ tục ban hành văn bản đã đ−ợc pháp luật qui định cho từng tr−ờng hợp cụ thể, rất cần thiết để hoạt động ban hành văn bản đ−ợc đúng đắn, có hiệu quả. Có nhiều thủ tục khác nhau liên quan tới quá trình xây dựng văn bản, nh−: Thủ tục vào sổ, ghi số thứ tự, thủ tục ký, đóng dấu, thủ tục sao gửi v.v… Mỗi thủ tục đều có vai trò nhất định trong việc bảo đảm nâng cao chất l−ợng cho văn bản, bảo đảm tính khoa học, chặt chẽ, đúng đắn và thống nhất của công tác văn bản. Tuân thủ các qui định về thủ tục xây dựng văn bản là rất cần thiết . Vì vậy, nếu vi phạm các qui định về thủ tục, có thể làm cho văn bản trở nên vô hiệu hoặc có thể làm cho văn bản bị khiếm khuyết. 3. Yêu cầu bảo đảm tính phù hợp với thực tiễn Các văn bản của Nhà n−ớc, đặc biệt là các văn bản pháp luật và áp dụng pháp luật, phải có nội dung phản ánh và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. (1) Xem Thông t− 33/BT, ngày 10/12/1992 của Bộ tr−ởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ h−ớng 12
  14. dẫn về hình thức văn bản về việc ban hành văn bản trong các cơ quan hành chính Nhà n−ớc. (2) Xem Điều 47, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. 13
  15. Khi đặt ra các qui phạm hoặc các mệnh lệnh pháp luật cụ thể cần chú ý tới các qui luật kinh tế - xã hội tạo nên tính phù hợp cho chúng. Nh− vậy các văn bản mới có thể đạt hiệu quả kinh tế cao thúc đẩy sự phát triển của xã hội, của nền kinh tế quốc dân. Các qui phạm và mệnh lệnh pháp luật phải có khả năng thực hiện đ−ợc trong thực tế (tính khả thi). Nếu đặt ra các quy định v−ợt quá xa với khả năng thực tế thì không thể thực hiện trong thực tế. Nếu chúng quá lạc hậu sẽ không khuyến khích đ−ợc sự năng động sáng tạo của các chủ thể trong quản lý Nhà n−ớc. Muốn bảo đảm tính khả thi cho văn bản, khi xây dựng nó cần chú ý tới 3 yếu tố cơ bản: - Yếu tố kinh tế, bao gồm khả năng tài chính và các khả năng vật chấ t khác đ−ợc sử dụng cho việc thực hiện văn bả n. - Yếu tố cán bộ, bao gồm cả số l−ợng và chất l−ợng của những cán bộ đ−ợc đ−a vào quá trình tổ chức thực hiện văn bản. - Yếu tố thời gian, là toàn bộ thời gian cần thiết để sao gửi, tuyên truyền, phổ biến văn bản, để nghiên cứu cách thức tổ chức thực hiện và để triển khai thực hiện. 4. Yêu cầu bảo đảm tính khoa học, lôgíc của văn bản. Một văn bản phải đ−ợc cấu thành bởi hệ thống ngôn ngữ, theo một cấu trúc nhất định. Do vậy, muốn văn bản của Nhà n−ớc thể hiện đ−ợc đúng đắn, đầy đủ ý chí của chủ thể ban hành, cần đặc biệt quan tâm tới việc sử dụng từ ngữ và cách hành văn (văn phong). Ngôn ngữ và thể văn trong văn bản Nhà n−ớc phải bảo đảm sự nghiêm túc, chính xác, mạch lạc, dễ hiểu và thống nhất. Đồng thời, mỗi văn bản còn bao hàm nhiều nội dung khác nhau. Do đó, cần có sự phân chia, sắp xếp, liên kết các nội dung đó sao cho khoa học, hợp lý, bảo đảm tính lôgíc liên tục của văn bản. Tạo ra một kết cấu hợp lý về nội dung văn bản, không chỉ giúp ng−ời soạn thảo trình bày ý chí của mình một cách khoa học mà còn tạo điều kiện thuận lợi để các đối t−ợng có liên quan nắm bắt chính xác, đầy đủ và có thể thực hiện đúng đắn văn bản đó. 14
  16. Câu hỏi h−ớng dẫn học tập 1. Phân tích các đặc điểm văn bản của Nhà n−ớc 2. Phân biệt văn bản mang tính quyền lực Nhà n−ớc với những văn bản khác của Nhà n−ớc. 3. Phân tích các nội dung cơ bản của các yêu cầu đối với văn bản của Nhà n−ớc. ------[—]------ 15
