intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình môn Công tác xã hội với người nghèo: Phần 1

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

326
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 giáo trình cung cấp cho sinh viên các kiến thức khái quát chung về vấn đề nghèo đói, tác động của nghèo đói với sự phát triển kinh tế hộ gia đình. Giáo trình dùng cho đối tượng cao đẳng nghề và trung cấp nghề Công tác xã hội. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình môn Công tác xã hội với người nghèo: Phần 1

  1. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: CTXH với người nghèo BÀI 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI 1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.Khái niệm nghèo, đói 1.1.1.Quan niệm về đói nghèo của quốc tế Quan niệm về nghèo đói của từng quốc gia hay từng vùng, từng nhóm dân cư, nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể. Tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người về ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau chỉ là thỏa mãn ở mức cao hay thấp mà thôi. Điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển KTXH cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia. Nhà kinh tế học Mỹ Galbraith quan niệm: “Con người bị coi là nghèo khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập của cộng đồng. Khi đó họ không thể có những gì mà đa số trong cộng đồng coi như các cần thiết tối thiểu để sống một cảnh đúng mức”. Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993 đó đưa ra khái niệm: nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển KTXH và phong tục tập quán của địa phương. Ủy ban này cũng đưa ra hai khái niệm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối: + Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. + Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng. WB đưa ra quan điểm về nghèo đói như sau: nghèo là một khái niệm đa chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất; nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như: dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực. Đây chính là cách tiếp cận đa chiều về khái niệm nghèo. Như vậy, quan điểm tiếp cận mới về nghèo không chỉ đề cập đơn thuần đến thu nhập mà cần phải hiểu nghèo là một vấn đề đa khía cạnh. 1
  2. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: CTXH với người nghèo Như vậy, quan điểm tiếp cận mới về nghèo không chỉ đề cập đơn thuần đến thu nhập mà cần phải hiểu nghèo là một vấn đề đa khía cạnh. Các khía cạnh của đói nghèo:  Về thu nhập và tài sản: Đa số những người nghèo có cuộc sống rất khó khăn, cực khổ. Họ có mức thu nhập thấp. Điều này do tính chất công việc của họ đem lại. Người nghèo thường làm những công việc đơn giản, lao động chân tay nhiều, công việc cực nhọc nhưng thu nhập chẳng được là bao. Hơn thế nữa, những công việc này lại thường rất bấp bênh, không ổn định, nhiều công việc phụ thuộc vào thời vụ và có tính rủi ro cao do liên quan nhiều đến thời tiết (chẳng hạn như mưa, nắng, lũ lụt, hạn hán, động đất...). Các nghề thuộc về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là những ví dụ cho vấn đề này. Do thu nhập thấp nên việc chi tiêu cho cuộc sống của những người nghèo là rất hạn chế. Hầu hết các nhu cầu cơ bản, tối thiểu của con người như cái ăn, cái mặc, chỗ ở chỉ được đáp ứng với mức độ rất thấp, thậm chí còn không đủ. Nhiều người rơi vào cảnh thiếu ăn liên miên: chưa nói đến vấn đề đủ dinh dưỡng, riêng việc đáp ứng lượng calo cần thiết, tối thiểu cho con người để có thể duy trì hoạt động sống bình thường họ cũng chưa đáp ứng được, hoặc đáp ứng một cách khó khăn. Điều này đã kéo theo hàng loạt các vấn đề khác như làm giảm sức khoẻ của người nghèo, do đó giảm năng suất lao động, từ đó giảm thu nhập... cứ như thế, nó đã tạo nên vòng luẩn quẩn mà người nghèo rất khó thoát ra được. Thu nhập thấp đã tạo nên tình trạng thiếu tài sản ở những người nghèo. Tài sản ở đây có thể là tài sản vật chất, tài sản con người, tài sản tự nhiên, tài sản tài chính, tài sản xã hội. Tài sản con người thể hiện ở khả năng có được sức lao động cơ bản, kỹ năng và sức khoẻ tốt. Bên cạnh đó, do thu nhập thấp nên người nghèo không thể đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu về lương thực thực phẩm. Ăn uống cực kì thiếu thốn cộng với lao động nặng nề đã làm giảm sức khoẻ của người nghèo do đó cũng không đảm bảo được các kỹ năng cũng như sức lao động cơ bản. Tài sản tự nhiên như đất đai, thiếu tài sản tự nhiên có nghĩa là thiếu, không có hoặc có nhưng đất đai quá cằn cỗi, không thể canh tác được. Tài sản vật chất ở đây như nhà ở, phương tiện sản xuất - người nghèo có rất ít hoặc hầu như không có các phương tiện sản xuất. Điều này đã hạn chế khả năng 2
