intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Phòng và trị bệnh cá - MĐ06: Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

135
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Phòng và trị bệnh cá giới thiệu về các biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh cho một số loài cá nuôi nước ngọt; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 60 tiết và bao gồm 4 bài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Phòng và trị bệnh cá - MĐ06: Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CÁ MÃ SỐ: MĐ 06 NGHỀ SẢN XUẤT GIỐNG MỘT SỐ LOÀI CÁ NƢỚC NGỌT Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm MÃ TÀI LIỆU: MĐ 06
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề Nuôi sản xuất giống một số loài cá nước ngọt ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình nghề Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề. Phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Giáo trình được biên soạn nhằm đào tạo nghề Nuôi cá nước ngọt thương phẩm cho lao động nông thôn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề, biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất giống một số loài cá nuôi nước ngọt tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 7 quyển: 1) Giáo trình mô đun Xây dựng ao nuôi vỗ cá và ương 2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị ao 3) Giáo trình mô đun Nuôi vỗ cá bố mẹ 4) Giáo trình mô đun Cho cá đẻ và ấp trứng 5) Giáo trình mô đun Ương nuôi cá giống 6) Giáo trình mô đun Phòng và trị bệnh cá 7) Giáo trình mô đun Vận chuyển cá bột, hương, giống Phòng và trị bệnh cá là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). Sau khi học mô đun này học viên có thể hành nghề Phòng và trị bệnh cá trên cá nuôi nước ngọt. Mô đun này được học sau các mô đun chuyên môn khác. Giáo trình Phòng và trị bệnh cá giới thiệu về các biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh cho một số loài cá nuôi nước ngọt; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 60 tiết và bao gồm 4 bài: Mô đun gồm các bài sau: Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp
  4. 3 Bài 2: Chẩn đoán và xử lý bệnh do môi trường Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh ký sinh trùng Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn, nấm Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước…. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Th.S Lê Văn Thắng 2. Th.S Nguyễn Thanh Hoa 3. Th.S Ngô Chí Phương 4. Th.S Đỗ Văn Sơn 5. Th.S. Nguyễn Mạnh Hà
  5. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: ................................................................................. 1 LỜI GIỚI THIỆU................................................................................................ 2 MỤC LỤC ............................................................................................................ 4 ́ ́ CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIÊT TĂT ................................... 6 MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CÁ .............................................................. 7 Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp ................................................................................ 9 1. Định nghĩa bệnh của cá: ................................................................................ 9 2. Mối quan hệ của các yếu tố gây bệnh: ........................................................ 11 2.4 Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh .................................................... 13 3. Phương pháp sử dụng thuốc trong phòng trị bệnh cá: ................................. 14 4. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp: ................................................................ 21 Bài 2: Chẩn đoán và xử lý bệnh do môi trƣờng ............................................... 28 1. Chẩn đoán và xử lý bệnh do oxy ................................................................. 28 2. Chẩn đoán và xử lý bệnh do pH: ................................................................. 34 3. Chẩn đoán và xử lý bệnh do NH3: ............................................................... 40 Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh ký sinh trùng ..................................................... 46 1. Chẩn đoán và trị bệnh trùng bánh xe ........................................................... 