intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Nuôi cầy hương - MĐ02: Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

249
lượt xem
66
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Nuôi cầy hương - MĐ02: Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ giúp người học có khả năng tự nuôi cầy hương, làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực liên quan đến nuôi cầy hương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Nuôi cầy hương - MĐ02: Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI CẦY HƯƠNG MÃ SỐ: M02 NGHỀ: NUÔI NHÍM, CẦY HƯƠNG, CHIM TRĨ Trình độ: Sơ cấp nghề HÀ NỘI, 2014
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ03
  3. LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng học viên là lao động nông thôn, với nhiều độ tuổi, trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Chương trình đào tạo nghề Nuôi nhím, cầy hương và chim trĩ được xây dựng trên cơ sở nhu cầu học viên và được thiết kế theo cấu trúc của sơ đồ DACUM. Chương trình được kết cấu thành 5 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô-gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về nuôi nhím, cầy hương và chim trĩ. Chương trình được sử dụng cho các khoá dạy nghề ngắn hạn cho nông dân hoặc những người có nhu cầu học tập. Các mô đun được thiết kế linh hoạt có thể giảng dạy lưu động tại hiện trường hoặc tại cơ sở dạy nghề của trường. Sau khi đào tạo, học viên có khả năng tự nuôi cầy hương, làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực liên quan đến nuôi cầy hương. Mô đun nuôi cầy hương gồm có 4 bài: Bài 1: Xây dựng chuồng nuôi cầy hương Bài 2: Chọn giống cầy hương Bài 3: Nuôi dưỡng và chăm sóc cầy hương Bài 4: Phòng và trị bệnh cho cầy hương Việc xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp DACUM dùng cho đào tạo sơ cấp nghề ở nước ta là mới, vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Ban xây dựng chương trình và tập thể các tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các bạn đồng nghiệp để chương trình hoàn thiện hơn./.. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Mai Thị Thanh Nga. Chủ biên 2. Vũ Việt Hà. Thành viên 3. Mai Anh Tùng. Thành viên
  4. MÔ ĐUN: NUÔI CẦY HƯƠNG Mã mô đun: MĐ03 Giới thiệu mô đun Mô đun MĐ03 “ Nuôi cầy hương” có thời gian học tập là 120 giờ trong đó Người học sau khi học xong mô đun này có khả năng xây dựng được chuồng trại, lựa chọn được cầy hương giống, nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho cầy hương. Mô đun này được giảng dạy theo phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết thúc mô đun được đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm và làm bài tập thực hành.
  5. Bài 1: Xây dựng chuồng nuôi cầy hương MĐ03-01 Mục tiêu - Nêu được đặc điểm chính trong quy trình xây dựng chuồng nuôi cầy hương đúng kỹ thuật - Lựa chọn được nguyên vật liệu xây dựng chuồng nuôi cầy hương. - Làm được các loại chuồng nuôi cầy hương A. Nội dung 1. Địa điểm xây dựng và hướng chuồng 1.1. Địa điểm xây dựng Địa điểm nuôi Cầy hương cần phải đảm bảo: + Bằng phẳng + Cao ráo + Yên tĩnh + Thông thoáng + Cách xa khu dân cư + Không gần các đường quốc lộ lớn + Giao thông thuận tiện, đảm bảo để vận chuyển thức ăn và các sản phẩm chăn nuôi. + Hạn chế không cho các động vật khác tiếp xúc với cầy hương Chuồng nuôi cầy hương cần đảm bảo có đủ nguồn nước sạch bởi nước dùng để uống, vệ sinh chuồng trại, tưới cây,… Chuồng trại được bố trí và xây dựng trên quỹ đất hiện có của các cơ sở hoặc các trại chăn nuôi. Hiện nay, có nhiều cách thức lựa chọn khi làm chuồng nuôi Cầy hương như: + Làm phòng rộng + Xây ô chuồng + Làm cũi. Chuồng có thể thiết kế đơn giản bằng cách xây tường xi măng trên một khoảng sân trống hình chữ nhật. Tường xây cao khoảng 1m bao quanh phía trên tường là lưới B40 và có cửa mở ra vào chắc chắn.Việc lựa chọn cách thức nào tùy thuộc vào các điều kiện hiện có của cơ sở gây nuôi và các hộ chăn nuôi.