  3. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: CTXH với người nghèo lao động của họ, làm họ khó khăn hơn nhiều so với những người có đủ phương tiện sản xuất nó cũng làm giảm thu nhập của họ. Còn về nhà ở, đại đa số người nghèo sống trong những căn nhà tạm bợ, dột nát, chật chội. Nhiều căn nhà không đủ đảm bảo an toàn, không bảo đảm sức khoẻ cho những người sống trong đó. Do không có những tài sản giá trị để bảo đảm nên người nghèo cũng có rất ít khả năng tiếp cận với các tổ chức cho vay vốn, do thu nhập thấp nên người nghèo cũng không có khả năng tiết kiệm nhiều. Đó chính là thiếu hụt tài sản tài chính. Về tài sản xã hội, người nghèo cũng bị hạn chế do chính hoàn cảnh của họ tạo nên. Kinh tế khó khăn, lo lắng đến từng bữa ăn hàng ngày khiên cho người nghèo không quan tâm hoặc không có khả năng cũng như điều kiện để chăm chút đến các mối quan hệ xã hội của mình. Mặt khác, sự bó hẹp về kinh tế cũng khiến cho họ ít tham gia vào các tổ chức, nhóm nào do đó người nghèo dần bị cô lập và do đó khó nhận được sự giúp đỡ từ các nhóm, hội khi gặp khó khăn.  Y tế - giáo dục: Những người nghèo có nguy cơ mắc phải các bệnh thông thường cao như ốm đau, các bệnh về đường giao tiếp, tình trạng sức khoẻ không được tốt do ăn uống không đảm bảo, lao động cực nhọc. Người nghèo thường sống ở những vùng có điều kiện vệ sinh, y tế thấp, còn nhiều hạn chế, chẳng hạn, họ không được sử dụng nguồn nước sạch, không có công trình phụ hợp vệ sinh, điều này cũng làm giảm đáng kể sức khoẻ của họ. Nó đã dẫn đến tình trạng tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh trong nhóm hộ nghèo, số trẻ bị suy dinh dưỡng và số bà mẹ mang thai thiếu máu rất cao. Có điều này là do người nghèo có thu nhập thấp, không đủ trả khoản tiền viện phí lớn cũng như các chi phí thuốc men khác, thêm vào đó có thể do đối xử bất bình đẳng trong xã hội, người nghèo không được quan tâm chữa trị bằng người giàu nên tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ y tế của người nghèo là rất thấp. Bên cạnh đó, do nhận thức của người nghèo, họ thường không quan tâm lắm bệnh tật của mình, khi bị bệnh họ thường cố tự chạy chữa bằng mọi biện pháp rẻ tiền, chỉ đến khi bệnh trở nên trầm trọng họ mới vào viện vì vậy việc điều trị đem lại hiệu quả không cao mà còn tốn thêm nhiều khoản tiền không đáng có. Tình trạng giáo dục đối với người nghèo cũng là vấn đề đáng thất vọng. Hầu hết những người nghèo không đủ điều kiện học đến nơi đến chốn. Tỷ lệ thất học, mù chữ ở hộ nghèo, đói cao. Có tình trạng như vậy là do các gia đình này không 3
  4. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: CTXH với người nghèo thể trang trải được các chi phí về học tập của con cái họ như tiền học phí, tiền sách vở... đi học, họ sẽ mất đi một lao động trong gia dình. Những người nghèo cũng đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của học thức với nghèo đói nhưng vấn đề học phí của con em họ quả là vấn đề quá khó khăn với tình hình tài chính của gia đình. Và chính từ việc mất đi cơ hội với giáo dục này, người nghèo đã khiến cho chính bản thân họ mất đi nhiều cơ hội trong cuộc sống liên quan đến công việc tăng thu nhập cũng như các cơ hội khác. Tóm lại, y tế - giáo dục là vấn đề được nhiều người nghèo quan tâm, họ cũng đã hiểu rõ tầm quan trọng của các yếu tố này tới bản thân họ cũng như tương lai của họ và gia đình nhưng do thu nhập thấp, không đủ trang trải, học phí, viện phí, họ đành phải để con cái thôi học, người bệnh không được khám và chữa chạy đúng mức, kịp thời, hầu hết các người nghèo không được tiếp cận với các dịch vụ y tế. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ, giảm sức khoẻ cũng như hạn chế cơ hội phát triển của các thế hệ sau.  Nguy cơ dễ bị tổn thương: Ở những người nghèo, nguy cơ dễ bị tổn thương là nhân tố luôn đi kèm với sự khốn cùng về vật chất và con người. Vậy nguy cơ dễ bị tổn thương là gì? Nó chính là nguy cơ mà người nghèo phải đối mặt với nhiều loại rủi ro như bị ngược đãi, đánh đập, thiên tai, bị thôi việc, phải nghỉ học... Nói cách khác, những rủi ro mà người nghèo phải đối mặt do tình trạng nghèo hèn của họ chính là nguyên nhân khiến họ rất dễ bị tổn thương. Những người nghèo do tài sản ít, thu nhập thấp, họ chỉ có thể trang trải hạn chế, tối thiểu các nhu cầu thiết yếu nhất của cuộc sống. Vì vậy, khi rủi ro xảy ra họ rất dễ bị tổn thương và rất khó vượt qua được các cú sốc có hại, những cú sốc mang tính tạm thời mà những người có nhiều tài sản hơn dễ dàng vượt qua được. Do thu nhập thấp, người nghèo có rất ít khả năng tiếp cận với các cơ hội tăng trưởng kinh tế, vì thế họ thường phải bỏ thêm các chi phí không đáng có hoặc giảm thu nhập. ở các hộ nghèo, khi có rủi ro xảy ra như mất cắp hay có người bị ốm đau thì họ dễ bị rơi vào tình trạng khủng hoảng, làm đảo lộn cuộc sống của cả gia đình mà một thời gian lâu sau mới có thể phục hồi được. Cũng có khi việc khắc phục những rủi ro trong ngắn hạn có thể làm trầm trọng thêm sự khốn cùng của họ trong dài hạn. Chẳng hạn, ví dụ trên, do thiếu tài sản nên để chạy chữa cho một người bị ốm, gia đình đã buộc phải quyết định cho một đứa con nghỉ học hay họ phải bán trâu, bò, ngựa... những phương tiện lao động cần thiết của gia đình. Cũng có thể người bệnh thì không khỏi được còn gia đình từ cảnh khá giả rơi vào 4