46 2. Chẩn đoán và trị bệnh trùng quả dưa:.......................................................... 51 3. Chẩn đoán và trị bệnh sán lá đơn chủ: ......................................................... 55 4. Chẩn đoán và trị bệnh rận cá: ...................................................................... 57 5. Chẩn đoán và trị bệnh do trùng mỏ neo: ..................................................... 61 Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn, nấm .............................................. 65 1. Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn: ............................................................. 65 2. Chẩn đoán và xử lý bệnh do nấm: ............................................................... 72 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ........................................................... 78 I. Vị trí, tính chất của mô đun ......................................................................... 79
  6. 5 II. Mục tiêu: .................................................................................................... 79 III. Nội dung chính của mô đun: ..................................................................... 79 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành .............................................. 80 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập .......................................................... 84 VI. Tài liệu tham khảo .................................................................................... 85
  7. 6 ́ ́ CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIÊT TĂT 1. Chẩn đoán: xác định bản chất của một bệnh. 2. ppm: đơn vị đo phần triệu, 1ppm = 1g/m3 hoặc 1ml/m3 3. Xuất huyết: là hiện tượng máu chảy ra ngoài mạch máu, nếu máu chảy ra ngoài cơ thể thì gọi là chảy máu ngoài (xuất huyết ngoài), nếu máu chảy ra ngoài mạch máu và tích tụ lại trong tổ chức tế bào hay các thể xoang của cơ thể thì gọi là chảy máu trong (xuất huyết trong), có trường hợp bệnh lý gồm cả chảy máu trong lẫn chảy máu ngoài. 4. NTTS: nuôi trồng thủy sản
  8. 7 MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CÁ Mã mô đun: MĐ 06 Giới thiệu mô đun: Cũng giống như các loài động vật khác, các loài thủy sản nói chung và cá nuôi nói riêng không thể tránh khỏi dịch bệnh. Dịch bệnh là mối nguy gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người nuôi và cho địa phương, tại Bắc Giang năm 2009 thống kê cho thấy toàn tỉnh có gần 100 tấn cá rô phi bị bệnh chết gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng (phòng chống dịch bệnh thủy sản còn nhiều bất cập- Báo Bắc Giang online 15- 10- 2010). Cá sống trong nước nên vấn đề phòng và trị bệnh không giống gia súc trên cạn. Mỗi khi trong ao cá bị bệnh, không thể chữa từng con mà phải tính cả ao hay trọng lượng cả đàn để chữa bệnh nên tính lượng thuốc khó chính xác, tốn kém nhiều, các loại thuốc chữa bệnh ngoài da cho cá thường phun trực tiếp xuống nước chỉ áp dụng với các ao diện tích nhỏ, còn các ao có diện tích mặt nưóc lớn không sử dụng được. Các loại thuốc chữa bệnh bên trong cơ thể động vật thuỷ sản thường phải trộn vào thức ăn, nhưng lúc bị bệnh, cá không ăn, nên dù có sử dụng loại thuốc tốt sẽ không có hiệu quả. Có một số thuốc khi chữa bệnh cho cá có thể tiêu diệt được nguồn gốc gây bệnh nhưng kèm theo phản ứng phụ. Đặc biệt những con khoẻ mạnh cũng phải dùng thuốc làm ảnh hưởng đến sinh trưởng. Vì vậy công tác phòng và trị bệnh cá khác hoàn toàn so với động vật trên cạn. Đối với sản xuất và ương nuôi cá giống công tác phòng bệnh và chữa bệnh thực hiện theo phương châm phòng bệnh là chính chữa bệnh khi cần thiết. Mô đun Phòng và trị bệnh cá là mô đun trang bị cho học viên hiểu được các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, hiểu được dấu hiệu bệnh lý của các bệnh do môi trường, do ký sinh trùng, do vi khuẩn và nấm; rèn luyện cho học viên kỹ năng phòng và trị một số bệnh gây ra cho cá nuôi nước ngọt và tuân thủ các nguyên tắc chẩn đoán, xử lý bệnh. Mô đun gồm có 4 bài học, các bài học sẽ được giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện mô đun học viên sẽ được kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo thao tác. Khi kết thúc mô đun: kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng. Học viên phải tham gia tối thiểu: + 80% số giờ lý thuyết + 100% số giờ thực hành
  9. 8 - Học viên phải được trang bị những kiến thức về chuẩn bị ao nuôi, nuôi vỗ cá bố mẹ, ấp trứng cá và ương nuôi cá giống.