  6. Tuy nhiên khi xây dựng chuồng nuôi theo kiểu nào cũng cần đảm bảo: + Mái lợp ngói + Thoáng mát + Hệ thống cửa sổ đóng, mở thuận lợi +Có quạt thông gió 1.2. Hướng chuồng Các khu chuồng để nuôi cầy hương làm theo hướng đông nam, đảm bảo mùa đông ấm, mùa hè mát. 2. Kỹ thuật làm chuồng Tùy thuộc quy mô và số lượng nuôi. Người chăn nuôi có thể làm chuồng cho cầy hương phù hợp với diện tích, phương thức và mục đích gây nuôi. Hiện nay, chuồng nuôi cầy được thiết kế theo 3 kiểu chuồng nuôi chính: làm phòng rộng, kiểu xây ô chuồng và làm cũi 2.1. Làm phòng rộng Một phòng thường nhốt chung khoảng vài chục cá thể. Loại chuồng này phù hợp với đối tượng nuôi là cầy hậu bị, hoặc cầy thương phẩm với mục đích cung cấp thịt. Hình 3.1.1. Kiểu phòng rộng
  7. Kiểu chuồng này phù hợp với nơi còn diện tích rộng, có thể tận dụng các phòng có sẵn, chuồng heo cũ hoặc làm mới. + Trường hợp tận dụng phòng có sẵn hoặc chuồng heo cũ, ở những nơi không thông thoáng, cần thiết mắc hệ thống quạt thông gió. + Trường hợp làm phòng mới, nên thiết kế hệ thống cửa và cửa sổ hướng đông nam. Quy cách phòng nuôi Cầy hương theo cách này, nếu làm mới phải đảm bảo: + Tối thiểu 1 cá thể/1m2: + Chiều cao của phòng tối thiểu là 2m Phòng cần phải lợp chắc chắn bằng tôn hoặc ngói, tránh khe kẽ hở vì Cầy leo trèo giỏi, có thể chui ra ngoài. Chuồng nuôi cần phải làm trần với mục đích: + Làm mát chuồng vào mùa nóng (đối với phòng lợp tôn) + Tránh việc cầy đẩy ngói chui ra ngoài (đối với phòng lợp ngói). Phòng cần xây chắc chắn, xung quanh có thể: + Xây tường + Hoặc quây bằng lưới B40, nhưng mắt lưới phải nhỏ và sợi lưới lớn (đường kính sợi lưới > 2,5 mm) tránh việc Cầy cắn rách lưới hoặc có thể chui qua lưới. Thiết kế phòng: + Có1 cửa ra vào và được đặt ở giữa + Có 1-2 cửa sổ + Xung quanh chuồng đóng hệ thống giá và gác ván hoặc cây cho Cầy leo trèo. Hình 3.1.2. Kiểu phòng rộng có sàn
  8. Hệ thống giá hoặc gác này được bố trí làm nhiều tầng để nhốt nhiều cá thể Cầy hương.Yêu cầu về độ cao của tầng: +Tầng dưới cách mặt đất khoảng 1m để tiện cho việc dọn vệ sinh + Mỗi tầng cách nhau khoảng 0,5 m tùy theo chiều cao và rộng của chuồng + Giữa các tầng cũng cần có “cầu thang” làm bằng cành cây để cầy có thể lên, xuống dễ dàng. Trong phòng cần bố trí một thùng gỗ để cầy đi vệ sinh. Sàn chuồng được lót bằng lưới B40 lớn và có độ dốc để giúp thoát nước và làm sạch ráo, vật liệu lót sàn dùng loại ít bám dính, láng giúp dễ dàng khi làm vệ sinh chuồng. Hình 3.1.3. Kiểu phòng rộng có trần 2.2. Xây ô chuồng Chuồng xây thành ô phù hợp với việc nuôi tách riêng từng cá thể hoặc từng cặp Cầy sinh sản. Tận dụng được diện tích và không gian để phát triển đàn Cầy nuôi với mục đích kinh tế. Yêu cầu hệ thống các ô chuồng được xây phải đảm bảo: + Diện tích 100cm x 120cm
  9. + Sâu từ 60 – 70cm Trước mỗi tầng cần có thềm rộng từ 30 – 40cm để Cầy đi lại. Chú ý: Khi xây ô chuồng không nên thiết kế ô chuồng có diện tích quá nhỏ, làm cho cầy bị nhốt gò bó, khó hoạt động, đi lại bên trong. Hình 3.1.4. Kiểu chuồng xây ô Hệ thống ô chuồng phải được xây trong khuôn viên một phòng có tường bao hoặc có lưới B40 quây xung quanh, đảm bảo mặt sau các ô chuồng được che kín, chuồng được xây cách mặt đất tốt nhất là 1m. Trong khuôn viên này, cần dành một phần không gian chung để: + Cầy nuôi có thể đi lại và làm sân chơi + Người nuôi dọn dẹp, vệ sinh, cho Cầy ăn, chăm sóc, + Trồng cỏ Trong chuồng cần để những cành cây để Cầy leo trèo. Trong mỗi ô chuồng, cần thiết kế sàn làm nơi nằm ngủ, nên lót chỗ nằm cho Cầy bằng các vật liệu như giẻ rách, rơm khô. Thức ăn đưa vào được đặt dưới nền chuồng để tiện việc dọn rửa Mái chuồng nên lợp bằng ngói hoặc tôn có trần để đề phòng cầy chui ra ngoài. Sàn chuồng được thiết có độ dốc và bằng lưới B40 thuận tiện cho việc vệ sinh.