  5. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: CTXH với người nghèo cảnh khốn cùng. Như vậy, nếu có thêm một vài sự kiện nghiêm trọng nữa xảy ra thì sự suy sụp đến cùng kiệt là điều khó tránh khỏi với người nghèo. Nguy cơ dễ bị tổn thương đã tạo nên một tâm lý chung của người nghèo là sợ phải đối mặt với rủi ro, vì vậy họ luôn né tránh với những vấn đề mang tính rủi ro cao, kể cả khi điều đó có thể đem lại nhiều lợi ích cho họ nếu thành công (ví dụ đầu tư vào giống lúa mới, áp dụng phương thức sản xuất mới...) chính điều này đã làm họ sống tách biệt với xã hội bị cô lập dần với guồng quay của thị trường và do vậy cuộc sống của họ càng trở nên bần cùng hơn.  Không có tiếng nói và quyền lực: Những người nghèo thường bị đối xử không công bằng, bị gạt ra ngoài lề xã hội do vậy họ thường không có tiếng nói quyết định trong các công việc chung của cộng đồng cũng như các công việc liên quan đến chính bản thân họ. Trong cuộc sống những người nghèo chịu nhiều bất công do sự phân biệt đối xử, chịu sự thô bạo, nhục mạ, họ bị tước đi những quyền mà những người bình thường khác nghiễm nhiên được hưởng. Người nghèo luôn cảm thấy bị sống phụ thuộc, luôn nơm nớp lo sợ mọi thứ, trở nên tự ti, không kiểm soát được cuộc sống của mình. Mặt khác, những yếu tố như không có điều kiện về mặt giáo dục khiên cho kiến thức xã hội và kĩ năng của người nghèo trong việc tham gia, thương lượng, cũng như yêu cầu sự thay đổi đối với các bên liên quan và những thể chế có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ trở nên khó khăn. Và trong hoàn cảnh nghèo, những đối tượng không có tiếng nói, quyền lực cũng như mất đi nhiều cơ hội nhất là phụ nữ và trẻ em. Họ bị đối xử bất bình đẳng trong chính gia đình của họ. Người phụ nữ không có quyền quyết định việc gì và phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng của mình. 1.1.2. Quan niệm nghèo đói của Việt Nam Ở Việt Nam, vấn đề đói nghèo được quan tâm và đặc biệt chú ý từ sau năm 1990 khi sự phân hóa giàu nghèo ngày càng trở nên rõ rệt. Việt Nam mới thoát ra khỏi danh sách những nước nghèo, tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Qua nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu, khái niệm nghèo đói được công nhận phổ biến là: 5
  6. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: CTXH với người nghèo + Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thỏa mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng với mức sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện. + Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. Tùy thuộc vào tính chất của từng cuộc điều tra, nghiên cứu, khái niệm nghèo được sử dụng nhấn mạnh tới khía cạnh lương thực, thực phẩm hay phi lương thực, thực phẩm hoặc cả hai. Ví dụ, quan niệm về nghèo thường được nhắc tới nhất là nghèo lương thực, nghĩa là, một hộ gia đình được coi là nghèo lương thực khi chi tiêu của họ thấp đến nỗi dù họ có chi tiêu tất cả tiền cho lương thực thì cũng không đủ 2.100 kalo/người/ngày. Với sự phát triển của kinh tế và con người, trong các cuộc điều tra khảo sát về vấn đề nghèo, các cơ quan, tổ chức chính phủ cũng đã đề cập tới khái niệm nghèo theo bình diện nghèo đa chiều nghĩa là không đơn thuần về lương thực, thực phẩm hay vật chất nữa. Ví dụ, quan niệm về nghèo trẻ em trong điều tra mức sống dân cư 2010 của Tổng cục thống kê: Trẻ em nghèo được xác định theo hai cách. Cách thứ nhất xác định trẻ em nghèo là những trẻ em sống trong những hộ gia đình nghèo - là những hộ giai đình có mức thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn mức sống tối thiểu hay dưới chuẩn nghèo. Cách này xác định trẻ em nghèo dưới góc độ kinh tế đơn thuần. Trẻ em nghèo được xác định theo cách này gọi là trẻ em nghèo tiền tệ (hoặc nghèo kinh tế, nghèo thu nhập, nghèo chi tiêu) hoặc trẻ em nghèo đơn chiều. Cách thứ hai xác định trẻ em nghèo theo cách nhìn đa chiều. Nói chung thu nhập hoặc chi tiêu càng cao thì càng có khả năng đảm bảo một cuộc sống đẩy đủ hơn về vật chất và tinh thần và ngược lại.. Tuy nhiên, trong thực tế trẻ em chưa tạo ra được thu nhập cũng như không tự quyết định được chi tiêu mà hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường sống, sự bao cấp của gia đình và sự bảo trợ của xã hội. Mặt khác, trẻ em cần có những nhu cầu đặc biệt khác để phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ cho đnế khi trưởng thành, có khả năng tự quyết định, lựa chọn và tạo dưngj cuộc sống tốt đẹp. Trên quan điểm đó, cách thứ hai xác định trẻ em nghèo không chỉ dưới góc độ kinh tế mà xét 8 lĩnh vực khác thuộc về nhu cầu phát triển của trẻ em, gồm: giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà ở, nước sạch và điều kiện vệ sinh, không lao động sớm, vui chơi giải trí và hòa nhập BTXH. Trẻ em 6
  7. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: CTXH với người nghèo không được đảm bảo ít nhất 2 trong 8 nhu cầu trên thì được coi là trẻ em nghèo đa chiều. Tỉ lệ trẻ em nghèo năm 2010 được tính trên 6 lĩnh vực (không có số liệu về dĩnh dưỡng và vui chơi giải trí) là 20,6% so với năm 2008 là 28,9%. 1.2.Tiêu chí xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo Tiêu chí xác định hộ nghèo và cận nghèo được xác định theo từng giai đoạn khác nhau. Chuẩn nghèo mới nhất được áp dụng theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015: - Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống. - Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6 triệu đồng/người/năm) trở xuống. - Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng. - Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng. Mức chuẩn nghèo quy định nêu trên là căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và chính sách kinh tế, xã hội khác. Dựa trên căn cứ về chuẩn nghèo quốc gia này, các địa phương căn cứ tình hình thực tế của địa phương mình và ban hành chuẩn hộ cận nghèo địa phương đó. Ví dụ như UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 37/2012/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2012 về chuẩn hộ cận nghèo của thành phố áp dụng cho giai đoạn 2012 - 2015 như sau: Hộ cận nghèo thành phố là những hộ dân (thường trú và tạm trú KT3 trên địa bàn thành phố) có mức thu nhập bình quân từ 12.000.001 đồng/người/năm đến 16 triệu đồng/người/năm), không phân biệt nội thành và ngoại thành. UBND Thành phố Hà Nội cũng ban hành Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND về chuẩn nghèo, chuẩn cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 của Thành phố Hà Nội như sau: 7