  10. 9 Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp Mục tiêu: - Hiểu được mối quan hệ của các bệnh động vật thủy sản, phương pháp sử dụng thuốc, biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong NTTS; - Thực hiện đúng các bước tính toán các loại thuốc hóa chất, thực hiện các bước phòng trị bệnh tổng hợp trong NTTS; - Tuân thủ các nguyên tắc chẩn đoán, các bước kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Định nghĩa bệnh của cá: 1.1. Định nghĩa Cơ thể sinh vật bị bệnh là hiện tượng rối loạn trạng thái sống bình thường của cơ thể khi có nguyên nhân gây bệnh tác động. Lúc này cơ thể mất đi sự thăng bằng, khả năng thích nghi với môi trường giảm và có biểu hiện triệu chứng bệnh. Khi xem xét cơ thể sinh vật có bị bệnh hay không cần phải xem xét điều kiện môi trường, chẳng hạn mùa đông trong một số ao nuôi nhiệt độ hạ thấp cá nằm yên ở đáy hay ẩn nấp nơi kín không bắt mồi đó là hiện tượng bình thường, còn các mùa khác thời tiết ấm áp cá không ăn là triệu chứng bị bệnh. Hay định nghĩa một cách khác: bệnh là sự phản ứng của cơ thể sinh vật với sự biến đổi xấu của môi trường ngoại cảnh, cơ thể nào thích nghi thì tồn tại, không thích nghi thì mắc bệnh và chết. Cá bị bệnh do nhiều nguyên nhân của môi trường gây ra và sự phản ứng của cơ thể cá, các yếu tố này tác dụng tương hỗ lẫn nhau dưới điều kiện nhất định. 1.2. Phân loại bệnh: 1.2.1. Bệnh truyền nhiễm * Định nghĩa về bệnh truyền nhiễm Quá trình truyền nhiễm là hiện tượng tổng hợp xảy ra trong cơ thể sinh vật khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập, tác nhân gây bệnh là vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm, tảo đơn bào). Quá trình truyền nhiễm thường bao hàm ý nghĩa hẹp hơn, nó chỉ sự nhiễm trùng của cơ thể sinh vật, đôi khi chỉ sự bắt đầu cảm nhiễm, tác nhân gây bệnh chỉ kích thích riêng biệt, có trường hợp không có dấu hiệu bệnh lý. Tác nhân xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh nhưng chưa có dấu hiệu bệnh lý, lúc này có thể gọi có quá trình truyền nhiễm song chưa thể gọi là bệnh truyền nhiễm. Bệnh truyền nhiễm là quá trình truyền nhiễm kèm theo dấu hiệu bệnh lý.
  11. 10 - Nhân tố phát sinh bệnh truyền nhiễm: + Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm: virus, vi khuẩn, nấm, tảo đơn bào. + Sinh vật có mang tác nhân gây bệnh. + Môi trường bất lợi cho cá nhưng thuận lợi cho tác nhân gây bệnh. - Bệnh truyền nhiễm gây tác hại lớn cho ký chủ vì: tác nhân gây bệnh là những sinh vật có khả năng sinh sản nhanh (virus, vi khuẩn, nấm, …); chúng làm rối loạn hoạt động sinh lý của ký chủ; làm thay đổi, hủy hoại tổ chức mô, tiết chất độc phá hoại tổ chức ký chủ. * Nguồn gốc và con đường phân bố bệnh truyền nhiễm - Nguồn gốc của bệnh truyền nhiễm: + Cá tự nhiên bị bệnh là ổ dịch từ đó mầm bệnh thâm nhập vào nguồn nước nuôi và lây lan sang con khác. + Xác chết của cá bị bệnh là nguồn gốc chính gây