intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình tập huấn kiến thức về ATTP cho người trực tiếp sản xuất chế biến và kinh doanh thực phẩm: Phần 2

Chia sẻ: Lê Bảo Ngân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

339
lượt xem
80
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình tập huấn kiến thức về ATTP cho người trực tiếp sản xuất chế biến và kinh doanh thực phẩm gồm 2 phần, trong đó phần 2 là 2 chương cuối. Nội dung phần 2 đề cập đến những vấn đề liên quan đến quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, ngoài ra giáo trình còn trình bày các kiến thức cơ bản về MGP - MHP và HACCP. Qua phần 2 của giáo trình này những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm được củng cố đầy đủ và hoàn thiện hơn nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn cụ thể và rõ ràng hơn về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình tập huấn kiến thức về ATTP cho người trực tiếp sản xuất chế biến và kinh doanh thực phẩm: Phần 2

  1. BÀI 5: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
  2. Phần I: Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
  3. Điều 34 (Luật ATTP): Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 1. Cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này; b) Có đăng ký ngành nghề, nghề kinh doanh thực phẩm trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 2. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi không đủ điều kiện quy định. Đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP: (Điều 12 – NĐ 38): 1. Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ 2. Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ 3. Bán hàng rong 4. Kinh doanh TP bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.
  4. Điều 35 (Luật ATTP): Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP Bộ trưởng Bộ Y tế , Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
  5. Điều 36 (Luật ATTP): Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có: a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành. 2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau: a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này; b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  6. Điều 37 (Luật ATTP): Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm. 2. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.
  7. Phần II: Nghị định 38/2012/NĐ-CP Hướng dẫn công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP
  8. Điều 3: Điều kiện để SP TP được lưu hành 1. TP qua chế biến bao gói sẵn 2. Phụ gia TP 3. Chất hỗ trợ cế biến 4. Dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng TP Đã có QCKT Chưa có QCKT 1. Phải có công bố hợp quy 1. Phải có CBPHQ Đ ATTP 2. Đăng ký bản CBHQ 2. Đăng ký bản CBPHQ Đ ATTP •Giấy tiếp nhận bản CBHQ – M01a •Giấy tiếp nhận CBPHQĐATTP – M01b •Thời hạn: 7 ngày •TPCN-TP tăng cường •TP thường vi chất dinh dưỡng •Thời hạn: 15 ngày •Thời hạn: 30 ngày
  9. Điều 4: Phân cấp tiếp nhận CBHQ và CBPHQĐATTP Bộ Y tế 1. TPCN 2. Phụ gia TP 3. Chất hỗ trợ chế biến 4. SP nhập khẩu đã qua chế biến, bao gói sẵn, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng TP Sở Y tế Các SP còn lại SXKD tại địa bàn
  10. Điều 5: Hồ sơ công bố hợp quy đối với SP đã có QCKT 1. Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy quy được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ gồm: 1) Bản công bố hợp quy ( M02) 2) Bản thông tin chi tiết sản phẩm (M03a – TP thường hoặc M 03c – Dụng cu, bao gói) 3) Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của bên thứ ba (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu); 4) Chứng nhận HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (nếu có). 2. Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bên thứ nhất), hồ sơ gồm: 1) Bản công bố hợp quy (M 02) 2) Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (M03a và M03c) 3) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thực hiện do: - Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định - Phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận - Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự); 4) Kế hoạch kiểm soát chất lượng ( M04) 5) Kế hoạch giám sát định kỳ (bản xác nhận của bên thứ nhất); 6) Chứng nhận HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (nếu có).
  11. Điều 6: Hồ sơ CBPHQĐATTP đối với sản phẩm chưa có QCKT 1. Đối với sản phẩm nhập khẩu (trừ TPCN và tăng cường vi chất), hồ sơ gồm: (1) Bản CBPHQ Đ ATTP nhập khẩu (M02c) (2) Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (M 03a hoặc M03c) (3) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn (do phòng kiểm nghiệm được chỉ định, phòng kiểm nghiệm độc lập hoặc phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ). (4) Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân); (5) Mẫu nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt (có xác nhận của tổ chức, cá nhân); (6) Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh đối với sản phẩm lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam để đối chiếu khi nộp hồ sơ; (7) Giấy đăng ký kinh doanh; (8) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP; (9) Chứng nhận HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (nếu có).