  10. 2.3. Làm chuồng cũi Đây là cách thức đơn giản, dễ di chuyển khi thay đổi địa điểm, nhưng hạn chế về diện tích hoạt động của Cầy nuôi. Cũi thích hợp cho việc nuôi tách từ 1 - 2 cá thể, nuôi cầy con cùng lứa và dành cho Cầy sinh sản. Cũi có thể đóng bằng tre, gỗ hoặc bằng lưới sắt; nhưng đảm bảo chuồng phải chắc chắn, tránh Cầy gặm, cắn chuồng để thoát ra ngoài. Diện tích cũi có thể rộng hẹp khác nhau tùy số lượng Cầy trong từng cũi, nhưng phải đảm bảo cho các cá thể Cầy hoạt động dễ dàng, không bị gò bó. Bên trong mỗi cũi cần bố trí các cành cây cho Cầy leo trèo. Làm cũi hình chữ nhật cần có thể tích 1m3 : + Rộng 1m +Dài 2m + Cao 0,5m + Có 4-6 chân cao 0,2m Diện tích cũi như vậy có thể nuôi được 2-3 con/ cũi. Đáy cũi bằng lưới sắt hay tre, gỗ chắc chắn và thưa (cách nhau 7-10cm) để phân lọt xuống nền tầng, khi vệ sinh dọn phân được dễ dàng. Cũi có thể thiết kế 1 – 2 tầng để Cầy nuôi có thể leo lên xuống. Mỗi cũi tốt nhất nuôi 1 cặp cầy. Đối với cầy con, có thể nuôi nhốt chung một lứa cầy con trong cũi (trung bình từ 3 – 4 con/lứa). Cũi cần thiết kế đặt cách mặt đất từ 20 – 50cm để tiện cho việc làm vệ sinh. Sàn cũi cần lát gỗ láng, lót thưa hoặc lưới để phân và thức ăn thừa có thể lọt xuống dưới. Hình 3.1.5. Kiểu chuồng cũi
  11. Trong chuồng có thể thiết kế giàn nhiều tầng (2-3 tầng) bằng bê tông hay tre, gỗ chắc chắn để chứa cũi nhốt cầy + Mỗi tầng cao 0,7-0,8m, các cũi để trên 1 tầng phải được ngăn kín bằng các bìa cattông màu để cầy hương trong 2 cũi không trông thấy nhau, nhằm phòng chống hiện tượng stress. +Nền từng tầng được làm bằng bê tông hơi dốc (khoảng 5-60) về phía rãnh có thoát nước thải của nền chuồng. + Cũi được làm bằng lưới sắt B40, cửa có then cài chắc chắn, để cầy hương không chui ra được Đối với Cầy sinh sản, nên làm cũi để tách riêng. Cũi cần phải che kín đáo và trong cũi nên làm ổ đẻ cho cầy. Ổ đẻ có thể làm bằng thùng gỗ với kích thước tối thiểu: + Rộng 30cm +Dài 40cm + Cao 30cm. Trong ổ lót giẻ rách sạch sẽ để ủ cầy con. Cũi cho Cầy đẻ cần đặt ở nơi kín đáo, yên tĩnh và đặc biệt tránh gió lùa. Hoặc có thể thiết kế thành các ô chuồng, nền chuồng làm bằng xi măng hoặc bằng đất và được chia làm nhiều ngăn, mỗi ngăn có diện tích 5-10m2, có lỗ trống để thoát nước dễ dàng…Mỗi ngăn thả nuôi 1 cặp cầy đực, cái