bệnh truyền nhiễm bằng nhiều cách: qua mang, qua da, đường tiêu hóa,… + Do nguồn nước có nhiều mùn bã hữu cơ, nước thải công nghiệp, nước thải các trại nuôi gia cầm, gia súc, nước thải sinh hoạt, phân rác…. - Con đường lan truyền của bệnh truyền nhiễm: + Do tiếp xúc trực tiếp + Do nước và do đáy ao + Do cá di cư + Do dụng cụ đánh bắt, vận chuyển cá. + Do chim và các sinh vật ăn cá. * Cá là nguồn gốc một số bệnh truyền nhiễm ở người và động vật: - Trong cơ thể một số cá có mang vi khuẩn dịch tả, từ đó rơi vào nước gây nhiễm bẩn nguồn nước. Khi con người ăn cá sống có mang vi khuẩn dịch tả hoặc cá nấu chưa chín có thể bị bệnh dịch tả. 1.2.2. Bệnh ký sinh trùng * Định nghĩa Trong tự nhiên cơ thể sinh vật yêu cầu điều kiện ngoại cảnh khác nhau do mỗi loài có phương thức sinh sống riêng, có sự khác biệt ở mỗi giai đoạn phát triển. Có một số sinh vật sống tự do, có một số sống cộng sinh, trái lại có sinh vật trong từng giai đoạn hay cả quá trình sống nhất thiết phải sống ở bên trong hay bên
  12. 11 ngoài cơ thể một sinh vật khác để lấy chất dinh dưỡng mà sống hoặc lấy dịch thể hoặc tế bào tổ chức của sinh vật đó làm thức ăn duy trì sự sống của nó và phát sinh tác hại cho sinh vật kia gọi là phương thức sống ký sinh hay còn gọi là sự ký sinh. Sinh vật sống ký sinh gọi là sinh vật ký sinh. Động vật sống ký sinh gọi là ký sinh trùng (KST). Sinh vật bị sinh vật khác ký sinh gây tác hại gọi là vật chủ (hay ký chủ). * Nguồn gốc của sinh vật sống ký sinh Sinh vật sống ký sinh bắt nguồn từ đời sống cộng sinh: hai sinh vật sống cộng sinh là hai sinh vật sống cùng nhau có quan hệ hai bênh cùng có lợi hoặc ít nhất một bên có lợi (cộng sinh phiến lợi) và không làm hại đến sinh vật kia. Nhưng trong qua trình tiến hóa, một sinh vật dần chuyển sang sống nhờ vào sinh vật kia từ đó phát sinh ra đời sống ký sinh. Sinh vật sống ký sinh bắt nguồn từ phương thức sống tự do qua ký sinh giả đến ký sinh thật. * Phương thức và chủng loại ký sinh - Dựa vào tính chất ký sinh: + Ký sinh giả: bình thường KST sống tự do, chỉ đặc biệt mới sống ký sinh + Ký sinh thật: gồm ký sinh tạm thời và ký sinh thường xuyên, ký sinh thường xuyên có hai loại: ký sinh giai đoạn và ký sinh suốt đời. - Dựa vào vị trí ký sinh: ngoại ký sinh và nội ký sinh - Các loại ký chủ: + Ký chủ cuối cùng: ký sinh trùng ở giai đoạn trưởng thành hay giai đoạn sinh sản hữu tính ký sinh lên ký chủ. + Ký chủ trung gian: ký sinh trùng ở giai đoạn ấu trùng hay hay sinh sản vô tính ký sinh lên ký chủ. + Ký chủ bào trùng (lưu giữ): một số KST ký sinh trên nhiều động vật, loại động vật này có thể trở thành nguồn gốc gián tiếp để cảm nhiễm KST cho động vật kia. 2. Mối quan hệ của các yếu tố gây bệnh: Cá và môi trường sống là một thể thống nhất, khi chúng mắc bệnh là kết quả tác động qua lại giữa cơ thể và môi trường sống. Khi cá bị bệnh phải có 3 nhân tố: - Môi trường sống. - Tác nhân gây bệnh.