  8. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: CTXH với người nghèo 1. Chuẩn nghèo: - Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 750.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo - Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 550.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo. 2. Chuẩn cận nghèo: - Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 751.000 đồng/người/tháng đến 1.000.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo. - Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 551.000 đồng/người/tháng đến 750.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo. 1.3.Khái niệm người nghèo, xã nghèo, huyện nghèo 1.3.1.Người nghèo Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển xã hội, tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra định nghĩa: người nghèo là tất cả những ai có thu nhập thấp hơn dưới 1 USD mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại. Ở Việt Nam, theo Bộ Lao động thương binh và xã hội, từ năm 1993, một người được coi là nghèo khi anh ta không có đủ tiền mua 20 kg gạo ở thành thị và 15kg gạo một tháng ở nông thôn. Những con số này sau đó tăng lên thành 25 và 20kg vào năm 1995 và đến năm 1997 thì ngưỡng 15 kg được đưa ra cho miền núi. Năm 2001, những con số này bắt đầu được tính bằng tiền với mức 150.000 cho thành thị và 100.000 cho nông thôn. Cho tới nay, tiêu chí đánh giá về người nghèo đã có những thay đổi phù hợp với sự phát triển của kinh tế và xã hội. 1.3.2. Xã nghèo Năm 1997, Việt Nam đưa ra chuẩn nghèo đói thuộc phạm vi của chương trình quốc gia (chuẩn nghèo quốc gia cũ) để áp dụng cho thời kỳ 1996-2000 như sau: Xã nghèo: là xã có tỷ lệ hộ nghèo đói từ 40% trở lên, thiếu cơ sở hạ tầng 8
  9. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: CTXH với người nghèo (đường giao thông, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, thuỷ lợi nhỏ và chợ). Theo Quyết định số 587/2002/QĐ-BLĐTHXH năm 2002 ban hành tiêu chí xã nghèo giai đoạn 2001-2005 là: 1- Tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên; 2- Chưa đủ từ 3 trong 6 hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu (bao gồm: đường giao thông; trường học; trạm y tế; nước sinh hoạt; điện sinh hoạt; chợ) cụ thể là: - Dưới 30% số hộ sử dụng nước sạch; - Dưới 50% số hộ sử dụng điện sinh hoạt; - Chưa có đường ô tô đến trung tâm xã hoặc ô tô không đi lại được cả năm; - Chưa có chợ hoặc chợ tạm thời. - Chưa có trạm y tế hoặc có nhưng là nhà tạm - Số phòng học (theo qui định của Bộ giáo dục và Đào tạo chỉ đáp ứng được dưới 70% nhu cầu của học sinh) Trong Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 có qui định hiện có 2 loại đối tượng xã nghèo, đó là xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, vùng ven biển và hải đảo và xã có tỉ lệ nghèo trên 25%. Theo đó, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, vùng ven biển và hải đảo xác định theo tiêu chí trong Quyết định số 257/2003/QĐ-Ttg ngày 03 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ), là các xã có vị trí ở vùng bãi ngang ven biển hoặc là các xã cồn, bãi, đầm phá, bán đảo, hải đảo và có đủ các điều kiện: là các xã nghèo theo tiêu chí xã nghèo cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội qui định tại Quyết định số 587/2002/QĐ- LĐTBXH ngày 22/5/2002 và không thuộc xã 135; Còn thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, tùy theo điều kiện cụ thể từng xã, bo gồm: bở bao chống triều cường, kè, công trình thủy lợi, trạm bơm cấp nước biển cho nuôi trồng thủy sản, làm muốn, đường ra bến cá, chợ cá…; và xã có tỉ lệ nghèo trên 25% theo chuẩn hiện hành tính từ năm 2006. 1.3.3. Huyện nghèo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh có số hộ nghèo trên 50%. 9
  10. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: CTXH với người nghèo Tỉnh Số huyện Tên huyện nghèo Hà Giang 6 Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Xu Phì, Xín Mần Cao Bằng 5 Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông, Hà Quảng, Ha Lang Lào Cai 3 Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà Yên Bái 2 Mù Cang Chải,Trạm Tấu Bắc Kạn 2 Ba Bể, Pác Nặm Bắc Giang 1 Sơn Động Phú Thọ 1 Tân Sơn Sơn La 5 Sốp Cộp, Phù Yên, Bắc Yên, Mường La, Quỳnh Nhai Lai Châu 5 Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tân Yêu, Than Uyên Điện Biên 4 Điện Biên Đông, Mường Nhé, Tủa Chủa, Mường Ảng Thanh 7 Lang Chánh, Thường Xuyên, Quan Hóa, Quan Sơn, Hóa Mường Lát, Như Xuân, Ba Thước Nghệ An 3 Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong Quảng 1 Minh Hóa Bình Quảng Trị 1 Đa Krong Quảng 6 Sơn Hà, Trà Bông, Sơn Tây, Minh Long, Tây Trà, Ngãi Ba Tơ Quảng 3 Nam Trà My, Tây Giang, Phước Sơn Nam Bình Định 3 An Lão, Vĩnh Thanh, Vân Canh 10