  12. Hình 3.1.6. Kiểu chuồng cũi nhiều ngăn Chú ý: Dù chọn hình thức chuồng trại nào thì cũng nên thiết kế sao cho có bóng đèn ở phía bên trên, vì ánh sáng đèn lại giúp thu hút côn trùng trong tự nhiên tập trung; đây là nguồn thức ăn vô cùng hữu ích cho Cầy mà người chăn nuôi khó có thể cung cấp được (thời gian chiếu sáng chỉ khoảng 30 phút mỗi tối). B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1.1 Kể tên một số loại chuồng dùng để nuôi cầy hương? 1.2. Xác định hướng chuồng và địa điểm xây dựng chuồng trại nuôi cầy hương? 1.3. Kích thước khi xây ô chuồng nuôi cầy hương là bao nhiêu? 1.4. Mô tả cách làm chuồng cũi nuôi cầy hương? 1.5. Câu hỏi trắc nghiệm Chọn câu trả lời đúng 1.5.1. Có mấy loại chuồng nuôi cầy hương? A. Có 2 loại B. Có 3 loại C. Có 4 loại 1.5.2. Hướng chuồng nuôi cầy hương cần theo hướng nào là tốt nhất? A. Hướng Đông Bắc B. Hướng Đông Nam C. Hướng Tây Nam 1.5.3. Lưới thép sử dụng trong quây ô chuồng thường dùng loại nào? A. Lưới thép nhỏ B. Lưới thép B40 C. Cả A và B 2. Bài thực hành Bài thực hành số 3.1.1. Làm cũi nuôi cầy hương Bài tập thực hành số 3.1.2. Xây ô chuồng nuôi cầy hương Bài tập thực hành số 3.1.3. Làm phòng rộng nuôi cầy hương
  13. C. Ghi nhớ - Chọn địa điểm và hướng xây chuồng nuôi cầy hương. - Kích thước loại chuồng nuôi cầy hương - Xây chuồng nuôi theo mẫu.
  14. Bài 2: Lựa chọn cầy hương giống Mục tiêu - Nêu được đặc điểm của loài cầy hương. - Lựa chọn được giống cầy hương phù hợp với nhu cầu chăn nuôi. - Thực hiện được các công việc lựa chọn cầy hương giống trong chăn nuôi. - Có ý thức tiết kiệm và đảm bảo vệ sinh cho môi trường sinh thái. A. Nội dung 1.1 Đặc điểm của loài cầy hương 1.1.1. Phân loại, phân bố Cầy hương hay Cầy vòi hương (có nơi còn gọi là chồn mướp, ngận hương, cầy xạ, cu tỏi) là một trong những loài thú ăn thịt nhỏ thuộc họ Cầy (Viverridae), bộ Ăn thịt (Carnivora), lớp Thú (Mammalia). Tên khoa học Viverricula indica. Hiện nay có khoảng trên 200 chủng loại chồn khác nhau, riêng chồn hương là đặc biệt nhất vì ở dưới bụng của con đực, giữa hậu môn và dương vật có 1 túi xạ, chất xạ sánh như mật ong, màu nâu đỏ, có mùi thơm nồng, chất xạ này của con đực để dẫn dụ con cái vào mùa sinh sản. Chồn hương phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam chồn hương có ở hầu khắp các tỉnh miền núi, trung du và có 3 loại thường được nuôi ở Việt Nam: - Loại thứ nhất: Có lông màu xám tro ngả vàng, có 4-6 dải sọc màu nhạt hơn chạy dọc theo thân. Đây là giống cầy hương có số lượng nuôi nhiều nhất ở Việt Nam. + Con đực trưởng thành thường nặng 5-7 kg, + Con cái từ 3-5kg. Tuy cầy hương là loài thú hoang dã, không dễ thuần hóa nhưng đây là giống dễ nuôi hơn cả. Giống cầy hương này nuôi nhanh lớn, đẻ từ 1-5 con một lứa.