  13. 12 - Cá. 2.1. Yếu tố môi trường Các yếu tố môi trường đều là các mối nguy trong nuôi trồng thủy sản, bởi vì tỷ lệ sống, sinh sản và sinh trưởng của các loài cá phụ thuộc vào môi trường thích hợp. Nhiệt độ và độ mặn là giới hạn quan trọng của loài thủy sản nuôi ở một địa điểm nhất định. Muối dinh dưỡng, độ kiềm tổng số và độ cứng tổng số cũng là những yếu tố quan trọng điều chỉnh thực vật phát triển mà chúng còn ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh là thức ăn cho cá. Độ trong điều chỉnh ánh sáng chiếu vào nước tác động đến sự quang hợp và các chuỗi thức ăn; độ trong cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cá và động vật không xương sống khác. Những yếu tố môi trường khác ảnh hưởng cho nuôi trồng thủy sản là pH, oxy hòa tan- DO, carbonic- CO2, ammoniac- NH3, nitrite- NO2 và hydrogen sulfide- H2S. Ngoài ra một số trường hợp gây độc do kim loại và thuốc trừ sâu có thể gây ô nhiễm trong nuôi trồng thủy sản. 2.2. Tác nhân gây bệnh Tác nhân gây bệnh là các yếu tố hữu sinh làm cho cá mắc bệnh. Những tác nhân gây bệnh này do sự cảm nhiễm của động vật thuỷ sản là vật chủ hoặc sự xâm nhập của chúng vào vật chủ. Các tác nhân gây bệnh được chia ra 3 nhóm: - Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm: virus, vi khuẩn, nấm,... - Tác nhân gây bệnh ký sinh: Nguyên sinh động vật (động vật đơn bào), giun sán, đỉa, giáp xác... (động vật đa bào). - Địch hại của cá: Côn trùng nước, rong tảo độc, cá dữ, ếch, rắn, chim, rái cá... 2.3. Yếu tố nội tại (cá) Các nhân tố ngoại cảnh (yếu tố vô sinh và hữu sinh) tác động thì cá không thể mắc bệnh được mà nó phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể vật chủ với từng loại bệnh. Vật chủ thường biểu hiện bằng những phản ứng với môi trường thay đổi. Những phản ứng của cơ thể có thể kéo dài 2-3 ngày hoặc 2-3 tuần tuỳ theo mức độ của bệnh.
  14. 13 2.4 Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh Cá sống được phải có môi trường sống tốt, đồng thời chúng cũng phải có khả năng thích ứng với môi trường. Nếu môi trường sống của cá xảy ra những thay đổi không có lợi cho chúng, những con nào thích ứng sẽ duy trì được cuộc sống, những con nào không thích ứng thì sẽ mắc bệnh hoặc chết. Cá mắc bệnh là kết quả tác dụng lẫn nhau giữa cơ thể và môi trường sống. Vì vậy, những nguyên nhân gây bệnh cho cá gồm 3 nhân tố sau: - Môi trường sống (1): to, pH, O2, CO2, NH3, NO2, kim loại nặng... những yếu tố này thay đổi bất lợi cho cá và tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh (mầm bệnh) dẫn đến cá dễ mắc bệnh. - Tác nhân gây bệnh (mầm bệnh – (2)): Virus, Vi khuẩn, Nấm, Ký sinh trùng và những sinh vật hại khác. - Vật chủ (3) có sức đề kháng hoặc mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh giúp cho cá chống được bệnh hoặc dễ mắc bệnh. Khi có đủ ba nhân tố: môi trường sống bất lợi cho cá, có tác nhân gây bệnh đủ mạnh và sức đề kháng của cá kém thì cá mới có thể mắc bệnh. Nếu thiếu 1 trong 3 nhân tố thì cá không bị mắc bệnh. Giữ môi trường nuôi tốt sẽ tăng sức đề kháng với mầm bệnh cho cá, tuy cá có mang mầm bệnh thì bệnh không thể phát sinh được. Để ngăn cản những nhân tố trên không thay đổi xấu cho cá thì con người, kỹ thuật nuôi phải tác động vào 3 yếu tố như: cải tạo ao tốt, tẩy trùng ao hồ diệt mầm bệnh, thả giống tốt, cung cấp thức ăn đầy đủ về chất và lượng thì bệnh rất khó xuất hiện. Ba nhân tố trên có mối quan hệ mật thiết, do đó xem xét nguyên nhân gây bệnh cho cá không nên kiểm tra một yếu tố đơn độc nào mà phải xét cả 3 yếu tố: môi trường, mầm bệnh, vật chủ. Khi đưa ra biện pháp phòng và trị bệnh cũng phải quan tâm đến 3 nhân tố trên, nhân tố nào dễ làm chúng ta xử lý trước. Ví dụ thay đổi môi trường tốt cho cá là một biện pháp phòng bệnh. Tiêu diệt mầm bệnh bằng hoá chất, thuốc sẽ ngăn chặn được bệnh không phát triển nặng. Cuối cùng chọn giống cá có sức đề kháng với những bệnh thường gặp gây nguy hiểm cho cá.