  12. 2. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước (trừ TPCN và TP tăng cường vi chất), hồ sơ gồm: 1) Bản CBPHQĐATT (M 02) 2) Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (M 03b) 3) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn do: - Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định; - Phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận 4) Kế hoạch kiểm soát chất lượng (M 04) có xác nhận của tổ chức, cá nhân. 5) Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân); 6) Mẫu nhãn sản phẩm (có xác nhận của tổ chức, cá nhân); 7) Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân); 8) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP; 9)Chứng nhận HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (nếu có).
  13. 3. Đối với TPCN và TP tăng cường vi chất dinh dưỡng nhập khẩu, hồ sơ gồm: (1) Bản CBPHQĐATTP (M02); (2) Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (M 03b); (3) Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc chứng nhận y tế hoặc giấy chứng nhận tương đương do: - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm - Bản gốc hoặc bản sao công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự. (4) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn, do: - Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định - Phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng); - Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự); (5) Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân); (6) Nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt (có xác nhận của tổ chức, cá nhân); (7) Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh (8) Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân); (9) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nhập khẩu thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân); (10) Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu); (11) Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
  14. 4. Đối với TPCN và TP tăng cường vi chất dinh dưỡng sản xuất trong nước, hồ sơ gồm: (1) Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (M 02); (2) Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (M 03b) (3) Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn do: - Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc - Phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận cấp (bản gốc hoặc bản sao có công chứng); (4) Mẫu nhãn sản phẩm (có xác nhận của tổ chức, cá nhân); (5) Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ; (6) Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân); (7) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân); (8) Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu); (9) Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân); (10) Báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm thực phẩm đối với sản phẩm mới lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu); (11) Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu được quy định tại Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này (có xác nhận của tổ chức, cá nhân); (12) Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
  15. Điều 7: Nộp hồ sơ 1. Đóng quyển hồ sơ: 1.1. Hồ sơ pháp lý chung: 1 quyển, gồm: (1) Giấy đăng ký kinh doanh (2) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP (3) Chứng nhận HACCP, ISO 22.000 và tương đương (nếu có). 1.2.Hồ sơ công bố hợp quy hoặc CBPHQ Đ ATTP: 2 quyển gồm: các tài liệu như quy định ở Điều 5,6 (trừ hồ sơ tài liệu được quy định ở khoản 1/điều). 2. Nộp hồ sơ: - Trực tiếp - Bưu điện 3. Nếu tổ chức, cá nhân có nhiều SP, thì từ 2 SP trở lên chỉ phải nộp 01 bộ hồ sơ pháp lý chung.
  16. Điều 8: Cấp lại Giấy Tiếp nhận bản CBHQ và Giấy Xác nhận CBPHQĐATTP 1. Thời hạn: Nếu ổn định sản phẩm, quy trình sản xuất: Cơ sở có chứng nhận HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương 5 năm Cơ sở không chứng nhận trên 3 năm
  17. 2. Hồ sơ: (1) Đơn đề nghị cấp lại (M05) (2) Bản sao tiếp nhận công bố hợp quy hoặc CBPHQĐATTP lần gần đây nhất (3) Kết quả kiểm nghiệm định kỳ do phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định (bản sao công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu): - 1 lần/năm: với cơ sở có chứng chỉ HACCP, ISO 22.000 hoặc tương đương (nếu có) - 2 lần/năm: cơ sở không có chứng chỉ trên. (4) Chứng nhận HACCP, ISO 22.000 hoặc tương đương (nếu có) 3. Thời hạn giải quyết cấp lại: 7 ngày. Nếu không cấp lại phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp lại. 4. Khi có sự thay đổi trong quá trình sản xuất ảnh hưởng các chỉ tiêu chất lượng và vi phạm các mức giới hạn phải thực hiện lại công bố hợp quy và CBPHQĐATTP.