  15. Hình 3.2.1. Cầy hương có màu xám tro ngả vàng Loại thứ hai: có lông màu xám tro hay lông mốc ngả đen có các đốm đậm màu hơn nổi trên nền lông. Loại chồn này có thân ngắn hơn loại thứ nhất, nhìn có vẻ mập hơn nhưng trọng lượng con trưởng thành nhẹ cân hơn. Đặc điểm của loại này là ghét bầy đàn, thích sống cô độc, tính tình hung dữ, đôi lúc rất năng động hay cắn nhau nếu sống gần nhau và chúng có thể ăn cả con nhỏ. Hình 3.2.2. Cầy hương có lông màu xám mốc
  16. Loại thứ 3: loại này có lông vàng hay đốm đỏ. + Con đực trưởng thành nặng 2,5-3kg + Con cái chỉ nặng từ 1,2-1,5kg Loại này cũng dữ tính biểu lộ sự hung hăng, tuy bé hơn hai loại trên nhưng mắn đẻ hơn, động dục sớm. Hình 3.2.3. Cầy hương có màu lông vàng Cầy hương loại này nuôi 6-8 tháng đã động dục, mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 2-6 con. 1.1.2. Đặc điểm hình thái Cầy hương có thân hình nhỏ, trông giống con mèo. Cầy hương là loại thú ăn thịt, ăn tạp cỡ nhỏ hoặc trung bình. Cầy hương trưởng thành có thân hình thon dài trung bình 55-75cm, nặng trung bình từ 3 - 5 kg. - Bốn chân thấp, ngắn, màu đen, có 5 ngón. - Đầu dài, mõm nhọn - Mặt có 2 – 3 đốm trắng cạnh mắt hoặc vệt sáng trắng ở trán qua đến tai phần mũi, má, tai và phần dưới đùi có màu lông đen. - Bộ răng có 36-40 chiếc
  17. - Tai tròn và rất thính - Hai mắt lớn và cực tinh anh, có thể nhìn xuyên trong bóng đêm. Phần hông có các vệt đen hay đốm đen mờ xếp thành hàng dọc chạy từ vai xuống mông (phần mông rõ nét hơn). Đuôi dài từ 35-50 cm (khoảng 2/3 thân) có vệt không rõ hoặc màu đen ở phần gốc đuôi, phần mút đuôi thường có màu đen, tuy nhiên ở một số cá thể có thể trắng. Các vòng đen trắng hoặc đen nâu xen kẽ nhau (thường từ 7-10 vòng tùy theo loài) Bộ lông có tính biến dị lớn: Bộ lông màu xám mốc hoặc hung mốc, mút lông phớt đen. Dọc theo cơ thể, phía trên lưng của chồn hương có 4 dải lông màu vàng nhạt hoặc xám nhạt hơn so với lông toàn thân, tạo nên các vệt sọc dưa chạy dài dọc theo thân từ cổ đến đuôi. Đối với con trưởng thành có chiều dài từ mõm đến hậu môn khoảng 50- 60cm, riêng phần đuôi dài từ 36-42cm. Tuổi thọ trung bình của cầy hương: + Trong tự nhiên 8-9 năm + Trong điều kiện nuôi nhốt khoảng 22 năm Hình 3.2.4. Cầy hương các vết dọc dưa chạy dài từ cổ đến đuôi
  18. 1.1.3. Tập tính sống của cầy hương Chồn hương là loại thú hoang dã. Ngoài tự nhiên có một số loại có cách sống bầy đàn nhưng cũng có nhiều chủng loại chỉ sống và đi kiếm ăn đơn độc, chúng chỉ gặp nhau vào mùa sinh sản. Ban ngày chúng trốn tránh và ngủ ngày trong các hang hốc, kẽ đá, ban đêm mới bò ra đi kiếm ăn. Vào mùa thức ăn khan hiếm, cầy hương đói không ngủ được cũng phải đi kiếm ăn vào cả ban ngày. Tuy nhiên ban ngày cầy hương vẫn thích chọn chỗ có bóng tối, tránh ánh sáng. Đặc tính của cầy hương là có sự phân chia lãnh thổ, sống đơn lẻ trong tự nhiên, chỉ gặp nhau trong mùa sinh sản nên có sự tranh giành, đánh dấu lãnh thổ. Vào mùa động dục