  15. 14 Hình 6- 1: Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh: Vùng xuất hiện bệnh (màu sẫm) có đủ ba yếu tố gây bệnh 1+2+3; Vùng 1+2 bệnh không xảy ra; Vùng 2+3 bệnh không xảy ra; Vùng 1+3 bệnh không xảy ra 3. Phương pháp sử dụng thuốc trong phòng trị bệnh cá: 3.1. Phun thuốc: Dùng thuốc phun (té) xuống ao tạo môi trường cá sống có nồng độ thuốc thấp song thời gian tác dụng của thuốc dài. Bước 1: Xác định thể tích nước trong ao: - Xác định diện tích của ao: cách tính diện tích tùy vào hình dạng của ao. Ví dụ ao có dạng hình chữ nhật: chiều dài 30m, chiều rộng 20 m, diện tích ao khi đó là 30 x 20 = 600 m2. - Xác định độ sâu trung bình của ao. Trong thực tế, đáy ao có nhiều chỗ nông sâu khác nhau. Để tính được độ sâu trung bình của ao ta lấy đại diện 5 điểm khác nhau của ao, sau đó tính trung bình của 5 độ sâu này là độ sâu trung bình của ao. Ví dụ độ sâu của 5 vị trí khác nhau trong ao là: 1,2m; 1,3m; 1,5m; 1,8m; 2,0m. Độ sâu trung bình của ao là: (1,2 + 1,3+ 1,5 + 1,8 + 2,0): 5 = 1,56m. - Xác định thể tích nước trong ao: Thể tích của ao là: diện tích ao X độ sâu trung bình của ao, đơn vị đo m3. Ở ví dụ trên, thể tích của ao là: 600 m2 x 1,56 m = 936 m3 nước. Bước 2: Xác định khối lượng thuốc cần sử dụng: - Lựa chọn loại thuốc
  16. 15 + Phụ thuộc vào mục đích sử dụng thuốc mà ta lựa chọn các loại thuốc khác nhau. + Hóa chất dùng để khử trùng nước trong quá trình nuôi: Đá vôi CaCO 3, CaMg(CO3)2; Vôi nung CaO, Ca(OH)2; Zoelite; TCCA (Trichloisocyanuric axit); BKC (Benzalkonium Chloride),., men vi sinh. + Hóa chất để chữa bệnh ký sinh trùng cho ĐVTS: TCCA (Trichloisocyanuric axit); BKC (Benzalkonium Chloride), thuốc tím KMnO 4, sulphat đồng (CuSO4),.... + Lựa chọn nồng độ thuốc Mỗi loại thuốc khác nhau, mỗi mục đích sử dụng khác nhau thì có nồng độ sử dụng thuốc khác nhau. Đối với phương pháp phun thuốc xuống ao, nồng độ thuốc sử dụng thường là thấp, tác dụng diệt tác nhân gây bệnh một cách lâu dài. Tìm hiểu nồng độ thuốc của một số hóa chất ở bảng dưới đây. Bảng 6-1: Hoá chất khử trùng và cải thiện môi trường nuôi Hoá chất Tác dụng Cách dùng Liều lƣợng Đối tƣợng nuôi Vôi nung - Khử trùng - Tẩy trùng - 1000 - 1500 - Ao nuôi cá CaO, - Tăng pH đáy ao nuôi kg/ha Ca(OH)2 - Bón định kỳ -1-2kg/100m3 hàng tháng 1- nước /lần 2 lần - 1-2kg/100m3 - Treo túi lồng thuốc trong lồng bè thường xuyên TCCA Khử trùng - Tẩy trùng - 3-5 g/m3 - Ao nuôi cá (Trichlois đáy ao nuôi từ (>90% Cl) - Bể ương, ocyanuric 7 - 10 ngày - 30 -50g/m3 dụng cụ nuôi axit) - Tẩy trùng cá. dụng cụ từ 12- 24 giờ BKC Khử trùng - Tẩy trùng 10-20ml/m3 Ao nuôi cá (Benzalko môi trường (>80% Cl) nium - Phòng bệnh 0,5-1,0ml/m3 Chloride) ngoại ký sinh
  17. 16 + Tính khối lượng thuốc cần sử dụng Khối lượng thuốc cần sử dụng là lấy nồng độ thuốc nhân với thể tích của nước ao. Ví dụ dùng zeolite cải thiện môi trường ao nuôi tôm thâm canh, nồng độ zeolite dùng là 2kg/ 100 m3 nước, thể tích ao là 936 m3 nước, khối lượng zeolite cần dùng là: 2 X 936/100= 18,72 kg. Bước 3: Thao tác phun thuốc xuống ao: - Pha thuốc Trước hết phải hòa tan thuốc phun với một thể tích nước nhất định trước khi phun xuống ao. Cho thuốc từ từ vào xô hoặc chậu nước, vừa đổ vừa khuấy cho thuốc tan hoàn toàn. Hình 6- 2: Hòa tan thuốc trong xô trước khi phun xuống ao - Phun thuốc xuống ao + Với ao nhỏ đi xung quanh ao và té đều dung dịch thuốc trên mặt ao. + Với ao lớn (hàng nghìn mét vuông), đi thuyền và té đều dung dịch thuốc khắp ao. 3.2. Tắm thuốc: Tập trung cá trong một bể nhỏ, pha thuốc tắm cho cá trong thời gian ngắn để trị các sinh vật gây bệnh bên ngoài cơ thể.