  11. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: CTXH với người nghèo Ninh 1 Bác Ái Thuận Kon Tum 2 Tu Mơ Nông, Kon Plong Lâm Đồng 1 Đam Rông 1.4.Khái niệm về chuẩn nghèo 1.4.1.Chuẩn nghèo là gì? Chuẩn nghèo (hay còn gọi là ngưỡng nghèo) là tổng hợp các giá trị tối thiểu mà cá nhân hay hộ gia đình ở dưới mức đó được coi là nghèo (nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại, giáo dục, y tế, văn hóa, giao tiếp). Như vậy, theo khái niệm này, chuẩn nghèo được hiểu là một tiêu chí nhằm xác định một cá nhân hay một hộ gia đình nào đó có mức sống dưới mức sống tối thiểu về các nhu cầu vật chất và tinh thần (nhu cầu lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm) Trên thực tế, hầu hết cách tính chuẩn nghèo hiện nay đều dựa trên cách xác định chi phí để mua được lượng Kcalo nhất định (ước tính một người cần tối thiểu 2.100 kcalo/ngày để tồn tại) cộng với một khoản chi phí cho các nhu cầu phi lương thực, thực phẩm như: y tế, giáo dục, văn hóa nghệ thuật… Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức độ giàu nghèo. Nước Mỹ áp dụng mức chuẩn từ những năm 60 của thế kỷ trước, cụ thể, thu nhập 18.600 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với các gia đình có bốn người (gồm bố mẹ và hai con), và thu nhập 9.573 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với người độc thân trong độ tuổi lao động. Theo chuẩn này thì năm 1993 nước Mỹ có 15,1% dân số nghèo khổ, năm 2000 tỷ lệ đó giảm xuống còn 11,3%, nhưng tới năm 2003 thì tỷ lệ người nghèo của nước Mỹ tăng lên 12,5% (tức là khoảng 35,9 triệu người dân Mỹ sống trong tình trạng nghèo đói). Malaysia sử dụng tiêu chuẩn 9.910 kcalo một ngày tính trên một gia đình có hai người lớn và ba trẻ em để làm đường nghèo. Ấn Độ áp dụng ngưỡng nghèo với chuẩn mực tiêu thụ bình quân đầu người hàng ngày 2.400 kcalo đối với vùng nông thôn và 2.100 kcalo đối với vùng đô thị. Pakistan lấy đường nghèo là tiêu thụ 2.350 kcalo bình quân một người lớn qui ước hàng ngày. Philipines lại lấy ngưỡng nghèo ở mức 2.000 kcalo. Tương tự, Sirilanca: 2.500 kcalo; Nepal: 2.124 kcalo; Thái Lan: 11
  12. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: CTXH với người nghèo 2.099 kcalo; Bangladesh: 2.122 kcalo; một số quốc gia khác lại sử dụng ngưỡng nghèo là tiêu thụ một ngày 2.100 kcalo một người, như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia. Việt Nam cũng không nằm ngoài tình trạng ấy, vẫn còn tình trạng thiếu thống nhất về tiêu chuẩn nghèo đói quốc gia. Năm 2000, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đưa ra ngưỡng nghèo mới làm căn cứ xác định mục tiêu xoá đói giảm nghèo cho giai đoạn 2001 - 2005. Ngưỡng nghèo đó được ấn định cho từng khu vực: nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng; nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng; thành thị: 150.000 đồng. Tiêu chuẩn được Tổng cục Thống kê sử dụng trong các cuộc điều tra mức sống dân cư là mức tiêu thụ 2.100 ca-lo/ngày/người giống như một số quốc gia khu vực. Hậu quả của việc sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau ấy giữa các quốc gia làm ngưỡng nghèo đã gây ra những khó khăn lớn cho việc so sánh quốc tế. Ngay cả việc so sánh động thái theo thời gian về tình trạng nghèo của một quốc gia cũng thiếu chính xác. Ví dụ nước Mỹ dùng mức chuẩn của gần nửa thế kỷ trước, khi mà mẫu tiêu dùng của dân cư khác hẳn với ngày nay, để phản ánh tình trạng nghèo đói hiện nay là không phù hợp. Nửa thế kỷ trước, người dân Mỹ chi gần một phần ba thu nhập cho ăn uống, nhưng ngày nay họ chỉ chi 13,2% thu nhập cho lương thực và chi một phần ba thu nhập cho nhà ở. Việc sử dụng tiêu thức tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo và tỷ lệ hộ gia đình nghèo cũng không đồng nhất, vì số lượng thành viên trong gia đình rất khác nhau. Tỷ lệ hộ nghèo thấp, nhưng nếu đó lại là các hộ đông người, thì khi chuyển sang tỷ lệ dân số nghèo chưa chắc đã thấp. Để đảm bảo tính so sánh quốc tế của chỉ tiêu tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo, WB đưa ra 2 mức chuẩn là thu nhập dưới 1 đô la Mỹ 1 ngày và thu nhập dưới 2 đô la Mỹ 1 ngày được chuyển đổi theo sức mua tương đương (PPP - Purchasing Power Parity) của đô la Mỹ năm 1993, có nghĩa là tương đương với mức 1,08 USD/ngày/người và mức 2,16 USD/ngày/người của năm 2002. 1.4.2. Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo của Chương trình XĐGN Quốc gia Căn cứ vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn lực tài chính 2001- 2005 và mức sống thực tế của người dân ở từng vùng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam đưa ra chuẩn nghèo đói nhằm lập danh sách hộ nghèo từ cấp thôn, xã và danh sách xã nghèo từ các huyện trở lên để hưởng sự trợ giúp của Chính phủ từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về XĐGN và các chính sách hỗ trợ khác... 12