tất cả những con trưởng thành cả đực và cái đều dữ hơn bình thường. Cầy hương là loại ưa sạch sẽ, không thích chỗ ẩm ướt hôi hám, bụi bặm. Chúng không đi vệ sinh lung tung mà thường đi ở chỗ nhất định, kín đáo. Lợi dụng tập tính này nhiều bà con nông dân trồng cà phê chín có cầy hương vào vườn ăn cà phê vào ban đêm, sáng ra chỉ đến một chỗ nhất định để lượm phân của nó, phơi trong bóng râm rồi sơ chế cà phê chồn. Hình 3.2.5. Cầy hương đang ăn cà phê
  19. 1.1.4. Đặc điểm sinh học Cầy vòi hương là loài ăn tạp, thức ăn tự nhiên bao gồm cả thực vật lẫn động vật, tuy nhiên loài này thường ăn thực vật nhiều hơn động vật. Thành phần thức ăn thực vật chủ yếu gồm: + Các loại quả vả, chuối, xoài… + Các loại rau xanh hoặc cỏ + Rơm khô Cầy vòi hương ăn quả chín kỹ (chín mọng), nhằn vỏ, nuốt hạt và hạt theo phân ra ngoài. Thức ăn là động vật gồm: + Côn trùng + Cua, ốc + Ếch đồng. Cầy hương bắt mồi (chim, chuột, rắn…) rất giỏi. Thức ăn ưa thích của cầy hương: + Côn trùng + Chuột + Chim nhỏ + Thằn lằn + Sâu bọ + Trứng. Hình 3.2.5. Trứng- Thức ăn ưa thích của cầy hương
  20. 1.1.5. Đặc điểm sinh sản của cầy hương Cầy vòi hương sinh sản quanh năm và thường tập trung vào các thời điểm tháng 4, 5, 6 và tháng 10, 11, 12. Mỗi lứa 2 - 6 con Trong điều kiện nuôi: Mùa động dục và sinh sản của Cầy nuôi không rõ ràng, hiện tượng động dục ở Cầy nuôi có thể xảy ra quanh năm. Nếu chăm sóc kỹ và cho ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng, điều độ, cầy nuôi sẽ động dục thường xuyên hơn. Biểu hiện động dục ở Cầy hương nuôi: Có thể Cầy nuôi thuần hóa hiền lành và sống chung với nhau rất hòa thuận nhưng khi động dục cả con đực và con cái đều dữ hơn bình thường. Cầy cái: vào thời gian động dục Cầy cái thường bỏ ăn khoảng 3 ngày, phá chuồng, ra những tiếng kêu lạ như túc..túc, chét…chét Cầy đực: Tiết ra mùi thơm từ xạ hương để quyến rũ con cái 1.2. Phân biệt cầy hương đực và cái - Cầy hương đực: + Khi còn nhỏ nếu đặt nằm ngửa ta có thể thấy gai giao cấu. + Khi trưởng thành con đực thường to và lanh lẹ hơn con cái, có tinh hoàn lớn lộ ra phía sau mông. Cầy hương đực dưới bụng giữa hậu môn và dương vật có một túi, phần giữa túi xạ có 2 lỗ thông, phía trên phủ dầy lông, đồng màu với lông trên bụng cầy hương. Trong túi xạ có các tuyến xạ tiết ra chất xạ hương sánh như mật ong, màu nâu đỏ có mùi thơm nồng. trong thành phần của xạ có amoniac, tinh dầu, rất nhiều muối khoáng và các thành phần hợp chất hương hữu cơ…Đây là “vũ khí” của con đực để “chinh phục” con cái khi vào mùa sinh sản. - Cầy hương cái: + Khi còn nhỏ không có gai giao cấu lồi ra ngoài. + Khi trưởng thành cầy hương cái thường có 6 vú và chia đều thành 2 hàng. Ở giai đoạn chửa và nuôi con vú phát triển. Cầy con khi mới sinh cho đến 10 ngày tuổi hoàn toàn bú sữa mẹ. 1.3. Chọn cầy hương giống nuôi thịt Chọn những con: + Khỏe mạnh + Nhanh nhẹn + Màu lông xám hoặc màu xám mốc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2