  18. 17 Thời gian tắm, mật độ cá và nồng độ thuốc tùy theo thể trạng của cá và đặc điểm của bệnh. Trình tự tiến hành tắm thuốc cho cá được tiến hành như sau: Bước 1: Xác định thể tích nước: Thể tích của nước dựa vào khối lượng cá cần tắm. Mỗi loài cá khác nhau, mỗi cỡ cá khác nhau thì cần thể tích nước khác nhau. Ví dụ: đối với cá giống truyền thống nước ngọt như mè, trôi, trắm, chép thì trung bình 10 kg con cá cỡ 2- 10 cm giữ trong 1m3 nước bể ( độ sâu của nước trong bể từ 30 – 40 cm), không có sục khí. Bước 2: Xác định khối lượng thuốc cần sử dụng: - Lựa chọn loại thuốc Phương pháp tắm thuốc cho cá thường dùng trong trường hợp trị các bệnh ngoại ký sinh trùng hoặc trị bệnh do vi khuẩn. Đối với bệnh ngoại ký sinh trùng thì chọn các thuốc khử trùng, tùy theo ký sinh trùng mà lựa chọn thuốc dùng. Ví dụ cá rô phi giống nhiễm trùng bánh xe, có thể tắm cho cá bằng thuốc khử trùng đặc trị trùng bánh xe như: sulphat đồng (CuSO4), thuốc tím KMnO4. Đối với bệnh do vi khuẩn lựa chọn thuốc kháng sinh để tắm cho cá. - Lựa chọn nồng độ thuốc Tùy từng loại thuốc khác nhau thì có nồng độ thuốc dùng để tắm cho cá khác nhau. Thông thường các thuốc dùng trong phương pháp phun thì cũng dùng được trong phương pháp tắm. Nồng độ thuốc ở phương pháp tắm thường cao gấp từ 8 – 10 lần so với phương pháp tiêm. Ví dụ CuSO4 nồng độ thuốc sau khi phun xuống ao để trị bệnh trùng bánh xe cho cá là 0,5 – 0,7 g/m3 thì nồng độ thuốc dùng để tắm cho cá để trị bệnh trùng bánh xe là 5 – 7 ppm. - Tính khối lượng thuốc cần sử dụng: Khối lượng thuốc cần dùng = Thể tích nước dùng để tắm cho cá x Nồng độ thuốc tắm cho cá. Ví dụ dùng CuSO4 tắm trị bệnh trùng bánh xe cho 3kg cá cỡ 5 cm + Thể tích của nước để tắm cho cá là 0,3 m3 nước. + Nồng độ thuốc tắm cho cá là 5ppm (5g/m3 nước). + Khối lượng thuốc cần dùng là: 0,3x 5 = 1,5 g thuốc. Bước 2: Pha thuốc:
  19. 18 Cho thuốc vào một cốc nước, dùng đũa khuấy cho thuốc tan hoàn toàn trong nước. Bước 3: Tắm thuốc: Dùng dung dịch thuốc đã được pha ở trên té đều trên bể cá. Một số loại thuốc khi cho vào nước làm tiêu hao oxy trong nước vì vậy khi dùng để tắm cho cá cần dùng thêm sục khí ví dụ như formol. Sau khi tắm cho cá xong, tháo nước thuốc đi và lấy nước sạch vào bể cá. 3.3. Trộn thuốc vào thức ăn: Dùng thuốc kháng sinh, vitamin, khoáng vi lượng, chế phẩm sinh học hoặc vacxin trộn vào loại thức ăn ngon nhất, sau đó cho chất dính vào chế thành hỗn hợp đóng thành viên để cho cá ăn