  13. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: CTXH với người nghèo Trước những thành tích của công cuộc giảm nghèo cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức sống, từ năm 2001 đã công bố mức chuẩn nghèo mới để áp dụng cho thời kỳ 2001-2005, theo đó chuẩn nghèo của Chương trình XĐGN quốc gia mới được xác định ở mức độ khác nhau tuỳ theo từng vùng, cụ thể bình quân thu nhập là: 80 nghìn đồng/người/tháng ở các vùng hải đảo và vùng núi nông thôn;100 nghìn đồng/người/tháng ở các vùng đồng bằng nông thôn; 150 nghìn đồng/người/ tháng ở khu vực thành thị. Tuy nhiên, do sự phát triển kinh tế và biến động giá cả theo từng năm, chuẩn nghèo quốc gia cũng được thay đổi cho phù hợp Bảng: Chuẩn nghèo (sau khi được cập nhật giá) được sử dụng để tính tỷ lệ nghèo cho các năm Năm Thành thị Nông thôn 2004 218.000 168.000 2006 260.000 200.000 2008 370.000 290.000 2010 450.000 360.000 (Nguồn: Tổng cục thống kê. Kết quả điều tra mức sống dân cư năm 2010) Ý nghĩa của việc xác định chuẩn nghèo: Việc xác định chuẩn nghèo trong từng giai đoạn phát triển của quốc gia có ý nghĩa đối với sự phát triển nói chung - Xác định được đối tượng của Chương trình mục tiêu Quốc xóa đói, giảm nghèo cần trợ giúp. - Tổ chức thực hiện hỗ trợ người nghèo tiếp cận các chính sách xóa đói, giảm nghèo. - Cho phép đánh giá tác động của chính sách của Nhà nước tới người nghèo. - Cho phép so sánh nghèo đói theo thời gian. - Làm căn cứ để so sánh giữa các quốc gia với nhau. - Giám sát chi tiêu xã hội có lợi cho người nghèo. - Định hướng và hoạch định chính sách có lợi cho người nghèo. 13
  14. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: CTXH với người nghèo 2. Thực trạng về nghèo đói và công tác XĐGN ở Việt Nam 2.1. Thực trạng vấn đề nghèo đói trên thế giới Theo số liệu thống kê của WB (WB) năm 1981 trên thế giới có 1,5 tỉ người nghèo tương ứng với 40% dân số thế giới, năm 1993 số người nghèo là 1,314 tỉ người (29% dân số thế giới), đến năm 2001 có 1,1 tỷ người (21% dân số thế giới) có thu nhập ít hơn 1 đô la Mỹ tính theo sức mua địa phương và vì thế được xem là rất nghèo. Phần lớn những người nghèo này sống tại Châu Phi, Châu Á. Trong khi nhờ vào tăng trưởng kinh tế tại nhiều vùng của Châu Á, tỷ lệ người nghèo giảm xuống rõ rệt (từ 58% xuống còn 16% tại Đông Á) thì con số những người nghèo nhất lại tăng lên ở châu Phi (gần gấp đôi từ 1981 đến 2001 phía Nam sa mạc Sahara). Tại Đông Âu và Trung Á con số những người nghèo nhất đã tăng lên đến 6% dân số năm 2004. Nếu như đặt ranh giới nghèo là 2 đô la Mỹ mỗi ngày thì có tổng cộng là 2,7 tỉ người nghèo, gần một nửa dân số thế giới. Nhưng trong năm 2008, năm đầu tiên của cuộc khủng hoảng tài chính và lương thực trên thế giới thì cả số lượng và tỷ lệ người có mức sống dưới 1,25 USD/ngày (mức được xếp loại nghèo đói theo chuẩn giá cả năm 2005) đã giảm trên mọi khu vực của thế giới. Theo WB ước tính năm 2010, tình trạng nghèo đói toàn cầu chỉ bằng 1/2 mức năm 1990. Như vậy, thế giới đã đạt “Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ " của LHQ là giảm tình trạng đói nghèo trên thế giới xuống còn một nửa từ năm 1990 đến 2015, sớm hơn 5 năm. Điều này cho thấy, mặc dù cuộc khủng hoảng kép, tốc độ giảm nghèo dài hạn vẫn được duy trì ở mức trên 1% trong giai đoạn 2008-2010. 2.2. Tình hình nghèo đói hiện nay ở Việt Nam Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành công rất lớn trong việc giảm tỷ lệ nghèo, tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, những thành tựu này vẫn còn rất mong manh. Thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vẫn nằm giáp ranh mức nghèo, do vậy chỉ cần những điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo, cũng khiến họ rơi xuống ngưỡng nghèo và làm tăng tỷ lệ nghèo. Phần lớn thu nhập của người nghèo là từ nông nghiệp. Với điều kiện nguồn lực rất hạn chế (đất đai, lao động, vốn), thu nhập của những người nghèo rất bấp bênh và dễ bị tổn thương trước những đột biến của mỗi gia đình và cộng đồng. Nhiều hộ gia đình tuy mức thu nhập ở trên ngưỡng nghèo, nhưng vẫn giáp ranh với 14
  15. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: CTXH với người nghèo ngưỡng nghèo đói, do vậy, khi có những dao động về thu nhập cũng có thể khiến họ trượt xuống ngưỡng nghèo. 2.2.1. Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn Đa số người nghèo sinh sống trong các vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa hoặc ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, do sự biến động của thời tiết (bão, lụt, hạn hán...) khiến cho các điều kiện sinh sống và sản xuất của người dân càng thêm khó khăn. Đặc biệt, sự kém phát triển về hạ tầng cơ sở của các vùng nghèo đã làm cho các vùng này càng bị tách biệt với các vùng khác. Năm 2000, khoảng 20- 30% trong tổng số 1.870 xã đặc biệt khó khăn chưa có đường dân sinh đến trung tâm xã; 40% số xã chưa đủ phòng học; 5% số xã chưa có trạm y tế; 55% số xã chưa có nước sạch; 40% số xã chưa có đường điện đến trung tâm xã; 50% chưa đủ công trình thuỷ lợi nhỏ; 20% số xã chưa có chợ xã hoặc cụm xã. Bên cạnh đó, do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, số người trong diện cứu trợ đột xuất hàng năm khá cao, khoảng 1-1,5 triệu người. Hàng năm số hộ tái đói nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi nghèo vẫn còn lớn. 2.2.2. Đói nghèo tập trung trong khu vực nông thôn Nghèo đói là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn với trên 90% số người nghèo sinh sống ở nông thôn. Năm 1999, tỷ lệ nghèo đói về lương thực, thực phẩm của thành thị là 4,6%, trong khi đó của nông thôn là 15,9%. Trên 80% số người nghèo