  18. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Mẫu số 01a TÊN CƠ QUAN TIẾP NHẬN --------------- BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY _______ Số: ………../ký hiệu của cơ quan-TNCB ……….., ngày….. tháng ….. năm ….. GIẤY TIẾP NHẬN BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY _______ ……. (Tên cơ quan tiếp nhận công bố) …… xác nhận đã nhận Bản công bố hợp quy của: …….... ………… (tên của tổ chức, cá nhân) địa chỉ …………………………………… điện thoại,………….. Fax………………… Email ……………………. cho sản phẩm: ………………………………………… do ……………………….. (tên, địa chỉ nơi sản xuất và nước xuất xứ)…………… sản xuất, phù hợp quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu quy chuẩn kỹ thuật) ………………………………………………….. Bản thông báo này chỉ ghi nhận sự cam kết của doanh nghiệp, không có giá trị chứng nhận cho sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính phù hợp của sản phẩm đã công bố. Định kỳ … (5 năm hoặc 3 năm) … tổ chức, cá nhân phải thực hiện lại việc đăng ký bản công bố hợp quy. Nơi nhận: ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN - Tổ chức, cá nhân; - Lưu trữ. CỦA CƠ QUAN CẤP GIẤY (Ký tên, chức vụ, đóng dấu)
  19. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Mẫu số 01b TÊN CƠ QUAN XÁC NHẬN CÔNG BỐ ________________________ PHÙ HỢP QUY ĐỊNH AN TOÀN THỰC PHẨM _______ Số: ………../ký hiệu của cơ quan-XNCB ……….., ngày….. tháng ….. năm ….. XÁC NHẬN CÔNG BỐ PHÙ HỢP QUY ĐỊNH AN TOÀN THỰC PHẨM _________ ……. (Tên cơ quan xác nhận công bố) …… xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của: ……..………… (tên của tổ chức, cá nhân) địa chỉ ….…………………………………… điện thoại……………..………………..Fax ………………… Email …………………...………………………cho sản phẩm: …………………………………………………………..…… do ………………. (tên, địa chỉ nơi sản xuất và nước xuất xứ)…………… sản xuất, phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện chế độ kiểm tra và kiểm nghiệm định kỳ theo quy định hiện hành và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính phù hợp của sản phẩm đã công bố. Định kỳ … (5 năm hoặc 3 năm) … tổ chức, cá nhân phải thực hiện lại việc đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Nơi nhận: ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA - Tổ chức, cá nhân; - Lưu trữ. CƠ QUAN XÁC NHẬN (Ký tên, chức vụ, đóng dấu)
  20. Mẫu số 02 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY HOẶC CÔNG BỐ PHÙ HỢP QUY ĐỊNH AN TOÀN THỰC PHẨM Số ……………… Tên tổ chức, cá nhân: ……………………………………………………………… Địa chỉ: …………………………………………………………………………… Điện thoại: ……………………………Fax: ……………………………………… E-mail……………………………………………………………………………… CÔNG BỐ: Sản phẩm: ………………………………………………………………………… Xuất xứ: tên và địa chỉ, điện thoại, fax, email của nhà sản xuất (đối với sản phẩm nhập khẩu phải có tên nước xuất xứ) ……………………………………………………………………………………… Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật/quy định an toàn thực phẩm (số hiệu, ký hiệu, tên gọi) ……………………………………………………………………………………… Phương thức đánh giá sự phù hợp (đối với trường hợp công bố hợp quy): ……………………………………………………………………………………… Chúng tôi xin cam kết thực hiện chế độ kiểm tra và kiểm nghiệm định kỳ theo quy định hiện hành và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính phù hợp của sản phẩm đã công bố. …………, ngày tháng năm ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (Ký tên, chức vụ, đóng dấu)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2