  17. Ch−ơng II thủ tục ban hành văn bản của Nhà n−ớc I. Khái niệm về thủ tục ban hành văn bản Muốn hoạt động xây dựng văn bản của Nhà n−ớc đ−ợc tiến hành nhanh chóng, có hiệu quả cao thì bên cạnh việc tăng c−ờng cán bộ có trình độ cần thiết cho công tác này, cần phải có cách tiến hành phù hợp. Nhờ đó, việc xây dựng văn bản vừa thu hút đ−ợc trí tuệ của nhiều ng−ời, vừa bảo đảm nhanh chóng, có chất l−ợng. Cách thức tiến hành những hoạt động cần thiết của các chủ thể liên quan tới quá trình xây dựng văn bản gọi là thủ tục ban hành văn bản. Thủ tục ban hành văn bản của Nhà n−ớc là toàn bộ các qui định của Nhà n−ớc về các hành vi cần thiết, thứ tự và ph−ơng pháp thực hiện các hành vi đó, trong các giai đoạn của quá trình xây dựng xây dựng văn bản, mà các chủ thể có liên quan phải tuân thủ trong quá trình ban hành các văn bản Nhà n−ớc. Nh− vậy, thủ tục ban hành văn bản của Nhà n−ớc có những đặc điểm sau đây: - Là thủ tục do pháp luật qui định . Tuy nhiên, do có nhiều loại văn bản khác nhau, nên thủ tục ban hành văn bản cũng đ−ợc qui định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Hiện nay, Nhà n−ớc đang chuẩn bị thông qua Luật về trình tự và thẩm quiền ban hành văn bản pháp luật để tập trung các qui định về công tác xây dựng pháp luật vào một mối, thuận tiện cho quá trình thực hiện, kiểm tra và xử 16
  18. lý. Tuy nhiên, ngay cả khi đạo luật trên đ−ợc ban hành thì thủ tục ban hành các văn bản khác vẫn còn đ−ợc qui định ở nhiều văn bản khác nhau. Hiện nay, có Điều lệ công tác công văn giấy tờ và công tác l−u trữ ban hành kèm theo Nghị định số 142/CP ngày 28/9/1963 của Hội đồng Chính phủ, là có nhiều qui định chung về công tác văn bản. Tuy nhiên, văn bản này đã bộc lộ rõ nhiều điểm không phù hợp, nên Nhà n−ớc cần có văn bản sửa đổi, bổ sung kịp thời thì 17
  19. mới góp phần tích cực vào việc ổn định và nâng cao chất l−ợng của công tác xây dựng văn bản. - Là thủ tục đ−ợc tiến hành bởi những chủ thể có thẩm quyền. Trong mỗi thủ tục ban hành văn bản, bao giờ cũng có sự tham gia của những chủ thể đ−ợc Nhà n−ớc uỷ quyền. Thông th−ờng, các chủ thể đó là cán bộ, cơ quan Nhà n−ớc, nh−ng một số tr−ờng hợp cụ thể còn có sự tham gia của tổ chức xã hội (nh−: trong tr−ờng hợp xây dựng Luật, Pháp lệnh thì các Tổ chức xã hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia với t− cách cơ quan soạn thảo). Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng văn bản, các chủ thể thay mặt Nhà n−ớc có thể phối hợp hoạt động với các chủ thể khác không thay mặt Nhà n−ớc, nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp của họ cho dự án pháp luật. ý kiến của bên không thay mặt Nhà n−ớc chỉ có giá trị tham khảo. Quyền định đoạt vẫn thuộc về các chủ thể thay mặt Nhà n−ớc. Tuỳ thuộc vào từng loại văn bản, thậm chí tùy thuộc vào từng văn bản cụ thể, số l−ợng chủ thể tham gia vào thủ tục ban hành có thể khác nhau. Thông th−ờng, nếu là văn bản pháp luật thì cần có sự tham gia của nhiều chủ thể; nếu là văn bản áp dụng pháp luật thì ít chủ thể tham gia hơn, thậm chí chỉ còn một chủ thể tiến hành mọi hoạt động cần thiết để ban hành ra văn bản, nh−: xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt thấp, lập biên bản vi phạm.v.v… - Là thủ tục mà nội dung là những vấn đề liên quan tới quá trình hình thành văn bản của Nhà n−ớc. Nội dung của thủ tục không v−ợt ra khỏi giới hạn của công tác xây dựng văn bản. ở đó, xác định rõ để xây dựng một văn bản cụ thể thì các chủ thể có liên quan cần làm những gì, làm nh− thế nào để sớm cho ra đời văn bản mà vẫn bảo đảm chất l−ợng cao cho văn bản. Các qui định đó, một mặt tạo ra sự thống nhất trong công tác văn bản của Nhà n−ớc, mặt khác tạo môi tr−ờng, điều kiện thuận lợi để cán bộ soạn thảo, thủ tr−ởng cơ quan có thể thu hút trí tuệ tập thể vào quá trình xây dựng văn bản, giúp tránh đ−ợc bệnh phiến diện, chủ quan duy ý chí trong việc ban hành văn bản. Đồng thời, các qui định đó cũng tạo cơ chế ràng buộc, kiểm tra, giám sát đối với tất cả các chủ thể có liên quan tới việc xây dựng văn bản, nhằm làm cho hoạt động này có quy củ, trật tự, tránh những sự tuỳ tiện, vô nguyên tắc trong công tác này. II. Thủ tục ban hành văn bản của Nhà n−ớc Tuỳ thuộc vào từng loại văn bản mà quá trình xây dựng văn bản
  20. đ−ợc tiến hành theo những cách thức khác nhau, trong khoảng thời gian không
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2