đảm bảo liều lượng thuốc cần dùng. Đây là phương pháp phổ biến thường dùng trong nuôi trồng thủy sản. Phương pháp này dùng trị các bệnh do các sinh vật ký sinh bên trong cơ thể cá. Khi cá bị bệnh nặng, khả năng bắt mồi yếu thậm chí ngừng ăn nên hiệu quả trị liệu sẽ thấp chủ yếu là phòng bệnh. Thuốc trộn vào thức ăn được tính theo hai cách: - Lượng thuốc g/kg, mg/kg thức ăn cơ bản . - Lượng thuốc g/kg, mg/kg hoặc g/kg khối lượng cơ thể vật nuôi/ngày. Bước 1: Xác định khối lượng cá nuôi: Lượng thuốc dùng để trộn vào thức ăn phụ thuốc trực tiếp hoặc gián tiếp vào khối lượng cá nuôi. - Số lượng cá trong ao = Số cá thả - Số cá chết vớt bỏ đi trong quá trình nuôi (con) - Xác định khối lượng cá trung bình trong ao: dùng lưới kéo cá ở một góc ao; cân 30 con cá kéo được; lấy khối lượng cá vừa cân chia cho 30 được khối lượng trung bình của một con cá, đơn vị tính kg/con. - Khối lượng cá trong ao = Số lượng cá có trong ao x Khối lượng trung bình của một con cá. Bước 2: Xác định khối lượng thức ăn: Căn cứ vào khối lượng cá ta tính khối lượng thức ăn cần dùng. Ví dụ hiện tại ao cá đang nuôi, cho cá ăn khối lượng thức ăn bằng 3% khối lượng cá trong ao, đàn cá có khối lượng là 300 kg thì khối lượng thức ăn cần dùng là 3%x 300 = 9 kg thức ăn.
  20. 19 Tuy nhiên khi tính lượng thức ăn để trộn thuốc cho cá ăn, lượng thức ăn lấy ít hơn lượng thức ăn bình thường để cho cá ăn hết thức ăn có thuốc, tránh lãng phí thuốc. Bước 3: Xác định khối lượng thuốc Khối lượng thuốc được tính từ khối lượng cá hoặc khối lượng thức ăn cho cá. Ví dụ bổ sung vitamin C vào thức ăn của cá liều lượng 30mg/kg cá/ngày. Nếu ao cá có 300 kg cá thì lượng thuốc trộn vào thức ăn trong một ngày là 30x300 = 9000 mg vitamin C = 9g vitamin C. Bước 4: Trộn thuốc vào thức ăn - Lựa chọn thức ăn ưu thích nhất của cá để kích thích tính ăn của chúng. Hình 6- 3 : Trộn thuốc KN- 04 – 12 vào thức ăn của cá - Trộn thêm vào thức ăn đã trộn thuốc dầu mực hoặc dầu đậu nành hoặc agar...làm thức ăn ít tan trong nước. Bước 5: Cho cá ăn thức ăn trộn thuốc - Cho cá ăn ở vị trí và vào thời điểm cho ăn đã qui định trong quá trình nuôi. - Trong quá trình cho cá ăn nên có thao tác kích thích hay gọi cá đến như vỗ tay, gõ mạnh làm tiếng động. - Theo dõi khả năng bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn của lần cho ăn sau. 3.4. Tiêm thuốc: Dùng thuốc tiêm trực tiếp vào xoang bụng hoặc cơ của cá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2