là nông dân, trình độ tay nghề thấp, ít khả năng tiếp cận các nguồn lực trong sản xuất (vốn, kỹ thuật, công nghệ...), thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa lý và chất lượng sản phẩm kém, chủng loại sản phẩm nghèo nàn. Những người nông dân nghèo thường không có điều kiện tiếp cận với hệ thống thông tin, khó có khả năng chuyển đổi việc làm sang các ngành phi nông nghiệp. Phụ nữ nông dân ở vùng sâu, vùng xa, nhất là nữ chủ hộ độc thân, phụ nữ cao tuổi là những nhóm nghèo dễ bị tổn thương nhất. Phụ nữ nghèo lao động nhiều thời gian hơn, nhưng thu nhập ít hơn, họ ít có quyền quyết định trong gia đình và cộng đồng do đó có ít cơ hội tiếp cận các nguồn lực và lợi ích do chính sách mang lại. 2.2.3. Nghèo đói trong khu vực thành thị Trong khu vực thành thị, tuy tỷ lệ nghèo đói thấp hơn và mức sống trung bình cao hơn so với mức chung cả nước, nhưng mức độ cải thiện điều kiện sống không 15
  16. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: CTXH với người nghèo đồng đều. Đa số người nghèo đô thị làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, công việc không ổn định, thu nhập thấp và bấp bênh. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và chủ sở hữu trong khu vực Nhà nước dẫn đến sự dôi dư lao động, mất việc làm của một bộ phận người lao động ở khu vực này, làm cho điều kiện sống của họ càng thêm khó khăn hơn. Số lao động này phải chuyển sang làm các công việc khác với mức lương thấp hơn, hoặc không tìm được việc làm và trở thành thất nghiệp. Người nghèo đô thị phần lớn sống ở những nơi có cơ sở hạ tầng thấp kém, khó có điều kiện tiếp cận tới các dịch vụ cơ bản (nước sạch, vệ sinh môi trường, thoát nước, ánh sáng và thu gom rác thải...). Người nghèo đô thị dễ bị tổn thương do sống phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu nhập bằng tiền. Họ thường không có hoặc có ít khả năng tiết kiệm và gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn tạo việc làm. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm tăng số lượng người di cư tự do từ các vùng nông thôn đến các đô thị, chủ yếu là trẻ em và người trong độ tuổi lao động. Hiện tại chưa có số liệu thống kê về số lượng người di cư tự do này trong các báo cáo về nghèo đói đô thị. Những người này gặp rất nhiều khó khăn trong việc đăng ký hộ khẩu hoặc tạm trú lâu dài, do đó họ khó có thể tìm kiếm được công ăn việc làm và thu nhập ổn định. Họ có ít cơ hội tiếp cận các DVXH và phải chi trả cho các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục ở mức cao hơn so với người dân đã có hộ khẩu. Ngoài ra, đói nghèo còn chiếm tỷ lệ cao trong các nhóm đối tượng xã hội khác như những người không nghề nghiệp, người thất nghiệp, người lang thang và người bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội (mãi dâm, nghiện hút, cờ bạc...). 2.2.4. Tỷ lệ nghèo đói khá cao trong các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao Đói nghèo mang tính chất vùng rất rõ rệt. Các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người sinh sống, có tỷ lệ đói nghèo khá cao. Có tới 64% số người nghèo tập trung tại các vùng miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với các điều kiện sản xuất và dịch vụ còn nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở rất kém phát triển, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thiên tai xảy ra thường xuyên. 16
  17. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: CTXH với người nghèo Kết quả giảm nghèo theo báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010 của Tổng cục thống kê: Tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2010 giảm còn 10,7% theo chuẩn nghèo của Chính phủ ban hành giai đoạn 2006-2010 (năm 2008 là 13,4%, năm 2006 là 15,5%và năm 2004 là 18,1%). Nếu tính theo chuẩn nghèo mới do Chính phủ ban hành giai đoạn 2011-2015 thì tỉ lệ hộ nghèo cả nước năm 2010 là 14,2%, thành thị là 6,9% và nông thôn là 17,4%. Bảng: Tỷ lệ hộ nghèo chia theo vùng 2004 2006 2008 2010 2010* Cả nước 18,1 15,5 13,4 10,7 14,2 Thành thị 8,6 7,7 6,7 5,1 6,9 Nông thôn 21,2 18,0 16,1 13,2 17,4 6 vùng Đồng bằng sông Hồng 12,7 10,0 8,6 6,4 8,3 Trung du 29,4 27,5 25,1 22,5 29,4 và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và duyên hải miền 25,3 22,2 19,2 16,0 20,4 Trung Tây Nguyên 29,2 24,0 21,0 17,1 22,2 Đông Nam Bộ 4,6 3,1 2,5 1,3 2,3 Đồng bằng sông Cửu Long 15,3 13,0 11,4 8,9 12,6 (Tỷ lệ hộ nghèo 2010* được tính theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011- 2015) (Nguồn: Tổng cục thống kê. Kết quả điều tra mức sống dân cư năm 2010) 2.3. Tình hình XĐGN hiện nay Từ năm 1986, đặc biệt là từ năm 1989 trở lại đây, thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa của Đảng - Nhà nước, đất nước đã có những chuyển biến tích cực đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân ta đã được cải thiện đáng kể, đại bộ phận dân cư đã có cuộc sống ổn định, nhiều nhu cầu của con người được đáp 17
  18. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: CTXH với người nghèo ứng, nhân dân ta đã không chỉ có cơm no, áo mặc mà những nhu cầu về văn hoá tinh thần đã được đáp ứng. Theo số liệu điều tra tình trạng giàu nghèo của Tổng cục Thống kê (1993), cả nước có 51,7% gia đình tự đánh giá khá lên so với năm 1990; 30,7% gia đình có mức sống cải thiện một số mặt. Do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn còn một bộ phận dân cư sống trong tình trạng nghèo khổ, dưới mức sống trung bình của xã hội trong đó không ít gia đình rơi vào hoàn cảnh thiếu đói gay gắt. Đây là vấn đề cần được giải quyết cấp bách, đó không chỉ là vấn đề nhân đạo mà còn là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển KTXH của đất nước, nhằm nâng cao mức sống cho mọi người dân để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Nhận thức được trách nhiệm đó, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương Xoá đói giảm nghèo, nhằm động viên sức mạnh toàn Đảng, toàn Dân, tạo điều kiện giúp đỡ các hộ nghèo đói vượt qua khó khăn, tự vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo. Nghị quyết V của Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa VII) đã nhấn mạnh “Cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế phải tiến hành công tác XĐGN, thực hiện công bằng xã hội, tránh sự phân hóa giàu nghèo quá giới hạn cho phép” Chủ trương XĐGN là chủ trương rất đúng đắn và kịp thời của Đảng - Nhà nước, hợp với lòng dân nên được các cấp các ngành và toàn dân hưởng ứng thực hiện rộng rãi trong cả nước và bước đầu có kết quả. Từ 30% nghèo đói của năm 1991, đã giảm xuống còn 28% năm 1992 và 22% năm 1993. [1] Sau đó, Bộ LĐTBXH; Tổng cục Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp - Thực phẩm đưa ra chuẩn mực để xác định đói nghèo thời kỳ 1993-1995 (công bố lần thứ I) theo chuẩn này, năm 1995 cả nước có: 2.595.518 hộ nghèo, chiếm 18,42% tổng số hộ cả nước; 716.184 hộ đói, chiếm 5,08% tổng số hộ cả 1 Theo chuẩn nghèo: TNBQ/ĐN nhỏ hơn 15 kg gạo; điều tra 43/53 tỉnh, thành phố, của BLĐ-TBXH – Tổng cục Thống Kê. 18
  19. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: CTXH với người nghèo nước. Theo chuẩn nghèo (lần II) 1996-1997, tỷ lệ nghèo đói giảm từ 20,3% cuối năm 1995 xuống 19,2% năm 1996 và 17,7% năm 1997. XĐGN đã trở thành phong trào đều khắp ở các tỉnh, thành phố và hiệu quả của XĐGN thể hiện rõ. Song, diện đói nghèo vẫn còn nhiều, nên việc triển khai mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa chủ trương này đang là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Đảng – Nhà nước ta. Đại hội VIII của Đảng đã xác định “XĐGN là một trong những chương trình phát triển KTXH vừa cấp bách truớc mắt, vừa cơ bản lâu dài”. Nghị quyết nhấn mạnh phải thực hiện tốt chuơng trình XĐGN, nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc. Xây dựng và phát triển quỹ XĐGN bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoải nước; quản lý chặt chẽ, đầu tư đúng đối tượng và có hiệu quả. Mục tiêu XĐGN do Đại hội Đảng VIII đề ra là “Giảm tỷ lệ đói nghèo trong tổng số hộ cả nước từ 20-25% hiện nay xuống còn khỏang 10% vào năm 2000, bình quân giảm 300 ngàn hộ/năm. Trong 2-3 năm đầu của kế hoạch 5 năm, tập trung xóa cơ bản hộ đói kinh niên”. Đại hội này đã đưa ra chủ trương xây dựng phong trào XĐGN trở thành Chuơng trình Mục tiêu quốc gia XĐGN nhằm nhanh chóng đưa các hộ đói nghèo thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu sớm hòa nhập với sự phát triển chung của đất nước cũng là thực hiện cam kết XĐGN tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển xã hội tại Cophenhagen năm 1995. Chủ trương này đã được cụ thể trong nghị quyết Trung ương IV khóa VIII của Đảng ta. Thực hiện chủ trương trên, năm 1998 Thủ tướng chính phủ ký Quyết định 133/1998/QĐ-TTg 23/7/1998. Phê duyệt CTMTQG XĐGN thời kỳ 1998-2000 (gọi tắt là chương trình 133); theo chuẩn mực nghèo của thông báo 1751/LĐBTXH, 20/5/97 (Chuẩn nghèo lần III). 19
  20. Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Giáo trình môn: CTXH với người nghèo Nhằm làm giảm sự cách biệt giàu–nghèo, nông thôn–thành thị. Thủ tướng chính phủ ký Quyết định 135/1998/QĐ-TTg 31/7/1998. Phê duyệt chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Với sự chỉ đạo quyết liệt và sự hỗ trợ của chính phủ, sự cố gắng của các cấp các ngành, các địa phương, các tầng lớp dân cư và của chính bản thân người nghèo chuơng trình đã từng bước đạt được những mục tiêu đề ra. Theo chuẩn nghèo công bố năm 1995, tỷ lệ hộ nghèo đói giảm nhanh từ 19,23% năm 1996 đến cuối năm 2000 còn 10,0%. Tỷ lệ nghèo đói trung bình mỗi năm giảm 2% (gần 300.000 hộ). Tổng cộng 5 năm qua giảm 1,5 triệu hộ nghèo tương đương 7,5 triệu người; riêng hộ đói kinh niên chiếm tỷ lệ gần 1% tổng số hộ cả nước. Phát huy tác dụng mạnh mẽ của chương trình MTQG XĐGN thời kỳ 1998– 2000, Thủ tướng chính phủ ký QĐ 143/2001/QĐ-TTg, 27/9/2001. Phê duyệt CTMT QG XĐGN và Việc làm giai đoạn 2001-2005. Tỷ lệ hộ nghèo từ 10,0% (2000) tăng lên 17,18% (đầu 2001). Sau 5 năm thực hiện; số hộ nghèo giảm từ 17,18% của năm 2001 xuống còn 6,53% năm 2005 [2]. Phát huy tác dụng mạnh mẽ của chương trình MTQG XĐGN thời kỳ 2001- 2005. Thủ tướng chính phủ ký QĐ 20/2007/QĐ-TTg, ngày 5/02/2007 Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010. Theo QĐ 170/2005/QĐ-TTg, ngày 8/7/2005, của Thủ tướng chính phủ) áp dụng cho chương trình mục MTQGGN, giai đoạn 2006-2010 tỷ lệ hộ nghèo từ 6,53% (2005) tăng lên 22% (đầu năm 2006) và đến cuối năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 9,45%. 2 Chuẩn nghèo theo QĐ 1143/2000/QĐ-TBXH 1/11/2000. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2